Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

TỤC BÓ CHÂN NGƯỜI TÀU

Tập tục bó chân của người Tàu.


(Tài liệu đôi khi bị trùng lắp do bài của nhiều người viết cho cùng một đề tài. Xin thông cảm. )


Xem thêm tại: http://www.lamsao.com/tim-hieu-tap-tuc-bo-chan-cua-nguoi-trung-quoc-p214a61247.html

Tục bó chân “ba tấc sen vàng” ở Tàu.

October 1, 2013 
Xuốt chiều dài lịch sử ngàn năm, phụ nữ Tàu đã nghĩ ra rất nhiều biện pháp kỳ lạ để khiến bản thân trở nên xinh đẹp, cuốn hút trong mắt cánh mày râu. Trong đó, tục bó chân ‘ba tấc sen vàng” rộ lên vào khoảng thế kỷ 10, là gây đau đớn hơn cả.
Truyện dân gian kể lại rằng vào triều đại vua Hán Thanh Đế trị vì năm 961-975, ông đã đem lòng say mê một nữ vũ công có đôi bàn chân bó chặt nhỏ gọn tựa như vầng trăng khuyết khi nàng ta đang múa điệu “hoa sen”. Vì được vua sủng ái nên phần đời còn lại của người vũ công đã an hưởng trong nhung lụa. Cũng từ đó, bàn chân “sen vàng ba tấc” đã trở thành trào lưu làm đẹp của mọi tầng lớp xã hội, đồng thời là một tiêu chuẩn giúp các thiếu nữ lọt vào mắt các gia đình khá giả. Người ta tin rằng có gần một nửa phụ nữ vào thế kỷ 19, trong đó hầu hết các tiểu thư con nhà quan chức, giàu có đều trải qua tiến trình làm đẹp đau đớn này.
Thời phong kiến, hàng triệu bậc cha mẹ đã dùng vải bó chặt bàn chân của con gái với mong muốn đôi bàn chân nhỏ chừng 3, 4 phân sẽ giúp con đổi đời, lấy được chồng giàu sang. Các bé gái được bó chân ở độ tuổi từ 2 đến 7, khi cấu trúc xương vẫn còn non nớt. Tiến trình này thường được thực hiện vào mùa đông bởi chân trẻ sẽ bị tê lạnh, và bớt đi cảm giác đau đớn. “Sen vàng” hoàn hảo chỉ được phép dài 3 phân, còn 4 phân chỉ được gọi là “sen bạc”.
Đầu tiên, bàn chân sẽ được ngâm trong hỗn hợp gồm thảo dược và máu động vật ấm, có tác dụng làm mềm xương khớp. Sau đó tất cả móng chân sẽ bị cắt bỏ để ngăn chặn sự phát triển của chân và nhiễm trùng. Tiếp đến, người lớn sẽ xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân cho đứa trẻ rồi bẻ gẫy các ngón chân, trừ ngón cái rồi bó quặp tất cả 10 ngón sẽ được bó quặp về phía lòng bàn chân bằng những mảnh vải dài ngâm hỗn hợp. Đôi khi lòng bàn chân bé gái còn bị cắt vài vết rất sâu để các ngón chân dễ dàng nằm gọn trong đó.
alt
Đôi bàn chân nhỏ đặc biệt của bà Han.
Hai ngày một lần, các mảnh vải bó chân lại được thay mới và thắt chặt hơn trước làm cho quá trình bó chân càng ngày càng đau đớn. Các cô gái được đóng riêng cho những đôi giày có kích thước rất nhỏ, và được khuyến khích đi bộ nhiều mỗi ngày để đôi bàn chân phát triển theo hình dạng mong muốn. Tuy các ngón chân bị gãy sẽ lành lại dần khi các bé gái lớn lên, nhưng có không ít trường hợp chân bị hoại tử, bị rụng ngón, thậm chí là tử vong. Khi trưởng thành, bàn chân nhỏ chừng 3, 4 phân không cân với tỉ lệ cơ thể khiến các cô gái khó đứng vững, chẳng may bị ngã thì cũng khó tự đứng dậy.
alt
Đôi chân của phụ nữ thời xưa được bó chặt ngay từ khi còn bé.
Bất bình trước tập tục “hành xác”, năm 1874 một giáo sĩ người Anh, làm việc tại Thượng Hải đã cùng với một nhóm phụ nữ theo đạo Thiên chúa đã lên tiếng phản đối chống lại tục bó chân “ba tấc sen vàng” nhưng không nhận được sự ủng hộ. Sau đó, vào năm 1912 khi triều đại nhà Thanh sụp đổ, các thành phần trí thức tiên tiến trong chính quyền Quốc dân đảng đã quyết định loại bỏ tục bó chân ra khỏi giá trị thẩm mỹ, đạo đức và ban lệnh cấm trên toàn quốc gia. Tuy nhiên một số gia đình vẫn lén bó chân cho con gái mình cho đến tận năm 1949, thời điểm mà các lệnh trừng phạt nghiêm khắc được áp dụng.
alt
Đôi giày nhỏ dành cho đôi chân nhỏ.
alt
Cụ bà Han Qiaoni sống tại tỉnh Sơn Tây được biết đến là một trong những người phụ nữ cuối cùng ở Tàu có đôi bàn chân được bó chặt theo tập tục cũ.
Bà Han nay đã 102 tuổi và bắt đầu bó chân từ năm 4 tuổi. Bà kể lại phải mất đến 6 tháng sau đấy bà mới có thể quen dần với sự đau đớn và đi lại bình thường.
Theo Hoàng Trang.

Nhân chứng sống cuối cùng của tục bó chân ghê rợn ở Tàu.

Những người phụ nữ còn sống sót cuối cùng vẫn phải chịu đựng sự đau đớn sau hàng trăm năm tục bó chân làm đẹp ở Tàu.

Từng là biểu tượng của sắc đẹp và địa vị một thời, tục bó chân để tạo thành bàn chân có hình hoa sen bắt đầu xuất hiện ở Tàu từ thế kỷ thứ 10, và đến tận thế kỷ 20 mới trở nên thưa dần, rồi bị cấm hẳn vào năm 1911.
Rất ít phụ nữ có đôi chân bị buộc đau đớn vẫn còn sống cho đến ngày nay. Mới đây, một bộ ảnh đã được thực hiện trong dự án của nhiếp ảnh gia Hong Kong Jo Farrel nhằm tôn vinh cuộc đời của họ.
Ở tuổi 80 và 90, những phụ nữ buộc chân này hiện đã trở thành nhân chứng sống cho tục lệ ghê rợn vì họ sống ở vùng nông thôn, nơi tục buộc chân déo dài đến tận năm 1939.
“Dù bị coi là dã man, nhưng tục lệ này giúp nhiều phụ nữ tìm được bạn đời thích hợp”, nữ Nhiếp ảnh gia Farrel giải thích. “Các bà mối, hoặc mẹ chồng đều đòi hỏi hôn thê của con trai họ phải có đôi chân bó, vì đó được coi là dấu hiệu của một người vợ tốt (biết nghe lời mà không phàn nàn)”, Farrel nói.

bó chân
Truyền thống bó chân bắt đầu từ thời nhà Tống và đã bị cấm vào năm 1911, tuy nhiên nó vẫn tiếp tục xuất hiện tại khu vực nông thôn cho đến khoảng năm 1939.
Theo Nhiếp ảnh gia này, bất kỳ nền văn hóa nào cũng có những dạng thức biến đổi cơ thể để phù hợp với quan niệm về cái đẹp của nền văn hóa đó. Từ việc tiêm botox, cắt bộ phận sinh dục, nâng ngực, xăm, đến cắt xương sườn, gập ngón chân và đeo khuyên ở môi.
bó chân
Nhiều cô gái trẻ sử dụng việc bó chân bởi đó là một dấu hiệu của vẻ đẹp, và là một trong những cách chính để tìm chồng ở Tàu thời xa xưa.
Farrel đã ghi lại hình ảnh tất cả nông dân đang sinh sống, và làm ăn ở khu vực nông thôn Tàu, cách xa khu vực thị thành - nơi tục bó chân từng là biểu tượng của địa vị xã hội, nên phụ nữ giàu có với đôi chân bị buộc không phải làm việc.
Tiến trình buộc chân bắt đầu từ những bé gái 4– 9 tuổi, trước khi chân của chúng phát triển đầy đủ. Tục buộc chân thường được thực hiện vào mùa đông, khi bàn chân bọn trẻ tê cóng vì thời tiết lạnh giá.
Chân được ngâm vào nước thảo mộc và máu động vật để mềm ra, và móng chân được cắt bỏ tối đa. Các ngón chân bị bẻ cong cho đến khi gãy gập hẳn xuống lòng bàn chân. Người ta dùng vải bó chặt để giữ ngón chân gập xuống vĩnh viễn, và bàn chân phát triển tối thiểu. Băng được gỡ định kỳ để rửa và xoa bóp chân, nhưng sau đó bị buộc lại ngày càng chặt hơn.
Hậu quả là nhiều phụ nữ bị tàn tật vì tục buộc chân này. Các nhà truyền giáo đến Tàu vào những năm 1800 kêu gọi cấm tục lệ này để thúc đẩy bình đẳng giới tính.
Farrell nói rằng chị hy vọng dự án ảnh lần này sẽ được sử dụng cho các nghiên cứu nhân chủng học, và trưng bày trong các bảo tàng.
Lương Hiền (theo Dailymail).

Bộ ảnh do Nhiếp ảnh gia đến từ Hong Kong thực hiện cung cấp cho người xem những hình ảnh chân thực về những bàn chân nhỏ xíu – kết quả của tục bó chân từng tồn tại hàng nghìn năm tại Tàu.
alt
Hơn 100 năm sau khi Tàu tuyên bố xóa bỏ tục lệ bó chân, nhưng tại những vùng thôn quê ở Tàu, người ta vẫn bắt gặp những cụ bà với bàn chân nhỏ xíu – kết quả của tục lệ bó chân. Đó là những nhân chứng cuối cùng còn sót lại của tục bó chân tại quốc gia này.
alt
Từng là biểu tượng của sắc đẹp và sự quyền quý, những bàn chân nhỏ xíu do bị bó chặt được gọi bằng những cái tên mỹ miều như “gót hoa” hay “gót huệ”. Được hình thành từ thế kỷ thứ 10, nhưng đến năm 1911, tập tục này đã được xóa bỏ.
alt
Để ghi lại chứng cớ của một nét truyền thống từng tồn tại hàng nghìn năm, nữ Nhiếp ảnh gia đến từ Hong Kong, cô Jo Farrell đã thực hiện bộ ảnh về những nhân chứng cuối cùng của tục bó chân tại Tàu.
alt
Nhiếp ảnh gia chia sẻ “Đó là truyền thống giúp phụ nữ tìm được người bạn đời phù hợp và danh giá. Những bà mối hay mẹ chồng tương lai luôn coi đó là dấu hiệu chứng tỏ các cô gái sẽ trở thành vợ tốt.”
alt
 Cụ bà Zhao Hua Hong là 1 trong những người từng thực hiện bó chân còn sống cho đến ngày nay.
alt
Những phụ nữ xuất hiện trong bộ ảnh này đều đến từ những vùng quê nghèo của Tàu.
alt
Người mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái, hoặc cháu gái họ khi đứa trẻ từ 2 đến 5 tuổi. Quá trình này được bắt đầu trước khi khung xương chân của đứa trẻ có cơ hội phát triển. Việc bó chân thường được thực hiện vào mùa đông bởi chân trẻ sẽ bị tê lạnh, và vì thế bớt đi cảm giác đau đớn. 
alt
Đầu tiên, chân sẽ được ngâm vào nước thảo mộc và máu động vật cho mềm ra. Sau đó, móng chân sẽ được cắt bỏ càng sâu càng tốt để ngăn chặn sự phát triển của chân và sự nhiễm trùng.
alt
Tiếp đó, ngón chân sẽ bị bẻ gãy gập hẳn xuống lòng bàn chân. Lúc này, người mẹ hoặc bà sẽ dùng vải bó chặt chân lại.
alt
Cuối cùng, băng sẽ được gỡ bỏ định kỳ để rửa và xoa bóp. Tuy nhiên, những lần sau đó, chân của các cô gái sẽ càng bị bó chặt hơn.
alt
Bệnh phổ biến nhất sau khi bó chân là nhiễm trùng. Móng chân sẽ mọc dài ra, đâm vào thịt làm rữa thịt, đôi khi làm rụng cả ngón chân. Căn bệnh này có thể dẫn đến tử vong.
alt
Khi trưởng thành, người bó chân có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe. Những phụ nữ lớn tuổi thì có nguy cơ cao bị gãy xương chậu và các xương khác khi ngã, họ cũng khó mà đứng dậy được khi đang ngồi.
alt
Nữ nhiếp ảnh gia chia sẻ với dự án ảnh này, cô mong muốn sẽ góp phần cho công cuộc nghiên cứu nhân chủng học, hoặc được trưng bày tại triển lãm.



Tục bó chân ở Tàu: một cách làm đẹp kinh hoàng.

 
Tuc bo chan o Trung Quoc mot cach lam dep kinh hoang
(Ảnh: dynastyantiques).
Đời nhà Đường, một cung nữ với những vũ điệu tuyệt vời trên đôi chân nhỏ xinh bọc lụa gấm đã làm say lòng hàng trăm vị Vương tôn Công tử, ngay cả bậc Quân vương. Lòng đố kỵ nổi lên, các cô gái sắc nước hương trời tìm mọi cách để có được “đôi chân hoa huệ”.
Đến thế kỷ thứ 12, bó chân đã trở thành “mốt” phổ biến rộng rãi trong giới thượng lưu Tàu, đặc biệt chỉ dành riêng cho kiều nữ thuộc các gia đình quyền quý vương giả.
Để “đôi chân hoa huệ” ngày càng nhỏ xinh và hoàn thiện, người ta lại càng ra sức căng chặt vải buộc chân cho thêm phần đau đớn. Để rồi đến cuối triều nhà Minh (1636-1911), nó chẳng khác gì một cuộc hành hình mà bất cứ cô gái mới lớn nào cũng đón nhận bằng thái độ vừa háo hức, vừa khiếp đảm.
Thời kỳ này, các bé gái lên 5-7 tuổi đã bắt đầu nghi lễ buộc chân. Bà và mẹ thường là những người đích tay buộc dải băng (dài 2,5 m, rộng 5cm ) vòng quanh chân cô con gái nhỏ, càng chặt thì càng có hy vọng kiếm tấm chồng cao sang quyền quý sau này. Ngón chân cái để nguyên bình thường trong khi 4 ngón chân còn lại bị ép cứng vào nhau, sao cho chỉ trong vòng 1 năm xương nát nhừ là “đạt chuẩn”.
Tuc bo chan o Trung Quoc mot cach lam dep kinh hoang
Các bé gái thực hiện nghi lễ bó chân từ rất sớm
Vài năm đầu, cơn đau nhức mỗi lúc sẽ tăng dần lên, thậm chí đau đớn phát ngất chứ đừng nói đi lại gì. Muốn di chuyển, kiều nữ bó chân chỉ còn cách trườn bò, hoặc phải có người dìu đỡ, cách tốt nhất là cứ yên vị một chỗ cho xong. Gót chân chai cứng dần bởi trong suốt tiến trình bó chân hoa huệ, các cô gái chỉ có thể đi đứng bằng gót chứ tuyệt nhiên không được động chạm tới gan bàn chân và 5 đầu ngón chân.
Tuc bo chan o Trung Quoc mot cach lam dep kinh hoang
Gót chân chai cứng
Tuc bo chan o Trung Quoc mot cach lam dep kinh hoang
Không thể tự đi lại được
Sau nhiều năm vật vã “làm đẹp” như thế, cuối cùng xương bàn chân cũng cong lên thành hình... “hoa huệ”. Dải băng tuy không được tháo ra nhưng cảm giác đau cũng dần dần chai sạn. Đến lúc này, những cô gái chân hoa sen, hoa huệ có thể ngẩng cao đầu mà bước vào cuộc thi được tổ chức giữa các gia tộc quyền quý nhất.
Một bàn chân đẹp hoàn hảo thường có độ dài từ 7-10cm. Chân càng nhỏ, nghĩa là người con gái ấy càng đẹp, và càng có nhiều cơ hội kén chồng danh giá.
Tuc bo chan o Trung Quoc mot cach lam dep kinh hoang
Chiều dài lý tưởng từ 7-10 cm
Tuc bo chan o Trung Quoc mot cach lam dep kinh hoang
Giày chuyên dụng cho "bàn chân hoa huệ"
“Chân hoa huệ” cần phải được chăm sóc và cọ rửa cẩn thận mỗi ngày. Nếu móng chân mọc quá dài ăn sâu vào mu bàn chân có thể gây nhiễm trùng, thậm chí nếu băng quá chặt có thể xảy ra hiện tượng hoại tử, và nhiễm trùng máu. Bàn chân bó sẽ đau đớn và “oặt oẹo” suốt đời. Hơn thế, nó lúc nào cũng phát ra mùi khó ngửi.
Bạo quyền Tàu Cộng hiện nay đã ra lệnh cấm tục bó chân, tuy nhiên đâu đó trên các tỉnh thành đất nước người ta vẫn thấy nhiều cụ bà cao tuổi dò dẫm đi lại với đôi chân cong cong bé xíu - di chứng của hủ tục một thời.
Hải Minh
Tổng hợp
Việt Báo (Theo_ Dân trí

Tục bó chân và nỗi đau của phụ nữ Tàu.

 

Một trong những nét văn hóa độc đáo tiêu biểu của người Tàu là tục bó chân. Nhưng đằng sau những chiếc giày bé tí xíu bằng lụa với nhiều màu sắc rực rỡ ấy lại ẩn chứa nỗi đau thể xác vô cùng lớn.
Tuc bo chan va noi dau cua phu nu Trung Quoc
Cụ Zhou Guizhen. Ảnh:AP
Chúng ta hãy cùng nghe một cụ bà 86 tuổi kể về năm tháng ấu thơ của mình.
Cụ Zhou Guizhen, 86 tuổi sinh sống tại một ngôi làng nhỏ thuộc tỉnh Vân Nam là một trong số những người phụ nữ bó chân của Tàu hiếm hoi vẫn còn sống cho tới ngày nay.
Cụ Zhou cởi giày, khoe bàn chân bị bẻ xương “dị dạng”, dài chưa đầy 13 cm của mình và cho biết, có tới 4 ngón chân đã bị hư hỏng nặng và bẻ quặt xuống dưới.
Suốt cả cuộc đời chân cụ vẫn phải quấn lụa, bước đi ẻo lả, tập tễnh trên đôi “gót sen” bé tí xíu như chân búp bê.
Xuất xứ của tục bó chân:
Tuc bo chan va noi dau cua phu nu Trung Quoc
Nàng Triệu Phi Yến và truyền thuyết "Kim liên tam thốn" (Gót sen ba tấc).
Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân. Một trong những giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về một cung phi của vua Hán Thành Đế tên là Triệu Phi Yến.
Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất mê mẫn với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn, nên gọi nó là "Kim liên tam thốn" (Gót sen ba tấc) (hệ đo lường của Tàu cổ xưa: 1 thốn= 3.33 cm) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo.
Tục bó chân vẫn tồn tại ở Tàu cho đến tận thế kỷ 20. Mãi đến năm 1911 thì tập tục này mới được bãi bỏ hoàn toàn, và được đông đảo dân chúng tách ra khỏi giá trị thẩm mỹ và đạo đức.
90% bé gái Tàu ngày xưa, khoảng 5 hay 6 tuổi, đều phải đau khổ vì tục bó chân này. Sự tăng trưởng của đôi bàn chân đã phải ngưng lại để cho kích thước của chúng không vượt quá kích thước lý tưởng 7,5cm: đó là đôi gót sen vàng!
Các bà mẹ phải tiến hành tục bó chân cho con gái họ, vì lo lắng cho tương lai của con họ. Ở Tàu thời xưa, phụ nữ phải phục tùng uy quyền của người cha, sau đó đến người chồng, và nếu chồng qua đời sớm phải nghe theo người con trai. Cho nên cô gái Tàu sẽ hạnh phúc nếu tìm được người chồng tốt.
Tuc bo chan va noi dau cua phu nu Trung Quoc
Bó chân làm cho cấu trúc xương bị dị dạng và 4 ngón chân bị bẻ quặt, hư hỏng nặng. Ảnh: China FPA
Đôi bàn chân nhỏ đồng nghĩa với “đức hạnh”? 

Hãy nghe lời kể của một nhà Truyền giáo phương Tây vào thế kỷ 19: "Cô gái có đôi bàn chân bé khoảng 7cm, thậm chí thật gớm ghiếc, sẽ có nhiều cơ may lấy chồng hơn một thiếu nữ có đôi bàn chân bình thường". Người phụ nữ có "gót sen vàng" được đánh giá là thượng lưu, có thể đạt tới một địa vị xã hội cao quý.
Còn hơn cả mọi phần khác trên thân thể phụ nữ, cảm hứng tình dục của người Tàu cổ xưa dành phần ưu ái cho đôi bàn chân, hay nói đúng hơn là bề ngoài của chúng.
Thế nhưng yêu bàn chân trần của một phụ nữ bị coi là một sự đồi bại. Cách đây 700 năm, triết gia Fang Xun đã nhắc nhở những người chồng: “Nếu anh cởi bỏ đôi giày và dải băng bó chân ra, cảm xúc thẩm mỹ sẽ bị phá đổ mãi mãi !!!".
Tuc bo chan va noi dau cua phu nu Trung Quoc
Cụ Zhou cởi giày, khoe bàn chân bị bẻ xương “dị dạng”, dài chưa đầy 13 cm của mình và cho biết, có tới 4 ngón chân đã bị hư hỏng nặng và bẻ quặt xuống dưới. Ảnh: AP
Việc bó chân được xem là một giải pháp để kiểm soát và củng cố đức hạnh của nữ giới. Nhà Xã hội học Yang Yang của Trung Cộng mới đây đã thực hiện một cuộc nghiên cứu trên 300 cụ bà cao tuổi sinh sống tại Lâm Nghi tỉnh Sơn Đông.
Đa số các chứng nhân lịch sử này đều cho biết, người xưa tin rằng những người đàn bà với đôi bàn chân bé tí xíu sẽ không thể rời khỏi nhà dễ dàng, từ đó không thể có cơ hội quan hệ tình dục với người nào khác ngoài chồng mình.
Hiện nay số người phụ nữ có “gót sen vàng” chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, chủ yếu là các cụ bà đã thọ 85-90 tuổi. Khi thế hệ này ra đi cũng là lúc tập tục bó chân cũng như các chứng nhân lịch sử sẽ mãi mãi chìm vào quên lãng.

Thu Hiền (Tổng hợp).

(Ghi chú:  Tôi cố tìm xem có bài nào viết về tục bó chân ở Việt Nam không, nhưng không hề thấy.  Việt Nam bị phương Bắc đô hộ hơn ngàn năm mà không tiêm nhiễm cái hủ tục nầy thì thật là hay !!!).
Tuy nhiên để chuẩn bị làm dâu cho bọn Tàu Khựa sắp qua tiếp thu xứ Mít thành một tỉnh tự trị của Đại Tàu, chừ con gái Việt bi giờ mới bắt đầu bó chân sao cho đạt tới kích cỡ 4 tốt 16 chữ vàng dẽo, thì mới hớp hồn chúng được  !!!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét