Bí Mật Lăng Mộ Của
Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên
Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên
Võ Tắc Thiên là một nữ Hoàng Đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, bà nổi tiếng không chỉ bởi tài năng, sự độc ác mà còn nổi tiếng về tình sử có một không hai.
Khám phá mới về lăng mộ của Võ Tắc Thiên Là Lăng mộ của nữ
Hoàng
Đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, thuộc khu Càn Lăng nổi tiếng cách
Tây An 80km về phía Tây bắc. Mới đây, các nhà khảo cổ tỉnh Thiểm Tây
Trung Quốc đã có nhiều phát hiện mới về lăng mộ này và bí ẩn di địa hạ
cung dần dần được khai phá.
Đường vào khu Càn Lăng
Khuôn viên Càn Lăng
Đường
Càn Lăng được xây trên núi, quy mô rộng lớn là nơi an nghỉ của Hoàng đế
đại Đường Cao Tông Lý Trị Hòa và Hoàng Đế Võ Tắc Thiên, là lăng mộ
Hoàng Đế nhà Đường duy nhất chưa hề bị khai quật ở Trung Quốc, nơi đây
thường được gọi là “Đường Lăng chi quán”.
Mộ đạo vào địa cung gồm hai phần hào đệm và đường hầm đá. Hào đệm sâu tới 17m, toàn bộ lát nền bằng đá phiến dài 1,25m, rộng từ 0,4 đến 0,6m. Mộ đạo nằm theo độ dốc, dài 63,1m, Nam rộng Bắc hẹp, với độ rộng bình quân là 3,9m. Đá phiến được xây móc xếp từng tầng thuận theo chiều dốc từ nam tới bắc cộng là 39 tầng. Mặt bằng dùng khoảng 8.000 phiến đá.
Giữa các phiến đá được liên kết với nhau bằng chốt (cá) rãnh cánh én bằng thép gió. Giữa phiến trên và phiến dưới đục lỗ thông và dùng cây thép xuyên quan níu chặt với nhau, rồi nung chảy thiếc sắt rót vào cho đông cứng, khiến các phiến đá kết thành một khối. Các nhà khảo cổ khảo sát quanh Càn Lăng tịnh không phát hiện dấu hiệu bọn trộm mộ từng phát hiện ra cửa đường hầm vào địa cung. Điều này chứng tỏ Càn Lăng là lăng mộ duy nhất của các hoàng đế nhà Đường chưa bị đào trộm thành công.
Thạch Tượng bao vây Càn Lăng lộ
Hạ
cung Càn Lăng được biến hóa từ Tẩm Cung trước đây mà thành, chủ yếu bao
gồm Phụng mộ chủ Linh quỷ, người đời sau hay cúng bái ở nơi đây. Còn về
Đường Thái Tông Lý Thế Dân khi qua đời và an táng ở Tẩm Cung, sau này
do hỏa hoạn đã dời tới chân núi, hậu thế thường gọi là Hạ Cung.
Tượng đá không đầu - bí ẩn chưa lời giải đáp
Sư Thạch tượng
Tượng Mã Thạch
Theo
các nguồn tin được biết thì nơi đây được coi là một bộ phận quan trọng
của “Hạng mục bảo hộ đại di sản Đường Lăng Thiểm Tây”. Năm 2000, các nhà
khảo cổ đã được cấp phép nghiên cứu chi tiết và đã phát hiện một điều
rất lý thú là kết cấu địa môn phía Dông, Tây và Bắc của Càn Lăng có
những đặc điểm rất giống nhau.
Tấm bia vô danh để hậu thế phán xét "công" và "tội"
Đường Cao Tông Càn Lăng
Tấm bia đá giới thiệu khu Càn Lăng
Ngoài
ra, khảo cổ gia còn nghiên cứu chi tiết khu Bắc môn thì phát hiện ra
Thạch Mã, Thạch Hổ, Thạch Sư, Thạch Khắc, trong đó phát hiện ra Thạch Hổ
là tư liệu quan trọng giúp con người hiểu hơn về ngoại thạch Bắc môn
Lăng hoàng đế đời Đường. Và đặc biệt là tượng không đầu vẫn là bí ẩn đối
với hậu thế.
Hạ cung Càn Lăng
Võ Tắc Thiên - Thiên tài hay ác quỷ?
Cuộc đời của Võ Tắc Thiên đã trải qua các vị trí tài nhân, chiêu nghi, hoàng phi, hoàng hậu, hoàng thái hậu, hoàng đế, thái thượng hoàng, nhưng cuối cùng trước khi qua đời đã quay lại với vị trí hoàng hậu của nhà Đường. Việc bà nổi lên nắm quyền cai trị bị các nhà sử học Khổng giáo chỉ trích mạnh mẽ nhưng các nhà sử học từ sau thập kỷ 1950 đã có cái nhìn khác về bà.
Cuộc đời của Võ Tắc Thiên đã trải qua các vị trí tài nhân, chiêu nghi, hoàng phi, hoàng hậu, hoàng thái hậu, hoàng đế, thái thượng hoàng, nhưng cuối cùng trước khi qua đời đã quay lại với vị trí hoàng hậu của nhà Đường. Việc bà nổi lên nắm quyền cai trị bị các nhà sử học Khổng giáo chỉ trích mạnh mẽ nhưng các nhà sử học từ sau thập kỷ 1950 đã có cái nhìn khác về bà.
Võ
Tắc Thiên xuất thân từ huyện Văn Thủy, thuộc quận Tinh Châu nay là
thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây. Sinh ra trong một gia đình quý tộc
danh tiếng ở Sơn Tây. Bà được đưa vào hậu cung Đường Thái Tông nhà Đường
vào khoảng năm 637 và là một Tài Nhân, tức là một trong chín người
thiếp cấp thứ năm.
Thấy
tên Võ Chiếu không đẹp, Đường Thái Tông đặt tên cho bà là Mị, có nghĩa
là "duyên dáng, xinh đẹp", và vì vậy còn được người Trung Quốc gọi là Võ
Mị Nương. Trong thời gian này bà đã gặp thái tử Lý Trị và đã có quan
hệ thân thiết với vị vua tương lai này.
Năm
649, Đường Thái Tông băng hà, theo luật lệ, Võ Mị Nương phải rời cung
để vào chùa Cảm Nghiệp xuống tóc. Thái tử Lý Trị lên ngôi, tức là Đường
Cao Tông đã đưa bà quay trở lại.
Năm
654, Võ Tắc Thiên sinh một con gái, nhưng đứa trẻ bị chết sau khi sinh
vài ngày. Trước khi đứa trẻ chết, Vương hoàng hậu có đến thăm, do đó Cao
Tông nghi ngờ hoàng hậu đã hạ thủ.
Truyền
thuyết cho rằng chính Võ Tắc Thiên đã giết con để vu tội cho hoàng hậu.
Võ Chiêu nghi được phong làm Thần phi. Rất nhiều người đã chống lại Võ
Tắc Thiên nhưng đều bị giết hại, bà nghiễm nhiên bước lên ghế hoàng hậu.
Năm
660, Đường Cao Tông bị trúng gió đột quỵ, Võ hậu liền tham gia chính sự
từ phía sau rèm cùng vua, nên gọi là Nhị thánh lâm triều. Cao Tông nhất
nhất đều nghe theo lời Võ hậu, tuy nhiên nhận thấy sự nguy hiểm của bà,
nên đã ngầm ra lệnh cho Thượng Quan Nghi tìm cách phế truất.
Việc
bại lộ, Thượng Quan Nghi bị Võ hậu xử tội chết, Cao Tông cũng mất hết
quyền lực, hoàn toàn phụ thuộc vào Võ hậu. Thái tử Lý Trung (con của Cao
Tông và một người thiếp thấp kém, Vương hoàng hậu nhận làm con) bị
giáng và bị giết. Con cả của Võ hậu là Lý Hoằng được phong thái tử.
Năm 667, Cao Tông quá yếu, giao cho thái tử Lý Hoằng giám quốc, thực ra vẫn do Võ hậu làm chủ. Năm 674, triều đình tôn Cao Tông là Thiên hoàng, Võ hậu là Thiên hậu. Võ Tắc Thiên thích dùng tôn xưng Thiên hậu cho đến tận khi làm hoàng đế. Võ hậu phế Thái tử Lý Hoằng, đưa con thứ hai là Lý Hiền lên làm thái tử, rồi lại giáng Lý Hiền, đưa con thứ ba là Lý Hiển lên thay. Trong giai đoạn này, Võ hậu đã có nhiều chính sách chính trị đổi mới, được đánh giá cao.
Năm 683, Đường Cao Tông băng hà, thái tử Lý Hiển lên ngôi, tức là Đường Trung Tông, Võ Tắc Thiên làm Hoàng thái hậu, nắm toàn bộ chính sự. Một tháng sau, với lý do Đường Trung Tông để vợ là Vi hoàng hậu lộng quyền, Võ hậu phế vua xuống làm Lư Lăng Vương, lập con trai thứ tư (Lý Đán) lên làm vua, tức Đường Duệ Tông. Trong các năm tiếp theo, Võ hậu lần lượt ra tay với các vương gia là con của Đường Thái Tông như Việt vương Lý Trinh, Lang Nha vương Lý Trọng.
Đồng thời Võ hậu cho xây dựng nhiều cung điện, lớn nhất là tòa Minh Đường cao gần ba trăm trượng, sau đổi là Vạn Tượng Thần cung. Minh Đường hoàn thành, có kẻ dâng viên đá trên có chữ "Thánh mẫu lâm nhân, Vĩnh xương đế nghiệp" nên Võ hậu đổi tôn hiệu của mình là Thánh mẫu thần hoàng.
Năm 667, Cao Tông quá yếu, giao cho thái tử Lý Hoằng giám quốc, thực ra vẫn do Võ hậu làm chủ. Năm 674, triều đình tôn Cao Tông là Thiên hoàng, Võ hậu là Thiên hậu. Võ Tắc Thiên thích dùng tôn xưng Thiên hậu cho đến tận khi làm hoàng đế. Võ hậu phế Thái tử Lý Hoằng, đưa con thứ hai là Lý Hiền lên làm thái tử, rồi lại giáng Lý Hiền, đưa con thứ ba là Lý Hiển lên thay. Trong giai đoạn này, Võ hậu đã có nhiều chính sách chính trị đổi mới, được đánh giá cao.
Năm 683, Đường Cao Tông băng hà, thái tử Lý Hiển lên ngôi, tức là Đường Trung Tông, Võ Tắc Thiên làm Hoàng thái hậu, nắm toàn bộ chính sự. Một tháng sau, với lý do Đường Trung Tông để vợ là Vi hoàng hậu lộng quyền, Võ hậu phế vua xuống làm Lư Lăng Vương, lập con trai thứ tư (Lý Đán) lên làm vua, tức Đường Duệ Tông. Trong các năm tiếp theo, Võ hậu lần lượt ra tay với các vương gia là con của Đường Thái Tông như Việt vương Lý Trinh, Lang Nha vương Lý Trọng.
Đồng thời Võ hậu cho xây dựng nhiều cung điện, lớn nhất là tòa Minh Đường cao gần ba trăm trượng, sau đổi là Vạn Tượng Thần cung. Minh Đường hoàn thành, có kẻ dâng viên đá trên có chữ "Thánh mẫu lâm nhân, Vĩnh xương đế nghiệp" nên Võ hậu đổi tôn hiệu của mình là Thánh mẫu thần hoàng.
Năm
690, sư Pháp Minh dâng bốn quyển Đại Vân kinh ca ngợi Võ hậu là Phật Di
Lạc xuống trần, là chủ của thiên hạ. Võ Hậu sai in rồi phát ra khắp
nơi, đề cao Phật giáo trên Đạo giáo.
Tháng 9 năm 690, Võ hậu lên ngôi Hoàng đế, đổi quốc hiệu là Chu với ý kế tục sự nghiệp nhà Chu xưa kia, quốc tính là họ Võ, tôn Chu Văn Vương làm Thủy tổ Văn hoàng đế. Giáng Đường Duệ Tông xuống làm Hoàng tự, rồi sau đó phế bỏ, lại phong cháu là Võ Thừa Tự làm Ngụy vương, Võ Tam Tư làm Lương vương.
Tháng 9 năm 690, Võ hậu lên ngôi Hoàng đế, đổi quốc hiệu là Chu với ý kế tục sự nghiệp nhà Chu xưa kia, quốc tính là họ Võ, tôn Chu Văn Vương làm Thủy tổ Văn hoàng đế. Giáng Đường Duệ Tông xuống làm Hoàng tự, rồi sau đó phế bỏ, lại phong cháu là Võ Thừa Tự làm Ngụy vương, Võ Tam Tư làm Lương vương.
Đến năm 705, Võ hậu ngoài 80 tuổi đã rất ốm yếu. Tháng 2, tể tướng Trương Giản Chi lãnh đạo cuộc đảo chính giết hai anh em họ Trương, xông vào cung buộc Võ hậu truyền ngôi cho thái tử Lý Hiển. Đường Trung Tông Lý Hiển lại lên làm vua lần nữa, Võ hậu trở thành Thái thượng hoàng, rồi qua đời vào tháng 11 năm 705. Khi lâm chung bà yêu cầu dùng thụy hiệu là Hoàng hậu chứ không phải Hoàng đế, do đó không có miếu hiệu.
Nhìn
vào các sự kiện trong cuộc đời bà theo ám chỉ trong văn chương có thể
mang lại nhiều ý nghĩa: một phụ nữ đã vượt qua những giới hạn của mình
một cách không thích hợp, thái độ đạo đức giả khi thuyết giáo về lòng
trắc ẩn trong khi cùng lúc ấy lại tiến hành mô hình tham nhũng và hành
xử một cách xấu xa, và cai trị bằng cách điều khiển từ phía hậu trường.
Lăng mộ Võ Tắc Thiên
3 lần đào bới bất thành
Bọn
trộm mộ thường nhòm ngó đào bới hôi của; triều đại mới nổi lên, trả thù
triệt “long mạch” của triều đại cũ; các nhà khảo cổ khai quật để nghiên
cứu... Thế nhưng lăng mộ của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên thì người ta đào
không nổi.
Miếng mồi béo bở
Bắt đầu từ chuyện xây dựng Càn Lăng, thầy địa lý phong thủy đời nhà Đường cho rằng: Lương Sơn ở huyện Càn rất có lợi cho nữ hoàng. Bởi vậy mà nữ hoàng Võ Tắc Thiên liền chọn Lương Sơn làm nơi an giấc ngàn thu cho mình và chồng là Đường Cao tông Lý Trị sau khi qua đời.
Việc xây dựng Càn Lăng đúng vào thời kỳ cường thịnh của nhà Đường. Lúc đó, quốc lực dồi dào. Người ta xây dựng quy mô lăng mộ cực rộng, rất hoành tráng, được tôn vinh là Lăng quán quân trong lăng các hoàng đế mọi thời đại. Càn Lăng chôn chung Đường Cao tông Lý Trị và Võ Tắc Thiên, phát triển và hoàn thiện theo phong cách của Chiêu Lăng (an táng Đường Thái tông).
Miếng mồi béo bở
Bắt đầu từ chuyện xây dựng Càn Lăng, thầy địa lý phong thủy đời nhà Đường cho rằng: Lương Sơn ở huyện Càn rất có lợi cho nữ hoàng. Bởi vậy mà nữ hoàng Võ Tắc Thiên liền chọn Lương Sơn làm nơi an giấc ngàn thu cho mình và chồng là Đường Cao tông Lý Trị sau khi qua đời.
Việc xây dựng Càn Lăng đúng vào thời kỳ cường thịnh của nhà Đường. Lúc đó, quốc lực dồi dào. Người ta xây dựng quy mô lăng mộ cực rộng, rất hoành tráng, được tôn vinh là Lăng quán quân trong lăng các hoàng đế mọi thời đại. Càn Lăng chôn chung Đường Cao tông Lý Trị và Võ Tắc Thiên, phát triển và hoàn thiện theo phong cách của Chiêu Lăng (an táng Đường Thái tông).
Kết
cấu của lăng viên phỏng theo thành Tràng An (kinh đô nhà Đường), chia
thành hoàng thành, cung thành và ngoại quách. Đường trục chính Nam Bắc
của nó dài 4,9 km. Về lượng của cải, vàng bạc châu báu tùy táng chứa
trong hầm mộ dưới lăng thì qua khảo sát nhiều năm, một chuyên gia văn
vật thâm niên suy đoán chỉ ít cũng là 500 tấn!
Với
lượng của cải khổng lồ như vậy, Càn Lăng đã trở thành miếng mồi ngon
lôi cuốn bọn trộm mộ chuyên nghiệp, bọn quan lại, quân phiệt, thổ phỉ,
thậm chí là cả quân khởi nghĩa nông dân. Họ ùn ùn vác xà beng, cuốc
thuổng tới đào bới, thậm chí dùng cả máy khoan, đánh mìn để hòng moi
được vàng bạc châu báu. Chuyện này từng xảy ra đến mấy lần trong lịch sử
Trung Quốc.
Ba lần đào bới bất thành
Lần đầu tiên, lăng mộ Võ Tắc Thiên bị đào bằng cuốc xẻng là do Hoàng Sào, lãnh tụ đại quân tạo phản thời Đường mạt chỉ huy. Ông ta huy động tới hơn 40 vạn binh sĩ, đào bới mé tây đồi Lương Sơn. Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng đào bới đã vạc hẳn một nửa quả đồi, từ đó để lại một “hố Hoàng Sào” sâu tới 40m.
Ba lần đào bới bất thành
Lần đầu tiên, lăng mộ Võ Tắc Thiên bị đào bằng cuốc xẻng là do Hoàng Sào, lãnh tụ đại quân tạo phản thời Đường mạt chỉ huy. Ông ta huy động tới hơn 40 vạn binh sĩ, đào bới mé tây đồi Lương Sơn. Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng đào bới đã vạc hẳn một nửa quả đồi, từ đó để lại một “hố Hoàng Sào” sâu tới 40m.
Thế
nhưng cung điện ngầm Càn Lăng dường như không có cửa vào. Về sau, quân
đội vương triều Đường tập trung binh lực tổng phản công Tràng An. Hoàng
Sào buộc phải bỏ dở công trình cướp mộ, bỏ chạy.
Kẻ thứ hai sờ vào Càn Lăng với mưu đồ hôi của là Ôn Thao, tiết độ sứ tại Diệu Châu thời Ngũ Đại. Thời Ngũ Đại kéo dài từ năm 907 đến năm 960. Trước khi đào Càn Lăng, Ôn Thao đã đào trộm 17 ngôi hoàng lăng nhà Đường, chỉ chừa lại có Càn Lăng. Nhưng ý đồ đào Càn Lăng của hắn cũng hoàn toàn phá sản.
Kẻ thứ hai sờ vào Càn Lăng với mưu đồ hôi của là Ôn Thao, tiết độ sứ tại Diệu Châu thời Ngũ Đại. Thời Ngũ Đại kéo dài từ năm 907 đến năm 960. Trước khi đào Càn Lăng, Ôn Thao đã đào trộm 17 ngôi hoàng lăng nhà Đường, chỉ chừa lại có Càn Lăng. Nhưng ý đồ đào Càn Lăng của hắn cũng hoàn toàn phá sản.
Giống
như Hoàng Sào, hắn cũng huy động đến mấy vạn người ngang nhiên đào bới
giữa thanh thiên bạch nhật. Không ngờ trước sau ba lần, cứ lên tới đồi
định “động thổ” thì lập tức trời nổi giông bão, sấm chớp ầm ầm, mưa như
trút nước. Nhưng khi binh mã của hắn rút về thì trời lại quang, mây lại
tạnh. Ôn Thao lấy làm lạ, chẳng hiểu thần linh báo ứng thế nào, sợ quá
liền bỏ hẳn ý định đào mộ. Nhờ vậy mà Càn Lăng thoát được kiếp nạn lần
thứ hai.
Nhưng nguy hiểm nhất là lần thứ ba. Lần này, một sư đoàn quân đội hiện đại, dùng bộc phá, thần công đại bác để phá Càn Lăng. Kẻ chủ mưu là tướng quân đội Quốc Dân đảng thời Trung Hoa Dân quốc tên là Tôn Liên Trọng. Hắn ngụy trang chuyện trộm cướp này bằng một cuộc diễn tập quân sự, dùng bộc phá cực mạnh phá bung, để lộ ra đường hầm mộ bằng đá dựng.
Cả bọn chuẩn bị chui vào thì đột nhiên tỏa ra một luồng khói đặc mù mịt cuồn cuộn bốc lên cao, tạo thành một cột vòi rồng lốc xoáy, tối đất đen trời, lăn đá cuốn cát. Bảy tên lính người gốc Sơn Tây hoảng loạn bỏ chạy, đập đầu vào tảng đá, gốc cây, hộc máu miệng chết tốt. Những kẻ còn lại sợ hãi, không còn dám tiến lên. Một tên hét lên kích động, lập tức cả ngàn tên quay đầu, co giò chạy thục mạng. Nhân đó bọn lính cũng đào ngũ gần hết. Nhờ vậy mà Càn Lăng lần thứ ba thoát nạn.
Nhưng nguy hiểm nhất là lần thứ ba. Lần này, một sư đoàn quân đội hiện đại, dùng bộc phá, thần công đại bác để phá Càn Lăng. Kẻ chủ mưu là tướng quân đội Quốc Dân đảng thời Trung Hoa Dân quốc tên là Tôn Liên Trọng. Hắn ngụy trang chuyện trộm cướp này bằng một cuộc diễn tập quân sự, dùng bộc phá cực mạnh phá bung, để lộ ra đường hầm mộ bằng đá dựng.
Cả bọn chuẩn bị chui vào thì đột nhiên tỏa ra một luồng khói đặc mù mịt cuồn cuộn bốc lên cao, tạo thành một cột vòi rồng lốc xoáy, tối đất đen trời, lăn đá cuốn cát. Bảy tên lính người gốc Sơn Tây hoảng loạn bỏ chạy, đập đầu vào tảng đá, gốc cây, hộc máu miệng chết tốt. Những kẻ còn lại sợ hãi, không còn dám tiến lên. Một tên hét lên kích động, lập tức cả ngàn tên quay đầu, co giò chạy thục mạng. Nhân đó bọn lính cũng đào ngũ gần hết. Nhờ vậy mà Càn Lăng lần thứ ba thoát nạn.
Sau
ngày thành lập nước Trung Quốc mới (10-1949), trong một dịp tình cờ, có
mấy người nông dân ngẫu nhiên phát hiện cửa hầm lăng mộ. Năm 1960, tỉnh
Thiểm Tây thành lập hẳn Ủy ban khai quật Càn Lăng và ngày 3-4-1960 đã
bắt đầu mở cửa đường vào địa cung Càn Lăng. Càn Lăng nằm ở lưng chừng
nửa đông nam ngọn đồi chính Lương Sơn.
Ghi chú:
Trên
thế giới này, mộ khó đào nhất là lăng mộ Võ Tắc Thiên. Mộ Võ Tắc Thiên
có tên gọi là Càn Lăng. Ở thời binh khí cổ điển, lăng mộ này đã bị đao
kiếm, dáo mác băm vằm. Ở thời kỳ binh khí hiện đại, lăng mộ bị súng máy,
lựu đạn, đại pháo oanh kích tơi tả.
Trong
hơn 1.200 năm qua, kẻ đào trộm mộ Càn Lăng có họ có tên ghi trong hồ sơ
sử sách khi ít là 17 tên. Lần đào mộ quy mô nhất huy động đông tới hơn
40 vạn người. Lương Sơn, quả đồi lớn đặt lăng mộ dường như bị vạc mất
hẳn một nửa.
Cho
tới nay, diện mạo Càn Lăng vẫn còn nguyên vẹn. Người ta không khỏi đặt
câu hỏi: Mậu Lăng của Hán Vũ đế bị vét sạch bách, Chiêu Lăng của Đường
Thái tông cũng bị càn quét như chùi, Khang Hy đại đế ngay cả xương cốt
nhặt gom lại xếp không đầy một cái quách nhỏ. Vậy mà với Càn Lăng, huy
động cả hàng chục vạn người đào khoét vẫn còn nguyên vẹn là vì sao?
Nữ hoàng Võ Tắc Thiên:
Ngàn năm “công” và “tội”
Hình
tượng về Nữ hoàng Võ Tắc Thiên dung nhan lộng lẫy, thao lược hơn người,
là Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa đã trở thành
chủ đề hấp dẫn cho các sáng tác văn học và điện ảnh.
Trong một bộ phim dài tập, minh tinh màn bạc Lưu Hiển Khánh đã rất nổi tiếng với vai Võ Tắc Thiên từ lúc là thiếu nữ 16 tuổi đến khi trở thành bà già 80.
Trong một bộ phim dài tập, minh tinh màn bạc Lưu Hiển Khánh đã rất nổi tiếng với vai Võ Tắc Thiên từ lúc là thiếu nữ 16 tuổi đến khi trở thành bà già 80.
Sử
sách Trung Quốc đã ghi chép rất nhiều về Nữ hoàng Võ Tắc Thiên. Xung
quanh vấn đề công, tội của bà cũng tồn tại nhiều ý kiến trái ngược. Ngay
cả tấm bia mộ “không chữ” của bà trên núi Lương Sơn – ngọn núi lưu giữ
18 lăng mộ của các Hoàng đế Đại Đường, cũng gây nhiều tranh cãi cho
người đời sau.
Tấm
bia mộ có một không hai trong lịch sử này cao 7,53m, rộng 2,1 m, dày
1,49 m, nặng 98,84 tấn, nhưng không có một dòng chữ nào khắc trên đó,
chỉ khắc 8 đầu rồng quấn vào nhau biểu hiện quyền uy tối thượng của Nữ
hoàng đế. Hai bên thân bia khắc hai con đường dài 4,12m, rộng 0,66m.
Trên
con đường đó chạm một con tuấn mã và một con sư tử đực thần thái uy
nghiêm... Luận giải về “Bia không chữ”, đa số người cho rằng, Võ Tắc
Thiên tự cho mình công lao không thể nói hết, không thể dùng văn tự biểu
đạt được.
Một
số khác thuận theo ý kiến Trung Tôn Hoàng đế không biết nên gọi Võ Tắc
Thiên là Hoàng đế hay Mẫu hậu. Lại có một số người giải thích, Võ Tắc
Thiên cho dựng bia không chữ là để người đời sau bình phẩm, đánh giá về
mình rồi khắc vào!
Lịch
sử thế giới đã ghi danh những người đàn bà chiếm giữ đỉnh cao quyền lực
như: Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra, Nữ hoàng Anh Elizabeth, Nữ Hoàng Nga
Catherine và Nữ hoàng Võ Tắc Thiên... Do đặc điểm xã hội, lịch sử của
mỗi quốc gia, đường đến ngai vàng của những người đàn bà này chẳng mấy
giống nhau.
Cleopatra
kết hôn với em trai Ptoleme cùng kế thừa ngai vàng ở Ai Cập theo di
chúc của phụ vương Ptoleme 12. Elizabeth được trở thành Nữ hoàng Anh
theo chúc thư của Quốc vương Enjoy VIII. Catherine nước Nga giết chồng,
chiếm ngôi...
Còn
người con gái bình dân họ Võ, tên Chiếu lấy cả hai bố con vua Đường để
trở thành Nữ hoàng đế - một hiện tượng hy hữu trong lịch sử phong kiến
Trung Hoa! Võ Chiếu tuy không được liệt vào hạng “tứ đại mỹ nhân”, song
nhan sắc của nàng cũng đã khiến cả vua Đường Thái Tông (cha) và vua
Đường Cao Tông (con) phải nghiêng ngả.
Hình ảnh Nữ hoàng Võ Tắc Thiên thường xuyên được tái hiện trên các bộ phim truyền hình Trung Quốc. |
Sách
cũ chép rằng: Lần đầu được dâng lên vua Đường Thái Tông, Võ Chiếu mới
14 tuổi, nhưng đã phổng phao, xinh đẹp, đối đáp trôi chảy, khiến cho ông
vua háo sắc tuổi đã ngoại tứ tuần, bên mình không thiếu gì thê thiếp
phải mê mẩn.
Sự
hấp dẫn của một thiếu nữ đang tuổi mơn mởn đào tơ khiến vua yêu đến
nỗi, trời vừa sắp hoàng hôn đã gọi cô vào “hầu ngủ”. Sử sách chép rằng,
bấy giờ Thái Tông đã 41 tuổi, thấy thiếu nữ 14 tuổi, lo thân thể cô
không chịu nổi vóc dáng vạm vỡ của mình. Nhưng ngược lại, cô đã hiểu
phong nguyệt nên chủ động hoàn toàn không ngại ngùng.
Xuân
phong âu yếm, khi khóc, khi cười đều đẹp càng làm lòng người mềm yếu,
khiến người không say tự say, không mê tự mê. Thái Tông tuy có rất nhiều
phi tần, vẫn chưa từng nếm mùi vị như thế. Đến khi mặt trời lên khỏi
ngọn dâu, Thái Tông mới miễn cưỡng vào triều.
Sau
lần được “thấy mặt Rồng”, Võ Chiếu được vua đặt cho tên Mỵ Lang, phong
làm Tài nhân, cho ở cung Phúc Tuy. Vua Đường Thái Tông yêu Mỵ Lang đến
mức ngày nào cũng đến cung Phúc Tuy, lại còn cho tất cả cung nữ lớn tuổi
ra khỏi cung.
Cả
Doãn Kỷ, Trương Kỷ là hai người được sủng ái nhất trước đó cũng không
được ở lại. Mỵ Lang được vua Thái Tông sủng ái 12 năm. Trong 12 năm đó,
Võ Chiếu đã trưởng thành về cả thể chất lẫn tinh thần, học được những
thủ đoạn cần thiết để thực hiện giấc mộng làm vua.
Khi
vua Đường Thái Tông lâm bệnh trọng, sự sống chỉ còn tính từng ngày, Mỵ
Lang đã khéo dùng lời ngon ngọt xin được cắt tóc đi tu, tránh lệ bị chết
theo vua.
Thái
Tử Lý Trị lên ngôi Hoàng đế thay cha, vì mê sắc đẹp của Mỵ Lang nên vừa
mãn tang cha đã đến chùa Cảm Nghiệp tìm người tình cũ và hoài thai Thái
tử. Sau đó Mỵ Lang được hoàn tục, tiến cung, lập làm Chiêu Nghi, hiệu
Thần phi. Khi Thái tử Vi Cường chào đời, Mỵ Lang quyết hạ bệ Vương Hoàng
hậu và Tiêu Thục Phi, giành ngôi Hoàng hậu, dần dần tham dự vào triều
chính.
Có 800 tấn châu báu trong lăng mộ Võ Tắc Thiên?
2-7-2006
là ngày kỷ niệm 1.300 năm phong lăng hợp táng nữ hoàng Võ Tắc Thiên với
hoàng đế Đường Cao Tông Lý Trị tại Càn Lăng. Lúc ấy, Cục Bảo vệ Di sản
tỉnh Thiểm Tây, Viện Bảo tàng Càn Lăng đã gửi lên Quốc vụ viện Trung
Quốc phương án khai quật khu di sản lừng danh này, nhưng không được chấp
thuận. Năm 1960, Thủ tướng Chu Ân Lai cũng đã bác bỏ một đề nghị tương
tự...
Nhà
văn hóa Quách Mạt Nhược từng nói với Thủ tướng Chu Ân Lai: “Không nghi
ngờ gì nữa, chắc chắn là có rất nhiều thư tích, danh họa, thư pháp cất
giấu trong mộ.
Nếu
khai quật Càn Lăng, không biết chừng sẽ có thể thấy được 100 quyển Thùy
củng tập và 10 cuốn Kim luân tập của Võ Tắc Thiên, hoặc có cả họa tượng
của Võ Hậu, bút tích của Thượng Quan Uyển Nhi. Nhất định đây là một
chuyện long trời lở đất!”.
Trong
mấy ngàn năm lịch sử Trung Quốc, người duy nhất dám phá vỡ truyền
thống, đội mũ hoàng đế chỉ có một mình Võ Tắc Thiên. Năm 66 tuổi bà dũng
mãnh lật đổ ngai vàng Lý Đường, lập nên triều Võ Chu. 15 năm làm hoàng
đế, bà ra lệnh đặt trước lăng mộ mình một tấm bia đen không chữ (vô tự
bi), để công tội một đời mặc cho người sau luận định. Người như thế tất
có tâm sự riêng, nhưng hai cuốn Thùy củng tập và Kim luân tập do bà
trước tác không ai được thấy, có lẽ chúng nằm với chủ nhân trong Càn
Lăng như nhận định của Quách Mạt Nhược chăng?
Rất có thể tập Lan Đình tự nổi tiếng của thánh thủ Vương Hy Chi cũng đang nằm trong Càn Lăng. Đường Cao Tông Lý Trị là người cực yêu thư họa, khi lâm chung có di chiếu đưa tất cả những bức họa, thư pháp mà ông thích vào trong lăng. Vua cha là Lý Thế Dân đặc biệt thích Lan Đình tự, có di chiếu là phải đặt tập thư pháp này dưới đầu ông ta khi băng hà, như vậy vật báu này phải nằm ở Thiệu Lăng. Nhưng khi Đạo Ôn khai quật Thiệu Lăng thì không thấy vật báu này, như thế chỉ có thể là ở Càn Lăng.
CÀN LĂNG TAM TUYỆT.- Theo các nhà khảo cổ Trung Quốc, Càn Lăng không chỉ là một kho tàng hấp dẫn mà nó còn ẩn chứa một bức màn thần bí khó lý giải.
Rất có thể tập Lan Đình tự nổi tiếng của thánh thủ Vương Hy Chi cũng đang nằm trong Càn Lăng. Đường Cao Tông Lý Trị là người cực yêu thư họa, khi lâm chung có di chiếu đưa tất cả những bức họa, thư pháp mà ông thích vào trong lăng. Vua cha là Lý Thế Dân đặc biệt thích Lan Đình tự, có di chiếu là phải đặt tập thư pháp này dưới đầu ông ta khi băng hà, như vậy vật báu này phải nằm ở Thiệu Lăng. Nhưng khi Đạo Ôn khai quật Thiệu Lăng thì không thấy vật báu này, như thế chỉ có thể là ở Càn Lăng.
CÀN LĂNG TAM TUYỆT.- Theo các nhà khảo cổ Trung Quốc, Càn Lăng không chỉ là một kho tàng hấp dẫn mà nó còn ẩn chứa một bức màn thần bí khó lý giải.
Tháng
7-1971, Mỹ phóng thành công phi thuyền Apollo. Khi bay vào quỹ đạo Mặt
Trăng, các phi hành gia bất ngờ phát hiện ở 40o vĩ Bắc, 107o11 kinh Đông
thuộc phía Nam Vạn Lý Trường Thành có 9 điểm đen xếp thành hàng ngang,
trong đó điểm đen ở mé cực Tây là rõ nhất.
Các
phi hành gia cho rằng đó là địa điểm thiết lập vũ khí bí mật kiểu mới
nên lập tức chụp ảnh và báo về Lầu Năm Góc. Năm 1981, một phi hành gia
Mỹ đến Trung Quốc du lịch đã tìm đến 9 điểm đen trên ở Vị Bắc. Thì ra
đấy chẳng phải là vũ khí bí mật gì mà là một hệ thống lăng mộ đế vương
thời Hán Đường với hơn 20 tòa, điểm sáng nhất ở mé cực Tây chính là Càn
Lăng.
Từ đời Đường Thái Tông Lý Thế Dân trở đi, hoàng đế các đời đều tuân theo nguyên tắc “Dĩ sơn vi lăng” (lấy núi làm lăng), quy mô nhất và điển hình nhất là Càn Lăng nằm trên vùng núi Lương Sơn, cách huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây 5 km về phía Bắc.
Từ đời Đường Thái Tông Lý Thế Dân trở đi, hoàng đế các đời đều tuân theo nguyên tắc “Dĩ sơn vi lăng” (lấy núi làm lăng), quy mô nhất và điển hình nhất là Càn Lăng nằm trên vùng núi Lương Sơn, cách huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây 5 km về phía Bắc.
Trong
18 lăng mộ đế vương triều Đường tập trung ở cao nguyên Vị Bắc thì Càn
Lăng nằm ở cuối phía Tây, thuộc hướng Tây Bắc thành Trường An, theo hậu
thiên bát quái thì Tây Bắc thuộc cung Càn (Kiền, tượng trưng cho trời,
vua, cha...) nên đây gọi là Càn Lăng.
Càn Lăng có 3 điểm đặc biệt mà không lăng mộ đế vương nào có được.
Càn Lăng có 3 điểm đặc biệt mà không lăng mộ đế vương nào có được.
Thứ
nhất, đây là lăng mộ duy nhất trong lịch sử Trung Hoa và thế giới hợp
táng hai vị hoàng đế có quốc hiệu khác nhau (Lý Trị là hoàng đế Đại
Đường, Võ Tắc Thiên là hoàng đế triều Chu). Thứ hai, Càn Lăng là lăng mộ
của nữ hoàng đế duy nhất Trung Hoa. Thứ ba, trong 18 tòa lăng mộ triều
Đường ở đất Quan Trung, Càn Lăng là nơi duy nhất chưa từng bị kẻ trộm
đột nhập vì quá kiên cố. Nếu đứng nhìn từ xa, Càn Lăng giống như hình
một mỹ nữ đang nằm ngủ, cách tạo hình độc nhất vô nhị.
BA LẦN PHÁ MỘ ĐỀU VÔ ÍCH
BA LẦN PHÁ MỘ ĐỀU VÔ ÍCH
Càn
Lăng khởi công xây từ năm 683, qua 23 năm mới hoàn thành, chiếm 2,3
triệu m3. Toàn lăng khí thế hùng vĩ, có 2 vòng thành bao bọc. Tường
thành phía trong dài 5.920 m, xây dựng 378 gian huy hoàng lộng lẫy gồm
Hiến điện, Khuyết lâu, Vương tân điện, từ đường của 61 công thần, hạ
cung.
Vòng
thành ngoài có chu vi 80 km, chiếm diện tích hơn 200.000 ha. Phần chính
lăng có 4 cửa, bố trí đường tư mã, trụ hoa biểu, tượng ngựa, lạc đà, sư
tử, bia ký, trụ khắc đá... đều to lớn khác thường. Đường từ đầu cổng
lăng đi vào cửa mộ dài 631 m, rộng 3,9 m, có 39 lớp, toàn dùng đá xanh
khổng lồ lát kín, dùng chốt sắt khóa cố định, những khe hở đều dùng sắt
nấu chảy ra rồi trám vào, nên 1.300 năm qua Càn Lăng chưa hề suy suyển,
tránh được nạn trộm mộ.
Theo lịch sử ghi chép, Càn Lăng có 17 lần bị đào mộ được ghi lại rõ ràng, trong đó có 3 lần lớn nhất, còn những vụ đào trộm nhỏ khác thì nhiều không kể xiết. Cuối đời Đường, lãnh tụ nông dân Hoàng Sào đứng lên khởi nghĩa, thanh thế lừng lẫy, chia đôi sơn hà. Hoàng Sào đã dùng đến 40 vạn dân binh từ phía Tây của Lương Sơn đào thẳng xuống Càn Lăng, kết quả là để lại “khe Hoàng Sào” sâu 40 m mà chẳng gặp gì cả. Đó là vì trong quân ít người am tường địa lý, không hiểu cấu trúc Càn Lăng là theo hướng “tọa Bắc triều Nam”. Sai phương hướng nên nhọc công vô ích.
Đời Ngũ Đại, thứ sử Diệu Châu là Ôn Đạo, một quan chức trộm mộ có tiếng, từng cho binh sĩ đào hơn 10 tòa lăng Đường, kiếm được khá nhiều châu báu. Có tiền, Ôn Đạo cho 2 vạn người ngang nhiên đào bới Càn Lăng. Nhưng kỳ lạ là công việc luôn gặp điều bất lợi, lại thêm trời cứ nổi mưa to gió lớn khiến cho Đạo Ôn rất kinh hãi, bèn ngừng việc đào Càn Lăng.
Theo lịch sử ghi chép, Càn Lăng có 17 lần bị đào mộ được ghi lại rõ ràng, trong đó có 3 lần lớn nhất, còn những vụ đào trộm nhỏ khác thì nhiều không kể xiết. Cuối đời Đường, lãnh tụ nông dân Hoàng Sào đứng lên khởi nghĩa, thanh thế lừng lẫy, chia đôi sơn hà. Hoàng Sào đã dùng đến 40 vạn dân binh từ phía Tây của Lương Sơn đào thẳng xuống Càn Lăng, kết quả là để lại “khe Hoàng Sào” sâu 40 m mà chẳng gặp gì cả. Đó là vì trong quân ít người am tường địa lý, không hiểu cấu trúc Càn Lăng là theo hướng “tọa Bắc triều Nam”. Sai phương hướng nên nhọc công vô ích.
Đời Ngũ Đại, thứ sử Diệu Châu là Ôn Đạo, một quan chức trộm mộ có tiếng, từng cho binh sĩ đào hơn 10 tòa lăng Đường, kiếm được khá nhiều châu báu. Có tiền, Ôn Đạo cho 2 vạn người ngang nhiên đào bới Càn Lăng. Nhưng kỳ lạ là công việc luôn gặp điều bất lợi, lại thêm trời cứ nổi mưa to gió lớn khiến cho Đạo Ôn rất kinh hãi, bèn ngừng việc đào Càn Lăng.
Đến
đầu năm Dân Quốc, tướng Quốc dân đảng là Tôn Liên Trọng, muốn bắt chước
tướng Tôn Điện Anh đào lăng Càn Long và Từ Hy, sử dụng một binh đoàn
đóng quân trên đỉnh Lương Sơn, mượn danh nghĩa là diễn tập quân sự, dùng
thuốc nổ phá 3 tầng nham thạch bên đường vào mộ, nhưng rốt cuộc chỉ là
“mò kim đáy bể”.
Các
chuyên gia khảo cổ cho rằng Càn Lăng chưa từng bị trộm, vì mộ đạo quá
chắc chắn, nếu không phá mộ đạo mà từ bụng núi đá Lương Sơn đục đường
vào thì vô phương.
Theo
“Kế hoạch khai quật Càn Lăng” của nhiều chuyên gia tỉnh Thiểm Tây, muốn
khai quật Càn Lăng phải áp dụng một hệ thống bảo mật với công nghệ cao,
chỉ cho 2 nhân viên trang bị hệ thống dưỡng khí trong điều kiện vô
khuẩn (hoặc người máy) vào mộ đạo, dùng máy ảnh đặc biệt để thu thập
hiện trạng, lấy đó làm cơ sở để quyết định cách thức khai quật.
Cần
phải biết chính xác vị trí của phần địa cung mới có thể khai quật, nếu
không sẽ phá vỡ cảnh quan mà chẳng được gì. Theo suy đoán, kết cấu địa
cung của Càn Lăng sẽ là từ mộ đạo, qua động, qua thiên tỉnh đến đường
thông trước sau, hai bên trái phải là cung điện, bên trái là chỗ nằm của
Đường Cao Tông, bên phải là chỗ nằm của Võ Tắc Thiên.
800 tấn châu báu trong Càn Lăng?
Ở phía Đông Nam Càn Lăng có 17 lăng mộ bồi táng sắp xếp theo ngôi vị cao thấp của chủ nhân. Có 2 tòa lăng mộ thái tử, 3 tòa vương công, 4 tòa công chúa và 8 tòa đại thần. Từ năm 1960 đến 1972, các nhà khảo cổ Thiểm Tây đã khai quật 5 tòa lăng ở đây, trong số này có lăng mộ của thái tử Chương Hoài, thái tử Dục Đức, công chúa Vĩnh Thái, tổng số đồ châu báu quý giá trong 5 lăng mộ này là 4.300 món. Ở vách các lăng mộ phát hiện hơn 100 bức bích họa, có thể xem là tuyệt tác đời Đường, như Cung nữ đồ, Đả mã cầu đồ, Khách sứ đồ...
800 tấn châu báu trong Càn Lăng?
Ở phía Đông Nam Càn Lăng có 17 lăng mộ bồi táng sắp xếp theo ngôi vị cao thấp của chủ nhân. Có 2 tòa lăng mộ thái tử, 3 tòa vương công, 4 tòa công chúa và 8 tòa đại thần. Từ năm 1960 đến 1972, các nhà khảo cổ Thiểm Tây đã khai quật 5 tòa lăng ở đây, trong số này có lăng mộ của thái tử Chương Hoài, thái tử Dục Đức, công chúa Vĩnh Thái, tổng số đồ châu báu quý giá trong 5 lăng mộ này là 4.300 món. Ở vách các lăng mộ phát hiện hơn 100 bức bích họa, có thể xem là tuyệt tác đời Đường, như Cung nữ đồ, Đả mã cầu đồ, Khách sứ đồ...
Nếu được khai quật thì Càn Lăng chứa bao nhiêu đồ quý giá?
Theo giáo sư Lưu Hậu Tân, khoa lịch sử Trường Đại học Nhân Dân Trung Quốc, Đường là triều đại phát triển cực thịnh của Trung Quốc cổ đại. Sinh hoạt của đấng quân vương thời này cũng thoải mái hơn, xa xỉ hơn đời Tần Hán, do đó trong các lăng mộ đế vương triều Đường, số của cải bồi táng cũng nhất định quý hiếm hơn và nhiều hơn.
Lưu giáo sư cho rằng, nếu lấy khoảng không gian trong địa cung (nơi đặt quan tài) của Càn Lăng là 5.000 m3, theo cách tính thông thường là đồ bồi táng chiếm 1/4, như vậy “thể tích” của đồ bồi táng là khoảng 1.200 m3, khối lượng ít nhất cũng là 800 tấn
Theo giáo sư Lưu Hậu Tân, khoa lịch sử Trường Đại học Nhân Dân Trung Quốc, Đường là triều đại phát triển cực thịnh của Trung Quốc cổ đại. Sinh hoạt của đấng quân vương thời này cũng thoải mái hơn, xa xỉ hơn đời Tần Hán, do đó trong các lăng mộ đế vương triều Đường, số của cải bồi táng cũng nhất định quý hiếm hơn và nhiều hơn.
Lưu giáo sư cho rằng, nếu lấy khoảng không gian trong địa cung (nơi đặt quan tài) của Càn Lăng là 5.000 m3, theo cách tính thông thường là đồ bồi táng chiếm 1/4, như vậy “thể tích” của đồ bồi táng là khoảng 1.200 m3, khối lượng ít nhất cũng là 800 tấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét