Nếu những mạch máu này được nối với nhau thành một đường thẳng, ta sẽ thu được một “sợi dây” dài khoảng 2.400km.
Tận 32 triệu vi khuẩn cơ đấy bạn ạ! Thật may mắn khi đa số các vi khuẩn này đều vô hại.
Trung bình những bộ lọc này lọc khoảng 1,3 lít máu/phút và thải 1,4 lít nước tiểu/ngày.
Nếu cơ chân cũng muốn có “thành tích” hoành tráng như thế thì bạn phải đi bộ khoảng 80km mỗi ngày cơ đấy! Vậy mới biết được cơ mắt “khỏe” đến nhường nào.
Và sững sờ trước những "sự thật giật mình":
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, một mẩu xương có kích thước bằng một bao diêm có thể chịu được sức nặng 9 tấn.
Sự thật này nghe chẳng “fun” tí nào! Và may mắn cho chúng ta là lớp tế bào bên trong dạ dày có tốc độ tái sinh nhanh đến mức Acid này không đủ thời gian để "phá tan" dạ dày.
Ở cơ thể người trưởng thành, tổng diện tích da bao phủ lên đến 1,9m 2. Trong cả quá trình từ bé đến lớn của con người, khối lượng da chết lên đến… 18kg.
Việc ăn hoa quả và rau xanh sẽ giúp con người tự sản xuất ra Aspirin. Các nghiên cứu cho thấy những người hấp thu được chất Acid Benzoic trong hoa quả và rau xanh có thể sản xuất ra Acid Salicylic, “nguyên liệu” chính tạo ra tính năng kháng viêm và giảm đau cho Aspirin.
Ở độ tuổi 60 trở lên, 60% đàn ông và 40% phụ nữ sẽ “mắc bệnh” ngáy
ngủ. Nhưng bạn biết không, âm thanh của tiếng ngáy có thể làm người
khác cảm thấy điếc tai. Vì trong khi độ ồn trung bình của giọng nói bình
thường rơi vào khoảng 60 đề-xi-ben, thì với tiếng ngáy, nó có thể lên
tới 80 đề-xi-ben (độ ồn trên 80 đề-xi-ben được xem là có hại đối với tai
con người).
Trong tương lai, liệu con người có thể tìm ra cách sử dụng nguồn năng lượng này không nhỉ?
Zing Blog
10 sự thật "thú vị lẫn kinh hoàng" về cơ thể bạn
Đọc để hiểu hơn về cơ thể mình nhé!
Cơ thể con người là một
cỗ máy kỳ diệu. Các cơ quan hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác.
Hôm nay, chúng mình hãy khám phá 10 điều thú vị về cơ thể nghen!
Vốn dĩ, da con người đều có màu trắng kem. Để “tạo nên” các màu sắc khác nhau, sắc tố da sẽ "bổ sung" một chút màu vàng, màu đỏ hồng, được tạo thành bởi những mạch máu dưới làn da. Thêm vào đó, các sắc tố melanin, được tổng hợp khi da tiếp xúc tia cực tím có trong ánh nắng, góp cho da sắc đen. Mật độ melanin phụ thuộc vào chủng tộc cũng như điều kiện nơi ta sống. Tất cả các màu sắc này hòa trộn và tạo nên màu da của mỗi người.
Màu da chúng ta được tạo thành từ nhiều yếu tố khác nhau
2. Ngôn ngữ đặc biệt
Cười, khóc, hắt xì hay thậm chí là ngáp… là những tín hiệu giao tiếp đặc biệt của con người. Ví dụ, mỗi khi nghe thấy tiếng cười, ta thường có xu hướng cảm thấy vui vẻ và cũng muốn nở nụ cười. Vì tiếng cười là một tín hiệu tác động vào vùng não kiểm soát nét mặt của chúng ta. Điều này tương tự với việc khóc, ngáp, hắt xì...
Tiếng cười là một công cụ giao tiếp đặc biệt.
3. Khi tiến hóa sơ suất
Bên cạnh ruột thừa, răng khôn cũng là bộ phận thừa mà quá trình tiến hóa chưa kịp đào thải “hộ” con người. Cách đây hàng triệu năm, răng khôn đã giúp tổ tiên chúng ta nhai thịt tốt hơn. Nhưng khi bộ não phát triển, xương hàm bị thu hẹp lại khiến răng khôn không có chỗ mọc. Thế là chúng phải chen chúc và mọc theo những hướng khác nhau, gây ra nhiều đau đớn và phiền phức.
Răng khôn mọc lệch gây ra những cơn đau khó chịu.
4. Những sợi lông vận chuyển
Các xoang hô hấp của chúng ta có rất nhiều những sợi lông li ti. Chúng liên tục rung động và đẩy chất nhờn từ khoang mũi xuống cổ họng nhằm giữ vệ sinh cho cơ thể. Vì thế, lợi ích của các lông ở hệ hô hấp không phải là che chắn, bảo vệ giống như "nhiệm vụ" của tóc, lông tay, lông chân... mà là vận chuyển giúp ích cho cơ thể.
Khi trời lạnh, hoạt động của các lông rung này kém hiệu quả đi. Hậu quả là các chất nhờn bị tích tụ trong khoang mũi và cơ thể buộc phải hắt hơi để thải chúng ra ngoài.
5. Nỗi buồn của tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì thường kéo theo những phiền toái không chỉ về thể chất mà cả tâm lý. Ở giai đoạn này, teen thường cảm thấy mất tập trung, chán nản, dễ vui, dễ buồn vô cớ. Lý giải về điều này, các nhà khoa học cho biết hormone trong cơ thể chúng ta hoạt động đặc biệt mạnh mẽ trong tuổi dậy thì và nó đã tác động đến các nơron thần kinh trong não đấy!
Hormone gây ra những biến đổi tâm lý ở tuổi dậy thì.
6. Tế bào trứng dùng không hết
Buồng trứng của các teen girl trung bình có khoảng 34.000 tế bào trứng nhưng trong suốt cuộc đời thì chỉ có khoảng 350 trứng trưởng thành và rụng mà thôi, số còn lại đều tự tiêu hủy. Đến độ tuổi 40 - 50, chu kỳ kinh nguyệt sẽ dừng lại, có nghĩa bộ não không còn điều khiển việc rụng trứng nữa.
Chỉ khoảng 1% trứng rụng trong suốt cuộc đời người phụ nữ.
7. Bộ não… ăn nhiều
Tuy chỉ chiếm 2% khối lượng cơ thể nhưng não bộ của chúng ta “tiêu hóa” đến 20% tổng khối lượng ôxy và calo hấp thu được. Ba động mạch não có nhiệm vụ thường xuyên bơm ôxy và chất dinh dưỡng nuôi não. Nếu hoạt động này bị dừng lại vì bất cứ lý do gì, vùng não bị “đói” có thể bị chết, dẫn đến những tổn thương không thể phục hồi.
Bộ não tiêu thụ 1/5 năng lượng của bạn.
8. Xương giúp điều hòa muối khoáng
Thực tế, rất ít người biết ngoài nhiệm vụ làm giá đỡ cơ thể, xương còn nhận trách nhiệm điều hòa canxi trong cơ thể.
Xương được cấu tạo bởi hai thành phần hóa học chính là phốt pho và canxi. Tuy nhiên, không dừng lại tại đó, canxi còn tham gia cấu tạo cơ và nơron thần kinh. Khi cơ thể bị thiếu canxi trầm trọng, canxi trong xương sẽ được phân giải một phần để san sẻ cho các bộ phận khác. Lúc đó, xương sẽ yếu đi. Đây là khoảng thời gian chúng ta rất dễ gặp chấn thương nếu không cẩn thận. Vì vậy, các bạn nhớ ăn uống đầy đủ để xương không phải “ôm đồm” quá nhiều nhiệm vụ nhé!
Những thực phẩm giàu canxi.
9. Khả năng nhớ bằng tư thế
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện mối liên hệ giữa trí nhớ và tư thế của cơ thể. Họ chỉ ra rằng, ký ức con người luôn có mối liên hệ chặt chẽ với cảm nhận của các giác quan trong cùng thời điểm. Chẳng hạn, nếu một người đàn ông quỳ một chân xuống, anh ta sẽ nhớ được nhiều chi tiết hơn về lễ cầu hôn của mình.
Tư thế có thể gợi ta nhắc đến một kỷ niệm nào đó.
10. Chất độc trong dạ dày
Axit clohiđric (ký hiệu hóa học: HCl) là một axit mạnh, có khả năng ăn mòn nhiều kim loại, bao gồm cả sắt, thép. Thật khó có thể tưởng tượng rằng HCl luôn tồn tại trong dạ dày chúng ta, tham gia vào quá trình tiêu hóa. Nhưng bạn đừng lo, cơ thể chúng ta luôn có một lớp màng nhầy ngăn cách axit với thành dạ dày, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra bình thường.
Axit clohidric là một phần của dịch vị dạ dày
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét