NGUỒN GỐC VIỆT NAM của Học Thuyết ÂM DƯơNG TÁM QUẺ - Trên THẠP Và TRỐNG ĐỒNG
1.1 Âm
Dương 8 Quẻ theo sách vở Trung Hoa.
Theo sách vở Trung Hoa, Phục Hy, 2879 ttl, đã từ ý niệm và ký hiệu Âm Dương lập ra Bát quái Tiên thiên.
Chu Văn Vương đã nghiên cứu Sách Lạc và viết quyển Kinh Dịch vào những năm trước 1046 ttl, lập ra Bát quái Hậu thiên.
Kinh Dịch là sách bàn luận về Âm Dương và 8 Quẻ. Sách Lạc, Lạc Thư, là đồ biểu trên lưng Rùa Thần, gồm 9 nhóm đốm, từ 1 tới 9. [hình 1.1a, b, c].*1
Điểm bất thường là trong vòng hơn 1800 năm giữa Phục Hy và Chu Văn Vương, không có dấu vết của việc khai triển thuyết Âm Dương.
* *
1.2 Hiện nay.
Khảo
cổ hiện nay cho thấy trong hơn 5000 chữ đọc được trên các mảnh xương
vùng thủ đô An Dương của thời Hậu Thương/Ân, 1300 – 1046 ttl, không hề
có dấu vết của
Âm Dương Tám Quẻ. An Dương ở vùng Hoàng Hà, Bắc Sông Hoài.
Hơn
nữa, cho đến hiện nay, dầu đã có quá nhiều sách vở dựa trên các đồ biểu
mà lý luận bàn tán, chưa một người Trung Hoa nào có thể giải thích thỏa
đáng về nguồn gốc, tên gọi, ý nghĩa tên gọi, hàm ý thực sự, và đồ biểu của Âm, Dương, Tám Quẻ, Dịch.
Theo
các học giả Trung Hoa hiện đại, thuyết Âm Dương chỉ xuất hiện vào cuối
thời Thương hoặc đầu thời Chu, tức là vào những năm quanh năm 1046 ttl,
và chỉ để coi bói.*2
* *
1.3 Trên Thạp và Trống đồng Việt
Nam.
Đang khi đó, hiện nay
chúng ta có chứng cứ không chỉ về nguồn gốc của chữ Âm chữ Dương, và
về nội hàm của ý niệm Âm Dương, mà còn cả đồ biểu và hàm ý của tất cả
Tám Quẻ.
Tất cả đều được Tổ Tiên dân Việt Nam vùng Sông Hồng ghi lại trên hoa văn, trang trí, và hình dạng của Thạp đồng Đào Thịnh và Trống đồng Ngọc Lũ, vào những năm 1000 ttl.*3
Như
vậy cũng có nghĩa là Tổ Tiên Việt Lạc Sông Hồng đã thấu triệt học
thuyết Âm Dương không chỉ trước khi ký thác vào Thạp và Trống đồng, mà
còn trước cả việc tộc Hoa thành hình ở vùng khô cằn Thiểm Tây, và thành
lập Nhà Chu năm
1046 ttl.*4
Thạp Đào Thịnh Trống Ngọc Lũ
* * * *
2.1 Nguồn Gốc chữ Âm, chữ Dương.
Thực ra, nguồn gốc của đường nét chữ Âm và chữ
Dương là do hình vẽ của Thạp và Trống Đông Sơn, đặc biệt của Thạp đồng Đào Thịnh, và của Trống đồng Ngọc Lũ.
Tổ Tiên Việt Nam vùng Sông Hồng đã đặc biệt sáng tác Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ để ký thác và lưu truyền học thuyết Âm Dương Tám Quẻ.
a. Thạp Đồng chữ ÂM .
Chữ Âm phát sinh từ hình vẽ chiếc Thạp đồng, với nắp thạp, thân thạp trang trí thành 3 phần, và đáy thạp. [hình 2.1a].
Các nét là nắp thạp.
3 nét là thân thạp với 3 phần trang trí.
Nét là hông phải của thạp.
Các nét là hông trái và đáy thạp.
*
b. Trống Đồng chữ DƯƠNG .
Chữ Dương cũng là hình vẽ chiếc Trống đồng. [hình 2.1b].
Nét là Mặt Trời nổi, trên mặt trống nét . [Chữ Nhật là hình mặt trời, và có nghĩa là Mặt Trời].
Các nét là thân trống và 2 quai, không có đáy.
*
Hình dạng và trang trí của Thạp và Trống Đông Sơn có những đặc điểm
đích xác của các nét chữ Âm và chữ Dương, mà không một vật dụng nào khác
có thể có.
* *
2.2 Nguồn gốc Tên Âm, Tên Dương.
a. Om / Âm.
Từ thời xưa, người Việt Lạc gọi cái Thạp là Om. Ngày nay, ta còn gọi cái nồi nhỏ, cái thạp nhỏ, cái hũ nhỏ, là cái om, hoặc cái ‘cà om’.
Do đó, hình cái Om, cái Thạp, đã trở thành đường nét của chữ Om . Đọc trại Om thành Âm.*5
*
b. Rưng /
Dương.
Cũng vậy, cho đến hiện nay, dân ta luôn có đội trống ‘Cà Rưng’ trong các nghi lễ rước Thần truyền thống. Đội trống Cà Rưng đã theo âm địa phương thành cà Dưng, cà Rừng, cà Rầng.*6
Rưng là cái Trống. Vì vậy, hình cái Rưng, cái Trống, đã trở thành đường nét chữ Rưng . Đọc trại Rưng, Dưng, thành Dương.*7
* *
2.3 Hàm Ý Thạp/Om/Âm,
Trống/Rưng/Dương.
Không chỉ hình dạng và tên của Om và của Rưng trở thành chữ viết và âm của Âm, của Dương,
mà cấu trúc, trang trí, đặc tính và công dụng của Om Đào Thịnh và Rưng
Ngọc Lũ còn hàm chứa nội dung súc tích của hai ý niệm Âm, Dương.
Thạp là Om/Âm, nên đặc tính của Thạp/Om bộc lộ nội dung của chữ Om/Âm và của ý niệm Om/Âm.
Cũng vậy,
Trống là Rưng/Dương, nên đặc điểm của Trống/Rưng cũng chính là nội dung của chữ Rưng/Dương và của ý niệm Rưng/Dương.
- Cái Thạp/Om/Âm nằm yên, bất động, tĩnh. Cái Trống/Rưng/Dương rung chuyển, vang vọng, động.
- Cái Thạp/Om/Âm chứa trong bụng, cái Trống/ Rưng/Dương động trên mặt.
- Thạp/Om/Âm cất giữ, bảo thủ, kéo dài. Trống/Rưng/Dương truyền bá, năng động, thay đổi.
- Thạp/Om/Âm bụng bầu, Trống/Rưng/Dương bụng eo.
- Thạp/Om/Âm nắp rời, Trống/Rưng/Dương nắp dính.
- Thạp/Om/Âm có đáy, Trống/Rưng/Dương không đáy...
* * * *
3.1 Chữ viết, Tên gọi, và Hàm ý của DỊCH.
(MỜI ĐỌC TIẾP http://danhgiactau.com/index.php/vi/trang-chinh-moi/111-1304-nguon-goc-viet-nam-cua-hoc-thuyet-am-duong-tam-que
- hoặc bài đính kèm docx, hoặc pdf, hoặc phần tiêp theo. Xin cám ơn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét