Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

NỮ HOÀNG ANH

Những sự thật thú vị về đặc quyền của Nữ hoàng Anh
 Sở hữu mọi cá voi, cá heo trong vùng biển nước Anh, chạy xe không cần bằng lái… là những đặc quyền của Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị.
Mặc dù ngày nay vai trò của Nữ hoàng Anh chủ yếu là mang tính nghi lễ và hầu hết các đặc quyền đã được phân chia cho các bộ trưởng chính phủ, tuy nhiên, Nữ hoàng Anh vẫn nắm giữ một số quyền lực đặc biệt mà ít người biết đến.

1. Sở hữu toàn bộ số thiên nga trên dòng sông Thames
Theo quy định, toàn bộ số thiên nga không được đánh dấu trên dòng sông Thames đều thuộc sở hữu của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị mặc dù "quyền lực của Nữ hoàng chỉ có hiệu lực ở những đoạn sông nhất định và các nhánh xung quanh", trang website chính thức của Hoàng gia Anh cho hay.
Zoom in (real dimensions: 500 x 750)Image
2. Sở hữu toàn bộ cá voi, cá heo và cá tầm trong vùng biển thuộc sở hữu của Anh
Nữ hoàng Anh sở hữu hàng loạt các loài động vật dưới nước trong vùng biển thuộc sở hữu của Anh như cá tầm, cá voi, cá heo... Theo tạp chí Time, điều luật này đã tồn tại từ năm 1324, dưới thời Vua Edward đệ nhị đến nay.
3. Lái xe không cần bằng lái
Tạp chí Time đưa tin giấy phép lái xe được phát hành dưới tên của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị, tuy nhiên, bà lại chính là người duy nhất ở Anh không cần có bằng lái hay biển số xe mà vẫn có quyền chạy xe.
Mặc dù không phải thi để lấy bằng nhưng trước đây, Nữ hoàng Anh đã học lái xe và có kỹ năng lái xe thuần thục. Vào năm 1998, Nữ hoàng Anh từng khiến Vua Abdullah của Ả Rập Saudi (khi đó vẫn còn là Hoàng thái tử) ngạc nhiên khi đích thân lái xe đưa ông tham quan lâu đài Balmoral.
Image
4. Không cần hộ chiếu
Không giống như các thành viên Hoàng gia khác, Nữ hoàng Anh không cần có hộ chiếu. Mặc dù không có hộ chiếu nhưng bà đã đi nước ngoài rất nhiều lần
5. Có 2 ngày sinh nhật
Mặc dù ngày sinh chính thức được ghi trên giấy tờ của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị là ngày 21/4 nhưng ngoài ra, bà còn 1 ngày sinh nhật khác thường được tổ chức vào 1 ngày thứ Bảy trong tháng Sáu (đây chính là ngày bà đăng quang ngôi vị nữ hoàng Anh tại điện Buckingham).
Cả hai ngày sinh của Nữ hoàng đều được tổ chức trang nghiêm với các màn bắn đại bác long trọng.
Image
6. Có máy rút tiền riêng
Một chiếc máy rút tiền cá nhân được lắp đặt riêng trong tầng hầm của cung điện Buckingham. Cây ATM đặc biệt này được Coutts, một trong những ngân hàng uy tín nhất của Anh lắp đặt cho Hoàng gia.
7. Có nhà thơ riêng
Theo trang website của Hoàng gia Anh, nhà thơ của Nữ hoàng là 1 chức vụ vô cùng vinh dự. Hiện tại, chức vụ này đang thuộc về bà Carol Ann Duffy.Với vai trò là nhà thơ của Nữ hoàng Anh, mỗi năm, bà Carol Ann Duffy sẽ nhận được 200 bảng Anh, kèm theo đó là một thùng rượu vang Canary.Bà sẽ giữ chức vụ nhà thơ cho đến năm 2019.
Image
8. Có quyền ký các văn bản pháp quy
Nữ hoàng Anh đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong việc đưa bất kỳ một dự luật nào vào bộ luật của Anh. Sau khi dự luật đã được thông qua bởi hai viện của Quốc hội, nó sẽ được chuyển đến tay Hoàng gia phê duyệt và quy trình này được gọi là “Hoàng gia phê chuẩn”.
9. Có quyền bổ nhiệm thành viên cho Viện Quý tộc
Nữ hoàng có quyền bổ nhiệm thành viên cho Viện Quý tộc, tuy nhiên, điều này chỉ được thực hiện “theo cố vấn” của các bộ trưởng chính phủ.
10. Không phải đóng thuế
Mặc dù không phải đóng thuế nhưng Nữ hoàng vẫn tự nguyện đóng thuế thu nhập cá nhân và thuế lợi nhuận đầu tư kể từ năm 1992.
11. Phong tước hiệp sĩ
Tất nhiên ngày nay các hiệp sĩ không còn cưỡi ngựa phi nước đại khắp nơi để thể hiện tinh thần trượng nghĩa. Tuy nhiên, tước hiệp sĩ vẫn tồn tại và được đích thân Nữ hoàng chỉ định, phong tặng. Ngày nay, hiệp sĩ là những người đóng vai trò quan trọng, to lớn cho nền kinh tế, nghệ thuật, quân sự... nước nhà.
Image
12. Không bị ràng buộc bởi Luật Tự do thông tin
Mọi thông tin về Hoàng gia đều được miễn đề cập ngay cả khi các nhóm hoạt động vì quyền tự do thông tin yêu cầu.
13. Nữ hoàng Anh có quyền sa thải toàn bộ nội các chính phủ Úc
Là nguyên thủ quốc gia Úc, Nữ hoàng có những quyền hạn nhất định trong chính phủ này. Vào năm 1975, Toàn quyền John Kerr, người đại diện cho Nữ hoàng Anh tại Úc lúc bấy giờ, đã sa thải Thủ tướng Úc Gough Whitlam.
14. Nữ hoàng Anh còn là nguyên thủ của nhiều quốc gia khác
Các quốc gia đó bao gồm Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize, Canada, Grenada, Jamaica, New Zealand, Papua New Guinea, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, quần đảo Solomon, và Tuvalu. Toàn bộ những nước này thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh.
15. Đứng đầu một tôn giáo
Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị là người đứng đầu giáo hội Công giáo tại Anh, quốc giáo đầu tiên được thành lập sau khi Vua Henry VIII tách khỏi Giáo hội La Mã vào thế kỷ thứ 16.
Zoom in (real dimensions: 500 x 724)Image
Đứng đầu một tôn giáo
16. Tặng tiền cho người già
Maundy là đồng bạc đặc biệt mà Nữ hoàng Anh dành tặng cho những người về hưu tại nhà thờ chánh tòa Anh quốc nhân dịp lễ Phục sinh hàng năm.
Số người nhận tiền sẽ tương ứng với số tuổi của Nữ hoàng. Ví dụ, năm nay, khi Nữ hoàng 89 tuổi thì vào lễ Phục sinh, bà sẽ dành tặng tiền cho 89 người về hưu.
17. Không bị truy tố hình sự
Nữ hoàng Anh được miễn truy tố và không cần phải đưa ra bằng chứng trước tòa.
Về mặt lý thuyết, một Quốc vương/Nữ hoàng "không thể nghĩ hay làm điều sai trái", học giả pháp lý John Kirkhope lý giải với Business Insider.
Tuy nhiên, Nữ hoàng phải đảm bảo rằng mọi hành động của bà đều được thực hiện theo đúng pháp luật. Nếu vi phạm pháp luật, Nữ hoàng sẽ buộc phải thoái vị.
 
Bùi Thông Định sưu tầm

ĐOAN NGỌ

Sự tích và phong tục Tết Đoan Ngọ

alt
Ca dao ta có câu:
Tháng tư đong đậu nấu chè.
An tết Đoan ngọ trở về tháng năm.
Chứng tỏ rằng Tết Đoan Ngọ là một tết cũng được chú ý của người Việt Nam ta xưa, tuy rằng tục lệ ăn tết này ta đã bắt chước Tàu, cũng như nhiều tiết lễ khác.
Vậy Tết Đoan Ngọ là tết gì ? Và ta ăn Tết Đoan Ngọ vào ngày nào tháng Năm ?

Đoan Ngọ là gì ?

Theo sách Phong Thổ ký thì Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương.
Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa, Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa; còn Dương là mặt trời, là khí dương Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Tết Đoan Ngọ ăn vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch.
Sở dĩ Tết này được gọi là Tết Đoan Ngọ, chính tvì tháng năm là tháng bắt đầu nắng to, khi dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa.
Theo địa bàn thì phương Nam là chính Ngọ, mà Ngọ là ngôi dương, cho nên tết này là Tết Đoan Dương. Vả chăng tháng năm cũng lại là tháng Ngọ trong một năm.
Người Trung Hoa còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết Trùng Ngũ hay Đoan ngũ nữa.
Theo sách “Tuế thời lạp ký” thì Trùng Ngũ là hai số 5 gặp nhau, mồng 5 tháng Năm. Ngoài ra xưa kia ở kinh kỳ, người ta gọi ngày mồng 1 tháng năm là Đoan Nhất, ngày mồng 2 là Đoan Nhị, ngày mồng 3 là Đoan Tam, ngày mồng 4 là Đoan Tứ và ngày mồng 5 là Đoan Ngũ.

SỰ TÍCH TẾT ĐOAN NGỌ.

Thực ra ban đầu, ngày Đoan Ngọ chì là ngày người dân cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng quang đãng. Hơn nữa giữa tiết hạ này oi bức, bệnh tật thương hay có, nên người ta cúng vái để cầu được bình yên, tránh đựợc mọi bệnh thời khí.
Nhưng về sau để cho ngày nay có một ý nghĩa, người ta liền lấy ngày đó làm ngày kỷ niệm Khuất Nguyên và các ông thầy thuốc cũng nhân dịp này kỷ niệm hai chàng Nguyễn Triệu và Lưu Thần vào núi Thiên Thai tìm thuốc.

SỰ TÍCH KHUẤT NGUYÊN.

Khuất Nguyên, họ Tam Lư làm chức Tả Đồ nước Sở dưới Triều vau Hoài Vương vào thời Thất Quốc bên Tầu ( 307 – 246 tr . Tây Lịch), có tài và liêm chính. Mỗi khi vào Triều bàn bạc quốc sự, ông đều bị vua Hoài Vương bài bác vì những nịnh thần xúi giục.
Về sau ông bị nhà vua truất bỏ. Để tự tả nỗi oán than ông viết bài thơ “ Ly Tao”.
Khi vua Sở Hoài Vương sang Tần, ông hết lời can ngăn nhưng Hoài Vương không nghe, rồi bị chết ở đất Tần. Vua Tương Vương kế nghiệp vua Hoài Vương không những không chịu nghe lời ông lại còn bắt ông đi đày.
Ông làm bài thơ “ Hoài Sa” rồi đá vào mình nhảy xuống sông Mịch La tự vận. Hôm đó là ngày mồng 5 tháng Năm.
Được tin đó là vua rất hối hận và thương tiếc sức dân làm cỗ ra tận bờ tận bờ sông cúng ông và ném cỗ xuống sông ông hưởng, nhưng cỗ bị cá tôm ăn hết. Ong báo mộng cho nhà vua hay, và xin với nhà vua nếu nghị tình thương ông thì khi ném cỗ xuống cho ông phải lấy lá bọc lại, buộc bằng chỉ ngũ sắc, cá tôm sẽ không ăn được.
Theo lời báo mộng của ông, vua ra lệnh cho nhân dân làm theo.
Từ đó vào ngày mồng 5 tháng Năm bên Tàu, dân chúng làm cỗ cúng linh đình trên các bờ sông rồi lấy lá bọc lại, buộc ngũ sắc ném xuống dòng nước để làm kỷniệm ông Khuất Nguyên.
Riêng tại sông Mịch La, người nước Sở mở hội rất vui, ngoài việc cúng lễ Khuất Nguyên còn tổ chức các cuộc đua thuyền, tượng trưng cho ý muốn vớt thây Khuất Nguyên.

SỰ TÍCH LƯU THẦN VÀ NGUYÊN TRIỆU.

Lưu Thần và Nguyễn Triệu là hai người đời nhà Hán, nhân ngày Tết Đoan Dương cùng rủ nhau vào núi hái thuốc, gặp hai nữ kết duyên. Sau thời gian nữa năm sống nơi tiên cảnh với vợ tiên, hai người nhớ nhà đòi về. Giữ lại không được, hai tiên nữ đưa tiễn chồng về. Trở về làng, Lưu, Nguyễn thấy phong cảnh đã khác xưa, nữa năm trên cõi tiên là mấy trăm năm ở dưới cõi trần. Hai chàng bèn đi tìm trở lại cõi tiên, nhưng không thấy nữa. Hai chàng rũ nhau vào trong rừng rồi không thấy trở về.
Nhiều nhà thơ đã ngâm vịnh rất nhiều về sự tích đầy thi vị của hai chàng, và riêng thi sĩ Tản Đà đã có một tập chèo “ Thiên Thai” kiệt tác.
Dưới đây là đọan hai nàng tiên tiễn biệt Lưu, Nguyễn về:
Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai.
Suối tiễn oanh đưa những ngậm ngùi!
Nữa năm tiên cảnh
Một bước trần ai.
Ước cũ duyên thừa có thế thôi!
Đá mòn rêu nhạt,
Nước chảy hoa trôi,
Cái hạt bay lên vút tận trời!
Trời đất từ đây xa cách mãi,
Cửa động,
Đầu non,
Đường lối cũ,
Nghìn năm thở thẩn bóng trăng chơi.

LỄ BÁI TRONG NGÀY ĐOAN NGỌ.

Có tiết lễ, phải có cúng bái. Cũng như các tết khác, ta cũng ăn Tết Đoan Ngọ bằng sự cúng lễ.
Tại các làng xã có lễ thần tại đình, đền; tại các thôn xóm có cúng tại miếu. Ở nhà, các tư nhân sữa lễ cúng ông bà ông vải và cúng Thổ Công. Trong lễ tại miền Bắc về dịp này thế nào cũng có trái dưa hấu vì lúc này đang mùa. Cỗ cúng xong thì ăn, không ai mang đỗ xuống sông như tục bên Tầu, và ta cũng không cúng Khuất Nguyên tuy là ngày kỷ niệm Khuất Nguyên.
Riêng tại gia đình các đông y sĩ có sữa lễ cúng Thánh sư, ngoài lễ cúng tổ tiên và Thổ Công.
Hoa quả là những thứ không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ

TỤC LỄ NGÀY ĐOAN NGỌ

Ngoài việc cúng lễ trong ngày Tết Đoan Ngọ, xưa và cả nay ở một vài địa phương, người Việt ta có nhiều tục lệ được mọi người cùng theo. Những tục lệ có khi ta bắt chước theo người Trung Hoa, có khi chính là tục lệ riêng của nước ta:
  • Tục giết sâu bọ,
  • Tục nhuộm móng chân móng tay,
  • Tục đeo bùa tui bùa túi,
  • Tục tắm nước lá mùi,
  • Tục khảo cây lấy quả,
  • Tục hái thuốc vào giờ Ngọ,
  • Tục treo ngãi cứu để trừ tà,
  • Tục đi siêu.
Tết mồng 5 tháng Năm, còn được ta gọi là Tết Giết sâu bọ, vì trong ngày hôm ấy ta có tục giết sâu bọ. Thoe quan niệm của ta xưa, trong người, nhất là trong bộ phận tiêu hóa, thường có sâu bọ. Sâu bọ này nếu không bị trừ đi sẽ sinh sản ngày càng nhiều và gây tại hại cho người, nhưng giết sâu bọ không phải là một chuyện dễ dàng và không phải là bất cứ lúc nào cũng giết chúng cũng được. Quanh năm chúng ẩn sâu trong bụng, duy chỉ có ngày mồng 5 tháng Năml là chúng ngoi lên. Nhân dịp chúng ngoi lên, người ta cần giết chúng.

Giết sâu bọ bằng gì.?

Chính bằng những thức ăn, nhất là bằng rượu nếp và hoa quả.
Sáng sớm ngày mồng 5 tháng Năm, ngay khi thức dậy, súc miệng xong là phải giết sâu bọ ngay. Ở miền Bắc, trong dịp này mỗi người ăn ít nhất một bát cơm rượu nếp, sau đ1o ăn một bát thạch, rồi đến ăn các trái cây như mận, muỗm, sấu, đào, roi ( mận) vv …
Đối với trẻ con, người ta bôi chúng một ít thần sa, chu sa vào hai bên thái dương và vào bụng. Có khi người ta hòa với nước cho chúng uống. Người ta cắt nghĩa sự giết sâu bọ nhu sau:
Sáng hôm mồng 5 tháng năm, bọn sâu bọ ở bụng dưới ngoi lên bụng trên. An rượu nếp vào cho chúng say, sau đó những trái cây làm cho chúng chết. Mỗi trái cây đều là một vị thuốc giết sâu bọ. Trong đông y, Thuốc Nam cũng như thyốc Bắc, các vị thuốc phần lớn đều lấy ở loài thảo mộc, các trái là kết tinh của loài thảo mộc xho nên có tính chất giết được sâu bọ.
Ngoài trái cây, người ta còn có cho trẻ con bôi hoặc uống thần sa, chu sa, vì người ta tin rằng, lúc sâu bọ bị trái cây giết có sự phản ứng gây sự bất an cho trẻ con nên dùng thần sa, chu sa để trấn an trước. Đó là tục lệ và ý kiến người xưa!
Ngày nay, hàng năm khi mồng 5 tháng Năm tới, ngoài việc cúng bái, vẫn còn người giết sâu bọ, vẫn ăn cơm rượu nếp ( cơm rượu) vào buổi sáng và vẫn dùng trái cây như xưa.
Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng 5 tháng 5 là "Tết giết sâu bọ" - vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Người ta quan niệm, trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ "giết sâu bọ" vào sáng sớm, với hoa quả đầu mùa. Đào mịn lông tơ, mận đủ mùi chua ngọt, chuối ta mập mạp, dưa hấu bổ dọc thành những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát lóng lánh như lân tinh, dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc, nhưng cái lòng nó vàng tươi khêu gợi. Và đương nhiên không thể thiếu món rượu nếp.
Thành lệ, cứ đến sáng sớm ngày mồng 5, người ta cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, kê, bánh đa, mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa... bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để trừ trùng.
Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.
Nhiều người mua bùa chỉ đeo cho trẻ con. Bùa kết bằng chỉ ngũ sắc, kết theo hình hoa sen, quả đào, quả ớt... Lại may áo lụa mang đến các cửa chùa, cửa tĩnh in dấu vẽ bùa rồi mặc cho trẻ, có ý trừ ma tà cho khỏi quấy.
Giữa trưa hôm ấy thì làm cỗ cúng gia tiên, rồi đi hái lá mồng năm. Tục hái thuốc mồng 5 cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có Dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi... đem về ủ rồi phơi khô, để sau đem nấu uống cho rằng uống thế thì lành.
Lại có nhiều người đi lấy lá ngải cứu, năm nào thì kết hình con thú nǎm ấy như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu kết con trâu, năm Dần kết con hổ... treo ở giữa cửa, để trừ ma quỷ và về sau ai có bệnh đau bụng thì dùng làm thuốc sắc uống.

GÁI BẢNH NHA MÂN

Gái “bảnh” Nha Mân!

Trong dân gian hiện có nhiều giả thuyết khác nhau nhưng cũng có một số giả thuyết đã bị phản bác.
Chẳng biết từ lúc nào, câu “Gà nào ngon bằng gà Cao Lãnh / Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân?” đã đi vào tiềm thức người dân sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Lý giải về “người đẹp Nha Mân”, người thì cho rằng gái xứ này đẹp do thiên nhiên ưu đãi nước ngọt trong lành, cây trái xum xuê và có sự hòa hợp huyết thống giữa ba dân tộc; người lại bảo do đoàn tùy tùng chạy theo Nguyễn Ánh ở lại vùng đất Nha Mân (xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) rồi sinh con đẻ cháu. Và gần đây, việc phát hiện gần chục bao tiền niên hiệu thời Gia Long, Minh Mạng càng khiến dư luận chú ý hơn. Lý giải sao chuyện người đẹp Nha Mân?
Chuyện người đẹp Hai Liên
Nhắc đến người đẹp xứ Nha Mân thì người dân vùng này hay liên tưởng ngay đến câu chuyện có pha chút huyền bí về cô gái sắc nước hương trời Hai Liên. Chuyện kể rằng vào năm Mậu Ngọ (1858) niên hiệu Tự Đức thứ 11, tại thôn Phú Nhuận (tổng An Mỹ, huyện An Xuyên, tỉnh An Giang, nay là ấp Tân Hòa, xã Tân Nhuận Đông, Châu Thành, Đồng Tháp, tức xứ Nha Mân), ông Hương Cả tên Phạm Văn Cần sinh được một người con gái tên Phạm Thị Liên (thường gọi là cô Hai Liên hay Hai Hiên). Càng lớn, cô càng xinh đẹp nhất vùng. Thoắt đó, cô đã tròn đôi tám giữa vùng quê sông nước hiền hòa, cây lành trái ngọt. Nhiều trai tráng trong vùng vốn danh gia, thế phiệt mang trầu cau dạm hỏi nhưng đều bị cô từ chối.
Biểu tượng tiền cổ được dựng trước chợ Nha Mân mới. Ảnh: HIỂN NHIÊN
Vào một buổi chiều (25-8, năm Mậu Thìn -1858), đang dạo chơi trên bờ sông Nha Mân, bỗng cô nghe tiếng gọi đò. Người đưa đò đi vắng. Bên kia bờ, tiếng bà lão gọi hối hả như cần kíp một chuyện gì. Động lòng, cô nhanh nhảu nhảy xuống chèo đò sang sông rước bà lão. Ghe vừa ra đến giữa sông Nha Mân, nước chảy xiết, bất ngờ cô chới với té nhào xuống sông. Mọi người tri hô nhảy ùm xuống lặn hụp mò tìm. Chừng ông Cả hay tin, chạy ra vớt con lên thì cô đã nhắm mắt xuôi tay mất rồi. Đau lòng trước cái chết của cô con gái, ông oán trách cao xanh. Nhà ông lâu nay vẫn thờ bức tượng Quan Công, biểu trưng cho lòng trung cang nghĩa khí. Trước nỗi đau mất con, ông cứ trăn trở sao ngài Quan Công không soi xét công minh để ông phải mất đi đứa con gái mà ông yêu quý nhất trên đời. Trong cơn quẫn trí, ông cầm lấy tượng Quan Công để lên thi hài con gái với ý nghĩ là Quan Công sẽ phân giải khi Diêm Vương phán xét. Kỳ lạ thay, mấy ngày sau, người trong làng hằng ngày cứ đến nhà kể cho ông nghe chuyện thường xuyên gặp cô Hai đi chợ. Rồi chuyện cô Hai “quá giang” ghe bầu dân ra Huế. Ghe nào được cô quá giang thì hoàn toàn an toàn khi có sóng to gió lớn. Từ đó, người Nha Mân lập miếu thờ cô Hai ở ấp Tân Thuận thuộc xứ Nha Mân ngày nay. Cứ vào ngày 25-8 âm lịch hằng năm, người dân khắp nơi, có cả TP.HCM đổ về đây cúng lễ.
Ngược thời gian, 200 năm trước, từ vùng Cái Tàu hạ này (dưới Nha Mân 3 km) đến hạ lưu sông Tiền, cách Nha Mân 13 km là rạch Cái Tàu thượng, một vùng đất có rất đông người Hoa sinh sống. Vùng đất này từ lâu đã có sự giao thoa văn hóa, huyết thống… giữa ba dân tộc Việt - Hoa - Khmer. Câu chuyện về cô Hai Liên (với các chi tiết như tín ngưỡng thờ Quan Công của người Hoa, việc lập miếu thờ cô Hai Liên như tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ của người Việt) phần nào cũng đã minh chứng cho luận điểm thứ nhất: Sự giao thoa huyết thống, ưu đãi thiên nhiên khiến con gái vùng này xinh đẹp nức tiếng.
Con cháu của thê tử Nguyễn Ánh?
Cùng với câu chuyện về người đẹp Hai Liên còn có giả thuyết về chuyện Nguyễn Ánh “chạy giặc” Tây Sơn xuôi phương Nam bỏ rơi bồ đoàn thê tử.
Vào đêm 19 rạng 20-1-1785, quân Tây Sơn - Nguyễn Huệ bày trận đánh tan tác hai vạn quân và 300 chiến thuyền của quân Xiêm (do Nguyễn Ánh cầu viện) trên sông Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang ngày nay). Ở phía sau, Nguyễn Ánh nghe tàn quân báo hung tin thất trận, vội quay thuyền đưa toàn bộ bồ đoàn thê tử chạy theo sông Tiền tìm đường trốn sang Xiêm. Trên đường tháo chạy, vì bị quân Tây Sơn truy đuổi gắt gao, người đông, thuyền nặng nên Nguyễn Ánh đã gạt nước mắt bỏ lại hàng trăm cung tần mỹ nữ dọc đường. Họ vào tá túc ở các làng ven sông Tiền, nay thuộc Nha Mân (Châu Thành, Đồng Tháp) và Mỹ Luông (Chợ Mới, An Giang). Những mỹ nhân bị rơi rớt trôi dạt sau đó lấy chồng là người địa phương, sinh con đẻ cái.
Thôn nữ xứ Nha Mân ngày nay. Ảnh: HOÀNG VŨ
Không đồng tình cách lý giải này, ThS Nguyễn Hữu Hiếu - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Đồng Tháp bảo rằng: Theo sách Nguyễn Phúc tộc thế phả (gia phả nhà Nguyễn), năm lên 13 tuổi (1774), Nguyễn Ánh đã bắt đầu “chạy giặc” vào miền Nam khi quân Trịnh tấn công vào Thuận Hóa. Những năm sau đó, cuộc chiến giữa Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn diễn ra ngày càng khốc liệt. Tính từ lúc Nguyễn Ánh vào Gia Định (1775) cho đến trận Rạch Gầm - Xoài Mút (1785), đây là khoảng thời gian Nguyễn Ánh phải bôn tẩu khắp nơi, lúc thì trốn chạy, lúc lo gầy dựng binh lực để đánh quân Tây Sơn. Trong hoàn cảnh như vậy, khó có thể mang theo bồ đoàn thê tử hàng trăm người.
Phát hiện tiền cổ thời Minh Mạng
Giả thuyết gái đẹp Nha Mân quanh chuyện “bồ đoàn thê tử” của Nguyễn Ánh càng được chú ý khi vào cuối năm 2005, công nhân đào đất xây cống thoát nước làm chợ mới Nha Mân đã phát hiện một hòm gỗ lớn đựng rất nhiều tiền cổ. Lượng tiền cổ có đến vài trăm ký được đào lên, bỏ vào hàng chục vỏ bao xi măng Hà Tiên để đưa về Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp.
Còn nhớ, thời điểm ấy có một cán bộ nhận định: “Có thể số tiền cổ này là do tùy tùng của vua Gia Long đi ngang qua rồi dừng chân sống luôn tại đây”. Tuy nhiên, số tiền cổ sau đó được xác định gồm hai loại tiền Gia Long và Minh Mạng. Tiền đúc thời nhà Nguyễn được chia làm hai loại: Một loại được vua dùng để ban thưởng, còn một loại có ghi niên hiệu nhà vua cùng hai chữ: Thông bảo (đảm bảo được phép lưu hành trong nhân dân). Số tiền cổ này thuộc loại thứ hai gồm Gia Long thông bảo và Minh Mạng thông bảo. Có lẽ đã rõ, số tiền cổ này chỉ được chôn từ thời Minh Mạng trở về sau. Cũng có ý kiến cho rằng khi quân Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ, nhà Nguyễn chạy loạn rồi đem chôn số tiền ở khu vực này. Song, Pháp đánh các tỉnh Nam Kỳ vào thời vua Tự Đức nhưng trong hòm gỗ không có sự hiện diện của tiền cổ thời này?
Theo địa bạ lục tỉnh Nam Kỳ được lập vào thời Minh Mạng (1836), đất đai ở thôn Tân Hựu (bao gồm cả Nha Mân) có đến 4.848 mẫu, đứng đầu trong tổng số 1.637 thôn, làng ở toàn lục tỉnh Nam Kỳ. Vùng đất Nha Mân ngày xưa là nơi phát triển phồn thịnh, tập trung đông đảo cư dân giàu có. Một giả thuyết đặt ra là tiền cổ trên có thể thuộc sở hữu của một gia đình giàu có nào đó. Bà Nguyễn Ánh Hồng (60 tuổi) - nhà đối diện chợ Nha Mân kể: “Nơi xây chợ ngày trước là một nghĩa địa hoang vô chủ. Nằm cạnh khu nghĩa địa là đất đai của hai gia đình rất giàu có: ông Trần Văn Giáp và ông Hai Bồi. Bà con xung quanh không nhớ rõ hai gia đình này đã có mặt ở đây từ khi nào, chỉ biết là rất lâu đời. Bây giờ, ông Hai Bồi đã chết, con cái ông cũng mù mờ về gốc tích của số tiền cổ này”.
Theo Đại Nam nhất thống chí, chợ Nha Mân đã xuất hiện rất lâu đời. Khoảng năm 1679, người Hoa đến sinh sống hai bên bờ rạch Nha Mân. Những người Hoa này rất giỏi mua bán, đã từng bước góp phần hình thành một số chợ trong khu vực như Nha Mân, Cái Tàu Hạ… Năm 1779, khi quân Tây Sơn tiến quân vào Nam Bộ truy quét chúa Định vương Nguyễn Phước Thuần, những vùng tập trung đông đảo người Hoa như: Cù lao Đại Phố (Nông Nại), Sài Gòn/Chợ Lớn, Mỹ Tho Đại Phố… bị tàn phá nặng. Để tránh họa chiến tranh, họ đã di tản khắp nơi, trong đó có các vùng dọc hai bờ sông Tiền, sông Hậu như: Nha Mân, Cái Tàu Hạ, Sa Đéc… Sự góp mặt của họ đã làm cho chợ Nha Mân, Cái Tàu Hạ ngày một phát triển sung túc hơn.
NGUYÊN VẸN - HIỂN NHIÊN

GÁI BẢNH NHA MÂN

Gái “bảnh” Nha Mân!

Trong dân gian hiện có nhiều giả thuyết khác nhau nhưng cũng có một số giả thuyết đã bị phản bác.
Chẳng biết từ lúc nào, câu “Gà nào ngon bằng gà Cao Lãnh / Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân?” đã đi vào tiềm thức người dân sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Lý giải về “người đẹp Nha Mân”, người thì cho rằng gái xứ này đẹp do thiên nhiên ưu đãi nước ngọt trong lành, cây trái xum xuê và có sự hòa hợp huyết thống giữa ba dân tộc; người lại bảo do đoàn tùy tùng chạy theo Nguyễn Ánh ở lại vùng đất Nha Mân (xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) rồi sinh con đẻ cháu. Và gần đây, việc phát hiện gần chục bao tiền niên hiệu thời Gia Long, Minh Mạng càng khiến dư luận chú ý hơn. Lý giải sao chuyện người đẹp Nha Mân?
Chuyện người đẹp Hai Liên
Nhắc đến người đẹp xứ Nha Mân thì người dân vùng này hay liên tưởng ngay đến câu chuyện có pha chút huyền bí về cô gái sắc nước hương trời Hai Liên. Chuyện kể rằng vào năm Mậu Ngọ (1858) niên hiệu Tự Đức thứ 11, tại thôn Phú Nhuận (tổng An Mỹ, huyện An Xuyên, tỉnh An Giang, nay là ấp Tân Hòa, xã Tân Nhuận Đông, Châu Thành, Đồng Tháp, tức xứ Nha Mân), ông Hương Cả tên Phạm Văn Cần sinh được một người con gái tên Phạm Thị Liên (thường gọi là cô Hai Liên hay Hai Hiên). Càng lớn, cô càng xinh đẹp nhất vùng. Thoắt đó, cô đã tròn đôi tám giữa vùng quê sông nước hiền hòa, cây lành trái ngọt. Nhiều trai tráng trong vùng vốn danh gia, thế phiệt mang trầu cau dạm hỏi nhưng đều bị cô từ chối.
Biểu tượng tiền cổ được dựng trước chợ Nha Mân mới. Ảnh: HIỂN NHIÊN
Vào một buổi chiều (25-8, năm Mậu Thìn -1858), đang dạo chơi trên bờ sông Nha Mân, bỗng cô nghe tiếng gọi đò. Người đưa đò đi vắng. Bên kia bờ, tiếng bà lão gọi hối hả như cần kíp một chuyện gì. Động lòng, cô nhanh nhảu nhảy xuống chèo đò sang sông rước bà lão. Ghe vừa ra đến giữa sông Nha Mân, nước chảy xiết, bất ngờ cô chới với té nhào xuống sông. Mọi người tri hô nhảy ùm xuống lặn hụp mò tìm. Chừng ông Cả hay tin, chạy ra vớt con lên thì cô đã nhắm mắt xuôi tay mất rồi. Đau lòng trước cái chết của cô con gái, ông oán trách cao xanh. Nhà ông lâu nay vẫn thờ bức tượng Quan Công, biểu trưng cho lòng trung cang nghĩa khí. Trước nỗi đau mất con, ông cứ trăn trở sao ngài Quan Công không soi xét công minh để ông phải mất đi đứa con gái mà ông yêu quý nhất trên đời. Trong cơn quẫn trí, ông cầm lấy tượng Quan Công để lên thi hài con gái với ý nghĩ là Quan Công sẽ phân giải khi Diêm Vương phán xét. Kỳ lạ thay, mấy ngày sau, người trong làng hằng ngày cứ đến nhà kể cho ông nghe chuyện thường xuyên gặp cô Hai đi chợ. Rồi chuyện cô Hai “quá giang” ghe bầu dân ra Huế. Ghe nào được cô quá giang thì hoàn toàn an toàn khi có sóng to gió lớn. Từ đó, người Nha Mân lập miếu thờ cô Hai ở ấp Tân Thuận thuộc xứ Nha Mân ngày nay. Cứ vào ngày 25-8 âm lịch hằng năm, người dân khắp nơi, có cả TP.HCM đổ về đây cúng lễ.
Ngược thời gian, 200 năm trước, từ vùng Cái Tàu hạ này (dưới Nha Mân 3 km) đến hạ lưu sông Tiền, cách Nha Mân 13 km là rạch Cái Tàu thượng, một vùng đất có rất đông người Hoa sinh sống. Vùng đất này từ lâu đã có sự giao thoa văn hóa, huyết thống… giữa ba dân tộc Việt - Hoa - Khmer. Câu chuyện về cô Hai Liên (với các chi tiết như tín ngưỡng thờ Quan Công của người Hoa, việc lập miếu thờ cô Hai Liên như tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ của người Việt) phần nào cũng đã minh chứng cho luận điểm thứ nhất: Sự giao thoa huyết thống, ưu đãi thiên nhiên khiến con gái vùng này xinh đẹp nức tiếng.
Con cháu của thê tử Nguyễn Ánh?
Cùng với câu chuyện về người đẹp Hai Liên còn có giả thuyết về chuyện Nguyễn Ánh “chạy giặc” Tây Sơn xuôi phương Nam bỏ rơi bồ đoàn thê tử.
Vào đêm 19 rạng 20-1-1785, quân Tây Sơn - Nguyễn Huệ bày trận đánh tan tác hai vạn quân và 300 chiến thuyền của quân Xiêm (do Nguyễn Ánh cầu viện) trên sông Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang ngày nay). Ở phía sau, Nguyễn Ánh nghe tàn quân báo hung tin thất trận, vội quay thuyền đưa toàn bộ bồ đoàn thê tử chạy theo sông Tiền tìm đường trốn sang Xiêm. Trên đường tháo chạy, vì bị quân Tây Sơn truy đuổi gắt gao, người đông, thuyền nặng nên Nguyễn Ánh đã gạt nước mắt bỏ lại hàng trăm cung tần mỹ nữ dọc đường. Họ vào tá túc ở các làng ven sông Tiền, nay thuộc Nha Mân (Châu Thành, Đồng Tháp) và Mỹ Luông (Chợ Mới, An Giang). Những mỹ nhân bị rơi rớt trôi dạt sau đó lấy chồng là người địa phương, sinh con đẻ cái.
Thôn nữ xứ Nha Mân ngày nay. Ảnh: HOÀNG VŨ
Không đồng tình cách lý giải này, ThS Nguyễn Hữu Hiếu - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Đồng Tháp bảo rằng: Theo sách Nguyễn Phúc tộc thế phả (gia phả nhà Nguyễn), năm lên 13 tuổi (1774), Nguyễn Ánh đã bắt đầu “chạy giặc” vào miền Nam khi quân Trịnh tấn công vào Thuận Hóa. Những năm sau đó, cuộc chiến giữa Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn diễn ra ngày càng khốc liệt. Tính từ lúc Nguyễn Ánh vào Gia Định (1775) cho đến trận Rạch Gầm - Xoài Mút (1785), đây là khoảng thời gian Nguyễn Ánh phải bôn tẩu khắp nơi, lúc thì trốn chạy, lúc lo gầy dựng binh lực để đánh quân Tây Sơn. Trong hoàn cảnh như vậy, khó có thể mang theo bồ đoàn thê tử hàng trăm người.
Phát hiện tiền cổ thời Minh Mạng
Giả thuyết gái đẹp Nha Mân quanh chuyện “bồ đoàn thê tử” của Nguyễn Ánh càng được chú ý khi vào cuối năm 2005, công nhân đào đất xây cống thoát nước làm chợ mới Nha Mân đã phát hiện một hòm gỗ lớn đựng rất nhiều tiền cổ. Lượng tiền cổ có đến vài trăm ký được đào lên, bỏ vào hàng chục vỏ bao xi măng Hà Tiên để đưa về Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp.
Còn nhớ, thời điểm ấy có một cán bộ nhận định: “Có thể số tiền cổ này là do tùy tùng của vua Gia Long đi ngang qua rồi dừng chân sống luôn tại đây”. Tuy nhiên, số tiền cổ sau đó được xác định gồm hai loại tiền Gia Long và Minh Mạng. Tiền đúc thời nhà Nguyễn được chia làm hai loại: Một loại được vua dùng để ban thưởng, còn một loại có ghi niên hiệu nhà vua cùng hai chữ: Thông bảo (đảm bảo được phép lưu hành trong nhân dân). Số tiền cổ này thuộc loại thứ hai gồm Gia Long thông bảo và Minh Mạng thông bảo. Có lẽ đã rõ, số tiền cổ này chỉ được chôn từ thời Minh Mạng trở về sau. Cũng có ý kiến cho rằng khi quân Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ, nhà Nguyễn chạy loạn rồi đem chôn số tiền ở khu vực này. Song, Pháp đánh các tỉnh Nam Kỳ vào thời vua Tự Đức nhưng trong hòm gỗ không có sự hiện diện của tiền cổ thời này?
Theo địa bạ lục tỉnh Nam Kỳ được lập vào thời Minh Mạng (1836), đất đai ở thôn Tân Hựu (bao gồm cả Nha Mân) có đến 4.848 mẫu, đứng đầu trong tổng số 1.637 thôn, làng ở toàn lục tỉnh Nam Kỳ. Vùng đất Nha Mân ngày xưa là nơi phát triển phồn thịnh, tập trung đông đảo cư dân giàu có. Một giả thuyết đặt ra là tiền cổ trên có thể thuộc sở hữu của một gia đình giàu có nào đó. Bà Nguyễn Ánh Hồng (60 tuổi) - nhà đối diện chợ Nha Mân kể: “Nơi xây chợ ngày trước là một nghĩa địa hoang vô chủ. Nằm cạnh khu nghĩa địa là đất đai của hai gia đình rất giàu có: ông Trần Văn Giáp và ông Hai Bồi. Bà con xung quanh không nhớ rõ hai gia đình này đã có mặt ở đây từ khi nào, chỉ biết là rất lâu đời. Bây giờ, ông Hai Bồi đã chết, con cái ông cũng mù mờ về gốc tích của số tiền cổ này”.
Theo Đại Nam nhất thống chí, chợ Nha Mân đã xuất hiện rất lâu đời. Khoảng năm 1679, người Hoa đến sinh sống hai bên bờ rạch Nha Mân. Những người Hoa này rất giỏi mua bán, đã từng bước góp phần hình thành một số chợ trong khu vực như Nha Mân, Cái Tàu Hạ… Năm 1779, khi quân Tây Sơn tiến quân vào Nam Bộ truy quét chúa Định vương Nguyễn Phước Thuần, những vùng tập trung đông đảo người Hoa như: Cù lao Đại Phố (Nông Nại), Sài Gòn/Chợ Lớn, Mỹ Tho Đại Phố… bị tàn phá nặng. Để tránh họa chiến tranh, họ đã di tản khắp nơi, trong đó có các vùng dọc hai bờ sông Tiền, sông Hậu như: Nha Mân, Cái Tàu Hạ, Sa Đéc… Sự góp mặt của họ đã làm cho chợ Nha Mân, Cái Tàu Hạ ngày một phát triển sung túc hơn.
NGUYÊN VẸN - HIỂN NHIÊN

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

BẠN CÓ BIẾT SỰ THẬT LỊCH SỬ

Do You Really Know Your History?






 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 

 
 
 

 
 


BẠN CÓ BIẾT

Do You Really Know Your History?