Tại sao phải sám hối?
Đạo Phật dạy quan hệ tốt giữa con người và con người:
(trích: “ÐỨC PHẬT ÐÃ DẠY NHỮNG GÌ”
Hòa thượng Walpola Rahula
Thích Nữ Trí Hải dịch (1998)
Nguyên tác: "What The Buddha Taught")
- Thứ nhất: cha mẹ là thiêng liêng đối với con cái.
Phải săn sóc cha mẹ khi già, phải làm bất cứ cái gì cần làm cho cha mẹ,
phải giữ danh dự gia đình và tiếp nối truyền thống gia đình…
- Thứ hai: quan hệ giữa thầy và trò. Người học trò phải kính trọng vâng lời thầy, phải lo cho thầy nếu thầy có điều chi cần, phải học hành chăm chỉ…
- Thứ ba: quan hệ giữa chồng và vợ.
Tình yêu giữa chồng vợ được xem hầu như tôn giáo hay thiêng liêng; gọi
là "đời sống gia đình thiêng liêng". Vợ chồng phải trung thành, kính
trọng và tận tụy với nhau, và họ có vài bổn phận đối với nhau…
- Thứ tư: quan hệ giữa bạn bè, bà con, láng giềng:
họ phải tử tế nhân từ với nhau, phải nói lời hòa nhã dễ nghe, phải làm
lợi ích cho nhau, phải hòa hiếu với nhau đừng gây gỗ, phải giúp nhau khi
cần, và đừng bỏ nhau trong khi hoạn nạn…
- Thứ năm: quan hệ giữa chủ và tớ:
chủ nhà có nhiều bổn phận đối với tôi tớ hay người làm công: phải giao
công việc tùy theo khả năng và sức lực, phải trả lương thích đáng, phải
cung cấp thuốc men, thỉnh thoảng phải cho quà tặng. Ðối lại người giúp
việc hay làm công phải chuyên cần không được biếng nhác, phải lương
thiện, vâng lời và đừng lường gạt chủ, phải siêng năng trong công việc
làm…
- Thứ sáu: quan hệ giữa tu sĩ với người thế tục:
với niềm yêu thương kính trọng, người thế tục phải coi sóc những nhu
cầu vật chất của sa môn, Bà la môn; với tâm bi mẫn, tu sĩ phải ban bố
kiến thức và hiểu biết cho người thế tục, và dẫn dắt họ theo đường
chánh, xa đường tà…
………………………………………….
Quan hệ giữa người cai trị và nhân dân.
Đức Phật đã chứng minh rằng toàn thể một xứ sở có thể trở thành đồi
trụy, thối nát và bất hạnh nếu những người cầm đầu việc cai trị - nghĩa
là vua, các quan lại và những nhân viên hành chánh - đều thối nát và bất
công. Muốn cho dân một nước được sung sướng, cần phải có một nền cai
trị công bằng. Một nền cai trị công bằng có thể được thực hiện bằng cách
nào? Ðức Phật đã nói rõ trong Kinh Thập Vương Pháp (10 nhiệm vụ của “vua”, tức người cai trị, quan chức, chính phủ…) :
- Nhiệm vụ thứ nhất là sự rộng rãi, bố thí, bác ái. Người cai trị không được có một thèm khát và bám víu nào đối với tài sản, tiền của, mà phải bố thí cho dân được no ấm.
- Thứ hai là một đạo đức tốt đẹp.
Không bao giờ sát hại, lừa bịp và bóc lột kẻ khác, tà dâm, nói lời sai
quấy, và rượu chè. Nghĩa là, ít nhất phải theo 5 giới của phật tử tại
gia.
- Thứ ba là hy sinh tất cả vì hạnh phúc của dân, phải sẵn sàng từ bỏ mọi tiện nghi cá nhân mình, tên tuổi danh vọng và ngay cả sự sống của mình vì lợi ích của dân.
- Thứ tư là trực hạnh. Phải xa lìa sự sợ hãi và thiên vị khi thi hành nhiệm vụ, phải thành thật trong ý định, và không được lừa bịp quần chúng.
- Thứ năm là khổ hạnh. Phải sống một đời giản dị, không được xa hoa. Ông phải biết chế ngự bản thân mình.
- Thứ sáu là nhu hòa. Phải có một tính tình hòa nhã.
- Thứ bảy là không thù hận, ác độc. Không được có tư thù với bất cứ ai.
- Thứ tám là bất hại.
Không những có nghĩa là không được làm hại ai, mà còn có nghĩa ông phải
cố tạo hòa bình bằng cách tránh và ngăn ngừa chiến tranh, hay mọi sự
dính dáng đến bạo động và sát hại sinh mạng.
- Thứ chín là nhẫn nhục. Phải có thể chịu đựng những khó khăn, khổ nhọc và những sự nhục mạ mà không mất bình tĩnh.
- Thứ mười là không đối lập,
không ngăn cản, nghĩa là không được đi ngược với ý chí của toàn dân,
không được cản bất cứ biện pháp nào đưa đến sự lợi lộc cho toàn dân. Nói
cách khác là phải cai trị thuận với ý chí của dân.
Năm
2006, nhân dịp UNESCO công nhận lễ Phật đản là lễ hội tôn giáo thế
giới, nhiều công trình văn hóa Phật giáo đặc sắc khắp châu Á được nhắc
đến, trong đó có pho tượng Vua sám hối độc nhất ở Việt Nam, với tạo hình
độc đáo. Hiện tượng “vua sám hối” cũng được ghi vào sách kỷ lục
Guinness.
'Vua sám hối'- bức dị tượng độc nhất Việt Nam
Bức
tượng được sơn son thiếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục
đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn
bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè
lên.
Tượng “Phật cưỡi vua” độc nhất vô nhị.
Một
chiều thu lang thang trên những con phố ở Hà Nội, đi ngang qua con phố
Hàng Than, thấy chùa Hòe Nhai ngày nào giờ sửa sang lại khang trang quá,
cửa chùa để ngỏ, tôi chợt dừng bước ghé chân vào thăm để tìm một chút
tĩnh lặng giữa những mớ bộn bề của cuộc sống.
Từng
ngọn gió thu mát rười rượi thổi dọc theo dãy hàng lang đi quanh chùa,
lại thêm cảnh vật yên tĩnh, trong lành khiến tâm hồn thư thái đến lạ
thường. Đi dạo một vòng quanh chùa, bất ngờ tôi phát hiện ở gian phòng
thờ bên trái thượng điện có một bức tượng hết sức kỳ dị thật mà không
một ngôi chùa nào khác có được.
|
Bức tượng kỳ lạ bí ẩn ở chùa Hòe Nhai, Hà Nội
|
Đó
là một bức tượng to, được sơn son thếp vàng, tượng tạc hình ảnh một nhà
vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để
trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên
tòa sen đè lên lưng nhà vua.
Đem
sự tò mò đến hỏi trụ trì của chùa là hòa thượng Thích Tâm Hoan, tôi mới
được hay biết đằng sau bức tượng này là cả một truyền kì dài gắn với
tên tuổi của một vị vua trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Trụ
trì Thích Tâm Hoan cho biết: “Bức tượng này là độc nhất vô nhị, không
chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, có bao nhiêu người được chiêm
ngưỡng là bấy nhiêu sự ngỡ ngàng và ngạc nhiên khi được nghe về huyền
tích sự ra đời của tượng “vua sám hối”.
Nhiều người khi nhìn bức tượng này cho rằng đây là một sự trừng phạt nhưng trái lại, "Dáng
quỳ gối phủ phục sát mặt đất của tượng vua thể hiện một sự quy phục
tuyệt đối. Đó là sự hối lỗi chân thành, một sự thay đổi xuất phát từ sâu
sắc trong tim chứ không gượng ép và do đó đây là một sự nhận lỗi, sửa
sai chứ không phải là một sự trừng phạt”, nhà sư Thích Tâm Hoan nói.
“Pho tượng không chỉ là một sự hoài cổ, mà nó là một
bài học lưu truyền cho muôn đời sau học tập. Làm người ai cũng phải sửa
bỏ thói hư tật xấu thì mới đạt được kết quả tốt. Ai sống trên đời cũng
đều mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng là phải biết nhìn nhận và sửa
sai, để được tha thứ. Khi biết nhận lỗi, những người khác sẽ không đánh
giá và quy tội nữa.
Sự ra đời của pho tượng sám hối kỳ lạ
Theo
lời của trụ trì Thích Tâm Hoan, thì vào khoảng năm 1670, lúc này Phật
giáo đang trong thời kỳ suy sụp, các nhà sư đều điêu đứng vì bị cho rằng
sự tồn tại của họ là không có lợi cho xã hội, các tăng ni và phật tử
trong chùa đều là những người lười nhác và sống ỉ lại vào sự hảo tâm của
mọi người, lãng phí của cải.
Khi
vua Lê Hy Tông lên nắm quyền năm 1675 đã ra sắc lệnh đuổi hết sư sãi ở
các chùa lên rừng, ai ngoan cố không đi sẽ bị khép vào trọng tội đem ra
xử trảm, khiến Phật giáo thời kỳ này rơi vào thảm cảnh hơn bao giờ hết
trong lịch sử. Chùa triền bỏ hoang, kẻ cắp vào tàn phá, các nhà sư phải
bỏ lên rừng, nhiều người không chịu được đói rét lại cởi áo cà sa quay
về kiếp phàm trần.
Cùng
thời gian này có một vị thiền sư đắc đạo tên Tông Diễn, ông thuộc thế
hệ thứ hai của phái Tào Động. Ông được mọi người thời bấy giờ gọi là “tổ
cua” vì tương truyền có một lần Tông Diễn mua được một mớ cua mẹ sau đó
liền thả hết chúng trở về mương vì khi nhìn thấy chúng sùi bọt ông cho
rằng chúng đang than khóc cho số phận của mình.
|
Tượng "vua sám hối" độc nhất vô nhị đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness
|
Nhìn
thấy sự đi xuống của Phật giáo và sự khốn khổ của các vị sư, Tông Diễn
đã quyết tâm tìm cách trở về kinh thành Thăng Long nơi có vua Lê Hy Tông
ngự để ngộ giác tư tưởng nhà Vua, cứu lại niềm tin Phật pháp vô biên.
Vì
khi đó vua Lê Hy Tông đang rất kì thị và căm ghét nhà sư nên Tông Diễn
phải cải trang sau đó giả vờ dâng tặng nhà vua một viên ngọc quý, nhưng
thực chất bên trong là một tờ sớ được viết bằng tâm huyết của Tông Diễn,
giúp vua Hy Tông ngộ ra được chân lý của Phật giáo.
Điều
mà bức sớ của Tông Diễn muốn nói với vua Hy Tông là ở đời Trần, đời Lý,
các vua hết sức coi trọng đạo Phật và rồi quốc gia thịnh trị, đạo Phật
khiến người ta biết ăn uống đúng mực, không sân si, không giết người
cướp của, nó như một viên ngọc quý của quốc gia, vậy tại sao cho đến giờ
đạo Phật lại bị cho rằng không mang lại lợi ích gì cho xã hội...
Khi
truyền đến tay, vua Hy Tông sau khi đọc hết bức sớ chứa đầy những suy
nghĩ đúng đắn của vị thiền sư trong giây lát như bừng tỉnh, thoát khỏi
cơn mộng mị. Nhà vua liền lập tức cho triệu ngay Tông Diễn vào triều,
cúi mình tạ lỗi trước nhà sư, sau đó thu hồi sắc lệnh cấm Phật giáo và
hứa sẽ sửa mình với Tông Diễn.
Để
thể hiện lòng thành, vua cho người tạc bức tượng lớn mà trong đó có
hình nhà vua lấy theo mẫu vua Hy Tông đang phủ phục dưới đất cõng trên
lưng tượng đức phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi thiền trên đài sen và đặt
tên đó là bức tượng “vua sám hối”.
Bức
tượng do vua Hy Tông sai tạc ngoài việc để sám hối với đức Phật vì hành
động “phá đạo” của mình, ông còn muốn tất cả mọi người hãy tự biết tu
thân sửa mình để sống tốt hơn, nhất là những quan lại nắm chức, cầm
quyền trong tay cũng phải xem lại chính mình. Sự ngự trị trong cõi này
còn có một cõi ngự trị siêu hùng ưu việt hơn, đó là lực lượng của trí
tuệ, một sự tự thân, của bản thể duy nhất.
Như
vua Lê Hy Tông, người mang quyền lực tối cao trong một nhà nước đã biết
nhận lỗi, sửa lỗi. Sự sám hối này không chỉ cho mình ông, mà còn để răn
dạy bao thế hệ về sau nữa", nhà sư Thích Tâm Hoan chỉ dạy.
Năm
2006, nhân dịp UNESCO công nhận lễ Phật đản là lễ hội tôn giáo thế
giới, nhiều công trình văn hóa Phật giáo đặc sắc khắp châu Á được nhắc
đến, trong đó có pho tượng Vua sám hối độc nhất ở Việt Nam, với tạo hình
độc đáo. Hiện tượng “vua sám hối” cũng được ghi vào sách kỷ lục
Guinness.
KINH VÂN
Theo Bưu Điện Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét