Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

CAO BÁ QUÁT

CAO BÁ QUÁT
高伯适
(1809-1854) [1]
kẻ sĩ, người con xuất sắc của Kinh Bắc
qua một bài thơ SAY 
 
          Xưa nay thi nhân thường mượn rượu để nói chí mình là chuyện thường tình. Ta dễ dàng gặp các bài thơ này trong dòng thơ Đường của Tàu mang tư tưởng ấy .
 
Phong cách của người xưa, một khi có tâm sự u uất, họ mượn chén rượu để làm vơi nỗi buồn, hoặc muốn nói rõ ý chí mình họ cũng tìm qua đó. Xưa nay các nhà thơ Tàu và cả ta thường như thế cả. Uống rượu với hai hay nhiều bè bạn để cùng chia sớt tâm sự, hay nỗi lo của kẻ sĩ trước sự hưng vong của dân tộc là chuyện thường tình. Khi rượu vào là có lời ra. Rượu lời xảy ra thường song hành trước khi và trong khi uống, sau khi thì rất hiếm hoi.
 
Ông vua về dòng thơ uống rượu để nói cái chí mình, phong cách sống của mình bên Tàu là Lý Bạch. Lý tuy viết khá nhiều nhưng kém hơn cụ Cao về độ đậm đặc trong ngôn từ và trong tư tưởng gọi ghém trong 28 chữ. Ý nghĩ, tư tưởng trong thơ được cô đúc trong thể thơ hay nhất của Tàu là dòng tứ tuyệt [2] thì rõ ràng thơ Tàu không có bài nào qua nổi với bài Bạc Vãn Túy Quy của cụ Cao bá Quát Việt Nam chúng ta.
 
Có thật không ?
 
Với Cao thi bá, nỗi ưu tư dằng dặc đeo bám ông đến tận đường về nhà. Đó là trường hợp "sau khi uống", điều này cho thấy Cụ uống mãi, uống mãi cho đến khi Cụ không còn có khả năng uống nữa, hoặc Cụ đã uống đến từng giọt rượu cuối cùng. Nỗi niềm không hết thì làm sao mà ngưng được rượu trừ trường hợp bất khả. Uống để trút, để vơi tâm sự u uất cùng nỗi lòng trước sự suy tàn vong của tổ quốc, cụ quá đỗi cô đơn! Cái lo trước sự ô nhục của giống nòi Đại Việt theo cụ là không sao tránh khỏi. Nỗi ô nhục dằn vặt tâm tư cụ hẳn đã lâu, nay còn kéo dài mãi từ khi nhập cuộc cho đến tận đường về. Cụ quá say và nỗi ô nhục là quá lớn. Nỗi ô nhục không hề chịu buông tha cho kẻ sĩ cho đến khi cụ gặp người quân tử (qua hình ảnh tượng trưng hoa sen tinh khiết trong đầm, trong ao, một hình ảnh của người nho sĩ chọn con đường ở ẩn). Được gặp đối tượng có thể "ngang tầm", có thể lắng nghe, cụ dừng chân để trút lời thỏ thỉ dài dòng (có lẽ lẫn vào đó là cả lời xỉ vả rằng: ” Ngươi có còn chia cùng ta trước nỗi nhục này không? Sao ngươi ích kỷ chỉ tự cứu mình lánh tục. "  Có lẽ cuối bài là giọt nước mắt của tiền nhân. Thương quá!
 
Xin mời Khách thơ đọc lại giai đoạn lịch sử [3] này:
 
Năm Đinh mùi (1847, đời vua Thiệu Trị, nhà Nguyễn ), tháng ba (âm lịch) quân Pháp sinh sự tại cửa Đà nẵng, bắn chìm năm chiếc thuyền đồng của ta tại đây Lãnh binh Nguyễn đức Chung tử trận.
 
Tháng 10 âm lịch cùng năm, Tự Đức lên ngôi. Tự Đức thay vì dưỡng sức dân, khoan thuế để nương sức dân như kế sách kháng Nguyên của Đức thánh Trần năm xưa thì lại tập trung quốc khố dùng cho việc xây lăng tẩm, cho cha, cả cho mình và tiếp tục đổ tiền vào xây dựng kinh thành Huế để đời. Kinh Thành cho dù đẹp mà sĩ khí quốc gia không còn, dân khiếp nhược thì làm sao mà giữ được nước. Một ông vua hèn như thế, ích kỷ như thế, tư cách như thế, vua gì mà mỗi khi mở miệng là "mẹ con trẫm ra sao? Ăn ở đâu ?". Tự Đức ngồi trên ngai những 46 năm, lấy thơ ca làm niềm vui, đất nước này sao mà không tàn mạt. Một oan nghiệt của giống nòi Lạc Việt! Tai trời ách nước cho toàn giống Lạc hồng. Chỉ có Nguyễn Công Trứ [4] (1778-1858) là xum xoe!
 
Năm Tân hợi ( 1849 ) dịch bệnh làm dân Bắc Hà chết 589.460 người (hơn nửa triệu); Năm 1851 tại Lạng Sơn dịch bệnh làm chết hơn 4000 người. Từ năm 1849 đến 1854 ( năm CBQ tử trận vì khởi binh chống lại vương triều), không có năm nào dưới triều Tự Đức mà dân ta không chết vì đói, vì dịch bệnh hay vì tai trời ách nước như vỡ đê, bão táp, lũ lụt. Dân khổ trăm bề!  Vùng biên giới phía bắc, thổ phỉ Tàu và binh lính Thanh sang quấy phá và dời cột mốc. Cao Bá Quát chứng kiến quá nhiều chuyện buồn lòng. Lòng kẻ sĩ CBQ làm sao không quặn đau. Đọc đến đây laiquangnam buồn quá không sao đọc tiếp dùm cho Khách thơ giai đoạn lịch sử u ám này, mong được Khách thơ rộng lượng ...
 
Xin mời Khách thơ.
 
Cao Bá Quát
高伯适

Nguyên tác chữ Hán
 
薄 晚 醉 歸
酩 酊 歸 來 不 用 扶
一 江 煙 竹 正 模 糊
喃 喃 自 與 連 花 說
可 得 紅 如 酒 面 無?
 
Phiên âm :

Bạc vãn tuý quy
Minh đính quy lai bất dụng phù
Nhất giang yên trúc chính mô hồ
Nam nam tự dữ liên hoa thuyết
Khả đắc hồng như tửu diện vô ?

Cao Bá Quát
 
Xin tạm dịch nghĩa
 
Chiều tà say trở về
Say lắm trở về không cần dìu đỡ,
Một sông, khói tre cùng mịt mờ
Lãm nhãm một mình nói cùng hoa sen:
Có đỏ sậm như mặt rượu này không?
 
Dịch thơ quốc âm
01
Say quá! đường về... cứ mặc ta .
Một sông khói trúc án lòa nhòa
Càm ràm cô độc bên sen đỏ
Rượu đỏ mặt này Sen kém Qua!

Laiquangnam
 
02
Xỉn gi! về để mặc ta !
Một sông sương khói nhập nhòa sóng tre
Nhìn sen, lẩm rẩm ri hè:
"Mặt sen mặt rượu đỏ kè, mặt nao?"

Hử !.

Hoặc
*Nhìn sen, lẩm rẩm ri hè:
"Sắc sen Sắc rượu đỏ kè, mặt nao?"

Hử !.
Laiquangnam
 
03
Chiều hôm say về.
Ta say, chẳng bận ai dzìu,
Một sông, bóng trúc khói chiều tiêu tao.
Này sen, tớ hỏi tầm phào:
Hồng sen, hồng rượu, hồng nào hồng hơn ?

Đặng Tiến, 07.30

                                             -o0o-


Tham khảo
1- Vũ Khiêu chủ biên, Thơ chữ Hán Cao Bá Quát , nxb Văn học 1970,sách được viết bởi những người có thẩm quyền thuộc viện văn học HàNội
 
2-.Nguyễn sĩ Đại, Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường
(luận văn tiến sĩ ),Văn học ,2007
 
3- Đỗ Đức Hùng (Viện sử học) , Việt Nam những sự kiện lịch sử,NXB Giáo dục ,2006
 
4- Đàm xuân Thiều,Trần trọng San , Việt văn độc bản lớp 11.BGD-TTHL -1971 ( tái bản lần thứ 7)
 
Chú vài tiếng Việt :
 
án là chận (ví dụ án ngữ ) ; án gần như đồng âm vói áng là là tảng,là mảng,là bức dư đồ .
 
Hử là tiếng gằn thịnh nộ của mà người dân Nam trung bộ thường dùng .
 
Xin mời đọc thêm bài Sa hành đoản ca để thấm nỗi cô đơn của CBQ .link
http://newvietart.com/index1.2004.html

 
Viết thêm ,ngày cập nhật tháng 7 , 2014
 
Hai bài tứ tuyệt thơ Say của Tàu
 
01.
 
( Lý Bach có bài Tương Tiến Tửu quá hay, laiquangnam có dịch và giới thiệu đâu đó, nhưng nó không nằm trong dòng tứ tuyệt. Tứ tuyệt (đôi khi cho là tuyệt cú, còn tranh cãi ) là dòng thơ gồm 4 câu. Thể thơ đòi hỏi nén. Ý thơ nén, người Tàu không qua nổi người Việt chúng ta. Người Việt làm thơ nén rất tài hoa, lý do là người Việt kiệm lời khi mình bị mất chữ viết (?), nay phải tạm vay chữ Tàu mà dùng đỡ, giấy mực phải mua từ Tàu, trẻ học có khi phải lấy que củi, thanh tre viết dưới đất học rồi xóa, chỉ có dòng thơ tứ tuyệt vừa dễ nhớ, dễ thuộc. Sau này trong văn chương truyền khẩu của ta, tứ tuyệt là 2 câu lục bát ( hiếm tỷ lệ áp đảo 60% số câu ca dao lục bát ) hay một câu song thất lục bát.

Lý Bạch

Nguyên tác

山中與幽人對酌
兩人對酌山花開。
一杯一杯復一杯。
我醉欲眠卿且去。
明朝有意抱琴來

Phiên âm

Sơn trung dữ u nhân đối chước
Lưỡng nhân đối chước sơn hoa khai
Nhất bôi nhất bôi phục nhất bôi
Ngã túy dục miên khanh thả khứ *
Minh triêu hữu ý bão cầm lai

Dịch sang thơ quốc âm
(Tạm dịch tiêu đề
Trong núi uống rượu cùng người ẩn dật )
 
Hai thằng mình uống ngắm hoa,
_Một ly! ly nữa! ”Huynh à! ...một ly **
_Mình say ! cứ việc… chờ chi,
_Sáng mai có ý ! gùi đi cây đàn.***

laiquangnam

* Ngã túy dục miên khanh thả khứ, ý thơ của Đào Tiềm, ông say xỉn thì lăn ngay ra đất mà ngủ, ngủ tại chổ .
** Ước lệ, thơ người xưa mời ba ly rượu là đủ thông trời đất.
*** Cây đàn (âm Quảng Nam): Cây đàn nói lái là can đầy, nghĩa là can nhựa 5 lít, 10 lít, 20 lít như dân Nam Bộ nhà mình. Mới tà tà chín mười giờ sáng kéo Bạn hiền vào một quán bên bến sông, kêu cái lẫu, rồi ngồi đến tận khuya, không biết họ nói cái quỷ yêu gì trong buổi đó. Rượu Nam Bộ chưng cất bằng thủ công, độ rượu không cao, nhưng uống thì say chết bỏ, ói chết luôn. Cỡ đại ca Lý Bạch thì rượu phải CAN ĐẦY chứ ly nhỏ nhằm nhò gì với “Cái Hũ Chìm” này.

 
02

Bài thứ hai
Đây là một bài thơ say thuộc dòng tứ tuyệt rất nổi tiếng trong Đường thi.

-o0o0o-

Vương Tích
王績
(585(?)-644(?)
(Ông là một thi nhân đời Sơ Đường,
người tỉnh Sơn Tây 山西, Trung Quốc).

Quá tửu gia ( Kỳ 1)

Nguyên tác chữ Hán
 
過酒家(其一)
此日長昏飲,
非關養性靈,
眼看人盡醉,
何忍獨為醒。

Phiên âm

Quá tửu gia (kỳ 1 )
Thử nhật trường hôn ẩm
Phi quan dưỡng tính linh
Nhãn khan nhân tận tuý
Hà nhẫn độc vi tinh (1).


Dịch thơ quốc âm
 
Quá tửu gia (qua quán rượu )
Hôm qua gặp bữa quá say
Uống mà dưỡng tính Qua đây không màng
Nhìn kìa ! say xỉn tràn lan
Mình mình Qua tỉnh sao cam... mình mình !
(lqn )

(1) Câu "chúng nhân giai túy, duy ngã độc tỉnh" (mọi người say hết, chỉ mình ta tỉnh), lấy từ ý thơ của Khuất Nguyên, danh thần nước Sở thời Chiến quốc.
 
Khuất Nguyên, danh sĩ nước Sở, dòng họ ông là cột trụ của Vua Sở. Ông hết lòng vì vua, vì nước. Do nghe lời bọn gian thần ăn của đút lót của Tần (China, dịch từ chữ Tần mà ra), vua Sở sang Tần để tỏ tình hòa hiếu, lầm to ! Vua Sở bị cầm giữ tại đó. Giòng họ ông đâu lạ gì tính gian trá của người Tần, ông đã hết lòng can vua nhưng nào có được nghe theo. Ông không đành tâm nhìn nước mất, nhà tan và trầm mình trên dòng Mịch la  vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch.
 
Câu "chúng nhân giai túy, duy ngã độc tỉnh" (mọi người say cả chỉ riêng mình ta tỉnh!) là lấy từ ý thơ để lại của ông. Sau Sở bị Tần diệt. Người Sở vong quốc. Ngày mồng 5 tháng 5 trở thành là ngày tết Đoan ngọ của người Tàu. Tại các vùng quê Việt nam xưa do còn các ông “đồ “ có học chữ Hán, nên đội phong tục Tàu lên đầu, bắt chước người Tàu mà ăn theo, cũng có đôi người biết chút tích này, nhưng chẳng mấy ai hiểu rõ nội dung. Thấy bánh ú tro ( ngày 5/5) là nhớ Khuất Nguyên. Thương thay! Thấy những nguy cơ mất nước chỉ vì có vua u mê nghe lời gian tặc làm tay sai cho người mà mình, Khuất Nguyên là người có ăn có học mà đành phải bó tay. Các “ đồ “ hồi ấy không mấy ai học được bài học sâu sắc này, trong khi đó, những người nông dân và những người phụ nữ ít học, họ lại thực tế hơn nhiều. Khi thấy bánh ú tro, họ biết ngày Đoan ngọ đã đến, họ cuống cuồng lo “mới đó đã nửa năm rồi”, họ lo tính chuyện mần, chuyện ăn, dành dụm chút tiền cho ba ngày tết, còn phải phải không không với người. Lo cái áo cái quần cho con mặc đến trường. Đàn bà ngày ấy sao mà giỏi! kê vai gánh vác chuyện gia đình, còn thầy “ đồ “ chỉ giỏi cái uống rượu và nói chuyện trên trời,  "Chúng nhân giai túy, duy ngã độc tỉnh" (mọi người say cả chỉ riêng mình ta tỉnh!). Ngày ấy không có thanh quyết toán cuối năm như ngày nay nên ngày Đoan ngọ cũng là cột mốc giúp họ lên lịch cho những ngày còn lại trong năm. Nông dân ta, mẹ chị ta, thế mà khôn! “Đồ ơi đồ!”. “Đồ đội Hán!”
 
Thật ra.
 
Bản dịch gốc ban đầu là bản dịch có từ rặc Quảng Nam, nay laiquangnam xin lỗi đã làm phiền bạn. Nhất là các nàng dâu Quảng Nam bực quá quý bà sẽ nói, _đi đâu cũng gặp mí ông Quảng Nam, chồng chi mà cộc!, mà gia trưởng!, mà cửa quyền!, chịu trời sao thấu! .Tụi Quảng Nam chúng tôi đang lột vỏ cóc đây, đừng than nữa. Hí !Hí !

Hôm qua gặp bữa quá say
Uống mà dưỡng tính Qua đây không màng
Nhìn kìa ! say xỉn tràn lan
Mình mình Qua tỉnh trần thân .... mình mình !

laiquangnam
 
Qua =là tôi ,ngôn ngữ xưng hô thân mật của Quảng Nam.
 
Mình, từ đa ngữ nghĩa. Đó là sự tuyệt hảo của Âm, chữ phiên âm như chữ quốc ngữ của chúng ta, chữ tượng hình của Tàu khóa nghĩa nên trở nên không hay. Người Việt mình khi đọc chữ Hán có thói quen đội Hán, nên chơi trò chẻ chữ, coi bộ rồi lên giọng dạy đời, chữ này có bộ này, chữ kia có bộ kia, chữ này bộ hạ, chữ kia bộ nhân… Rách việc. Hán ơi là Hán!
 
Trần thân là nai cổ, è cổ ra mà gánh việc. Mọi người đều say hết cả rồi, quên việc mất nước trước mắt, dung nhan dân tộc Việt nay trở nên dị dạng, có khi là dị hợm nữa. Ta tỉnh để một mình ta “trần thân” đến quẫn trí à !
 
laiquangnamww.art2all.net
__._,_.___

Posted by: Hoa Hoang Lan <hoahoanglan011@yahoo.com>

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét