“Bí ẩn” về họ Thích
của người xuất gia
Những người xuất gia dùng chữ Thích làm họ cho mình nhưng vấn đề lịch sử của chữ Thích vẫn còn nhiều điều “bí ẩn” và không phải ai xuất gia cũng mang họ Thích ngay.
Theo lịch sử Phật giáo Trung Hoa thì
việc sử dụng chữ Thích làm tộc danh cho người xuất gia và lâu nay nhiều
người cho rằng do Thích Đạo An (năm 312 - 385 đời Tây Tấn) thiết định
ra.
Trong sử chép thì vào thời Đạo An, tạng Luật chưa truyền đến Trung Hoa,
nề nếp sinh hoạt của Tăng già chưa có định hướng chung. Do vậy, ngài
Đạo An đã soạn ra những thanh quy, điều lệ làm cương lĩnh tu tập của
Tăng già (người xuất gia), trong đó có quy định dùng chữ Thích làm họ.
Nhưng
vấn đề là ngài Đạo An đã dựa vào những cơ sở nào để đặt ra quy định
này, cũng như những trường hợp sử dụng chữ Thích trước thời Đạo An sẽ
giải thích ra sao?
Do
đó, để có thể trở thành một quy định được Tăng già nồng nhiệt đón nhận
và có sức sống lâu bền đến ngày nay, việc vận dụng chữ Thích dành cho
những người xuất gia phải xuất hiện trước ngài Đạo An rất lâu và trở nên
thịnh hành trong thời Ngài song có thể còn mang tính rời rạc, tự phát.
Theo
lịch sử Phật giáo Ấn Độ, trong thời Đức Phật, không có một bằng chứng
nào cho thấy vấn đề Pháp danh đã từng được đặt ra. Điều này có thể khẳng
định qua việc khảo sát danh tính những đệ tử tiêu biểu của Đức Phật lúc
bấy giờ.
Tăng đoàn đầu tiên của Đức Phật đang đi truyền đạo
Từng con người, lịch sử đều ghi nhận về tên tuổi, gia cảnh, đời sống… trước khi theo Đức Phật, cũng như thời gian tu
tập giải thoát sau khi về với Phật nhưng tuyệt nhiên không thấy lịch sử
đả động gì đến việc họ được Đức Phật đặt cho một tên mới sau khi theo
Ngài.
Tên
của họ vẫn là tên được cha mẹ đặt cho từ lúc sinh ra cho đến lúc từ giã
cõi đời. Nhưng như vậy không có nghĩa là Pháp danh mà chúng ta sử dụng
ngày nay không có một liên hệ nào bắt nguồn từ thời Đức Phật.
Sau
khi thành Đạo, Ngài ra đi thuyết giáo, thâu nhận môn đệ, thành lập giáo
đoàn và có một tên là Sa môn Thích tử mà chúng ta có thể dễ dàng bắt
gặp trong Kinh tạng Nam truyền cũng như tạng Luật. Đây là danh xưng
chính thức của giáo đoàn.
Như vậy, tên bộ tộc Thích Ca của Đức Phật được dùng làm biểu tượng của giáo đoàn.
Còn về lịch sử Phật giáo Việt Nam, ngay trong thời của Đức Phật, chữ Thích đã được dùng một cách chính thức và phổ thông, tuy nhiên chưa được sử dụng cho từng trường hợp cụ thể.
Vào
khoảng năm 220 - 300 có một nhà sư hiệu là Trúc Đạo Thanh hay còn gọi
là Đạo Hinh, vị sư này còn có một tên gọi khác rất quan trọng đối với
vấn đề mà chúng ta đang tìm hiểu, đó là Thích Đạo Thanh.
Với
niên đại nói trên, ngài Đạo Thanh phải qua đời ít nhất 12 năm trước khi
ngài Đạo An ra đời. Như vậy, trước ngài Đạo An, chí ít là tại Việt Nam,
chữ Thích đã chính thức được dùng làm họ của người xuất gia.
Nhưng không phải ai đi tu cũng được mang ngay họ Thích
Bởi được mang họ Thích phải qua những giai đoạn tu học khác nhau. Không đơn thuần là cứ đi tu là có họ Thích ngay.
Người
mới đi tu vào chùa, sau một thời gian thử thách, được Thầy của người đó
thế phát (cạo tóc). Khi đó người ấy được gọi là chú Tiểu hoặc chú Điệu
và được Thầy ban cho một Pháp danh.
Sau
khi hoàn tất chương trình học tại chùa khoảng 2 năm chú được Thầy cho
đi thọ giới Sa Di do Giáo hội Phật giáo tổ chức và lúc này Thầy sẽ ban
cho Pháp Tự.
Trong
thời gian làm Sa Di, chú phải hoàn tất chương trình tu học ít nhất là 5
năm sẽ được Thầy cho đi thọ giới Tỳ Kheo tại Đại Giới Đàn do Giáo hội
Phật giáo tổ chức gọi là Tuyển Phật Trường. Nếu đỗ, chú Sa Di được thọ
giới Tỳ Kheo. Khi thọ giới Tỳ Kheo mới là chính thức trở thành một tu sĩ
của Phật Giáo. Bây giờ, chú được Thầy đặt Pháp hiệu. Lúc này mới được
dùng chữ Thích đứng trước.
... và không phải tu sĩ nào cũng dùng họ Thích
Trên
nguyên tắc thì không riêng gì tu sĩ Phật giáo nước ta mà tất cả tu sĩ
Phật giáo khắp nơi trên thế giới, đều mang chung họ Thích. Vì Đức Phật
mang họ Thích.
Nhưng
việc lấy họ Thích, không phải là một quy luật chung áp dụng cho tất cả.
Vấn đề này, còn tùy theo đặc tính và sở thích của mỗi người. Không phải
ai cũng đặt cho mình là họ Thích, ít ra là về cách xưng hô cũng như
trên những văn kiện giấy tờ.
Thực
tế, đã có rất nhiều nhà sư, kể từ khi xuất gia cho đến khi viên tịch,
các Ngài không bao giờ lấy chữ Thích. Ví dụ như cố Đại Lão Hòa Thượng
Hành Trụ, Ngài thường để là Sa Môn Lê Phước Bình hoặc còn nhiều vị khác
chỉ để Pháp danh hay Pháp hiệu mà Thầy Tổ hoặc người đời đặt cho như
Thiền sư Vạn Hạnh, Pháp sư Tịnh Không... chứ các Ngài không tự xưng mình
là họ Thích.
Bùi Hiền (Tài liệu: Đại tạng kinh Việt Nam, Lịch sử Phật giáo, báo Giacngo Online).
*******************************************
Đi lễ chùa cần biết từng chư Phật và Bồ tát
Trong
các tự viện, hình tượng đức Phật và Bồ tát được các sư thầy bố trí thờ
tự khắp nơi. Tuy nhiên rất ít người biết được tên gọi chính xác, lịch sử
và ý nghĩa của mỗi pho tượng được thờ, cũng như tại sao lại để ở vị trí
như vậy.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Ðức
Phật Thích Ca, trước khi thành Phật tên gọi là Sĩ Ðạt Ta là con vua
Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia, ở thành Ca Tỳ La (Kapilavatsu).
|
Đức Phật Thích Ca
|
Ngài
sinh vào ngày trăng tròn, tháng hai Ấn Ðộ (nhằm ngày rằm tháng tư âm
lịch Trung Hoa, năm 624). Ra đời chưa đầy một tháng, Ngài mồ côi mẹ, nhờ
Dì mẫu nuôi dưỡng cho đến trưởng thành.
Năm
29 tuổi, Ngài trốn vua cha vượt thành xuất gia tầm thầy học đạo, đã tu
tập với nhiều vị đạo sư và 6 năm tu khổ hạnh nhưng rốt cuộc Ngài thầy
không đem lại sự giải thoát. Ngài trở lại lối sống bình thường, vận dụng
tâm trí quan sát tướng chân thật của vũ trụ.
Sau
49 ngày ngồi thiền định ở dưới cội Bồ đề, Ngài bừng ngộ thấy rõ chân lý
của cuộc đời, biết được mọi người đều có đủ khả năng giác ngộ và giải
thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.
Sau
khi chứng đạo, Ngài du hành thuyết pháp suốt 45 năm. Những môn đồ được
Ngài giáo hóa đông vô kể. Năm 80 tuổi, nơi rừng Ta la song thọ ngoài
thành Câu Thi, sau buổi thuyết pháp cuối cùng, Ngài nhập Niết bàn (mất -
PV).
Đức Phật A Di Đà
Đức Phật A Di Đà là vị giáo chủ ở cõi Cực-lạc phương tây A Di Đà.
|
Đức Phật A Di Đà
|
Thời
đức Phật Thế Tự Tại Vương, có vị quốc vương tên Kiều Thi Ca nghe Phật
thuyết pháp liền bỏ ngôi vua xuất gia làm Tỳ-kheo hiệu là Pháp Tạng. Một
hôm, Ngài đảnh lễ Phật cầu xin chứng minh cho Ngài phát 48 lời nguyện.
Do
nguyện lực ấy, sau này Ngài thành Phật hiệu A Di Đà ở cõi Cực-lạc. Đức
Phật A Di Đà thường thờ có hai tượng: Tượng ngồi kiết già trên tòa sen,
tay kiết định ấn, tương tự tượng Thích Ca.
Tượng
đứng trên hoa sen lơ lửng trong hư không, bên dưới là bể cả sóng dậy,
mắt Ngài nhìn xuống, tay mặt đưa lên ngang vai, tay trái duỗi xuống như
sẵn sàng chờ đợi tiếp cứu những người đang trầm mịch. Tượng ấy gọi là
tượng Di Đà phóng quang.
Đức Phật Di Lặc (hay còn gọi là Phật tương lai)
|
Bồ tát Di Lặc
|
Bồ-tát
Di Lặc là người Nam Ấn Độ, sinh ra trong gia đình Bà-la-môn. Sau khi
Đức Phật Thích Ca thành đạo và truyền bá chánh pháp (pháp môn Phật giáo -
PV), Ngài đã xuất gia tu hành.
Đến
khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn, Bồ tát Di Lặc cũng mất và sinh về cung
trời Đâu Suất, đợi ngày xuống trần gian thành Phật, hiệu là Di Lặc.
Tượng
Ngài thờ theo lối Tam Thế Phật cũng tương tự tượng Phật Thích Ca. Chỉ
đáng chú ý nhất bức tượng hình một vị Hòa thượng mập mạp, miệng cười toe
toét, mặc áo phơi ngực, bày cái bụng to tướng, chung quanh có 6 đứa bé
quấy nhiễu, đứa chọc tay vào mũi, đứa móc miệng, đứa chìa vào hông...,
Ngài vẫn cười tự nhiên.
Ngoài ra tượng Bồ-tát Di Lặc cũng được làm theo điển tích của Bố Đại Hòa thượng - Hòa thượng mang đãi lớn mà tô tượng.
Bố
Đại Hòa thượng xuất hiện vào đời nhà Lương ở Trung Hoa, Ngài ăn mặc xốc
xếch, đi đâu thường mang cái bị lớn, gặp ai có món gì xin món ấy dồn
vào bị, gặp những bọn trẻ con đem ra phân phát cho chúng. Bọn trẻ con
thích Ngài lắm.
Hình tượng Bồ tát Đại Thế Chí
|
Bồ tát Đại Thế Chí
|
Ngài
đứng bên phải đức Phật A Di Đà, tướng người cư sĩ cổ đeo chuỗi anh lạc,
tay cầm hoa sen xanh. Đây là lối thờ Di Đà tam tông: Đức Phật Di Đà ở
giữa, bên tả Bồ-tát Quán Thế Âm, bên hữu Bồ-tát Đại Thế Chí.
Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm
Thuở
đức Phật Bảo Tạng, Ngài là thái tử con vua Vô Tránh Niệm. Ngài theo vua
cha đến nghe Phật thuyết pháp và thỉnh Phật cùng Tăng chúng về cung
cúng dường.
|
Bồ tát Quán Thế Âm
|
Do
công đức ấy, được Phật thọ ký (chứng nhận - PV) sau này làm Bồ-tát hiệu
là Quán Thế Âm, phụ tá đức Phật A Di Đà giáo hóa chúng sinh và sau nữa
sẽ thành Phật hiệu là Phổ Quang Công Đức Sơn Vương (kinh Bi Hoa quyển
ba, phẩm Chư Bồ-tát bổn thọ ký).
Về
hình tượng của Bồ tát Quán Thế Âm, được dân gian tạo ra với các dạng
như Quán Âm Hài Nhi (thể theo cốt truyện Quán Âm Thị Kính), Quán Âm Nam
Hải, Quán Âm Tử Trúc...
Ngoài
ra phái Mật tông cũng có hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm với đủ hình dáng
như: Quán Âm Mã Đầu, Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quán Âm Cữu Diện...
Có một pho tượng thường được thấy thờ trong các nhà dân nhất là Quán Âm thanh tịnh bình thùy dương liễu.
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi
Ngài
là con thứ ba vua Vô Tránh Niệm tên là Thái tử Vương Chúng. Do cúng
dường đức Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sinh nên được hiệu là Đại Trí
Văn Thù Sư Lợi và được thọ ký sau này sẽ thành Phật ở thế giới thanh
tịnh Vô Cấu Bảo Chỉ, hiệu là Phật Văn Thù (Kinh Bi Hoa).
|
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi
|
Ngài là vị Bồ-tát hiểu thấu Phật tính, đầy đủ ba đức: Pháp thân, Bát-nhã, Giải thoát; hằng đem ba đức ấy giác ngộ chúng sinh.
Tay
mặt Ngài cầm kiếm sắc bén. Tay trái cầm hoa sen xanh. Mình ngồi trên
lưng Sư Tử xanh. Có nơi Ngài hiện tướng người xuất gia, vì với tư cách
trợ hoá cùng đức Phật Thích Ca nên phải hiện thân người xuất gia như các
vị Tỳ-kheo. Có chỗ thờ Ngài với hình thức người cư sĩ đội mũ, mặc giáp,
cầm kiếm.
Bồ tát Phổ Hiền
|
Bồ tát Phổ Hiền
|
Ngài
là con thứ tư vua Vô Tránh Niệm tên là Năng Độ. Do cúng dường đức Phật
Bảo Tạng và phát nguyện độ sinh, Ngài được Phật thọ ký sau này tu hạnh
Bồ-tát sẽ được tên là Kim Cương Trí Huệ Quang Minh Công Đức và sẽ thành
Phật ở thế giới Bất Huyền phương Đông hiệu là Phổ Hiền Như Lai (Kinh Bi
Hoa).
Căn
cứ vào vị trí đặt tượng Thích Ca tam tông, Bồ-tát Phổ Hiền hầu bên trái
đức Phật Thích Ca, Bồ-tát Văn Thù hầu bên hữu. Bồ-tát Phổ Hiền thờ
riêng với hình thức ngư cư sĩ, cưỡi voi trắng sáu ngà, hai tay chắp lại.
Hoài Lương
********************************************************************************************
Thu nhập kinh khủng của ‘cái bang’ chùa Bái Đính
Khoác
lên mình những bộ quần áo rách rưới, nhếch nhác, lê lết ở ngoài đường
nhưng thu nhập của "cái bang" ở chùa Bái Đính vào mùa lễ lên đến 4-5
triệu đồng/ngày.
Thật khó tin rằng cái “nghề” ăn mày được cho là “ở đáy của xã hội” lại mang về thu nhập cao như vậy. Ở những ngôi chùa lớn, chuyện ăn xin kiếm được tiền triệu/ngày không còn là chuyện hiếm.
Tại chùa Bái Đính, Ninh Bình, vào mùa lễ (từ mùng 6 đến mùng 10 tháng Giêng, âm lịch) đội ngũ ăn xin rất đông đảo. Nắm được tâm lý khi đi viếng chùa của khách thập phương, đội “cái bang” tìm mọi cách phô ra sự nghèo khổ, đau đớn của mình để du khách thương hại bố thí.
Tại chùa Bái Đính, Ninh Bình, vào mùa lễ (từ mùng 6 đến mùng 10 tháng Giêng, âm lịch) đội ngũ ăn xin rất đông đảo. Nắm được tâm lý khi đi viếng chùa của khách thập phương, đội “cái bang” tìm mọi cách phô ra sự nghèo khổ, đau đớn của mình để du khách thương hại bố thí.
Theo
tiết lộ của một người ăn mày ở đây, vào ngày cao điểm, có những người
ăn xin được 4-5 triệu đồng/ngày. Người ít cũng được 1-2 triệu/ngày.
Mỗi người vài nghìn đến vài chục nghìn, vào những ngày đầu khai hội, mỗi ngày có tới vài nghìn du khách tới thăm, ăn xin ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam này có thể kiếm vài triệu/ngày là chuyện không khó.
Mỗi người vài nghìn đến vài chục nghìn, vào những ngày đầu khai hội, mỗi ngày có tới vài nghìn du khách tới thăm, ăn xin ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam này có thể kiếm vài triệu/ngày là chuyện không khó.
Nhà có sạp hàng bán cơm cháy ở chùa Bái Đính, ngày ngày tiếp xúc với hội “cái bang” ở đây, Trịnh Văn Thành (Trường Yên, Ninh Bình) cho biết ăn mày ở đây có ăn mày giả và ăn mày thật. Ăn mày thật là những người khuyết tật thực sự. Còn ăn mày giả là những người còn lành lặn, ăn mặc rách rưới giả dáng khổ sở để xin tiền quan khách. Ăn mày giả chỉ dám xin lén lút, thấy bóng dáng công an, bảo vệ là “chuồn” ngay.
“Anh con nhà bác mình bị khuyết tật cũng ngồi xe lăn ăn xin ở chùa này. Vào ngày lễ cao điểm, anh cũng kiếm được 1-2 triệu/ngày. Còn ngày bình thường thì trung bình 2-3 trăm. Giờ hết mùa lễ anh ấy về nhà rồi”, anh Thành nói.
Anh Thành cũng cho biết, ăn xin ở đây chỉ hoạt động mạnh vào mùa lễ. Hết mùa lễ thì chỉ còn lại vài người khuyết tật ngồi xe lăn bám trụ lại chùa.
“Gần đây công an, bảo vệ dẹp nên ăn xin ít đi và cũng không xin được nhiều mấy. Chứ mấy năm trước thấy anh mình thu nhập khá lắm”, anh Thành nói.
La Hoàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét