Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

LUẬN NGỮ

Trích Luận ngữ tân thư

Chẳng phải đầu, chẳng phải cuối. Chẳng phải từ trên xuống dưới, Chẳng
phải từ dưới lên trên. Không phải từ trái qua phải, cũng không từ phải
qua
trái. Không phải từ trước đến sau, cũng không từ sau ra trước… Cái gì
mà lơ lửng trong khoảng trời đất, muốn diệt không được, muốn cầu chẳng
xong. Quét không mất đi, lôi không trở lại. Dìm xuống thì nổi lên, kéo
lên thì chìm xuống… – Lời “tựa” trong “Luận ngữ tân thư”.
Sau đây xin
trích một đoạn trong bộ sách đó:


Hỏi đố

- Thánh nhân có đóng kịch không?
- Cuộc đời con người, có ai chẳng ít nhất phải một lần đóng kịch.
Thánh nhân cũng không là ngoại lệ.
- Thánh nhân đóng kịch như thế nào?
- Khổng Tử chán chính sự nước Tề, muốn bỏ đi ngay. Thế là cơm không kịp
nấu, phải bê nguyên cả nồi gạo mới vo mà chạy. Chạy ra khỏi địa giới
nước Tề rồi, mới ngoảnh lại bảo học trò rằng: “đi chậm thôi, để còn ra
dáng những người bị buộc phải xa tổ quốc…”. Đấy không những là một vở
kịch, mà còn là vở kịch hay nhất cổ kim.
- Thánh nhân có nói sai không?
- Có ai cả đời toàn nói đúng bao giờ. Nhiều ít thế nào cũng có lúc nói
sai. Thánh nhân cũng không là ngoại lệ.
- Thánh nhân nói sai như thế nào?
- Thuở thiên hạ loạn lạc, dân chúng lầm than, lòng người ly tán. Vua
nước Lương hỏi Mạnh Tử: “ai là kẻ thống nhất được thiên hạ?”. Mạnh Tử
nói:
“kẻ nào không ham giết người thì kẻ đó thống nhất được thiên hạ.” Về
sau, Tần Thuỷ Hoàng, kẻ thống nhất thiên hạ ấy lại là kẻ thích giết
người, giết người như ngoé.
- Thánh nhân có tranh giành không?
- Đời là một cuộc tranh giành vĩ đại. Có ai không hề tranh giành mà
tồn tại được bao giờ. Thánh nhân cũng không là ngoại lệ.
- Thánh nhân tranh giành như thế nào?
- Khổng Tử làm quan nước Lỗ. Mỗi khi đi săn, có tục là mọi người tranh
nhau những con thú săn được. Những lần như thế, Khổng Tử cũng phải lao
vào cuộc tranh giành. Nếu không, chẳng nhẽ về tay trắng, lấy đâu ra
thịt để cúng tế. Mà không cúng tế, phỏng có còn là Khổng Tử nữa chăng?
- Thánh nhân có bị làm nhục không?
- Có.
- Ai làm nhục được thánh nhân?
- Dân chúng tôn thánh nhân làm thầy, vì thế không làm nhục thánh nhân.
Chỉ bậc vua chúa mới có cái thú làm nhục thánh nhân mà thôi.
- Làm nhục như thế nào?
- Vua nước Lỗ ban thịt chín cho Tử Tư. Mỗi lần ban, Tử Tư phải lạy hai
lạy trước khi nhận thịt. Một lần, hai lần, rồi ba lần… Lạy mãi cũng
chán. Tử Tư bèn dắt sứ giả (người mang thịt) ra ngoài thành, quay mặt
về phía bắc lạy hai lạy mà bảo rằng: “bây giờ ta mới biết vua Lỗ nuôi
ta
như nuôi chó ngựa.” Rồi trả thịt lại, từ đó quyết không nhận nữa.
- Thánh nhân có kén “ăn” không?
- “Ăn” giỏi là đằng khác.
- Giỏi như thế nào?
- Khổng Tử nói: “ở đời, ai chẳng phải ăn uống. Nhưng ăn uống mà phân
biệt được mùi vị, biết miếng nào ăn được, miếng nào cần phải kiêng,
miếng
nào đàng hoàng, miếng nào vụng trộm, miếng nào là miếng vinh, miếng nào
là miếng nhục… thì thiên hạ phỏng có được mấy người.” “Ăn” mà có “lý
luận”, có “tư tưởng” kỹ đến thế, tất phải là bậc giỏi “ăn” lắm.
- Vậy thánh nhân có phải là kẻ sĩ không?
- Thánh nhân vừa là kẻ sĩ, vừa không phải kẻ sĩ. Thế tức là khác nhau chứ.
- Khác như thế nào?
- “Chiến quốc sách” có câu: “cứ ba trăm dặm, tất có một kẻ sĩ. Nhưng
phải ba trăm đời, mới có được một thánh nhân.” Xem thế thì biết, ảnh
hưởng
của kẻ sĩ chỉ được tính trong phạm vi không gian (ba trăm dặm). Còn ảnh
hưởng của thánh nhân thì phải tính bằng thời gian (ba trăm đời).
- Thế những lúc không có thánh nhân thì làm thế nào?
- Có thể dùng kẻ sĩ để thay thế. Nhưng phải dùng cẩn thận.
- Cẩn thận như thế nào?
- Chỉ sử dụng trong một thời nhất định, hết thời là loại bỏ ngay, không
được kéo dài. Và nhất là chỉ giới hạn trong khoảng ba trăm dặm mà thôi,
vượt quá sẽ phản tác dụng.
- Tại sao lại phản tác dụng?
- Vượt quá tất sẽ “đụng” kẻ sĩ khác. Các kẻ sĩ thường không ai phục ai.
- Bậc vua chúa có cái thú làm nhục kẻ sĩ như đối với thánh nhân không?
- Không cần phải có cái thú ấy, cả trong thời trị lẫn thời loạn.
- Thời trị thì sao?
- Trong thời thịnh trị, bậc vua chúa đôi khi chỉ đùa bỡn với kẻ sĩ mà
thôi. Ví dụ giả vờ đẩy ngã xuống hồ chẳng hạn.
- Thế còn thời loạn?
- Càng không cần có cái thú ấy. Bởi trong thời loạn, những “kẻ sĩ” đã
thường xuyên tự làm nhục mình và làm nhục lẫn nhau rồi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét