Nhìn từ trên cao, thôn Gia Cát có bố cục hình bát quái (Ảnh: NTDTV)
Thôn Gia Cát là một ngôi làng
có bố cục hình bát quái. Được mệnh danh là “Trung Quốc đệ nhất kỳ thôn”,
Gia Cát nổi bật với bố cục tinh xảo, giống như một thiên đường giữa chốn trần
gian.
Người ta nói rằng nếu không
được người trong thôn dẫn đường, bạn sẽ chỉ có thể đi vào mà không bao giờ
ra được. Tại đây, bạn sẽ gặp các đường phố, ngõ ngách quanh co và thâm sâu
của “bát trận đồ”.
Buổi tối ở làng bát quái, bạn
có thể ra ao thả đèn Khổng Minh, ngâm “Giới Tử Thư” để tu thân
dưỡng tính, và nghỉ lại một đêm để cảm nhận cuộc sống chậm rãi của cổ thôn.
Bố cục tuyệt xảo
Với từng ngôi nhà của mỗi hộ
dân trong thôn Gia Cát, mặt trước đối nhau, mặt sau dựa vào
nhau, còn ngõ ngách thì ngang dọc giống như một mê cung. Có câu
chuyện kể về Gia Cát Đại Sư, cháu trai đời thứ 28 của Khổng Minh Gia Cát Lượng,
rằng sau khi gia hộ định cư tại Cao Long, ông đã vận dụng kiếnt thức âm
dương kham dư học (phong thủy) mà mình tự tìm hiểu, dựa theo ýưởng cửu cung bát
quái, để thiết kế toàn bộ bố cục của thôn một cách tỉ mỉ. Ông lấy Chung Trì làm
trung tâm, tiếp đó, tám con hẻm nhỏ hướng ra ngoài bức xạ, hình thành nội bát
quái. Điều kỳ diệu là trong thôn có 8 ngọn núi nhỏ bao quanh, cấu thành ngoại
bát quái.
Hồ thái cực ở thôn Gia Cát (Ảnh đăng trên NTDTV)
Nhà cửa trong thôn phân bố ở
tám con hẻm; tuy trải qua thời gian mấy trăm năm, nhiều đời hưng vượng, nhà cửa
càng ngày càng mọc lên san sát, nhưng bố cục tổng thể của cửu cung vẫn không hề
thay đổi. Gia Cát độc đáo với bố cục bát quái và được gọi là đệ nhất thôn trang
của Trung Quốc. Đi đến kỳ thôn này, nếu bạn nhắm mắt vào và chỉ vào bất kỳ
hướng nào, đó cũng đều là một căn nhà đã hơn trăm năm tuổi. Nói về ví trí và
địa hình của thôn Gia Cát, bên ngoài có tám ngọn núi, hình thành ngoại bát
quái, còn bên trong lấy Chung Trì làm trung tâm, hình thành nội bát quái.
Nét độc đáo
Từ những câu chuyện cũ được
người dân bản địa kể lại, có thể thấy bố cục bát quái có tính năng phòng vệ
mạnh mẽ. Trong thời gian chiến tranh Bắc phạt năm 1925, bộ đội của Tiêu Kính
Quang thuộc quân cách mạng quốc gia phía Nam và bộ đội quân phiệt của Tôn
Truyền Phương chiến đấu ác liệt trong ba ngày ở gần thôn Gia Cát, vậy mà không
một viên đạn nào lọt vào trong thôn, toàn bộ thôn trang vẫn nguyên vẹn và không
tổn hại gì.
Vào thời kỳ chiến tranh, một
đội quân Nhật đi qua con đường lớn ở đồi Cao Long bên ngoài thôn, nhưng không
hề phát hiện ra kỳ thôn này. Nét độc đáo cũng nằm ở kiến trúc của mỗi nhà, mỗi
hộ trong thôn: mặt ngoài đối nhau, mặt sau dựa vào nhau, lại thêm các đường hẻm
ngang dọc, giống như đường thông nhưng lại là đường cụt. Khi người ngoài tự ý
vào thôn, nếu như không có người quen thuộc dẫn đường, họ sẽ chỉ vào trong mà
không thể ra được. Đã từng có kẻ trộm lẻn vào thôn, nhưng vì không thể tìm thấy
lối ra nên đành giơ tay chịu trói.
Ba điểm kỳ lạ
Thôn bát quái Gia Cát quả thực
là đệ nhất kỳ thôn của Trung Quốc đại lục. Gia Cát có ít nhất ba điểm kỳ lạ:
Trước hết, phần lớn người dân
trong thôn đều là đời sau của Khổng Minh Gia Cát Lượng, vị quân sư tài
năng của nước Thục cách đây hơn 1.700 năm. Nói cách khác, hầu hết người trong
thôn đều mang họ Gia Cát, hoặc là phụ nữ được gả vào gia tộc Gia Cát, chỉ còn
lại một số ít không phải là thành viên của dòng họ này. Theo thống kê, hậu nhân
của Gia Cát Lượng hiện đang ở Trung Quốc là khoảng 16.000 người, nhưng chỉ
riêng một thôn Gia Cát đã tụ họp một phần tư, tức khoảng 4.000 người, vậy nên
Gia Cát được gọi là Trung Quốc đệ nhất, nghĩa là ngôi làng bậc nhất ở Trung
Quốc.
Người dân thôn Gia Cát (Ảnh đăng trên NTDTV)
Điểm kỳ lạ thứ hai
nằm ở bố cục tinh xảo huyền diệu của ngôi làng. Nhìn từ trên cao, toàn bộ
thôn hiện ra hình bát quái, với bố cục nhà cửa, đường phố, và hướng đi trùng
khớp với cửu cung bát quái trận của Gia Cát Lượng mà lịch sử vẫn ghi chép.
Nhìn từ trên cao, thôn Gia Cát có bố cục hình bát quái (Ảnh
đăng trên NTDTV)
Thứ ba, Gia Cát là nơi bảo tồn
nguyên vẹn rất nhiều văn vật và kiến trúc cổ của ba đời Nguyên – Minh – Thanh.
Dẫu triều đại thay đổi, xã hội rối ren, chiến tranh liên miên trong hơn 700 năm
qua, và dẫu có bao nhiều danh lầu cổ tự, viên lâm đài các, hoặc thành tro bụi
trong chiến hỏa, hoặc bị hủy hoại do thiên tai, nhưng thôn trang này lại giống
như thiên đường chốn nhân gian, xa rời chiến hỏa, tránh được thiên tai,
thoát được nhân họa.
Phong tục
Các hậu nhân của tướng Gia Cát
Lượng sống tập trung trong trấn Gia Cát, lâu ngày hình thành lối sống và phương
thức sinh hoạt khác với những người bên ngoài. Họ có cách sống đơn giản mà thú
vị tuyệt vời. Đi dạo trong thôn, nếu để ý kỹ sẽ thấy cửa nhà của hai gia đình
đối diện trong ngõ hẻm không hề đối nhau, mà là mở sai khác, không nhà nào
ngoại lệ. Người bản địa gọi cách làm này là “môn không đăng, hộ không
đối”.
Kiến trúc cổ ở thôn Gia Cát (Ảnh đăng trên NTDTV)
Theo các hậu duệ Gia Cát, kiểu
bố cục kiến trúc này có lợi cho quan hệ láng giềng. Nếu như “môn đăng hộ đối”, người
nhà hai gia đình ra vào mỗi ngày, qua lại quá nhiều sẽ khó tránh khỏi
mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn xảy ra mà vẫn phải đối mặt mỗi ngày, tích oán
càng nặng, thì càng khó giải quyết. Nếu như “môn không đăng hộ không đối”, vấn
đề cũng được giải quyết dễ dàng. Không nghi ngờ nữa, đây chính là cách “dắt mũi
trâu” yên ổn đoàn kết. Chỉ có hậu nhân của Gia Cát Lượng mới nghĩ ra được cách
đơn giản mà hiệu quả như vậy.
Hình vẽ Thái cực đồ trên một bức tường trong thôn Gia Cát (Ảnh
đăng trên NTDTV)
Ngoài ra, người dân trong Gia
Cát trấn chủ yếu vận dụng kiến trúc tứ hợp viện, nghĩa là bốn mặt đóng kín,
chính giữa để một khoảng không gian. Lối đi phía trước căn nhà thường cao hơn
lối đi phía sau, mỗi khi trời nổi cơn giông, hầu hết toàn bộ nước mưa đều tập
trung vào vườn nhà mình. Các hậu nhân Gia Cát gọi cách làm này là “nước tốt
không chảy ra ngoài” (phì thủy bất ngoại lưu).
(Ảnh đăng trên NTDTV)
Vẻ đẹp của thôn bát quái Gia
Cát quả đúng là kỳ mỹ! Bước ung dung trên đường phố, phong cách kiến trúc mang
màu sắc cổ xưa ấy làm người ta say mê trước nét đẹp thẩm mỹ tuyệt vời. Những
chiếc cổng vào được chạm khắc hoa văn, những viên gạch lát Tô Châu màu tro trên
nền trắng của bức tường, kết hợp với mái hiên và cửa gỗ tương xứng – tất cả tạo
nên một không gian đẹp mắt, hài hòa. Không ít nhà có cả vườn hoa, núi đá giả,
hoa đỏ, cỏ xanh, và những lối đi quanh co. Bước chậm rãi trong thôn trang mang
màu sắc văn hóa cổ xưa, thưởng thức kiến trúc cổ, điêu khắc gỗ, thư pháp-hội
họa thành kiệt tác nghệ thuật hợp nhất, bạn sẽ có cảm giác như vừa bước vào một
bức tranh 3D tuyệt đẹp.
Theo NTDTV
Thiên Thanh biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét