Tượng Phật Nhập Niết Bàn Dài Nhất Đông Nam Á
Và
Huyền Thoại Trên Núi Tà Cú
Tượng Phật Nhập Niết Bàn
Núi
Tà Cú (núi Cú) là một danh lam thắng cảnh (thuộc thị trấn Thuận Nam,
huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) gắn liền với quần thể di tích lịch
sử văn hóa chùa Tổ (chùa trên) và Linh Sơn Long Đoàn (chùa dưới). Chùa
Tổ được vua Tự Đức ban sắc phong bốn chữ "Linh Sơn Trường Thọ", tọa lạc
trên lưng chứng núi, độ cao 42O mét so với mực nước biển. Quần thể chùa
được hình thành theo thế núi nên chùa trên và chùa dưới đều quay mặt về
hướng Đông Nam, với kiến trúc đặc trưng theo Phật giáo
Bắc tông thời Nguyễn, được Sư tổ Hữu Đức khai sơn vào khoảng 1870-1880
và được các chư hậu tổ tiếp tục trùng tu. Cấu trúc chùa Tổ có ba gian.
Giữa là chánh điện thờ Phật, bên trái là nhà giám tự, bên phải là nơi
thờ Tổ Hữu Đức.
Trải
qua thời gian 135 năm, dấu tích cổ kính vẫn hằn in, rêu phong phủ đầy
trên những nét cong huyền hoặc của mái chùa, trên nét chạm khắc lưỡng
long chầu nguyệt. Các câu chú Chuẩn Đề ở vòng linh phù được chạm khắc
trên vách đá sau chùa in dấu với thời gian về một đại lão Hòa Thượng đã
có nội lực tu luyện, thấu triệt tinh thần Mật tông đích thực làm phương
tiện tu chứng đạt hai chữ chơn không của bậc đại trí, gíác ngộ.
Từ
Tổ đình Linh Sơn Trường Thọ ở lưng chừng núi sẽ nhìn thấy trên cao cảnh
Tịnh độ nhân gian gồm tam thế Phật nổi bật giữa không trung bạt ngàn
xanh của cây cổ thụ. Tượng Phật Di Đà cao 7 mét, tượng Quan Thế Âm và
Đại Thế Chí cao 6,5 mét như hòa vào bức tranh trầm mặc của rừng già. HT
trụ trì Thích Vĩnh Thọ đã có công phác thảo công trình này từ năm 1960,
do kỹ sư Trương Đình Ý, pháp danh Quảng Lưu xây dựng. Công trình là một
trong bảy cấp của cảnh Tịnh Độ đạo tràng theo Quán kinh và kinh Di Đà.
Nhưng, công trình mỹ thuật mang tính đồ sộ nhất là pho tượng lộ thiên
Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn trên đỉnh núi dài 49
mét, cao 11 mét với tư thế nằm nghiêng, lưng tựa vào vách núi, gối đầu
lên tay. Pho tượng bằng bê-tông cốt thép phủ vôi trắng được khởi công
xây dựng từ năm 1962, sau 4 năm công trình mới hoàn thành với tổng thể
chu vi 832 mét, tượng trưng đầy đủ hình tứ thánh lục phàm và thất chúng
Phật tử. Đức Phật nằm nghiêng dài 49 mét tượng trưng cho 49 năm từ khi
Đức Phật thành đạo đến khi nhập diệt. Bên duói tượng là những tam cấp
được nối kết bằng những đá chẻ, phía sau lưng tượng là vách núi và cây
rừng cổ thụ thâm u, tĩnh tịch. Từ Tổ đình Linh Sơn Trường Thọ đến viếng
tượng Phật nhập Niết Bàn phải men theo lối đá lớn nhỏ ngoằn ngoèo, hai
bên là hàng cây cổ thụ.
Huyền thoại hang Tổ
Tổ
sư Hữu Đức nguyên quán làng Bạc Má, quận Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, sinh
năm 1812 trong một gia đình quý tộc. Thuở nhỏ Tổ rất thông minh, hiền
lành, sớm am tường thi lễ. Năm 17 tuổi cha mẹ qua đời, 5 năm sau ngài
giao lại gia sản cho anh em, bắt đầu cuộc hành trình tìm đạo. Trên mảnh
thuyền nan lướt sóng, suốt ba ngày liền Tổ Hữu Đức tìm đến chùa Phước
Hưng bái yết sư phục là ngài Trí Chất và được đặt pháp danh là Thông Ân.
Suốt 13 năm liền, Tổ Hữu Đức luôn dùi mài kinh điển, giữ nghiêm giới
luật. Sau đó, Tỗ rời chùa Phước Hưng, đến làng Kim Thành, xứ Bàu Trâm
dựng nên ngôi thảo am chuyên tu thiền và bốc thuốc tế độ dân làng. Đức
độ của một
thiền sư trẻ đã lan dần khắp nơi nên dân làng góp nhau dựng nên chùa
Kim Quang mời Tổ về hành đạo. Ở đây được 30 năm thì duyên lành đến, ngài
được Hòa Thượng Bửu Tạng truyền Đại giới. Lúc này, nhận thấy đường tu
cần phải ẩn mình để tịnh niệm, nghiền ngẫm những giáo lý thâm sâu, Tổ
Hữu Đức lại tìm đường đến Bàu Siêu gần bãi Kê Gà tịnh tu nhưng dân chúng
lại kéo nhau đến xin quy y ngày càng đông. Lúc này, tuổi đã cao nhưng
tâm niệm tịnh tu vẫn chưa thành, Tổ Hữu Đức lại âm thầm băng ngàn...
Nghĩ
rằng Tà Cú là nơi thâm sơn cùng cốc, nên Tổ Hữu Đức len mình qua đại
ngàn đầy nguy hiểm . Đến được bãi đá bàn hạ rồi tiếp tục chinh phục bãi
đá bàn thượng, đến đây Tổ tạm dừng chân tu khổ luyện nhưng chỉ dừng có
ba tháng, ngài lại tiếp tục đu dây rừng vượt lên tận núi cao tìm được
hang đá sâu thẳm, hiểm trở làm nơi "Như Lai tịch thất" ẩn tu và nguyện
không một ngày xuống núi.
Núi
rừng đại ngàn thâm sâu với thù dử, khí hậu khắc nghiệt, song đã không
ngăn cản được quyết tâm của một bậc tu hành đầy nội lực. Nhờ nội lực cao
siêu mà Tổ (thuộc dòng Lâm Tế chánh tông thứ 40) đạt được sức mạnh
chuyển hóa vạn vật xung quanh trong suốt 16 năm khai sơn với biết bao
huyền thoại mầu nhiệm quanhh bậc đại trí, đại hùng. Tương truyền, khi Tổ
dừng chân trên hang núi hẹp, sâu thẳm ẩn tu, ăn rau lủi bên vách núi,
uống nước suối trong hang, tọa thiền và chuyên tụng kinh Tam Bảo. Phía
chân tượng Phật nằm ngày nay là hang Tổ, cửa vào rất hẹp chỉ đủ cho một
người, luồn vào trong có những tảng đá bàn là nơi
Tổ thiền định. Càng vào sâu, hang càng ngóc ngách, âm u. Lòng đá dốc
ngược như vô tận. Lối đi càng ngày càng trút xuống dần, nhiều vực thẳm.
Người xưa kể rằng, người đi thám hiểm phải đốt nhang làm dấu để quay về,
hoặc thả vào hang một quả bưởi vài hôm sau đã thấy nó ngoài biển Kê Gà.
Đức
độ, nội lực tu tập của Tổ đã quy phục được muôn loài thú dử, quanh hang
Tổ lúc nào cũng có thú rừng: chim muông, mãnh hổ,... về thọ pháp, nghe
kinh. Đó là cặp chim hoàng anh lúc nào cũng đậu bên hang, hễ khách đến
thì hót vang báo hiệu rồi bay đi dẫn đường cho khách. Tương truyền bạch
hổ luôn luôn phủ phục bên hang, hộ tống Tổ và được Tổ cho quy y. Ngày Tổ
viên tịch (ngày 5-8-1888), bạch hổ buồn rầu, nhịn ăn nằm bên tháp Tổ
cho đến chết. Ngày nay, khi đến viếng Tổ đình Linh Sơn Trường Thọ, ngay
bên cạnh tháp Tổ, người ta cũng nhận thấy một nấm mồ nhỏ, nơi chôn cất
nhục thân bạch hổ.
Năm
Tự Đức thứ 33 (1880), Hoàng Thái Hậu là bà Từ Dũ bị bệnh nặng, các danh
y đều bất lực. Vua được tin Tổ là người danh đức nên hạ chiếu mời Tổ về
chữa bệnh. Nhưng vì đã nguyện không xuống núi nên Tổ đã đưa cho các sứ
thần các chú Chuẩn Đề, thảo dược cùng cách dùng. Thật mầu nhiệm, bệnh
của Thái Hậu giảm hẳn, vua nhớ ơn và cảm phục nên ban sắc phong bốn chữ
"Linh Sơn Trường Thọ". Có người còn kể, sự linh ừng của Tổ còn mãi về
sau nầy, đó là khi xây dựng tượng Phật nhập Niết Bàn 49 mét trên đỉnh
Linh Sơn Tà Cú. Lúc bấy giờ để đưa được cát xây từ dưới núi lên rất khó
khăn, giữa địa hình núi đá
hiểm trở, phủ kín cây rừng. Để có cát xây dựng, trước ngày thi công
(tùy thuộc thời gian của thợ hồ), HT Thích Vĩnh Thọ, trụ trì chùa cho
trữ nước dùng vào cái mái chứa rồi bít kín các mạch nước chảy hàng ngày.
HT thắp nhang chú nguyện, sáng ra từ các mạch nổi đã trào ra những đụn
cát nhuyễn dùng được cho công trình mà không cần mang từ chân núi
lên....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét