Bài Thuốc "Ngự Tửu Minh Mạng Thang" |
|
Đám cưới vua Hàm Nghi |
Toa thuốc này truyền tụng từ lâu ở Huế, được đồn là do vài vị ngự y chép
được. Trong sách Nguyễn triều cố sự ; Huyền thoại về Danh lam xứ Huế
(1996), tác giả Bửu Kế chép ra hai bài thuốc vua Minh Mạng như sau theo
tài liệu của Lương Y Tuệ Tâm: I. Nhất dạ ngũ giaoThành phần:1 - Nhục thung dung 12g 2 - Táo nhân 8g 3 - Xuyên Qui 20g 4 - Cốt toái bổ 8g 5 - Cam cúc hoa 12g 6 - Xuyên ngưu tất 8g 7 - Nhị Hồng sâm 20g 8 - Chích kỳ 8g 9 - Sanh địa 12g 10 - Thạch hộc 12g 11 - Xuyên khung 12g 12 - Xuyên tục đoạn 8g 13 - Xuyên Đỗ trọng 8g 14 - Quảng bì 8g 15 - Cam Kỷ tử 20g 16 - Đảng sâm 10g 17 - Thục địa 20g 18 - Đan sâm 12 g 19 - Đại táo 10 quả 20 - Đường phèn 300 g (Toa này có người nói là „Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử“ nghĩa là có một lần làm thụ thai... song sinh!!) Cách ngâm:Đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm. ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300 g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vô thẩu, trộn đều đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa , tối, mỗi lần 1 ly trà. Dùng liên tục.II. Nhất dạ lục giaoThành phần:1-Thục địa 40g 2- Đào nhân 20g 3-Sa sâm 20g 4- Bạch truật 12g 5 Vân qui 12g 6- Phòng phong 12g 7- Bạch thược 12g 8- Trần bì 12g 9-Xuyên khung 12g 10- Cam thảo 12g 11- Thục linh 12g 12- Nhục thung dung 12g 13- Tần giao 8g 14-Tục đoạn 8g 15- Mộc qua 8g 16- Kỷ tử 20g 17-Thường truật 8g 18-Độc hoạt 8g 19- Đỗ trọng 8g 20- Đại hồi 4g 21- Nhục quế 4g 22- Cát tâm sâm 20g 23- Cúc hoa 12g 24- Đại táo 10 quả Cách ngâm:24 vị thuốc trên ngâm với hai lít rưỡi rượu tốt trong vòng 7 ngày. Lấy 150 g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vô keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng, trưa , chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với một lít rưỡi rượu ngon- một tháng sau dùng tiếp.Chủ trị: Cả hai bài trên có tác dụng đại bổ thận, bồi bổ thần kinh, gia tăng khí huyết, tăng cường sinh lực, mạnh gân cốt, bán thân bất toại, dương sự kém, tăng tuổi thọ. Vài nhận xét của người viếtTôi mạn phép có vài nhận xét sau:a- Trong hai bài thuốc, về cân lượng người ta dùng đơn vị Gramme (g). Ngày xưa ở Trung quốc dùng cân (chin), lượng (liang), phân (fen). Nhưng ngay bây giờ, ở Trung quốc, người ta dùng những hệ thống khác nhau về cân lượng như 16 lượng, 12 lượng, 10 lượng; thậm chí ở các vùng quê hẻo lánh, người dân dùng hệ thống. 18 lượng, 20 lượng và 24 lượng. Những ấn định về đo lường trong nhiều triều đại đã làm cho vấn đề cực kỳ phức tạp. Kể từ năm 1979, miền Hoa lục đã chuyển theo hệ thống thập phân (metric system) thay vì là hệ thống cân lượng, nên trong nhiều sách thuốc in tại Hoa Lục , hệ thống trọng lượng được thống nhất như sau, để dễ bề tính toán: 1 lượng = 30 g (hiện nay chính xác hơn là 31 .25 g) 1 tiền = 3g 1 phân = 0.3g Vậy về phân lượng trong 2 toa thuốc Minh Mạng thang trên, ta không rõ lương y Việt Nam đã dựa vào toa nguyên gốc mà đổi ra gờ ram hay phỏng chừng đổi theo cách thực dụng mới cho tiện việc cân khi mua thuốc. b- Trong toa Nhất dạ ngũ giao, những vị thuốc bắt buộc phải kén chọn theo nguồn gốc sản xuất, vì các tên thuốc có kèm tên vùng thổ sản như Tứ Xuyên, Cam túc, vùng Lưỡng Quảng, ví dụ chẳng hạn như phải đòi hỏi thuốc từ Tứ Xuyên như Đương Qui, Ngưu Tất, Tục đoạn, Đỗ trọng, Xuyên khung. Trong khi trong toa Nhất nhật lục giao, thì chỉ có Vân Qui và Xuyên Khung là gốc Vân Nam và Tứ Xuyên, còn những vị Tục đoạn, Đỗ trọng, Kỷ tử thì không nói rõ từ ở đâu c- Điều này rất quan trọng là phân lượng những thành phần kê ra trong một toa thuốc Bắc phải dựa trên tình trạng của mỗi bệnh nhân như thể chất yếu hay khỏe, bịnh trạng nặng hay nhẹ, bệnh tình mới hay lâu. Thành ra hai bài thuốc kê trên không phải là loại “one size fits all”. Do đó, với tư cách người biên khảo vô tư nhưng rất thận trọng về ý thức trách nhiệm, tôi khuyến cáo bạn đọc không thể đơn phương quyết định áp dụng sự tự điều trị cho cá nhân mình mà không tham khảo những vị lương y có thẩm quyền chuyên nghiệp, nhất là những nữ bệnh nhân mang thai, hay những người có chứng huyết áp cao hay những rối loạn bệnh lý hiểm nghèo khác. Một vị thuốc tuy có vẻ hiền lành nào cũng có thể có những phó tác- dụng bất ngờ nhất là thuốc Bắc chưa được kiểm nghiệm như thuốc hiện đại trước khi bán ở thị trường.
d- Một điều thứ hai tôi muốn nêu ra về công
hiệu của những ngự tửu.
Trường hợp của Minh Mạng thang với những tên “Nhất dạ ngũ giao” hay “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” có tính cách khoa trương huyền thoại chăng? Ta hãy thử duyệt lại số con cái của vua chúa nhà Nguyễn Chín đời chúa là: Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1525-1613) có 12 con: 10 trai và 2 gái Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635) có 15 con: 11 trai và 4 gái Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1601-1648) có 4 con: 3 trai và 1 gái Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1620-1687) có 9 con: 6 trai và 3 gái. Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái (1650-1691) có 10 con: 5 trai và 5 gái Chúa Minh vương (Quốc chúa) Nguyễn Phúc Chu* (1675-1725) có 42 con: 38 trai và 4 gái Chúa Ninh vương Nguyễn Phúc Thụ (1697-1738) có 9 con: 3 trai và 6 gái Chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) có 30 con: 18 trai và 12 gái Chúa Định vương Nguyễn Phúc Thuần (1753-1777) có một gái [* Chúa Minh vương (Quốc chúa ), theo nhiều sử sách có đến 146 con!] Nhưng theo Richard Orband trong Les tombeaux des Nguyễn(1914) và Nguyễn Phúc tộc thế phả (1995) thì ghi là 42 con Mười ba đời vua là: Gia long (1762-1819) có 31 con :13 trai và 18 gái Minh Mạng (1791-1840) có 142 con: 78 trai và 64 gái Thiệu trị (1807-1847) có 64 con: 29 trai và 35 gái Tự Đức (1829-1883) không có con tuy nhiều vợ Dục Đức (1853- 1883) có 19 con: 11 trai và 8 con gái chết vì bị giam đói Hiệp Hòa (1847-1883) có 17 con: 11 trai và 6 gái chết vì bị ép uống thuốc độc Kiến Phúc (1869-1884) chưa có vợ con , chết bí mật Hàm Nghi (1871- 1943) một vợ, có 3 con: 1 trai và 2 gái Đồng Khánh (1864-1889) có 5 vợ, 10 con: 6 trai và 4 gái Thành Thái (1878-1954) nhiều vợ, có 45 con: 19 trai và 26 gái** Duy Tân (1900-1945) có 2 đời vợ , có 3 trai và 2 gái Khải Định (1885-1925) có 1 trai Bảo Đại (1913-1997) có 5 con: 2 trai và 3 gái [** Riêng Vua Thành Thái là một người phát dục rất sớm. Số con của ông còn rơi rớt rất nhiều mà thế phả nhà Nguyễn chưa kiểm tra được. Cung tần chưa đủ cho ngài gần gũi mà còn muốn vi hành ra ngoài nên mới có câu: Kim luông con gái mỹ miều, Trẫm thương, trẫm nhớ trẫm liều, trẫm đi!]
Duyệt qua danh sách trên, ta thấy có hai đỉnh
cao về con số đông con:
- Đỉnh cao thứ nhất trong đời các chúa với Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu và Võ vương Nguyễn Phúc Khoát ứng vào giai đoạn mà Chúa Nguyễn ở Nam hà tuyên bố xác định vương quyền độc lập chống lại vua Lê chúa Trịnh Bắc hà bằng sự dùng vương ấn và lập sẵn kinh đô ở Thuận Hóa. - Đỉnh cao thứ hai trong đời các vua với vua Minh Mạng ứng với giai đoạn tuyên xưng đế quyền tuyệt đối với sự ban bố bài Đế Hệ thi 20 chữ trong tham vọng con cháu của ông sẽ làm vua trong 20 đời nữa. Chính ý niệm xác định Vương quyền và Đế quyền phải chăng tạo ra nhu cầu sinh sản nhiều tử tức hậu duệ. Và “bộ máy đẻ” của nhà Nguyễn là hệ thống cung tần mỹ nữ. Đời Võ vương, vợ lớn nhỏ của chúa không gọi là Chánh hay Thứ phu nhân như bá tính mà đổi ra gọi vợ cả là Tả hành lang và vợ thứ là Hữu hành lang, con cái đẻ ra sợ chuyện ma quỉ bắt (nạn hữu sanh vô dưỡng ) nên Chúa mới đặt ra tục gọi các con trai là Mệ, Mụ. Trong cung cấm nhà Nguyễn, có chín bậc gọi các bà vợ vua từ cao đến thấp gọi là Cửu giai. Vua nhà Nguyễn không phong vợ lớn là Hoàng Hậu (trừ vua Bảo Đại sau này) vì sợ nạn quốc thích chuyên quyền như các triều Lý, Trần , tước hiệu Hoàng Hậu chỉ phong sau khi chết. Cửu giai là: Nhất giai Phi Nhị giai Phi Tam giai Tân Tứ giai Tân Ngũ giai Tiếp Dư Lục giai Tiếp Dư Thất giai Quý Nhân Bát giai Mỹ Nhân Cửu giai Tài Nhân và cuối cùng là Tài Nhân vị nhập giai (nghĩa là chưa vô ngạch mà chuẩn bị thôi, như chức Chuẩn Úy của quân đội) Trong thế phả Nguyễn Phúc tộc, tôi thấy một bà Cung Nga có lẽ là cung nữ chưa vô ngạch Cửu giai! Chính vì hệ thống phi tần mỹ nữ đã là cho những ông ngự y phải tìm những thang thuốc bổ thận cho vua chúa và những toa thuốc dưỡng thai cho các vợ vua khi mang bầu, như thế làm gì không đông con. Thức ăn ngự thiện đương nhiên gồm những thứ bổ béo mà bá tính cung tiến.Vua Minh Mạng chỉ sống đến 50 tuổi vì nghe đâu chết vì té ngựa, thế mà đã có 142 con, nếu vua thọ thêm 20 năm nữa, con cái trực hệ còn đông đến đâu. Hệ của Minh Mạng là hệ nhì chánh (hệ nhứt chánh là hệ hoàng tử Cảnh), là hệ đông nhất gồm 56 phòng và phái nam đươc 1800 người. |
Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015
BÀI THUỐC NGỰ TỬU MINH MẠNG THANG
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét