Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

9 CÂU CHUYỆN NHỎ

9 câu chuyện nhỏ ẩn chứa những bài học lớn

With good lessons a father can make his son a good man. (Image: Unsplash via Pixabay/CC0 1.0)
Với những bài học hay người cha có thể làm con trai mình trở thành một người tốt. (Image: Unsplash via Pixabay/CC0 1.0)
Những câu chuyện ngắn này nói về cách một người cha nuôi dạy con trai biết phải trái, để cậu bé có thể lớn lên trở thành một người tốt. Hãy đọc hết chín câu chuyện và biết đâu bạn có thể áp dụng chúng cho những đứa trẻ của mình.

Trách nhiệm

Một hôm câu con trai hai tuổi của tôi đâm vào cái bàn và bị sưng ở đầu. Bé khóc lớn một hồi lâu. Tôi ra khỏi phòng mình và đi tới cái bàn, hỏi lớn: “Bàn ơi, ai đã làm bàn đau và làm bàn khóc nhiều như vậy?”
Con trai tôi ngừng khóc, nhìn tôi với đôi mắt đầy nước. Tôi vuốt ve chiếc bàn và hỏi: “Ai đã làm điều này với bàn thế?”
Con trai nhìn tôi: “Ôi, bố ơi, là con đấy ạ.” Tôi nói: “Vậy con đã xin lỗi bàn chưa?” Con trai tôi nói: “Mình xin lỗi,” và cúi chào cái bàn.
Quảng cáo
Kể từ đó, cậu bé đã học được bài học về trách nhiệm.

Đừng trút sự giận dữ của mình lên những người khác

Một hôm cậu con trai ba tuổi của tôi bắt đầu khóc mà không có lý do chính đáng. Tôi đã hỏi: ”Con đang khó chịu à?”
“Không ạ” cậu bé trả lời.
“Vậy sao con lại khóc? À, cha không phiền nếu con khóc đâu, nhưng cha sẽ chỉ cho con một nơi thích hợp để khóc, như vậy con sẽ không làm ảnh hưởng tới người khác. Sau khi con cảm thấy mình đã khóc đủ thì con có thể ra ngoài.”
Tôi để bé ở trong phòng tắm. Hai phút sau, con trai tôi gõ cửa và nói: “Con khóc đủ rồi.” Thằng bé được phép ra khỏi phòng sau đó.
Giờ đây khi đã 18 tuổi, cậu bé ngày nào đã không còn sử dụng những cảm xúc của mình để lôi kéo sự chú ý của người khác và trút sự giận dữ của mình lên mọi người.
boy crying
(Image: Photo Credit: Philippe Put via Compfight cc)

Suy đi tính lại trước khi hành động

Tôi đang đi bộ trên cầu với cậu con trai năm tuổi của mình. Cậu bé nhìn dòng nước trong trẻo dưới cầu và nói: “Nước thật đẹp. Con muốn nhảy xuống và bơi.”
Tôi ngạc nhiên trong giây lát, nhưng rồi tôi nói: “Ừm, cha con mình cùng nhảy xuống nhé, nhưng trước tiên hãy về nhà thay quần áo đã.” Sau khi trở về nhà và thay quần áo xong, con trai tôi phát hiện ra một chậu nước.
Tôi nói với bé: “Con trai à, khi con bơi, con phải úp mặt vào nước, đúng chứ?” Bé gật đầu và tôi tiếp tục: “Con cần luyện tập trước để xem con có thể thụp đầu vào nước trong bao lâu.”
Chỉ mười giây sau, bé ngước mặt ra khỏi nước và nói: “Con bị nghẹt thở rồi, khó chịu quá.”
Tôi nói với con: “Vậy đó, nếu con nhảy xuống sông, con sẽ cảm thấy tệ hơn vậy rất nhiều.”
“Bố ơi, vậy mình đừng nhảy xuống sống nữa nhé,” con tôi đáp lời.
“Được thôi, chúng ta sẽ không làm nữa”, tôi nói.
Kể từ đó, cậu bé đã học được tính thận trọng và suy nghĩ cẩn thận thì tốt hơn liều lĩnh.

Kiểm soát những ham thích

Khi con trai tôi lên 6, chúng tôi cùng đi bộ đến quán McDonalds sau giờ học.
“Bố ơi, McDonalds!” bé nói. “Ah, McDonalds! Con muốn tìm thứ gì đó để ăn ở đây, phải không? Con trai à, khi con muốn thứ gì đó, con ra ngoài và lấy nó, điều đó rất dễ dàng. Bất kỳ ai cũng có thể làm được điều đó. Nhưng nếu con có thể kiểm soát những ham thích của mình và không mua nó, lúc đó, con là một anh hùng. Con muốn trở thành một người bình thường hay một anh hùng?”
Con trai tôi trả lời: “Một anh hùng ạ.”
“Con chắc chắn điều đó, đúng chứ con trai?” tôi hỏi.
“Bố ơi, con thật sự muốn làm một anh hùng,” bé nói.
“Được thôi, anh hùng, hãy trở về nhà nào!” tôi đáp.
Kể từ đó về sau, cậu bé đã học được cách kiểm soát những ham thích của mình, và không sa vào cám dỗ.
(Image: JeepersMedia via Compfight cc)
(Image: JeepersMedia via Compfight cc)

Lựa chọn và hậu quả

Một hôm, cậu con trai 8 tuổi của tôi đã đánh nhau với các bạn cùng lớp và trở về nhà khóc lóc. Cậu bé cảm thấy các bạn mình đã sai và đáp trả bằng sự  giận dữ tột độ.
“Con định làm gì? Con có muốn bố giúp không?” Tôi hỏi bé.
“Bố ơi, bố tìm cho con một viên gạch, con sẽ ném chúng từ phía sau vào ngày mai.”
“Bố hiểu, bố có thể làm thế. Còn gì nữa không?”
“Bố ơi, cho con một con dao, con muốn đâm bọn nó từ phía sau.”
“Tốt đây! Cách này có thể giúp con trút con giận nhiều hơn. Bố có thể lấy nó cho con.”
Tôi lên lầu chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng. Con trai tôi có vẻ đã bình tĩnh hơn một chút.
Khoảng 20 phút sau, tôi đưa cho cậu rất nhiều quần áo và chăn mà tôi thu thập được.
“Con trai, con đã quyết định chưa? Gạch hay dao?”
“Nhưng bố ơi, tại sao bố lại đưa cho con nhiều quần áo và chăn như vậy?”  .
“Con trai à, là như vầy: nếu con đánh họ bằng gạch, cảnh sát sẽ đưa cả hai chúng ta vào tù khoảng một tháng, nên chúng ta sẽ mang theo một số áo khoác và chăn. Nếu con sử dụng dao và đâm bạn mình, chúng ta sẽ ở trong tù trong ít nhất ba năm, nên chúng ta sẽ phải mang nhiều quần áo hơn cho cả bốn mùa, đúng chứ? Đó là luật. Vì vậy, nếu con đã quyết định vậy, bố sẵn sàng để hỗ trợ con! ”
“Bố ơi, chúng ta vẫn chưa làm gì cả mà, phải không?!” con trai tôi đáp.
“Nhưng con trai à, con đang rất tức giận vì nó mà,” tôi nói.
“Ha, bố, con không còn giận nữa, và thực tế là con đã sai,” con trai tôi thẹn thùng nói
“Vậy à, bố ủng hộ con!”
Kể từ đó con trai tôi đã học được bài học ra quyết định đúng và nhận lấy kết quả do quyết định đó mang tới.

Là một người lịch thiệp

Khi được 9 tuổi, con trai tôi bị trượt môn toán lớp 4 và trở nên thất vọng. “Làm sao thế con? Sao con để trượt bài kiểm tra môn toán.”
“Bởi vì con ghét giáo viên môn toán, lớp học của cô ấy chán ngắt.”
“Ồ thật sao, bố muốn biết thêm một chút.” Tôi rất hứng thú.
Bé nói rất nhiều, nhưng chỉ để nhấn mạnh rằng cô giáo không thích bé.
“Ừ bố hiểu rồi. Khi ai đó thích con, con sẽ thích cô ấy; khi cô ấy không thích con, con sẽ ghét cô ấy. Vậy con là người chủ động hay bị động?”
“Người bị động ạ!” con tôi đáp.
“Vậy con là người mạnh mẽ hay yếu đuối? Một người lịch thiệp hay tầm thường?” Tôi tiếp tục hỏi.
“Con yếu đuối, và là một người tầm thường!” bé trả lời.
“Con muốn trở thành, một quý ông hay một người tầm thường?” tôi hỏi con
“Một quý ông ạ. Bố ơi, giờ thì con biết rồi! Bất kể khi giáo viên thích hay không thích con, con vẫn có thể thích cô ấy, tôn trọng cô ấy và trở thành một người mạnh mẽ.”
Ngày tiếp theo, bé đến trường một cách vui vẻ. Kể từ lúc đó, kỹ năng toán học của cậu đã được cải thiện và cậu đã học được sự khác biệt giữa việc trở thành một quý ông và một người tầm thường.
maths homework
(Image: Alba Estévez G. via Compfight cc)

Kỷ luật

Khi con trai tôi 10 tuổi, bé bị nghiện trò chơi điện tử. Mẹ cậu đã nói chuyện nhiều lần nhưng không có kết quả. Một hôm, tôi nói với con: “Con trai, bố nghe nói con rất thích trò chơi điện tử.” Bé thừa nhận và cúi thấp đầu xuống.
Tôi hỏi con: “Con cảm thấy thế nào sau khi chơi xong mỗi trò chơi?”
“Mê man, trống rỗng, buồn chán và xấu hổ,” bé đáp.
“Vậy sao con lại chơi? Con không thể dừng được, phải không?” Tôi hỏi con.
“Đúng vậy bố ạ” bé đáp.
“Tốt rồi! hãy để bố giúp con!” Tôi để máy tính trước mặt con và đưa cho con một cái búa.
“Con trai, hãy đập nó!” tôi nói.
“Bố ơi!” Con trai tôi bối rối.
“Đập nó đi! Bố sẽ ổn khi không có máy tính, nhưng sẽ không [ổn] khi không có con” tôi nói.
Con trai tôi đã khóc sau khi phá tan chiếc máy tính. Và bé đã học được ý nghĩa của nguyên tắc này..

Nói chuyện với mẹ

Khi con trai của tôi 11 tuổi, vợ chồng tôi chuyển ra nước ngoài sinh sống, thằng bé ở với bà nội.
Tôi gọi cho bà mỗi ngày để thăm hỏi. Một ngày nọ, con trai tôi trả lời điện thoại: “Chào bố ạ!” bé nói.
“Tốt lắm,” tôi đáp, “bà nội đâu rồi con, cho bố nói chuyện với bà nào.”
“Bố ơi, tại sao bố gọi điện cho bà hàng ngày như vậy?” bé hỏi.
“Con nghĩ chuyện đó lạ à? Nhưng bà là mẹ của bố mà!” tôi trả lời.
“Vậy còn con? Con cũng thích nói chuyện với bố!” bé nói.
“Con hãy gọi và nói chuyện với mẹ,” tôi nói với con.
Kể từ đó, vợ tôi luôn nhận được điện thoại của con trai chúng tôi hàng ngày lúc 6 giờ sáng, bất kể trời nắng hay mưa – chuyện này đã 8 năm rồi!
smiling boy on mobile phone
(Image: Simon Blackley via Compfight cc)

Bỏ qua tiểu tiết và làm những việc nên làm

Khi con trai tôi lên 12 tuổi, bé bị ngập trong bài tập về và và luôn cảm thấy bất an. Một buổi tối khi con đang đi vào trong nhà, chị tôi nói: “Này anh bạn, hôm qua cháu đã làm vỡ chiếc đĩa của cô đấy.”
“Không thể nào, cháu không làm!” cậu bé trả lời.
Mẹ tôi bình luận thêm vào: “Bà đã nhìn thấy cháu làm!”
“Con không làm! Mọi người đổ oan cho con!” Con trai tôi nằm ra sàn và khóc.
Năm phút sau, tôi ra ngoài phòng và hỏi: “Chuyện gì đang xảy ra ở đây vậy?”
“Bố ơi, dì và bà nội đổ tội cho con!” cậu bé vừa khóc vừa nói.
“Ồ, vấn đề lớn rồi đây, ai đó đổ tội con, vậy là con cảm thấy bị đánh bại và nằm khóc trên sàn. Con không phải là đàn ông! Một người đàn ông thật sự sẽ hiên ngang cho dù bầu trời có sập xuống , nhưng con lại khóc chỉ vì một chiếc đĩa vỡ. Điều đó chưa phải là tồi tệ nhất. Trong cuộc đời sẽ có lúc con bị đối xử tệ, bị phản bội, bị lăng mạ. Lúc đó, con cũng muốn nằm ra sàn và khóc khi mọi thứ không theo ý của mình ư?”
Con tôi đứng thẳng lưng lên và nói: “Bố, con hiểu rồi, giờ con nên làm gì?”
“Bây giờ con hãy hỏi bản thân mình, con có nhiều thời gian rỗi hay có nhiều bài tập cần làm? Chỉ cần nhớ, bỏ qua những việc nhỏ nhặt và hoàn thành những việc mà con nên làm.”
Con trai tôi nhặt cặp của mình, cúi chào cô và bà nội, bình thản đi vào phòng.
Ba chúng tôi mỉm cười. Tôi hy vọng rằng một mai khi con trai tôi nhớ lại sự việc này, con sẽ hiểu được ý định tốt của chúng tôi.
Dịch lại từ tiếng Hoa bởi Monica Song và Kathy McWilliams
Chia sẻ bài viết này

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét