Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

PHỦ ĐẦU RỒNG

Khám phá “Phủ đầu rồng”

Ngay giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh có một công trình kiến trúc rất đặc biệt, đó chính là Hội trường Thống Nhất, hay còn gọi là Dinh Độc Lập. Đây chính là nơi chứng kiến sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, giải phóng hoàn toàn miền Nam vào ngày 30/4/1975.
Thời Pháp thuộc, sau khi chiếm xong lục tỉnh Nam Kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên), tháng 2/1868, Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã cho xây dựng Dinh Thống đốc mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863. Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12ha với một dinh thự lớn có mặt tiền rộng 80m. Đến năm 1873, dinh được hoàn thành và đặt tên là Dinh Norodom, cùng tên với đại lộ trước dinh, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904). Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật, rồi sau 1945 lại trở thành trụ sở làm việc của Pháp ở Việt Nam.

Năm 1955, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đổi tên Dinh Norodom thành Dinh Độc Lập. Thời đó, giới chức và quân đội Sài Gòn cũng thường hay gọi bằng một cái tên ví von là “Phủ đầu rồng”.

 

Năm 1955, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đổi tên dinh Norodom thành Dinh Độc Lập.

Xe tăng 843 là xe tăng đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975.

Chiếc trực thăng UH1 của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Chiếc Mercerdes của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Trong một cuộc đảo chính vào tháng 2/1962, hai viên phi công thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc đã ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của Dinh. Sau sự kiện ấy, Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đoạt giải “Khôi nguyên La Mã”, giải thưởng hàng năm do Học viện Hội họa và Điêu khắc Pháp (thành lập vào năm 1663, tức dưới thời vua Louis XIV) dành cho những nghệ sĩ tài năng.

Dinh Độc Lập mới được khởi công ngày 1/7/1962 và khánh thành vào ngày 31/10/1966. Khi thiết kế, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến mặt tiền bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lí cổ truyền, nghi lễ phương Đông và cá tính của dân tộc. 

 
«...
        
  Ngày 25/6/1976, Hội trường Thống Nhất được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) đặc cách xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt. Tháng 8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một trong 10 di tích Quốc gia đặc biệt.
Vì vậy, Dinh Độc Lập chính là sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống phương Đông. Đặc biệt, bình diện của Dinh có hình chữ “Cát” (Hán tự) thể hiện sự tốt lành, may mắn. Dinh cao 26m, diện tích sử dụng 20.000m, gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình quốc thư, phòng đại yến... Ngoài ra còn có nhiều hạng mục phụ trợ khác như: hồ sen bán nguyệt, hai bên thềm đi vào sảnh chính, hành lang, hệ thống điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho... Đặc biệt, kiến trúc độc đáo của Dinh được thể hiện rất rõ thông qua hệ thống tường thông gió và đón nắng được cách điệu thành bức rèm hoa đá với những chấn song lớn mang hình dáng những đốt trúc thanh tao, bao quanh mặt tiền tầng 2. Chi tiết này được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ lấy ý tưởng từ loại cửa bàn khoa, một loại cửa có các chấn song làm bằng con tiện gỗ thường thấy trong cung điện Cố đô Huế.
 

Bức rèm hoa đá mang hình dáng cách điệu của các đốt trúc là một chi tiết kiến trúc độc đáo của Dinh.

Ngôi nhà bát giác trong khuôn viên Dinh Độc Lập.

Hành lang tầng 2 của Dinh.

Tấm thảm nhung thêu hình rồng phượng đặt giữa sảnh lớn trong Dinh.

Phòng làm việc của tổng thống.

Phòng trình quốc thư.

Phòng tiếp các phái đoàn đến làm việc tại Dinh.

Phòng đại nghị giữa tổng thống và Hội đồng Nội các.

Phòng văn thư dưới tầng hầm của Dinh.

Phòng chiếu phim trong Dinh.

Phòng giải trí trong Dinh.

Phòng tiếp khách của phu nhân tổng thống.

Sau khi khánh thành, Dinh Độc Lập rở thành trụ sở của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa thời bấy giờ là Nguyễn Văn Thiệu sống ở trong Dinh này từ tháng 10/1967 đến ngày 21/4/1975. Ngày 8/4/1975, chiếc máy bay F5E do điệp viên phi công Nguyễn Thành Trung lái đã ném bom Dinh, gây hư hại không đáng kể. Đặc biệt, vào lúc 10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975, chiếc xe tăng T54 mang số hiệu 843 của Quân Giải phóng miền Nam đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh. Sau đó, thời khắc mà cả dân tộc Việt Nam chờ đợi suốt 30 năm ròng đã đến. Đúng 11 giờ 30 phút, lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu một sự kiện lịch sử, miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông được thu về một mối.

Chính tại Dinh Độc Lập, tháng 11/1975, trong Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc thành một nước Việt Nam thống nhất, Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã quyết định đổi tên Dinh Độc Lập thành Hội trường Thống Nhất. Ngày nay, Hội trường Thống Nhất trở thành một điểm nhấn của Tp. Hồ Chí Minh bởi vẻ đẹp kiến trúc gắn liền với những giá trị lịch sử của dân tộc.


Anh Marquez, du khách đến từ Argentina đã cảm nhận: “Đến tham quan Dinh Độc Lập tại thành phố mang tên lãnh tụ Hồ Chí Minh, tôi được chứng kiến những dấu tích của lịch sử một vùng đất đặc biệt trên thế giới. Nhờ đó, tôi có thêm hiểu biết về dân tộc Việt Nam anh hùng, về một quá khứ đầy tự hào của các bạn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét