Tại sao phải sám hối?
Đạo Phật dạy quan hệ tốt giửa con người và con người:
(trích: “ÐỨC PHẬT ÐÃ DẠY NHỮNG GÌ”
Hòa thượng Walpola Rahula
Thích Nữ Trí Hải dịch (1998)
Nguyên tác: "What The Buddha Taught")
- Thứ nhất: cha mẹ là thiêng liêng đối với con cái.
Phải săn sóc cha mẹ khi già, phải làm bất cứ cái gì cần làm cho cha mẹ,
phải giữ danh dự gia đình và tiếp nối truyền thống gia đình…
- Thứ hai: quan hệ giữa thầy và trò. Người học trò phải kính trọng vâng lời thầy, phải lo cho thầy nếu thầy có điều chi cần, phải học hành chăm chỉ…
- Thứ ba: quan hệ giữa chồng và vợ.
Tình yêu giữa chồng vợ được xem hầu như tôn giáo hay thiêng liêng; gọi
là "đời sống gia đình thiêng liêng". Vợ chồng phải trung thành, kính
trọng và tận tụy với nhau, và họ có vài bổn phận đối với nhau…
- Thứ tư: quan hệ giữa bạn bè, bà con, láng giềng:
họ phải tử tế nhân từ với nhau, phải nói lời hòa nhã dễ nghe, phải làm
lợi ích cho nhau, phải hòa hiếu với nhau đừng gây gỗ, phải giúp nhau khi
cần, và đừng bỏ nhau trong khi hoạn nạn…
- Thứ năm: quan hệ giữa chủ và tớ:
chủ nhà có nhiều bổn phận đối với tôi tớ hay người làm công: phải giao
công việc tùy theo khả năng và sức lực, phải trả lương thích đáng, phải
cung cấp thuốc men, thỉnh thoảng phải cho quà tặng. Ðối lại người giúp
việc hay làm công phải chuyên cần không được biếng nhác, phải lương
thiện, vâng lời và đừng lường gạt chủ, phải siêng năng trong công việc
làm…
- Thứ sáu: quan hệ giữa tu sĩ với người thế tục:
với niềm yêu thương kính trọng, người thế tục phải coi sóc những nhu
cầu vật chất của sa môn, Bà la môn; với tâm bi mẫn, tu sĩ phải ban bố
kiến thức và hiểu biết cho người thế tục, và dẫn dắt họ theo đường
chánh, xa đường tà…
………………………………………….
Quan hệ giữa người cai trị và nhân dân.
Đức Phật đã chứng minh rằng toàn thể một xứ sở có thể trở thành đồi
trụy, thối nát và bất hạnh nếu những người cầm đầu việc cai trị - nghĩa
là vua, các quan lại và những nhân viên hành chánh - đều thối nát và bất
công. Muốn cho dân một nước được sung sướng, cần phải có một nền cai
trị công bằng. Một nền cai trị công bằng có thể được thực hiện bằng cách
nào? Ðức Phật đã nói rõ trong Kinh Thập Vương Pháp (10 nhiệm vụ của “vua”, tức người cai trị, quan chức, chính phủ…) :
- Nhiệm vụ thứ nhất là sự rộng rãi, bố thí, bác ái. Người cai trị không được có một thèm khát và bám víu nào đối với tài sản, tiền của, mà phải bố thí cho dân được no ấm.
- Thứ hai là một đạo đức tốt đẹp.
Không bao giờ sát hại, lừa bịp và bóc lột kẻ khác, tà dâm, nói lời sai
quấy, và rượu chè. Nghĩa là, ít nhất phải theo 5 giới của phật tử tại
gia.
- Thứ ba là hy sinh tất cả vì hạnh phúc của dân, phải sẵn sàng từ bỏ mọi tiện nghi cá nhân mình, tên tuổi danh vọng và ngay cả sự sống của mình vì lợi ích của dân.
- Thứ tư là trực hạnh. Phải xa lìa sự sợ hãi và thiên vị khi thi hành nhiệm vụ, phải thành thật trong ý định, và không được lừa bịp quần chúng.
- Thứ năm là khổ hạnh. Phải sống một đời giản dị, không được xa hoa. Ông phải biết chế ngự bản thân mình.
- Thứ sáu là nhu hòa. Phải có một tính tình hòa nhã.
- Thứ bảy là không thù hận, ác độc. Không được có tư thù với bất cứ ai.
- Thứ tám là bất hại.
Không những có nghĩa là không được làm hại ai, mà còn có nghĩa ông phải
cố tạo hòa bình bằng cách tránh và ngăn ngừa chiến tranh, hay mọi sự
dính dáng đến bạo động và sát hại sinh mạng.
- Thứ chín là nhẫn nhục. Phải có thể chịu đựng những khó khăn, khổ nhọc và những sự nhục mạ mà không mất bình tĩnh.
- Thứ mười là không đối lập,
không ngăn cản, nghĩa là không được đi ngược với ý chí của toàn dân,
không được cản bất cứ biện pháp nào đưa đến sự lợi lộc cho toàn dân. Nói
cách khác là phải cai trị thuận với ý chí của dân.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét