Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

NGUYỄN NHƯỢC PHÁP

BÀN VỀ NGUYỄN NHƯỢC PHÁP VÀ BÀI THƠ "ĐI CHÙA HƯƠNG"

Nhân đọc bài viết dưới đây, tôi có những cảm nghĩ:

1) Khi Thơ Mới bắt đầu xuất hiện, ngoài việc cải cách về Luật, các thi nhân còn đưa ra những khuynh hướng khác với khuynh hướng Cổ Điển của thơ cũ (chỉ có Vịnh Ngâm, Tự Thán với Tự Trào).  Đó là những khuynh hướng Lãng Mạn, Hiện Thực, Ấn Tượng, Siêu Thực và Xã Hội...

Bài thơ "Đi Chùa Hương" của Nguyễn Nhược Pháp là đại biểu đầu tiên cho trường phái Hiện Thực tức là "tả như thiệt":
.......
Chùa lấp sau rừng cây.
(Thuyền ta đi một ngày)
Lên cửa chùa em thấy
Hơn một trăm ăn mày. Emoji
......

Nguyễn Nhược Pháp cũng làm thơ Đường theo khuynh hướng Hiện Thực.  Đây cũng là một bài thường được nhắc tới:

MỴ Ê*
Buồm nhô rẽ sóng, Mỵ mơ màng
Tay cuốn rèm hoa, khóc gọi chàng
Thân liễu gieo đưa chìm vực biếc
Lời thương bay lãnh động rừng vang
Hoa trôi. Thành cũ vườn mây lửa
Lau gọn. Chùa cao giỏ tiếng vàng
Ủ lệ tay ngà ôm ngực huyết
Mỵ vờn theo sóng dạt bờ hoang.
(Nguyễn Nhược Pháp)

Tuy nhiên từ trăm năm trước, trong thơ cũ cũng có nhiều trường phái.  Cùng một cảnh vật là chùa Hương, ta đã có thấy khuynh hướng Ấn Tượng (Impressionism):

CHƠI ĐỘNG HƯƠNG TÍCH
Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm
Nứt ra một lổ hỏm hòm hom
Người quen cõi Phật chen chân xọc
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm
Giọt nước hữu tình rơi thánh thót
Con thuyền vô trạo cuối lom khom
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại
Rõ khéo giời già đến dở dom.
(Hồ Xuân Hương)
 
CHỢ TRỜI HƯƠNG TÍCH
Ai đi Hương Tích chợ trời đi !
Chợ họp quanh năm cả bốn thì
Đổi chát người tiên cùng khách bụt
Bán buôn gió chị lại trăng dì
Yến anh chào khách nhà mây tỏa
Hoa quả bầy hàng điếm cỏ che
Giá áo lợn tằm tiền gạo đủ
Bán mua mặc ý muốn chi chi.
(Nguyễn Khuyến)

2) Ông Nguyễn Nhược Pháp qua đời sớm.  Thi văn mất một nhân tài.  Tuy nhiên Chính Trị cũng làm mất nhiều nhân tài như ông bạn của ông (có nói đến trong bài E mail) là Phạm Huy Thông, bút hiệu là Huy Thông (1916-1988).  Ông Phạm Huy Thông, hậu duệ 24 đời của Phạm Ngũ Lão, là một thi sĩ Tiền Chiến trứ danh (Huy Thông, Huy Cận...)  
Năm 1937 ông sang Pháp học đỗ Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ Sử Địa.  Gặp Hồ Chí Minh ở hội nghị Fontainebleau và thành đảng viên CS. Sau năm 1954 là nhà giáo, làm hiệu trưởng trường Đại Học sư phạm Hà Nội và Dân biểu Quốc Hội và không làm thơ nữa !

3) Bài viết cũng nói đến anh cùng cha khác mẹ của Nguyễn Nhược Pháp là Nguyễn Giang (1910-1969).  Đầu thập niên 1930's Nguyễn Giang du học bên Pháp. Về nước viết Đông Dương tạp chí với cha là ông Nguyễn Văn Vĩnh.  Ông chết ở Hà Nội năm 1969.  Ông còn là Họa Sĩ, dịch thơ Pháp và làm thơ Đường.  Sách nói Vương Duy đời Đường là "trong thơ có họa".  Tôi thì không thấy ở Vương Duy nhưng lại thấy ở Nguyễn Giang.  Một nhân tài ít người biết đến như người em và cũng bị mai một sau 1954.

XUÂN
Gió xuân phơ phất thổi trong cành
Lớp lớp bên đường bóng lá xanh
Cây cỏ cười tươi hoa mũm mĩm
Học sinh qua lại áo phong phanh
Chim non ngoài nắng bay chi chít
Đàn sáo trong cây vẳng khúc tình
Bờ suối chờ ai chưa thấy lại
Nhìn cô áo đẹp bước đi nhanh.
(Nguyễn Giang) Luxembourg (Paris) 1935
 
CON ĐƯỜNG NẮNG
Xào xạt đường trưa vắng bóng người
Bốn bề nắng hạ chẳng bằng soi
Lơ thơ dưới núi hàng thông cỗi
Trắng xóa bên trời tảng đá vôi
Một bước ngạt ngào trăm thức cỏ
Trước sau thăm thẳm một màu trời
Dừng chân ngắm cảnh bên bờ đá
Kìa cánh hoa vàng tưởng nhớ ai.
(Nguyễn Giang) La route des Beaux près St-Rémy de Provence 1935
 
MẸ
Chiều hôm đàn quạ lượn bên sông
Chi chít càng cao tiếng não nùng
Non biếc rừng thưa thu lạnh lẽo
Sông chiều một dải tối mênh mông
Ngắm chim rộn rã trăm âu yếm
Nhớ mẹ ngày đêm một tấm lòng
Xã hội còn mong khi rạng mặt
Mà con thơ thẩn đứng nhìn trông.
(Nguyễn Giang) St Cirq Lapopie 1935
 
Thân mến
Hải
TB. Mỵ Ê, không phải là Mỵ Châu, mà là Hoàng Hậu của vua Chiêm Thành.  Bà bị bắt nhưng tử tiết chứ không chịu vào hầu vua Lý Thái Tông của Đại Việt.  Hồi xưa nước Việt Nam cũng thực dân ?Emoji
Có trời mới biết tại sao ông Nguyễn Nhược Pháp làm bài thơ về bà Mỵ Ê ?Emoji To: VT-NTH-Nhatrang@yahoogroups.com
From: YKSG1975@yahoogroups.com
Date: Sat, 8 Nov 2014 21:35:19 -0800
Subject: [YKSG1975] Fwd: Tr : Cuoc tinh cua thi sy Nguyen Nhuoc Phap

 
Kính chuyển và cám ơn Huynh trưởng BS Trần văn Khang đã chuyển cho email này ,BS Khang là cựu SV Hiện Dịch Quân Y QLVNCH và ngoài Y khoa ra anh cũng đã sáng tác nhiều bài thơ và nhạc rất hay.

Trân trọng,

Phan Đình Thuyên ,VT 67
---------- Forwarded message ----------
From: Kvtmd <svhdqymembers>
Date: 2014-11-08 21:04 GMT-08:00
Subject: Fwd: Tr : Cuoc tinh cua thi sy Nguyen Nhuoc Phap
To: thuyenphan1@gmail.com


 
Kính chuyển một tài liệu về thơ văn tới quý thân hữu. Mời đọc nếu chưa xem qua. 
From:
Sent: 10/24/2014 7:11:28 A.M. Pacific Standard Time
Subj: Fwd: Tr : Cuoc tinh cua thi sy Nguyen Nhuoc Phap
 




-

19-11-1938  ngày tác giả bài thơ Đi Chùa Hương qua đời. 

Đi chùa Hương

Hôm nay đi Chùa Hương,
Hoa cỏ mờ hơi sương.
Cùng thầy me em dậy,
Em vấn đầu soi gương.

Khăn nhỏ, đuôi gà cao,
Em đeo giải yếm đào;
Quần lĩnh, áo the mới,
Tay cầm nón quai thao.

Me cười: "Thầy nó trông!
Chân đi đôi dép cong,
Con tôi xinh xinh quá!
Bao giờ cô lấy chồng?"

Em tuy mới mười lăm
Mà đã lắm người thăm,
Nhờ mối mai đưa tiếng,
Khen tươi như trăng rằm.

Nhưng em chưa lấy ai,
Vì thầy bảo người mai
Rằng em còn bé lắm!
(Ý đợi người tài trai).

Em đi cùng với me.
Me em ngồi cáng tre,
Thầy theo sau cưỡi ngựa,
Thắt lưng dài đỏ hoe.

Thầy me ra đi đò,
Thuyền mấp mênh bên bờ.
Em nhìn sông nước chẩy
Đưa cánh buồm lô nhô.

Mơ xa lại nghĩ gần,
Đời mấy kẻ tri âm?
Thuyền nan vừa lẹ bước,
Em thấy một văn nhân.

Người đâu thanh lạ thường!
Tướng mạo trông phi thường.
Lưng cao dài, trán rộng.
Hỏi ai nhìn không thương?

Chàng ngồi bên me em,
Me hỏi chuyện làm quen:
"Thưa thầy đi chùa ạ?
Thuyền đông, trời ôi, chen!"

Chàng thưa: "Vâng, thuyền đông!"
Rồi ngắm trời mênh mông,
Xa xa mờ núi biếc,
Phơn phớt áng mây hồng.

Dòng sông nước đục lờ.
Ngâm nga chàng đọc thơ.
Thầy khen: "Hay! Hay quá!"
Em nghe rồi ngẩn ngơ.

Thuyền đi. Bến Đục qua.
Mỗi lúc gặp người ra,
Thẹn thùng em không nói:
"Nam vô A-Di-Đà!"

Réo rắt suối đưa quanh.
Ven bờ, ngọn núi xanh,
Nhịp cầu xa nho nhỏ.
Cảnh đẹp gần như tranh.

Sau núi Oản, Gà, Xôi,
Bao nhiêu là khỉ ngồi.
Tới núi con Voi phục,
Có đủ cả đầu đuôi.

Chùa lấp sau rừng cây.
(Thuyền ta đi một ngày)
Lên cửa chùa em thấy
Hơn một trăm ăn mày.

Em đi, chàng theo sau.
Em không dám đi mau,
Ngại chàng chê hấp tấp,
Số gian nan không giàu.

Thầy me đến điện thờ,
Trầm hương khói tỏa mờ.
Hương như là sao lạc,
Lớp sóng người lô nhô.

Chen vào thật lắm công.
Thầy me em lễ xong,
Quay về nhà ngang bảo:
"Mai mới vào chùa trong."

Chàng hai má đỏ hồng
Kêu với thằng tiểu đồng
Mang túi thơ bầu rượu:
"Mai ta vào chùa trong!"

Đêm hôm ấy em mừng.
Mùi trầm hương bay lừng.
Em nằm nghe tiếng mõ,
Rồi chim kêu trong rừng.

Em mơ, em yêu đời!
Mơ nhiều... Viết thế thôi!
Kẻo ai mà xem thấy,
Nhìn em đến nực cười!

Em chưa tỉnh giấc nồng,
Mây núi đã pha hồng.
Thầy me em sắp sửa
Vàng hương vào chùa trong.

Đường mây đá cheo veo,
Hoa đỏ, tím, vàng leo.
Vì thương me quá mệt,
Săn sóc chàng đi theo.

Me bảo: "Đường còn lâu,
Cứ vừa đi ta cầu
Quan-Thế-âm-bồ-tát
Là tha hồ đi mau!"

Em ư? Em không cầu,
Đường vẫn thấy đi mau.
Chàng cũng cho như thế.
(Ra ta hợp tâm đầu).

Khi qua chùa Giải-oan,
Trông thấy bức tường ngang,
Chàng đưa tay lẹ bút
Thảo bài thơ liên hoàn.

Tấm tắc thầy khen: "Hay!
Chữ đẹp như rồng bay."
(Bài thơ này em nhớ,
Nên chả chép vào đây).

Ô! Chùa trong đây rồi!
Động thắm bóng xanh ngời.
Gấm thêu trần thạch nhũ,
Ngọc nhuốm hương trầm rơi.

Me vui mừng hả hê:
"Tặc! Con đường mà ghê!"
Thầy kêu: "Mau lên nhé!
Chiều hôm nay ta về."

Em nghe bỗng rụng rời
Nhìn ai luống nghẹn lời!
Giờ vui đời có vậy,
Thoảng ngày vui qua rồi!

Làn gió thổi hây hây,
Em nghe tà áo bay,
Em tìm hơi chàng thở.
Chàng ôi, chàng có hay?

Đường đây kia lên trời,
Ta bước tựa vai cười.
Yêu nhau, yêu nhau mãi!
Đi, ta đi, chàng ôi!

Ngun ngút khói hương vàng
Say trong giấc mơ màng,
Em cầu xin Trời, Phật
Sao cho em lấy chàng.
Chúng ta thường biết đến nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp qua bài thơ: Đi chùa Hương, nhưng ít người biết đến đời sống và tình yêu của nhà thơ này. Bài này gồm 2 phần: 
 
Phần 1:  Tuổi thơ Nguyễn Nhược Pháp, chuyện ít người biết 
 
- Hai tuổi mồ côi mẹ, hưởng dương tròn hai Giáp (24 năm), người con trai của học giả Nguyễn Văn Vĩnh thật là điển hình của sự bất công tạo hóa.  Thế nhưng tạo hóa đã bù lại, ban cho con người những thiên bẩm, tài hoa đặc biệt. Đó là một trang nam nhi tuấn tú, đa tài, gắn trên bầu trời thi ca nước Việt những ánh sao lung linh 
 
Nhà th ¡ Nguy Ån Nh ° ãc Pháp.Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp.
 
Nguyễn Nhược Pháp là kết quả mối tình sét đánh giữa học giả Nguyễn Văn Vĩnh, một người đa tài, đa tình đất Hà thành và cô gái Lạng Sơn, Phan Thị Lựu. 
 
Năm 1913 ông Vĩnh có khách sạn Trung Bắc ở nhà 50 phố Hàng Trống, gần hồ Gươm - Hà Nội… Cô Lựu thường qua lại trọ ở khách sạn, nên quen biết ông Vĩnh. Rồi do duyên số, họ nên vợ nên chồng.  Khách sạn Trung Bắc nằm trong khuôn viên rộng mấy nghìn mét vuông. Mặt trước quay chính phố Hàng Trống, mặt sau quay ra phố Lý Quốc Sư. Cả hai mặt đều có cổng lớn, bên trong xung quanh có vườn, cây cối xanh tươi và cổ thụ. Giữa khuôn viên này là một biệt thự ba tầng, trang bị hiện đại để làm nhà khách sạn. 
 
Bà Phan Thị Lựu ở tầng hai. Tại mảnh đất thơ mộng này, ngày 12-12-1914, Nguyễn Nhược Pháp ra đời, sau này tên tuổi in đậm trong “Thi nhân Việt Nam”.  Ông Vĩnh đi làm, đến trưa thì nghỉ lại khách sạn với người vợ hai, tối mới về phố Mã Mây với vợ cả và các con. Tưởng thế cũng là yên ổn, nhưng số phận con người đa tài, đa tình lại vướng bận thêm nhiều và không thể dừng ở đó.  Vừa tuổi lên 2 (năm 1916), Nguyễn Nhược Pháp mồ côi mẹ. Khi biết tin ông Vĩnh có thêm một người đàn bà khác, mà là một cô đầm lai đẹp như thiên thần, thì Phan Thị Lựu không làm chủ được tình cảm của mình. Nỗi ghen tuông đã trào lên và bà đã tìm cái chết để giải thoát.  Chập chững những bước chân trên đường đời, Nguyễn Nhược Pháp được bà Đinh Thị Tính - vợ cả ông Vĩnh - mẹ cả đón về nuôi như con đẻ, với một câu thở than: Cái bà Lựu ghen ngược. Người ghen phải là tôi… 
 
Từ đó cho đến lúc lìa đời, suốt 22 năm (1916- 1938), Nguyễn Nhược Pháp đều sống với những người anh em cùng cha khác mẹ, trong một đại gia đình, thật vui vẻ và nhiều kỷ niệm sâu sắc.  Đọc những trang hồi ức của những người thân trong gia đình phần nói về tuổi thơ Nguyễn Nhược Pháp, mới thấy rằng đây là một con người có nhiều phẩm chất cao quý, khi còn ấu thơ. 
 
Năm 1923, gia đình Nguyễn Văn Vĩnh đã chuyển từ phố Mã Mây về phố Thụy Khuê, trước trường Bưởi (trường Chu Văn An bây giờ) gần hồ Tây.  Đây là một trong những tài sản lớn của ông F.H Schneider- một người Pháp, vốn là đồng nghiệp làm nhà in, xuất bản báo, vì yêu mến ông Vĩnh đã chuyển nhượng cho trước khi ông này về hưu ở cố quốc.  Nhà ông Vĩnh đông người, nhiều con, lại thêm bạn các con ở tỉnh lẻ về ở nhờ để tiện bề ăn học… vậy mà vẫn rất thoải mái.  Gia sản đất đai của Schneider là một khu đất rộng hơn ba nghìn mét vuông. Trong này có biệt thự hai tầng, có xưởng máy giấy mái vòm, bê tông cốt thép, không cột. Ông Vĩnh sửa lại thành nhà thờ và nhiều phòng để ở. Có mười gian nhà ngang, có bếp, nhà để xe, các phòng cho người nhà sinh hoạt… 
 
Bấy giờ hai người con lớn của bà Vĩnh là Nguyễn Hải và Nguyễn Giang đang đi học ở nước ngoài. Còn ba người con gái: Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Thị Vân đã lớn, được ở khu biệt thự với bà Vĩnh và một người cô ruột là bà Nguyễn Thị Tý, làm dược sỹ ở nhà thương Phủ Doãn… Nguyễn Nhược Pháp được ở chung với 7 anh chị em còn nhỏ tuổi ở khu nhà ngang.  Trong đó có Nguyễn Thị Mười, Nguyễn Dực, Nguyễn Hồ còn quá nhỏ, không tự lực được trong sinh hoạt, nên có một u già trông nom… Họ sống rất thoải mái, tự do và khép kín, tự quản, dường như người lớn không ai để ý đến…  Buổi sáng hằng ngày, Nhược Pháp cùng anh chị em học chữ nho khoảng nửa giờ do ông tú tài Phùng Năng Tĩnh người Bát Tràng làm gia sư, dạy dỗ. Rồi họ đạp xe đi học trường tư. Mọi sinh hoạt khác như giặt quần áo, cơm nước đã có người lo hết.  Trong số 7 anh em, Nhược Pháp là con bà hai, được coi là anh, mặc dù sinh sau Nguyễn Dương (con mẹ cả) mấy tháng.
 
Thời xưa xã hội coi những người con vợ bé, chỉ là con thêm vợ nhặt. Nhưng nhà ông Vĩnh không hành xử theo lối ấy.  Theo kể lại, Nguyễn Nhược Pháp thông minh, đẹp trai, học giỏi có đầu óc tổ chức, nhiều sáng kiến, làm đầu tầu cho các em trong các hoạt động, sinh hoạt thể thao, vui chơi rất văn hóa.  Nhược Pháp có sáng kiến làm một bản hợp đồng nội bộ, cấm nói nhảm nhí. Cậu soạn ra khoảng 50 câu thông dụng hằng ngày mọi người cần tránh, ví như những từ ngữ: đếch, bỏ mẹ, bỏ xừ…, hoặc những câu chửi thề không ai được nói… Ai lỡ lời nói, người nào nghe thấy, có quyền cốc vào đầu, véo tai, coi như một hình thức phạt.  Nhược Pháp bày trò tập bơi. Khi thì hồ Tây, khi thì ra ao đình làng Thụy Khuê, lúc đến hồ Trúc Bạch. Bảy anh em đều biết bơi kể cả con gái. Nhược Pháp yêu môn bơi lội nhất. Cho tới những ngày mới bị bệnh, anh vẫn chưa chịu bỏ bơi.  Ngày chủ nhật, Nhược Pháp tổ chức đua xe quanh Hồ Tây, có giải thưởng, thu hút các bạn học cùng tham gia. Lại tổ chức trượt pa-tanh. Ban đầu chơi trên đường Hoàng Hoa Thám, sau đường đua dài đến Quần Ngựa, vòng trở về lối Thụy Khuê… Rồi tổ chức tham quan du lịch bằng xe đạp, quanh Hồ Tây, rồi quanh Hà Nội và đi xa hơn. 
 
Mỗi tuần, cha thường cho các con tiền đi xem chiếu bóng, Nhược Pháp rủ rê mấy anh chị lớn hơn, để dành tiền ấy, làm vốn in báo Tuổi Cười. Nhược Pháp làm chủ nhiệm, Nguyễn Phổ làm chủ bút, Nguyễn Kỳ quản lý nhà in. Báo in thạch, hai màu đỏ và tím.  Mỗi tháng một số, có 16 trang, khổ 15x20 cm. Nội dung tờ báo là thông báo những tin tức gia đình, nêu tên ai học giỏi, phê phán những việc xấu. Lại có trang thể thao, biểu dương kỷ lục mới( trong gia đình ), có quảng cáo các buổi diễn kịch, diễn xiếc do anh chị em tổ chức trong nhà. Trang cuối có in thơ của Nhược Pháp sáng tác.  Mỗi số ra 10 tờ, bán 5 xu cho người lớn và các anh chị lớn. Báo phát hành được mấy năm. Sau này lớn lên, Nhược Pháp đã chọn những bài thơ trong báo Tuổi Cười, thành tập thơ Ngày Xanh.  Nhược Pháp còn tổ chức một đội kịch gia đình, mà chính anh viết kịch bản và đạo diễn… Các anh chị em làm diễn viên.  Nhà có xưởng in rộng, họ kê bàn ghế thành sân khấu, tạm dùng câu đối nhà thờ trang trí, lại làm phông màn, chăng điện… nghĩa là như sân khấu thật. Giá vé 5 xu một chỗ ngồi.  Những người lớn trong nhà cũng mua vé và ngồi xem cổ vũ con em mình… Có buổi ông Vĩnh cũng ngồi xem các con diễn, ông thấy lòng tràn ngập niềm vui… Nhược Pháp còn hướng dẫn thành lập đội xiếc, phân vai diễn: Người diễn xiếc xe đạp, người làm ảo thuật,, người dậy thú, người thổi kèn.  Nguyễn Nhược Pháp có những thú vui thật giản dị, không giống bất cứ một thiếu gia nào thời bấy giờ. Chăm chỉ học hành, yêu quý mọi người, và biết tự lập. Viết xong một bài thơ, một truyện ngắn, vở kịch…khi có tiền nhuận bút thì rủ một hai em, hay vài bạn bè đi ăn phở xách Nghi Xuân bang thất ở phố Hàng Đàn, giá 5 xu một bát…  Nhược Pháp đã viết được một số vở kịch, và có một ước mơ, là cùng với Phạm Huy Thông, bạn học thời ở Trung học Albert Saraut, tri kỷ văn chương, cùng nhau tổ chức một Đoàn kịch không chuyên, đưa lên sân khấu vở kịch Người học vẽ của mình. 
 
Nhược Pháp như một trang giấy trắng thơm, một bông hoa thanh khiết. Vào những năm cuối đời, trái tim chàng thi sỹ, tác giả bài thơ Chùa Hương đã xôn xang trước một cô gái áo đen, phố Hàng Đẫy, như một lời tỏ tình.  Đó là một tiểu thư, một trong tứ mỹ Hà thành bấy giờ. Hằng ngày đạp xe qua nhà, đứng bên này đường nhìn vào vườn nhà em, ngắm nhìn bóng em thấp thoáng. Rồi hình ảnh cô gái áo đen trong vườn của nhà họ Đỗ ở phố Hàng Đẫy, cứ sống mãi trong tim Nhược Pháp...  Nhược Pháp chưa tường mặt thân mẫu của mình, nhưng được mẹ cả hết lòng yêu thương, như con đẻ. Trước khi nhắm mắt ra đi về cõi vĩnh hằng, bà dặn lại Hãy đặt mộ của tôi nằm bên cạnh Nhược Pháp. 
 
Nguyễn Nhược Pháp sinh ra là hoạt động, cả đến khi nhuốm bệnh vẫn không ngừng ý chí vươn lên vượt qua số mệnh.  Từ 2 tuổi Nhược pháp sống với mẹ cả ở Mã Mây rồi đi học vỡ lòng. 6 năm tiếp theo học phổ thông trường Trí Tri (phố Hàng Đàn và Trung Bắc học hiệu- phố Lý Quốc Sư). 14 tuổi thi đỗ lớp 6 Trường trung học Albert Saraut. 20 tuổi đỗ tú tài phần nhất, 1935 đỗ tú tài phần hai, vào Đại học luật. Nhược Pháp luôn học giỏi, xứng đáng cho các em noi theo.  Từ năm 1930 trở đi, kinh tế gia đình Nguyễn Văn Vĩnh bắt đầu khó khăn trầm trọng. Nguyễn Nhược Pháp vừa đi học để thi tú tài, thi đại học Luật, vừa làm ở tòa báo An Nam mới, viết thơ… để có tiền nhuận bút, giảm bớt chi tiêu của gia đình cho mình…  Từ sau khi chị Nội đang đi học Luật năm thứ ba mắc bệnh mất (1933), rồi cha mất( 1936), chị Vân mất( 1938), và tin anh Hải mất trong Nam… Nhược Pháp buồn đau, nhuốm bệnh lao hạch… 
 
Ngày 19-11-1938 ông trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Đồn Thủy, hưởng dương 24 tuổi.  Ông để lại ba bức thư. Một bức viết bằng chữ Pháp, cám ơn các thầy thuốc đã hết lòng cứu chữa. Một bức thư vĩnh biệt mẹ cả và gia đình( khi ấy ông Vĩnh mất được  hai năm).  Một bức gửi cho người anh là nhà thơ Nguyễn Giang, với tâm nguyện, hãy chăm sóc mẹ cả và các em nhỏ tốt hơn nữa.  Ban đầu, thi hài Nhược Pháp được mai táng ở nghĩa trang Hợp Thiện, Quỳnh Lôi, Mai Động, Hà Nội, sau được bốc mộ về làng Phượng Dực, quê cha. 
 
Phần 2:  Giai nhân áo đen của Nguyễn Nhược Pháp 
 
Bà Đỗ Thị Bính, người đẹp phố Hàng Đẫy lâu nay vẫn được xem là bóng hồng mà thi sĩ tài hoa Nguyễn Nhược Pháp “thầm thương trộm nhớ”. Để rồi trong những bài thơ: Đi chùa Hương, Tay Ngà, Sơn Tinh – Thủy Tinh... thấp thoáng hình bóng của một “tuyệt sắc giai nhân”... 
 
Ng ° Ýi    p áo   enNgười đẹp áo đen
 
Nếu như cuộc đời của người đẹp Vương Thị Phượng phố Hàng Ngang đúng là “hồng nhan bạc phận” thì cuộc đời của người đẹp thứ hai trong “Hà thành tứ mĩ” lại bình lặng hơn nhiều. Bây giờ, ngồi trong căn nhà biệt thự Pháp ở số 3A, phố Yên Thế bà Đỗ Thị Quyên, em gái bà Bính đã ngấp nghé tuổi 90 nhưng trên khuôn mặt lẫn nụ cười dáng vóc vẫn phần nào cho thấy vẻ đẹp của người chị gái từng được mệnh danh là “giai nhân Hà thành” khi xưa. 
 
Nhấp chén nước, giọng sang mà ấm, bà Quyên nhớ lại: Đỗ Thị Bính sinh năm 1915, là kiều nữ của cụ Đỗ Lợi, nhà tư sản thầu khoán lớn nhất Hà Thành khi đó. Cụ Đỗ Lợi thuộc dòng họ Đỗ thôn Tiên Lữ (Lập Thạch, Vĩnh Phúc).  Vốn làm việc trong sở Lục lộ, vừa giàu có lại tài năng, lên Hà Nội, ông lấy bà Nguyễn Thị Quỹ, một người con gái xinh đẹp, sắc sảo làm nghề buôn bán tại Phà Đen làm lẽ. Đỗ Thị Bính là người con đầu trong ba người con của ông Lợi và bà Quỹ. 
 
Những năm 1930, ông Đỗ Lợi là nhà tư sản có tiếng ở Hà thành. Những người già cả ở Ngõ Văn Hương bây giờ hẳn vẫn còn nhớ ngõ Đỗ Lợi, hồ Đỗ Lợi và trại sản xuất gạch hoa Vạn Cẩm, nơi ông sản xuất gạch hoa, đúc cống xi măng cung cấp cho các công trình xây dựng của người Pháp.  Công việc kinh doanh phát đạt, ông Đỗ Lợi chuyển sang lĩnh vực thầu khoán. Gần hai mươi công trình lớn ở Hà Nội khi đó đều do Đỗ Lợi làm chủ thầu. Giàu có, trại gạch hoa Vạn Cẩm khi đó còn là nơi nhà tư sản nuôi hàng chục con ngựa đua, một thú chơi công phu và thuộc vào hàng xa xỉ lúc bấy giờ.  Đang học lớp nhì tại trường Brieux, tên thông thường là trường Hàng Cót, một buổi chiều tan học, trong lúc mải ríu rít với bè bạn, Đỗ Thị Bính bị một chiếc xe hơi cán phải. Lo lắng cho cô con gái rượu, cụ Đỗ Lợi đã không cho người đẹp đến trường mà mời thầy về nhà để dạy riêng. Với tư chất thông minh và sự ham học, bà Bính vừa thông thạo tiếng Pháp lại có thể chơi được đàn thập lục hay dương cầm. 
 
Trong số hơn chục nhà biệt thự ở rải rác ở khắp Hà Nội, gia đình bà Bính sinh sống ở căn nhà số 30 Nguyễn Thái Học, ngày xưa là phố Hàng Đẫy. “Chị tôi có thói quen mặc đồ đen nên người đương thời thường gọi là “người đẹp áo đen”.  Nếu được ông bà mua cho quần áo khác màu thì cất đi hoặc cho em chứ tuyệt nhiên không mặc màu gì khác ngoài màu đen. Màu đen đã làm cho vẻ đẹp của giai nhân thêm vẻ huyền bí, tôn thêm làn da trắng, sự sang trọng, nghiêm trang của người đẹp”, bà Đỗ Thị Quyên cho biết.  Mặc dù là người có vẻ đẹp nhất nhì Hà thành khi đó, thế nhưng, người đẹp không hề có tính kiêu sa của những tiểu thư khuê các. Trái lại, bà Bính nhất mực hoà đồng, giản dị và gần gũi với mọi người. Trong trí nhớ của người em gái thì bà Bính có một khuôn mặt trái xoan, đặc biệt là tính tình hiền hậu, nhân từ, dịu dàng. “Chị tôi ăn chay, không ăn thịt cá bao giờ. Xuân về gia đình lại đi chùa Hương cầu kinh niệm Phật. Mỗi khi đi nghỉ ở Sầm Sơn, thấy trẻ con xách lồng chim đi bán, chị tôi gọi lại mua hết rồi mở cửa lồng cho chim bay đi”. 
 
“Bóng hồng” trong thơ 
 
Trong bao nhiêu trái tim mê đắm người đẹp có chàng thi sĩ tài hoa Nguyễn Nhược Pháp – con trai của Nguyễn Văn Vĩnh, ông chủ nhà in Trung Bắc Tân Văn lớn nhất Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Ngang tàng hay bình dân chả biết, nhưng cụ Vĩnh sau lần đi Pháp đã đặt luôn cái tên ấy cho cậu con trai sinh cuối năm 1914. Sau khi đậu tú tài rồi vào trường Cao đẳng Luật Đông Dương, Nguyễn Nhược Pháp không sung vào bất kỳ ngạch quan lại lẫn công chức nào mà đi làm văn, làm báo... 
 
So về tuổi tác, Nguyễn Nhược Pháp hơn người đẹp Bính một tuổi. Chàng thư sinh nhỏ bé, với sự yếu đuối thư sinh, với cái bẽn lẽn của một hồn thơ mộng mơ đã thầm thương nhớ trộm cô tiểu thư Đỗ Thị Bính tự bao giờ.  Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ. Cho nên, để biết cái vẻ “sắc nước hương trời” của một trong bốn “mỹ nhân Hà thành” xưa, chỉ cần đọc tập thơ Ngày xưa cũng đủ để hình dung chân dung Đỗ Thị Bính “Tóc xanh viền má hây hây đỏ/Miệng nàng bé thắm như san-hô/Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ”. 
 
Đó là sự hồn nhiên của cô gái đi trây hội Chùa Hương: “Cùng thầy me em dậy/ em vấn đầu soi gương/ Khăn nhỏ đuôi gà cao/ Lưng đeo dải yếm đào/ Quần lĩnh áo the mới/ Tay cầm nón quai thao …”. Là “Cúi đầu nàng tha thướt/Yêu kiều như mây qua/Mắt xanh nhìn man mác/ mỉm cười về cành hoa…”  Trước hiên nhà ở phố Nguyễn Thái Học có hai giò phong lan và đặc biệt ba rặng hoa hồng nở hương thơm ngát. Chiều chiều, người đẹp lại ngồi nhởn nha trên ghế đá đọc sách, ngắm hoa. Khi ấy, Nguyễn Nhược Pháp đang làm việc tại tòa báo L’ Annam nouveau.  Ngày nào chàng thi sĩ cũng kiếm cớ đi qua đi lại ngôi nhà có người đẹp ở, để được nhìn thấy nàng cho khuây nỗi nhớ. “Ta lặng nhìn hơi lâu/Nhưng thì giờ đi mau...Nàng chợt nghiêng thân ngà/Thoáng bóng người xa xa...Ta mơ chưa lại hồn/Nàng lẹ gót lầu son/Vừa toan nhìn nét phượng/Giấy thẹn bay thu tròn...”  Chuyện này kéo dài và cả hai gia đình đều biết. Gia đình cô Bính cho là chuyện phải lòng của anh chàng nhà thơ trẻ cũng như nhiều chàng trai khác si mê người đẹp mà thôi. Bằng cớ là mỗi dịp xuân tới, người đẹp Đỗ Thị Bính vẫn nhận được rất nhiều hoa từ những địa chỉ vô danh. 
 
Mỗi bài thơ của chàng thi sĩ là một nét đẹp của người con gái khuê các áo đen, là chất chứa bao niềm thương nhớ. Nhưng năm 1938, căn bệnh lao đã cướp đi sinh mệnh của nhà thơ tài hoa ở tuổi hai tư. Để rồi, tình yêu của tài tử, giai nhân được lưu giữ trong tập thơ mang tên “Ngày xưa” tha thiết ấy… 
 
Cuộc đời bình dị 
 
Sau khi Nguyễn Nhược Pháp mất được một năm, gia đình thuyết phục cô Bính lấy một chàng trai du học bên Pháp về. Đó chính là Bùi Tường Viên, em trai út của Luật sư nổi tiếng Bùi Tường Chiểu. Mười sáu tuổi, Bùi Tường Viên sang Pháp học về ngành silicat và là một trong những kỹ sư đầu tiên của Việt Nam. Đám cưới giữa người đẹp phố hàng Đẫy và nhà trai ở phố Quán Thánh với hàng chục xe ô tô rước dâu hạng sang được xem là một trong những đám cưới lớn nhất ở Hà thành thời bấy giờ. 
 
 ¢nh c ° Ûi c ça ng ° Ýi    p áo   en v Ûi ông Bùi T ° Ýng ViênẢnh cưới của người đẹp áo đen với ông Bùi Tường Viên
 
Chiến tranh nổ ra, bà Bính hoạt động trong phong trào bình dân học vụ, rồi cả gia đi tản cư lên mãi huyện Sơn Dương, Tuyên Quang. Mặc dù sống giữa cảnh núi đồi heo hút nhưng hai ông bà đi đâu cũng vẫn khoác tay nhau theo phong cách châu Âu khiến cho không ít người ngưỡng mộ. Bằng những kiến thức cơ bản, bà đã cứu sống cho rất nhiều người thoát khỏi căn bệnh sốt rét hiểm nghèo, trong đó có cả những người con của chính mình.  Đất nước hòa bình. Trở về Hà Nội, bà Bính lại cùng chồng, con sống cuộc sống bình thường trong một ngôi nhà giản dị. Tất cả mười tám ngôi biệt thự khang trang của nhà tư sản Đỗ Lợi lúc bấy giờ đã hiến tặng cho Chính phủ. Bà tích cực tham gia phong trào bình dân học vụ, chống giặc dốt. Từ đó cho đến khi về hưu, bà công tác tại Phòng Giáo dục khu Hai Bà Trưng.  Trong ký ức của những người con, người đẹp Đỗ Thị Bính là một giai nhân tài sắc vẹn toàn. “Ngay đến bữa ăn cùng gia đình chồng, khi nào mẹ tôi cũng là người ăn sau cùng, phục vụ cho bố mẹ chồng, chồng con ăn trước…  Cho đến những ngày tháng cuối đời, bà vẫn giữ thói quen không bao giờ đến ăn ở các hàng quán, mà nhất mực trung thành với những món ăn do tự tay mình chế biến”, ông Bùi Tường Quân, con trai Bà Bính cho biết. 
 
Ông Bùi Tường Quân, con trai út của người đẹp Đỗ Thị Bính và bức ảnh của người đẹp được "truyền thần" sang chiếc đĩa sứ.
 
Người đẹp Đỗ Thị Bính đã cùng chồng đi qua cuộc chiến tranh, sống cuộc sống bình dị như biết bao người Hà Nội khác. Trở về với đất, gia đình, người thân khoác cho bà bộ quần áo nhiễu đen quen thuộc, như là một sự trân trọng với vẻ đẹp của người phụ nữ Hà Nội một thời.
 
Khác với vẻ tấp nập "vui như trảy hội" vào mùa xuân, mùa thu ở chùa Hương tĩnh lặng, thanh bình để đón những du khách tới đây thưởng ngoạn vẻ đẹp của những bông hoa súng vào mùa nở rộ.
 
 
Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội), cách Hà Nội khoảng 60 km. Bạn đi theo đường Ba La, qua huyện Thanh Oai, thị trấn Vân Đình là tới huyện Mỹ Đức. Đường đi không khó khăn nên có thể sử dụng phương tiện xe máy hoặc ôtô đều được.
 
 
Nếu chỉ vào vãn cảnh và chụp ảnh suối Yến thì bạn không phải mua vé, còn  nếu muốn vãn cảnh chùa thì vẫn phải mua vé như ngày thường.
 
 
Mùa này, suối Yến - chùa Hương đón lượng khách khá đông, phần lớn là dân mê chụp ảnh, tới đây để tranh thủ ghi lại khoảnh khắc sắc hồng của hoa hòa vào thiên nhiên vùng rừng núi thanh tịnh.
 
 
Hoa súng thường nở rộ vào mùa thu, khoảng tháng 9-10-11 và đặc biệt rực rỡ vào buổi sáng. Khi gặp ánh nắng mặt trời nó sẽ cụp lại. 
 
 
Do đó, nếu tới đây để chụp ảnh, bạn nên tới từ sáng sớm, vừa hưởng không khí trong lành buổi sáng, ngắm bình minh trên cánh đồng lúa mờ ảo trong sương sớm, vừa có thể chụp được những bức ảnh hoa súng đang khoe sắc hồng tươi thắm nhất.
 
 
Sắc hồng của hoa súng nổi bật trên mặt nước xanh thẳm, tĩnh lặng, thanh tịnh làm say lòng biết bao du khách.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ngoài chụp ảnh hoa súng, du khách còn bị mê hoặc bởi cảnh sắc yên bình của nông thôn Việt Nam, bởi cuộc sống thường nhật giản dị của những người dân địa phương. Đâu đó trên mặt hồ là những chú vịt tung tăng bơi lội.
 
 
 
 
 
Nếu đi chụp ảnh theo nhóm, bạn có thể thuê thuyền người dân chở với giá khoảng 300.000 đồng. Họ sẽ chở bạn đi dọc theo những cung đường có hoa súng nở đẹp nhất

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét