Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

cưỡng hiếp

Người đàn ông bị 3 'yêu nữ' cho đi nhờ xe... cưỡng hiếp

Thay vì đưa người đàn ông xin đi nhờ xe tới đúng điểm đến, ba 'yêu nữ' đã lái xe đến một nơi hẻo lánh, thay nhau cưỡng bức nạn nhân. Sau khi 'thỏa mãn', 3 người này đuổi anh chàng tội nghiệp ra khỏi xe và phóng đi.
Theo tờ Mirror đưa tin hôm 25/2, ba nghi phạm nữ hiện đang bị cảnh sát Zimbabwe truy lùng sau khi tiến hành một vụ cưỡng bức, cướp tinh dịch ở thành phố Bulawayo theo lời tố cáo của một nạn nhân nam.
Theo lời kể của nạn nhân, những người phụ nữ này lái một chiếc xe ô tô màu trắng hiệu Toyota Cresta. Khi anh này đang đi bộ trên phố thì tình cờ nhìn thấy chiếc xe của những người phụ nữ nói trên và mở lời xin đi nhờ.
Tuy nhiên, thay vì đưa anh này tới đúng điểm đến, ba người phụ nữ này lại phóng xe đến một nơi hẻo lánh, thay nhau cưỡng bức nạn nhân, lấy tinh dịch rồi đá anh ra khỏi xe và phóng vọt đi.
Thanh tra Simango thuộc sở cảnh sát Bulawayo cho biết, họ tìm thấy nạn nhân nam gần một điểm leo núi ở đại lộ 6 của thành phố.
Ông Simango cũng cho biết thêm: “Trong số ba người phụ nữ cưỡng bức nạn nhân, chỉ có một người sử dụng bao cao su.”
Thanh tra Simango cho biết ông chưa xác định chính xác nguyên nhân vì sao những người phụ nữ này lại cướp tinh dịch của nạn nhân. Tuy nhiên, vụ việc này có khá nhiều điểm giống với những vụ cướp tinh dịch từng xảy ra tại đây vào năm 2011 và 2012.
Theo đó, những vụ cướp tinh dịch trước đây xảy ra được cho là bởi một số người dân Zimbabwe cần sử dụng tinh dịch nam giới trong nghi lễ truyền thống cầu may mắn có tên “Juju”. Các nạn nhân thường bị gây mê hoặc đe dọa bằng súng, sau đó được kích thích để giải phóng tinh dịch rồi bị ném xuống vệ đường.
Tháng 11/2011, 3 chị em gái và một anh bạn trai đã bị buộc tội tại tòa án Harare vì tấn công người quá giang và cướp tinh dịch của anh này để sử dụng cho nghi lễ cầu may. Những người phụ nữ này bị bắt sau khi dính líu tới một vụ tai nạn xe hơi và cảnh sát tìm thấy 31 chiếc bao cao su đã sử dụng được vứt trong cốp xe.
Theo TP

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

HỌC LÀM NGƯỜI

7 bài học làm Người

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.
Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.
5 bài học làm Người
Thứ nhất, “học nhận lỗi“. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.
Thứ hai, “học nhu hòa“. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

Thứ ba, “học nhẫn nhục“. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.
Quảng cáo
Thứ tư, “học thấu hiểu“. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?
Thứ năm, “học buông bỏ“. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!
Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.
Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.
Chia sẻ bài viết này

SINH TỬ HỮU MỆNH

Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên

Ảnh: Fotolia
Ảnh: Fotolia
Vương Bưu, một viên quan thông sự của Hoàng đế triều đại nhà Đường ( 618 – 917 sau công nguyên) từng nói “Mọi sự việc gặp phải trong đời đều có nhân duyên. Nhân duyên và sự nghiệp đều có tiền định từ lâu. Là phúc hay họa, cả thời gian quá khứ và tương lai đều đã được định trước”.
Khi Thái hậu Võ Tắc Thiên ( 625 – 705 SCN) giành được ngai vàng, bà đã tru di tông tộc của Hoàng đế. Thái tử bị đưa đến Đại Lý Tự kết án tử hình. Thái tử nói “Ta phải chết, hà tất làm vấy máu cây đao”. Rồi đến nửa đêm, liền dùng áo treo cổ tự tử. Đã chết, nhưng đến trưa ngày sau thì tỉnh lại.
Ông ta cười đùa vui vẻ như thường. Ăn uống tự nhiên như thể đang ở nhà vậy. Khi ông ta tỉnh lại, ông nói “Ta đã đến thiên quốc của Thần, và một vị thần trên đó giận giữ với ta. Ông ta yêu cầu ta trở lại chấp hành bản án. Ta hỏi sao lại cần phải thế. Vị thần đó đưa ta xem một bộ hồ sơ về những điều ta đã làm trong những kiếp trước. Nó ghi chép rằng ta đã giết người trong kiếp trước, và kiếp này ta phải trả nợ”.
Thái tử biết rằng mọi thứ đều đã được sắp đặt sẵn nên ông không sợ hãi gì khi bị xử tử hình. Dường như khi một người sinh ra trên cõi đời, sự sống và cái chết của anh ta đã được sắp đặt sẵn. Mùa quả trong đời này là từ những hạt giống đã gieo trồng từ đời trước. Phú quí được hưởng từ việc gieo công đức. Nghiệp báo là do kiếp trước đã làm điều sai. Nhân quả không ai thoát được.
Quảng cáo
Trong thời kỳ Trinh Quán ( 627 – 649 SCN), Trương Bảo Tàng là một Võ Tướng trong Đại Nội. Ông thường đi về Lạc Dương trong những ngày nghỉ. Một ngày, ông chạy đến chỗ người thợ săn đang nướng thịt của một con thú mà anh ta đã bắn được. Ông dựa vào một thân cây, thở dài và nói “ Ta đã sống 70 năm. Điều ta tiếc nuối là chưa từng được ăn thứ thịt tươi ngon đến thế”. Ngay lúc đó, một hòa thượng đi qua và nói với ông Trương rằng “Trong vòng 60 ngày tới, ông sẽ được thăng làm quan tam phẩm, sao ông lại thở dài?” rồi hòa thượng đó biến mất. Ông Trương rất ngạc nhiên. Thay vì đi về Lạc Dương, ông quay lại kinh thành.
Cùng lúc đó, Hoàng đế Đường Thái Tông ( 599 – 649 SCN) đang mắc bệnh kiết lỵ. Không có quan ngự y nào trong triều chữa khỏi bệnh của ông. Vua bèn ban lệnh nếu quan ngự y nào tìm được một đơn thuốc hữu hiệu thì sẽ được ban thưởng chức quan xứng đáng. Trương Bảo Tàng từng mắc bệnh kiết lỵ trước đó vì thế ông biết được cách chữa công hiệu. Ông liền dâng đơn thuốc cho Đường Thái Tông.
Đường Thái Tông thử thuốc và ngay lập tức hết bệnh. Ông liền ban cho ông Trương chức quan Ngũ Phẩm. Nhưng vị tể tướng không nghe theo lệnh, hơn một tháng mà ông không soạn chiếu ban chức. Thái Tông đột nhiên mắc bệnh trở lại, ông lệnh cho dùng đơn thuốc cũ và được chữa khỏi.
Thái Tông ngạc nhiên sao ông không thấy chiếu thăng quan cho ông Trương, vì ông Trương là người dâng đơn thuốc công hiệu. Khi ông hỏi tể tướng điều gì xảy ra, tể tướng sợ hãi nói, ông không chắc là quan ngũ phẩm là chức quan quản lý hay một vị trí trong quân đội. Thái Tông biết rằng vị tể tưởng đó đã đề cử một người lên làm quan tam phẩm vì đã chữa khỏi bệnh cho tể tướng. Ông liền nói với tể tướng “Vì sao một người chữa khỏi bệnh cho hoàng thượng lại không được được ban chức ngang hàng với người đã chữa khỏi bệnh cho tể tướng? Ta muốn ông Trương làm quan tam phẩm thuộc cấp quản lý, với những lễ nghi ban chức đầy đủ”. Mệnh lệnh của hoàng đế được thực hiện trong vòng 60 ngày như lời vị hòa thượng nói.
Dường như không chỉ sinh tử đời người là hữu mệnh, mà phú quý của một người cũng là nhân duyên. Cổ nhân có câu “Mệnh lí hữu thì chung tu hữu, mệnh lí vô thì mạc cưỡng cầu” (tạm dịch: Khi điều gì đã được sắp đặt, nó sẽ đến đúng thời điểm. Nếu điều gì không được sắp đặt, không ai có thể làm nó xảy ra, vậy cần gì phải cố sức để thay đổi nó?)
Chuyện được trích từ Thái Bình Quảng ký, một sưu tập truyện được biên soạn từ năm 977 SCN đến 988 SCN.
Chia sẻ bài viết này

CAO NHÂN CHÂN CHÍNH

Đây mới thực là cao nhân chân chính!

p7028671a651694500
Cao nhân chân chính, chính là có thể thắng nhưng không nhất định phải thắng, có thể đánh bại kẻ khác nhưng không nhất định phải đánh bại. (Ảnh: NTDTV)
Thế nào gọi là cao nhân? Tương truyền, Tả Tông Đường rất thích chơi cờ vây, hơn nữa còn là một cao thủ, gần như không có ai là đối thủ của ông.
Có một lần, Tả Tông Đường cải trang trước khi xuất chinh đánh trận, trên đường bỗng nhìn thấy một ngôi nhà tranh, trên xà nhà có treo tấm biển “Thiên hạ đệ nhất kỳ thủ”. Tả Tông Đường thấy thế thì trong lòng không phục, liền đi vào trong để cùng chủ nhân ngôi nhà đánh ba ván cờ.
Vị chủ nhà đánh ba ván đều thua, Tả Tông Đường cười nói: “Ông nên tháo tấm biển kia xuống đi!”
Nói xong, Tả Tông Đường tràn đầy tự tin, cao hứng bừng bừng mà rời đi.
Quảng cáo
Không lâu sau, Tả Tông Đường thắng trận trở về, lại đi ngang qua ngôi nhà ấy, thấy tấm biển “Thiên hạ đệ nhất kỳ thủ” vẫn chưa được gỡ xuống, Tả Tông Đường tức giận đi vào trong nhà để cùng vị chủ nhân tỷ thí ba ván cờ nữa.
Lần này, Tả Tông Đường thua cả ba ván.
Tả Tông Đường vô cùng kinh ngạc, liền hỏi vị chủ nhân tại sao lại như vậy.
Vị chủ nhân đáp: “Lần trước, ngài tuy mặc thường phục nhưng ta đã sớm biết ngài là Tả Công, ngài mang trên mình nhiệm vụ đánh giặc, ta không thể dập tắt nhuệ khí chiến đấu của ngài. Lần này, ngài đã chiến thắng trở về, ta đương nhiên toàn lực ứng phó, việc đáng làm thì ắt phải làm, không thể nhượng bộ!”
Cao thủ chân chính trên thế gian, chính là có thể thắng nhưng không nhất định phải thắng, có thể đánh bại kẻ khác nhưng không nhất định phải đánh bại, ấy là vì có tấm lòng khiêm nhượng, thiện tâm với người.

Cuộc sống chẳng phải là như vậy sao?
Thông minh không nhất định là có trí tuệ, thế nhưng trí tuệ thì nhất định bao quát thông minh.
Người thông minh tâm nặng chuyện được mất, người trí tuệ có thể dũng cảm xả bỏ.
Tai thính thật sự thì có thể nghe được tiếng lòng, mắt sáng thật sự thì có thể nhìn thấu tâm linh.

Chứng kiến, không có nghĩa là nhìn thấy.
Nhìn thấy, không có nghĩa là nhìn rõ.
Nhìn rõ, không có nghĩa là hiểu được.
Hiểu được, không có nghĩa là hiểu rõ.
Hiểu rõ, không có nghĩa là đã thông suốt.

Chúng ta vẫn thường nghe nói: “Không có văn hóa thì thật đáng sợ!”. Thế nhưng “văn hóa” ấy rốt cuộc là cái gì vậy? Là bằng cấp? Là kinh nghiệm? Hay là sự từng trải?
Đáp án: Tất cả đều không phải!
Ngày hôm nay, coi như chúng ta đã được thấy một lời giải thích thuyết phục, “văn hóa” ấy chính là biểu đạt bởi bốn điều sau đây:
  1. Đào sâu vào tu dưỡng nội tâm.
  2. Tự giác không cần nhắc nhở.
  3. Lấy ước thúc làm tiền đề cho tự do.
  4. Suy nghĩ lương thiện vì người khác.
Chia sẻ bài viết này

ĐỐI XỬ TỐT

Đối xử tốt với mọi người trước khi muốn người khác đối xử tốt với mình

holding hands
Mười năm sau ngày ba tôi mất, cuối cùng thì mẹ cũng chấp thuận đến ở với chúng tôi sau rất nhiều lần thuyết phục. Lúc đó tôi đã 40 còn mẹ tôi thì 70 tuổi.
Gia đình tôi có 4 anh chị em, ba con gái và một con trai; tôi là con út.
Vào ngày bà chuyển đến, bà khăng khăng đòi mang theo hai túi bột mới xay. Hóa ra bà đã giấu 2.000 Nhân dân tệ trong các túi bột đó; bà đã tiết kiệm số tiền đó để mua một cái xe cho con trai tôi. Sao bà có thể tiết kiệm được số tiền lớn như vậy mà tôi hoàn toàn không biết gì.
Sau khi chuyển đến, bà lo toan tất cả mọi việc nhà, bao gồm cả việc nấu ăn. Tôi không cần ra ngoài mua đồ ăn nữa; với sự giúp sức của bà, chúng tôi đã có không khí gia đình thoải mái và ấm cúng.
Quảng cáo

Tụ họp

Hai tuần sau ngày bà đến, bà muốn chồng tôi mời bạn cùng lớp, đồng nghiệp và bạn bè tới nhà dự một bữa tiệc gia đình. Vào thời điểm đó, mọi người thường tụ tập ở nhà hàng thay vì ở nhà do cuộc sống quá bận rộn.
Chồng tôi đã chiều lòng bà, dù bà đã phải dành suốt hai ngày trời để chuẩn bị đồ ăn nhẹ, bánh ngọt, và các đồ ăn khác cho buổi tiệc.
Mọi người đều thích các món ăn bà nấu, nhiều người trong số họ đã không được thưởng thức đồ ăn ngon như vậy từ rất lâu rồi. Mẹ lại mời tất cả mọi người một bữa khác. Bữa tiệc thật tuyệt vời; chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều, và chỉ uống một chút. Chúng tôi có cơ hội để nói về nhiều chủ đề mà thường không được nói đến ở nơi công cộng hoặc ở nhà hàng.
Nhà chúng tôi đã trở thành một điểm hẹn thường xuyên cho mọi người sau đó. Mẹ tôi thật sự thích thú, bà nói: “Cuộc sống lẽ ra phải như thế; mọi người cần gắn bó với nhau.”
(Image: Pixabay/CC0 Public Domain)
Nhà chúng tôi đã trở thành một điểm hẹn thường xuyên cho mọi người sau đó. Mẹ tôi thật sự thích thú, bà nói: “Cuộc sống lẽ ra phải như thế này; mọi người cần gắn bó với nhau.”(Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)

Những người hàng xóm

Một hôm tôi ra mở cửa sau tiếng gõ. Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy trước cửa là người hàng xóm nhà đối diện với một một đĩa anh đào tươi rói trên tay. Chúng tôi đã có một cuộc cãi vã vài năm trước và không nói chuyện với nhau từ đó.
Cô nói: “Tôi mua một vài thứ cho mẹ cô và hy vọng bà thích chúng.” Tôi cảm thấy hơi lạ, và cô ấy đỏ mặt và nói tiếp: “Lũ trẻ nhà tôi thích những thứ mà mẹ cô làm.”
Tôi đã nhận ra rằng những việc nhỏ của mẹ tôi đã giúp chúng tôi xây dựng mối quan hệ thân thiện với hàng xóm. Sau đó chúng tôi đã làm bạn trở lại và bọn trẻ nhà cô ấy từ đó qua lại nhà chúng tôi thường xuyên hơn và coi mẹ tôi như bà ngoại của chúng vậy.
Mẹ tôi không chỉ quan tâm tới người hàng xóm đối diện bên kia đường, bà cũng quan tâm đến những người khác trong khu. Bà làm bạn với bố mẹ của những người bạn của chồng tôi, và trông nom những đứa cháu nhỏ của họ.
(Image: Pixabay/CC0 Public Domain)
Người hàng xóm mà chúng tôi đã không trò chuyện trong nhiều năm, bất ngờ tới thăm chúng tôi với một đĩa anh đào chín mọng. (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)

Thăng chức

Khi mẹ tôi biết con trai đồng nghiệp của chồng tôi có bệnh u lympho, bà đã đề nghị chúng tôi giúp họ một khoản tiền. Dù họ không mấy thân thiết với chồng tôi, nhưng mẹ tôi rất cương quyết về việc này.
Bà nói: “Khi người khác đang gặp lúc khó khăn, chúng ta cần phải làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ. Chúng ta phải biết cho trước khi có thể nhận được.”
Sau khi bà chuyển đến được sáu tháng, chồng tôi được thăng cấp thông qua khuyến nghị từ các đồng nghiệp – bằng phiếu bầu phổ thông. Chồng tôi nói: “Mẹ đã bỏ những lá phiếu đó cho anh.” Sau đó chúng tôi đã nhận ra rằng chúng tôi đã thực sự có các mối quan hệ ấm áp hơn nhiều với những người quanh.
Mẹ tôi, một người phụ nữ không biết chữ từ một ngôi làng ở nông thôn, lặng lẽ thu phục trái tim của mọi người mà chúng tôi có nằm mơ cũng chẳng thể có, bởi vì bà luôn sẵn lòng cho đi.
Tôi nhớ bà từng nói:
Con phải đối xử tốt với mọi người trước khi muốn họ đối xử tốt với mình.
Một lý lẽ đơn giản, nhưng nó thật khó để thực hành.
(Image: Pixabay/CC0 Public Domain)

Thăm quan công viên

Mẹ tôi bị say xe, vì vậy bà không thể đi bằng xe hơi. Một ngày cuối tuần, tôi quyết định làm cho bà một ân huệ nhỏ và đưa bà đến sở thú, vì bà chưa bao giờ thấy một con voi.
Bà muốn đi bộ, nhưng tôi nghĩ rằng quá xa để đi bộ ở tuổi của bà. Cuối cùng bà chấp thuận để tôi chở bà bằng xe đạp. Tôi đạp xe qua một ngã tư và chúng tôi đã bị chặn lại bởi một cảnh sát trẻ.
Anh ta sắp ghi cho tôi một phiếu phạt vì vi phạm luật giao thông. Thấy vậy mẹ tôi đã không muốn tiếp tục đi bằng xe đạp nữa. Tôi xin lỗi viên cảnh sát và giải thích rằng mẹ tôi không thể đi xe hơi.
Viên cảnh sát chợt nhận ra rằng pháp luật chỉ cấm trẻ em khi đi xe đạp như thế này, mà không áp dụng đối với người già. Anh ta liền chào chúng tôi, ra hiệu tất cả những chiếc xe phải dừng lại để xe của tôi qua đường. Oa, tôi đã rất xúc động – Tôi chưa bao giờ nhận được sự tôn trọng nhiều như thế này trong đời.
Một chút quan tâm chăm sóc cho mẹ làm tôi có được rất nhiều niềm vui!
(Image: Pixabay/CC0 Public Domain)
Bà muốn đi bộ, nhưng tôi nghĩ rằng quá xa để đi bộ ở tuổi của bà. Cuối cùng bà chấp thuận để tôi chở bà bằng xe đạp. (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)

Cuối đời

Sống chung với chúng tôi được ba năm, mẹ tôi được chẩn đoán bị ung thư phổi. Một người bạn bác sĩ của chúng tôi cho rằng ở tuổi của mẹ tôi thì không nên phẫu thuật, và nên để căn bệnh diễn tiến tự nhiên.
Chồng tôi và tôi đã thảo luận về điều này và đồng ý rằng đó là lựa chọn tốt nhất cho bà. Chúng tôi đưa bà về nhà, và nói với bà sự thật. Bà bình thản chấp nhận, và nói: “Đó là điều đúng đắn phải làm.”
Tuy nhiên, bà muốn được quay trở về làng mình.
Tôi đã về quê ở với mẹ tôi những tháng ngày cuối cùng của bà. Tôi đưa mẹ ra ngoài trời để hít thở không khí trong lành mỗi khi mặt trời lên. Bà luôn mỉm cười mỗi khi bà tỉnh táo. Tôi để bà dùng thuốc chỉ đủ để kiểm soát cơn đau.
Một ngày, bà nói với tôi rằng cha tôi đang mong chờ bà. Tôi nắm chặt lấy bàn tay gầy gò của bà và nói thật khó để chấp nhận cho bà rời xa tôi.
Nhưng mẹ tôi mỉm cười và nói: “Hãy để cho mẹ đi”!
Khi bà rút bàn tay khỏi tay tôi, trái tim tôi tan vỡ!
(Image: Pixabay/CC0 Public Domain)
Sau ba năm sống với chúng tôi, Mẹ bị ung thư. Tôi nắm chặt lấy bàn tay gầy gò của mẹ và nói thật khó để chấp nhận cho bà rời xa tôi. Nhưng mẹ tôi mỉm cười và nói: “Hãy để cho mẹ đi” (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)

Lễ tang

Vào ngày tang lễ của mẹ tôi, đã có một đám rước lớn – bao gồm tất cả mọi người trong làng, bạn bè của chúng tôi và hàng xóm trong khu tôi ở.
Đám rước chầm chậm ra khỏi làng, và nhiều người qua đường thắc mắc đây phải chăng là một đám tang của một quan chức cao cấp hay cha mẹ của một quan chức nào đó.
Không, mẹ tôi chưa từng được đến trường cũng chẳng hề có chức tước. Bà chỉ là một người nông dân giản dị với một tấm lòng rộng mở.
(Image: Pixabay/CC0 Public Domain)
Vào ngày tang lễ của mẹ tôi, đã có một đám rước lớn – bao gồm tất cả mọi người trong làng, bạn bè của chúng tôi và hàng xóm trong khu tôi ở. (Image:Pixabay/CC0 Public Domain)
Chia sẻ bài viết này

9 CÂU CHUYỆN NHỎ

9 câu chuyện nhỏ ẩn chứa những bài học lớn

With good lessons a father can make his son a good man. (Image: Unsplash via Pixabay/CC0 1.0)
Với những bài học hay người cha có thể làm con trai mình trở thành một người tốt. (Image: Unsplash via Pixabay/CC0 1.0)
Những câu chuyện ngắn này nói về cách một người cha nuôi dạy con trai biết phải trái, để cậu bé có thể lớn lên trở thành một người tốt. Hãy đọc hết chín câu chuyện và biết đâu bạn có thể áp dụng chúng cho những đứa trẻ của mình.

Trách nhiệm

Một hôm câu con trai hai tuổi của tôi đâm vào cái bàn và bị sưng ở đầu. Bé khóc lớn một hồi lâu. Tôi ra khỏi phòng mình và đi tới cái bàn, hỏi lớn: “Bàn ơi, ai đã làm bàn đau và làm bàn khóc nhiều như vậy?”
Con trai tôi ngừng khóc, nhìn tôi với đôi mắt đầy nước. Tôi vuốt ve chiếc bàn và hỏi: “Ai đã làm điều này với bàn thế?”
Con trai nhìn tôi: “Ôi, bố ơi, là con đấy ạ.” Tôi nói: “Vậy con đã xin lỗi bàn chưa?” Con trai tôi nói: “Mình xin lỗi,” và cúi chào cái bàn.
Quảng cáo
Kể từ đó, cậu bé đã học được bài học về trách nhiệm.

Đừng trút sự giận dữ của mình lên những người khác

Một hôm cậu con trai ba tuổi của tôi bắt đầu khóc mà không có lý do chính đáng. Tôi đã hỏi: ”Con đang khó chịu à?”
“Không ạ” cậu bé trả lời.
“Vậy sao con lại khóc? À, cha không phiền nếu con khóc đâu, nhưng cha sẽ chỉ cho con một nơi thích hợp để khóc, như vậy con sẽ không làm ảnh hưởng tới người khác. Sau khi con cảm thấy mình đã khóc đủ thì con có thể ra ngoài.”
Tôi để bé ở trong phòng tắm. Hai phút sau, con trai tôi gõ cửa và nói: “Con khóc đủ rồi.” Thằng bé được phép ra khỏi phòng sau đó.
Giờ đây khi đã 18 tuổi, cậu bé ngày nào đã không còn sử dụng những cảm xúc của mình để lôi kéo sự chú ý của người khác và trút sự giận dữ của mình lên mọi người.
boy crying
(Image: Photo Credit: Philippe Put via Compfight cc)

Suy đi tính lại trước khi hành động

Tôi đang đi bộ trên cầu với cậu con trai năm tuổi của mình. Cậu bé nhìn dòng nước trong trẻo dưới cầu và nói: “Nước thật đẹp. Con muốn nhảy xuống và bơi.”
Tôi ngạc nhiên trong giây lát, nhưng rồi tôi nói: “Ừm, cha con mình cùng nhảy xuống nhé, nhưng trước tiên hãy về nhà thay quần áo đã.” Sau khi trở về nhà và thay quần áo xong, con trai tôi phát hiện ra một chậu nước.
Tôi nói với bé: “Con trai à, khi con bơi, con phải úp mặt vào nước, đúng chứ?” Bé gật đầu và tôi tiếp tục: “Con cần luyện tập trước để xem con có thể thụp đầu vào nước trong bao lâu.”
Chỉ mười giây sau, bé ngước mặt ra khỏi nước và nói: “Con bị nghẹt thở rồi, khó chịu quá.”
Tôi nói với con: “Vậy đó, nếu con nhảy xuống sông, con sẽ cảm thấy tệ hơn vậy rất nhiều.”
“Bố ơi, vậy mình đừng nhảy xuống sống nữa nhé,” con tôi đáp lời.
“Được thôi, chúng ta sẽ không làm nữa”, tôi nói.
Kể từ đó, cậu bé đã học được tính thận trọng và suy nghĩ cẩn thận thì tốt hơn liều lĩnh.

Kiểm soát những ham thích

Khi con trai tôi lên 6, chúng tôi cùng đi bộ đến quán McDonalds sau giờ học.
“Bố ơi, McDonalds!” bé nói. “Ah, McDonalds! Con muốn tìm thứ gì đó để ăn ở đây, phải không? Con trai à, khi con muốn thứ gì đó, con ra ngoài và lấy nó, điều đó rất dễ dàng. Bất kỳ ai cũng có thể làm được điều đó. Nhưng nếu con có thể kiểm soát những ham thích của mình và không mua nó, lúc đó, con là một anh hùng. Con muốn trở thành một người bình thường hay một anh hùng?”
Con trai tôi trả lời: “Một anh hùng ạ.”
“Con chắc chắn điều đó, đúng chứ con trai?” tôi hỏi.
“Bố ơi, con thật sự muốn làm một anh hùng,” bé nói.
“Được thôi, anh hùng, hãy trở về nhà nào!” tôi đáp.
Kể từ đó về sau, cậu bé đã học được cách kiểm soát những ham thích của mình, và không sa vào cám dỗ.
(Image: JeepersMedia via Compfight cc)
(Image: JeepersMedia via Compfight cc)

Lựa chọn và hậu quả

Một hôm, cậu con trai 8 tuổi của tôi đã đánh nhau với các bạn cùng lớp và trở về nhà khóc lóc. Cậu bé cảm thấy các bạn mình đã sai và đáp trả bằng sự  giận dữ tột độ.
“Con định làm gì? Con có muốn bố giúp không?” Tôi hỏi bé.
“Bố ơi, bố tìm cho con một viên gạch, con sẽ ném chúng từ phía sau vào ngày mai.”
“Bố hiểu, bố có thể làm thế. Còn gì nữa không?”
“Bố ơi, cho con một con dao, con muốn đâm bọn nó từ phía sau.”
“Tốt đây! Cách này có thể giúp con trút con giận nhiều hơn. Bố có thể lấy nó cho con.”
Tôi lên lầu chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng. Con trai tôi có vẻ đã bình tĩnh hơn một chút.
Khoảng 20 phút sau, tôi đưa cho cậu rất nhiều quần áo và chăn mà tôi thu thập được.
“Con trai, con đã quyết định chưa? Gạch hay dao?”
“Nhưng bố ơi, tại sao bố lại đưa cho con nhiều quần áo và chăn như vậy?”  .
“Con trai à, là như vầy: nếu con đánh họ bằng gạch, cảnh sát sẽ đưa cả hai chúng ta vào tù khoảng một tháng, nên chúng ta sẽ mang theo một số áo khoác và chăn. Nếu con sử dụng dao và đâm bạn mình, chúng ta sẽ ở trong tù trong ít nhất ba năm, nên chúng ta sẽ phải mang nhiều quần áo hơn cho cả bốn mùa, đúng chứ? Đó là luật. Vì vậy, nếu con đã quyết định vậy, bố sẵn sàng để hỗ trợ con! ”
“Bố ơi, chúng ta vẫn chưa làm gì cả mà, phải không?!” con trai tôi đáp.
“Nhưng con trai à, con đang rất tức giận vì nó mà,” tôi nói.
“Ha, bố, con không còn giận nữa, và thực tế là con đã sai,” con trai tôi thẹn thùng nói
“Vậy à, bố ủng hộ con!”
Kể từ đó con trai tôi đã học được bài học ra quyết định đúng và nhận lấy kết quả do quyết định đó mang tới.

Là một người lịch thiệp

Khi được 9 tuổi, con trai tôi bị trượt môn toán lớp 4 và trở nên thất vọng. “Làm sao thế con? Sao con để trượt bài kiểm tra môn toán.”
“Bởi vì con ghét giáo viên môn toán, lớp học của cô ấy chán ngắt.”
“Ồ thật sao, bố muốn biết thêm một chút.” Tôi rất hứng thú.
Bé nói rất nhiều, nhưng chỉ để nhấn mạnh rằng cô giáo không thích bé.
“Ừ bố hiểu rồi. Khi ai đó thích con, con sẽ thích cô ấy; khi cô ấy không thích con, con sẽ ghét cô ấy. Vậy con là người chủ động hay bị động?”
“Người bị động ạ!” con tôi đáp.
“Vậy con là người mạnh mẽ hay yếu đuối? Một người lịch thiệp hay tầm thường?” Tôi tiếp tục hỏi.
“Con yếu đuối, và là một người tầm thường!” bé trả lời.
“Con muốn trở thành, một quý ông hay một người tầm thường?” tôi hỏi con
“Một quý ông ạ. Bố ơi, giờ thì con biết rồi! Bất kể khi giáo viên thích hay không thích con, con vẫn có thể thích cô ấy, tôn trọng cô ấy và trở thành một người mạnh mẽ.”
Ngày tiếp theo, bé đến trường một cách vui vẻ. Kể từ lúc đó, kỹ năng toán học của cậu đã được cải thiện và cậu đã học được sự khác biệt giữa việc trở thành một quý ông và một người tầm thường.
maths homework
(Image: Alba Estévez G. via Compfight cc)

Kỷ luật

Khi con trai tôi 10 tuổi, bé bị nghiện trò chơi điện tử. Mẹ cậu đã nói chuyện nhiều lần nhưng không có kết quả. Một hôm, tôi nói với con: “Con trai, bố nghe nói con rất thích trò chơi điện tử.” Bé thừa nhận và cúi thấp đầu xuống.
Tôi hỏi con: “Con cảm thấy thế nào sau khi chơi xong mỗi trò chơi?”
“Mê man, trống rỗng, buồn chán và xấu hổ,” bé đáp.
“Vậy sao con lại chơi? Con không thể dừng được, phải không?” Tôi hỏi con.
“Đúng vậy bố ạ” bé đáp.
“Tốt rồi! hãy để bố giúp con!” Tôi để máy tính trước mặt con và đưa cho con một cái búa.
“Con trai, hãy đập nó!” tôi nói.
“Bố ơi!” Con trai tôi bối rối.
“Đập nó đi! Bố sẽ ổn khi không có máy tính, nhưng sẽ không [ổn] khi không có con” tôi nói.
Con trai tôi đã khóc sau khi phá tan chiếc máy tính. Và bé đã học được ý nghĩa của nguyên tắc này..

Nói chuyện với mẹ

Khi con trai của tôi 11 tuổi, vợ chồng tôi chuyển ra nước ngoài sinh sống, thằng bé ở với bà nội.
Tôi gọi cho bà mỗi ngày để thăm hỏi. Một ngày nọ, con trai tôi trả lời điện thoại: “Chào bố ạ!” bé nói.
“Tốt lắm,” tôi đáp, “bà nội đâu rồi con, cho bố nói chuyện với bà nào.”
“Bố ơi, tại sao bố gọi điện cho bà hàng ngày như vậy?” bé hỏi.
“Con nghĩ chuyện đó lạ à? Nhưng bà là mẹ của bố mà!” tôi trả lời.
“Vậy còn con? Con cũng thích nói chuyện với bố!” bé nói.
“Con hãy gọi và nói chuyện với mẹ,” tôi nói với con.
Kể từ đó, vợ tôi luôn nhận được điện thoại của con trai chúng tôi hàng ngày lúc 6 giờ sáng, bất kể trời nắng hay mưa – chuyện này đã 8 năm rồi!
smiling boy on mobile phone
(Image: Simon Blackley via Compfight cc)

Bỏ qua tiểu tiết và làm những việc nên làm

Khi con trai tôi lên 12 tuổi, bé bị ngập trong bài tập về và và luôn cảm thấy bất an. Một buổi tối khi con đang đi vào trong nhà, chị tôi nói: “Này anh bạn, hôm qua cháu đã làm vỡ chiếc đĩa của cô đấy.”
“Không thể nào, cháu không làm!” cậu bé trả lời.
Mẹ tôi bình luận thêm vào: “Bà đã nhìn thấy cháu làm!”
“Con không làm! Mọi người đổ oan cho con!” Con trai tôi nằm ra sàn và khóc.
Năm phút sau, tôi ra ngoài phòng và hỏi: “Chuyện gì đang xảy ra ở đây vậy?”
“Bố ơi, dì và bà nội đổ tội cho con!” cậu bé vừa khóc vừa nói.
“Ồ, vấn đề lớn rồi đây, ai đó đổ tội con, vậy là con cảm thấy bị đánh bại và nằm khóc trên sàn. Con không phải là đàn ông! Một người đàn ông thật sự sẽ hiên ngang cho dù bầu trời có sập xuống , nhưng con lại khóc chỉ vì một chiếc đĩa vỡ. Điều đó chưa phải là tồi tệ nhất. Trong cuộc đời sẽ có lúc con bị đối xử tệ, bị phản bội, bị lăng mạ. Lúc đó, con cũng muốn nằm ra sàn và khóc khi mọi thứ không theo ý của mình ư?”
Con tôi đứng thẳng lưng lên và nói: “Bố, con hiểu rồi, giờ con nên làm gì?”
“Bây giờ con hãy hỏi bản thân mình, con có nhiều thời gian rỗi hay có nhiều bài tập cần làm? Chỉ cần nhớ, bỏ qua những việc nhỏ nhặt và hoàn thành những việc mà con nên làm.”
Con trai tôi nhặt cặp của mình, cúi chào cô và bà nội, bình thản đi vào phòng.
Ba chúng tôi mỉm cười. Tôi hy vọng rằng một mai khi con trai tôi nhớ lại sự việc này, con sẽ hiểu được ý định tốt của chúng tôi.
Dịch lại từ tiếng Hoa bởi Monica Song và Kathy McWilliams
Chia sẻ bài viết này

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

TẤM LÒNG VÀNG TRONG MANH ÁO RÁCH

Tấm lòng vàng trong manh áo rác
Câu chuyện có thật do chính người trong cuộc thuật lại. Ông là một giáo viên người Anh.  Mỗi khi kể, ông thường không cầm được nước mắt, xúc động ngẹn ngào.
Ông nói:
Nhà tôi ở một con phố giữa lòng thủ đô Luân Đôn. Một hôm, tôi vừa ra khỏi cửa thì gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn, rách rưới; mặt mũi gầy gò, xanh xao; chìa những bao diêm khẩn khoản mời tôi mua giúp một bao.
 
Tôi mở ví tiền và chép miệng:
– Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.
– Thưa ông, không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chỉ chạy loáng một lát đến hiệu buôn để đổi, rồi hoàn lại cho ông tiền lẻ còn thừa.
 
Tôi chăm chú nhìn cậu bé và lưỡng lự.
– Thật chứ?
– Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa dối trá. Nét mặt của cậu bé trông rất cương trực và tự hào tới mức làm tôi tin và giao ngay cho cậu một đồng tiền vàng.
 
Nhưng năm phút, mười phút, rồi mười lăm phút trôi qua mà vẫn không thấy cậu trở lại. Tôi bắt đầu nghi ngờ cậu bé. Nửa giờ sau, chờ mất công, tôi lững thững tiếp tục cuộc dạo chơi và tự nhủ:  “Cần rút kinh nghiệm, không nên tin vào bọn trẻ này!”  Vài giờ sau tôi trở về nhà và ngạc nhiên khi thấy một cậu bé đang đứng đó đợi tôi. Diện mạo cậu bé này rất giống cậu bé đã cầm tiền của tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn tuyệt vọng:
 
– Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho Rô­be một đồng tiền vàng không ạ?
Tôi khẽ gật đầu.
Cậu bé tiếp:  “Thưa ông, đây là tiền lẻ hoàn lại… Rô­be nhờ cháu… mang đến trả ông… Rô­be là anh cháu…chúng cháu mồ côi… Anh cháu không thể mang tiền trả ông được.. vì anh ấy bị xe đâm… đang nằm ở nhà và khó lòng… sống nổi…
 
Em bé không nói được hết câu vì những tiếng nấc xé lòng. Tôi sững sờ cả người, tim se lại vì hối hận, hỏi dồn:
– Vậy bây giờ Rô­be ở đâu? Hãy đưa tôi đến.
 
Sau khi dừng lại một chút trước chiếc hầm nhỏ của một căn nhà đổ nát, em bé nói:
– Thưa ông, đây là nhà của chúng cháu.
 
Trong một góc tối của căn hầm, cạnh chiếc bếp lò cũ kĩ đã tắt ngắm từ lâu, giữa một đống giẻ rách, tôi nhận ra Rô­be nằm dài, bất động.  Mặt cậu bé lúc này trắng bệch. Một dòng máu đỏ từ trán chảy xuống. Rô­be đưa mắt nhìn về phía tôi, giọng thều thào, yếu ớt:
 
– Thưa ông, ông hãy lại gần đây.
 
Tôi quỳ xuống bên cậu bé, cầm lấy bàn tay cậu bé, bàn tay khẳng khiu, gầy gò, đáng thương, lạnh ngắt.
 
– Sác­lây, em đưa tiền trả ông rồi chứ?
 
Cậu bé gật đầu, mắt vẫn sưng mọng.
 
– …Ôi! Đấy, ông xem, cháu không phải là đứa dối trá mà.
 
Tôi cúi sát xuống người cậu bé, cầm lấy bàn tay, hôn vào chỗ trán bị thương nứt rạn và nói với Rô­be rằng:
 - “Cháu hãy bình tâm, dù bất cứ tình huống nào, tôi cũng sẽ nuôi nấng Sác­lây cho cháu.”  
Tôi nói dịu dàng, âu yếm an ủi Rô­be, để cái chết của cậu bé được thanh thản. Bàn tay khốn khổ của cậu bé nằm gọn trong tay tôi lạnh dần, lạnh dần… Em bé ngèo túng của tôi đã từ giã cõi đời quá ngắn ngủi như vậy đấy.
Cái chết đó làm cho tôi thấy rằng, trong cuộc đời tôi chưa hề được thấy một cử chỉ, hành động nào đẹp đẽ cao cả như vậy. Một tâm hồn vô cùng cao thượng. Một tâm hồn cao thượng ẩn náu trong một em bé sống trong cảnh rất đỗi cực khổ ngèo nàn.
 
Ái Chân,  sưu tầm  ------------------
 
Đọc câu chuyện “Tấm lòng vàng trong manh áo rác” do Ái Chân sưu tầm, tôi nghĩ đến tà thuyết luân hồi. Tại sao tôi gọi thuyết luân hồi là tà thuyết? Bởi đơn giản là thuyết này đánh giá con người ở bề ngoài, là vua, thái tử, tổng thống, chủ tịch, hoà thượng, thượng tọa ....
 
Thiên Chúa đánh giá con người ở tâm hồn. Tôi nghĩ bé Rôbe trong câu chuyện đã vào thiên đàng; còn Thich quảng Đức, nhiều hoà thượng, thượng tọa ... đã và đang cộng tác với ác đảng cộng sản thì đã hoặc sẽ phải đến nơi ngược lại với nơi mà bé Rôbe đã đến???
Dĩ nhiên chỉ có Thiên Chúa biết chính xác, vì Ngài là Đấng Thẩm Phán Chí Công.
 
Vô Danh Khách

NGƯỜI DO THÁI

NGƯỜI DO THÁI LÀ AI ? TẠI SAO HỌ THÔNG MINH NHẤT THẾ GIỚI ?
 
http://giaoxutanviet.com/wp-content/uploads/2016/02/nguoi-do-thai.img_.jpg
Từ ngàn xưa, người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được.
Trong lịch sử, người Do Thái được biết đến là một sắc tộc tôn giáo có nguồn gốc từ Israel. Dù hiện nay người Do Thái sống rải rác tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng chỉ có Israel là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới, người dân đa phần là người Do Thái và quốc đạo là Đạo Do Thái.
Dân số người gốc Do Thái trên thế giới hiện nay vào khoảng gần 13,8 triệu người (khoảng hơn 0,19% dân số thế giới – số liệu năm 2013), tức là cứ khoảng 517 người thì có 1 người Do Thái. Thế nhưng, vào khoảng giữa thế kỷ 19, 1/4 các nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái, và tính đến năm 1978, hơn một nửa giải Nobel rơi vào tay người Do Thái. Như vậy, có đến 50% đóng góp cho sự tiến bộ của loài người chỉ do 0,19% dân số đảm nhiệm. Những tên tuổi lớn của thế kỷ 20 có thể kể đến như bộ óc thế kỷ Albert Einstein, Sigmund Freud, Otto Frisch… đều là người Do Thái.
Người Do Thái (tiếng Hebrew: יְהוּדִים ISO 259-3 Yehudim, phát âm [jehuˈdim]) là một sắc tộc-tôn giáo có nguồn gốc từ người Israel trong lịch sử vùng Cận Đông cổ đại.
Người Do Thái đã chịu một lịch sử lâu dài bị đàn áp và thảm sát trên nhiều vùng đất khác nhau, và dân số và phân bố dân số của họ thay đổi qua nhiều thế kỉ. Ngày nay, đa số các nguồn tin cậy đều đặt dân số Do Thái trong khoảng từ 12 tới 14 triệu. Theo như báo Jewish Agency, trong năm 2007 có 13,2 triệu người Do Thái trên toàn thế giới; trong đó 5,4 triệu (40,9%) ở Israel; 5,3 triệu (40,2%) ở Hoa Kỳ và số còn lại rải rác khắp thế giới.
Nguồn gốc của người Do Thái theo truyền thống là vào khoảng 1800 TCN với những câu chuyện ghi lại trong Kinh Thánh về sự ra đời của đạo Do Thái.
Merneptah Stele, có niên đại vào khoảng 1200 TCN, là một trong những tài liệu khảo cổ xưa nhất của người Do Thái sinh sống trong vùng đất Israel, nơi Do Thái giáo, tôn giáo độc thần đầu tiên được phát triển. Theo những câu chuyện chép lại trong Kinh Thánh, người Do Thái hưởng thụ những giai đoạn tự chủ đầu tiên dưới những quan tòa từ Othniel cho tới Samson, sau đó vào khoảng năm 1000 TCN, vua David thiết lập Jerusalem như là kinh đô của Vương quốc Israel và Judah Thống nhất và từ đó cai quản Mười hai chi tộc Israel.
Vào năm 970 TCN, con của vua David là vua Solomon trở thành vua của Israel. Trong vòng mười năm, Solomon bắt đầu xây dựng Đền thờ thiêng liêng được biết đến như là Đền thờ Đầu tiên. Khi Solomon chết (khoảng 930 TCN), mười chi tộc phía bắc tách ra để thành lập Vương quốc Israel. Vào năm 722 TCN người xứ Assyria chinh phục vương quốc Israel và làm người Israel phải sống lưu vong, bắt đầu một cộng đồng hải ngoại. Vào thời đại di chuyển và du hành khá hạn chế, người Do Thái trở thành những người dân tỵ nạn đầu tiên và dễ bị chú ý nhất. Ngày xưa cũng như bây giờ, dân di cư được đối xử với sự nghi ngờ.
Cho đến cuối thế kỉ 18, từ Do Thái và theo đạo Do Thái được xem là đồng nghĩa trong thực tế, và đạo Do Thái là yếu tố chính thống nhất người Do Thái mặc dù mức độ theo đạo đó có khác nhau. Trong thời kỳ của chủ nghĩa Khai sáng chuyên chế, một vị vua nổi tiếng của Vương quốc Phổ là Friedrich II Đại Đế đã tiến hành khoan dung tôn giáo và gia tăng quyền lợi của cộng đồng Do Thái. Vào năm 1750, ông ra Thánh chỉ phán rằng người Do Thái được quyền làm chủ các trường học, giáo đường và nhà nguyện của họ. Theo sau Thời đại Khai sáng và thời đại Haskalah tương ứng theo truyền thống Do Thái, một sự thay đổi dần dần đã diễn ra mà qua đó nhiều người Do Thái cho mình là thành viên của nước Do Thái là khái niệm khác biệt với theo đạo Do Thái.
Từ “Yehudi” (số nhiều Yehudim) trong tiếng Hebrew nguyên thủy được dùng để chỉ chi tộc Judah. Sau này, khi phần phía bắc của Vương quốc Israel Thống nhất tách khỏi phần phía nam, thì phần phía nam của Vương quốc bắt đầu đổi tên theo của chi tộc lớn nhất của họ, tức là thành Vương quốc Judah. Từ này ban đầu đề cập đến cư dân của vương quốc phương nam, mặc dù từ B’nei Yisrael (Israelite, người Israel) vẫn được sử dụng cho cả hai nhóm. Sau khi người Assyria chinh phục vương quốc phía bắc để lại mỗi vương quốc phía nam còn tồn tại, từ Yehudim dần dần được dùng để chỉ toàn thể những người theo Do Thái giáo, hơn là chỉ những người trong chi tộc hay là trong Vương quốc Judah. Từ Jew trong tiếng Anh được bắt nguồn từ Yehudi (xem #Thuật ngữ). Sử dụng đầu tiên trong Kinh thánh Tanakh để chỉ đến toàn bộ dân tộc Do Thái được tìm thấy trong Sách Esther.
Vậy tại sao các thế hệ người Do Thái lại có được trí tuệ như vậy (chỉ số IQ trung bình của người Do Thái là 110 so với chỉ số trung bình 100 của thế giới)? Trong cuốn “Bí mật người Do Thái dạy con làm giàu” có đưa ra lời giải thích cụ thể cho vấn đề này.
Vai trò của bà mẹ Do Thái
Bà mẹ Do Thái dạy con từ khi mang thai. Các bà mẹ thường nghe nhạc, chơi đàn, hát và… làm toán cho đến khi sinh con ra. Các thai phụ làm vậy vì tin rằng cách đó sẽ làm đứa bé sau này trở nên thông minh. Người mẹ chọn ăn hạnh nhân, chà là, uống dầu cá và ăn cá nhưng tránh ăn đầu cá vì tin rằng tất cả điều đó sẽ giúp cho con trở nên thông thái.
Từ lúc còn ẵm ngửa đứa bé, bà mẹ đã tạo cho con thói quen thích sách bằng cách dùng mẹo nhỏ vài giọt mật lên cuốn sách và cho bé liếm. Khi đó, trong nhận thức non nớt của đứa trẻ, sách là cái gì đó rất ngọt ngào, hấp dẫn.
Ủy ban công nghiệp thành phố New York (Mỹ) có cuộc điều tra nguồn nhân lực vào năm 1950 và nhận thấy có sự khác biệt lớn về việc đi làm công nhân giữa phụ nữ Ý với phụ nữ Do Thái. Phụ nữ Ý thường phải đi làm và còn bắt con nghỉ học để đi làm phụ cha mẹ, các bà mẹ Do Thái thì ngược lại. Dù kinh tế khó khăn, họ vẫn ở nhà để nuôi dạy con, dồn hết trách nhiệm kiếm sống cho chồng – người ban ngày đi làm nhưng tối về có nghĩa vụ học và dạy cho con học.
Nhờ sự chăm sóc, động viên của cha mẹ mà học sinh Do Thái nổi tiếng trong trường về thành tích học tập và tính chuyên cần, khác hẳn với học sinh nhiều dân tộc khác. Vào năm 1954, hệ thống trường công của thành phố New York thống kê được 28 học sinh có chỉ số IQ cực cao lên tới 170 điểm, thì trong đó 24 là học sinh Do Thái. Ngoài ra, những người này còn quan niệm điểm không quan trọng bằng cách học, mà đã học thì phải hỏi. Chính vì vậy, học sinh Do Thái được khuyến khích đặt thật nhiều câu hỏi cho giáo viên.
Cũng theo các nhà khoa học Do Thái, sự rung động của âm nhạc sẽ kích thích bộ não và đó là lý do vì sao có rất nhiều thiên tài người Do Thái…
Hệ thống giáo dục phổ thông
Từ lớp 1 đến lớp 6, những môn học ưu tiên trẻ em gồm kinh doanh, toán học, khoa học. Tất cả trẻ Do Thái đều tham gia vào các môn thể thao như bắn cung, bắn súng, chạy bộ vì họ tin rằng bắn cung và bắn súng sẽ rèn luyện cho bộ não trở nên tập trung vào cách quyết định và sự chính xác.
Ở trường trung học, học sinh sẽ giảm dần việc học khoa học mà sẽ học cách tạo ra sản phẩm, đi sâu vào những kiểu bài tập thực tế như vậy. Dù một số dự án/bài tập có vẻ nực cười và vô dụng, nhưng tất cả đều đòi hỏi sự tập trung nghiêm túc đặc biệt nếu đó là những môn thuộc về vũ khí, y học, kỹ sư, ý tưởng sẽ được giới thiệu lên các viện khoa học hoặc trường đại học.
Khoa kinh doanh cũng được chú trọng ưu tiên. Trong năm cuối ở trường đại học, sinh viên sẽ được giao một dự án và thực hành. Họ sẽ hoàn thành nếu nhóm của họ (khoảng 10 người/nhóm) có thể tạo ra lợi nhuận 1 triệu USD. Đừng ngạc nhiên, đây là thực tế và đó là lý do vì sao một nửa hoạt động kinh doanh trên thế giới là của người Do Thái.
Xã hội Do Thái từ rất sớm đã coi trọng việc xóa mù chữ, sách và người có học thức
Dân tộc Do Thái là dân tộc đầu tiên trên thế giới – từ năm 64 đầu Công nguyên – mà nhà thờ quy định tất cả nam giới phải biết đọc viết và tính toán; sang thế kỷ thứ 2 thì bắt buộc mọi đàn ông phải có nghĩa vụ dạy con trai mình đọc, viết, tính toán. Như vậy họ đã thực hiện phổ cập giáo dục cho nam giới trước các dân tộc khác mười mấy thế kỷ.
Israel cũng là nước đứng đầu thế giới về dân số từ 14 tuổi đọc sách, đứng đầu về số đầu sách xuất bản theo đầu dân. Không một người Do Thái thành đạt nào lại không tranh thủ thời gian để đọc, để học, để làm giàu hiểu biết.
Như vậy, từ ngàn xưa người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được. Và đây nhân tố quan trọng giúp người Do Thái đạt được trí thông minh vượt bậc so với phần còn lại của thế giới.

CỌC BẠCH ĐẰNG

Di tích bãi cọc Bạch Đằng

 
 
Nằm trên đường trục đường giao thông từ Hà Nội về thành phố Hạ Long, bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên thuộc khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng là điểm dừng chân không thể bỏ qua. Từ ngã tư thị xã Quảng Yên đi về hướng Phà Rừng khoảng 2 km, rẽ trái khoảng 500 m, du khách sẽ đến với bãi cọc Yên Giang, một phần của trận địa cọc Bạch Đằng năm xưa.
Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng
 
clip_image001
Biển chỉ dẫn vào bãi cọc Yên Giang, thuộc thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh.
 
clip_image002
Dấu tích còn sót lại của một cây cọc tại di tích chiến thắng Bạch Đằng ở bãi cọc Yên Giang.
 


 
clip_image003
Những dấu tích trong trận đồ năm xưa khi nước cạn.
 
clip_image004
Ngoài dấu tích bãi cọc ở Yên Giang còn có bãi cọc Đồng Vạn Muối được giới khảo cổ học nghiên cứu năm 2009.
 
clip_image005
Khoan thăm dò lấy mẫu năm 2013 tại Đồng Má Ngựa, dấu tích bãi cọc Bạch Đằng thứ ba.
 
clip_image006
Hai cây lim cổ thụ giếng rừng trên 700 tuổi là dẫn tích của một cánh rừng cổ ở khu vực gần sông Bạch Đằng (phường Yên Giang), nơi cung cấp cọc gỗ cho  những trận đánh nổi tiếng năm xưa.
 
clip_image007
 
Miếu Vua Bà phường Yên Giang. Tương truyền rằng trong chuyến đi thị sát địa hình chuẩn bị chiến trường, Trần Hưng Đạo qua bến đò gặp một cụ bà bán nước đã hỏi thăm vùng đất này. Bà cụ đã cung cấp cho ông lịch triều con nước, địa thế dòng sông và còn bày cho chiến thuật hoả công để đánh giặc. Sau khi thắng trận, Trần Hưng Đạo đã quay lại bến đò tìm bà cụ bán hàng nước thì không thấy nữa, ông đã xin vua Trần phong sắc cho bà là “Vua Bà” và lập đền thờ tại đây.
Di tích bãi cọc Yên Giang nằm ở cửa sông Chanh có hình chữ nhật dài khoảng 120 m, chiều rộng khoảng 20 m. Sau lần khai quật đầu tiên vào năm 1958 và nhiều lần sau đó vào các năm 1969, 1976, 1984, 1988... cho thấy cọc ở đây chủ yếu là gỗ lim, táu dài 2,6 - 2,8 m, đường kính 20 - 30 cm. Phần cọc được đẽo nhọn dài 0,5 - 1m để cắm thẳng xuống sông với khoảng cách trung bình 1 m.
clip_image008
Bãi cọc Bạch Đằng thuộc phường Yên Giang.
Tuy ngày nay đa phần các đầu cọc đã bị mục gẫy, du khách vẫn có thể hiểu thêm về lịch sử của bãi cọc cũng như nghệ thuật quân sự tài tình của Trần Hưng Đạo qua tấm bia đá dựng ngay gần đó. Trên bia ghi rõ: "Dựa vào địa thế sông Bạch Đằng (thế kỷ thứ XIII), lòng sông có nhiều bãi bồi và dải đá ngầm, Trần Hưng Đạo đã cho đóng những bãi cọc ở vị trí hợp lý tạo thành một trận địa cọc chặn đánh đường rút chạy của giặc Nguyên Mông".
Cách bãi cọc Yên Giang vài km là bãi cọc đồng Vạn Muối, nằm ở cửa sông Rút, thuộc phường Nam Hòa được nhân dân Quảng Yên phát hiện trong quá trình canh tác, đào ao. Sau lần khảo sát và khai quật năm 2005, cho thấy những cọc gỗ cắm đứng và cắm xiên trong khu vực đồng Vạn Muối thuộc nhiều loại gỗ được sử dụng cả thân và cành. Đường kính mỗi cọc từ 7 - 10 cm, phần được vạt nhọn chỉ khoảng 25 - 30 cm. Tuy nhiên, mật độ cọc ở đây được cắm rất dày, phổ biến cách nhau từ 40 - 60 cm, một số cọc chỉ cách nhau từ 10 - 30cm.
Theo các nhà nghiên cứu, đây là nửa phía Nam của trận địa cọc Bạch Đằng, còn nửa phía Bắc là bãi cọc Yên Giang. Do giữa hai bãi cọc có một dải cồn đá cao, khi nước triều xuống thuyền không qua được buộc phải đi vào sát bờ. Vì vậy, Trần Hưng Đạo đã chọn vị trí cắm cọc ở hai bên cồn đá tạo thành một phòng tuyến hình chữ V bịt chặt lấy họng sông Bạch Đằng để chặn đường rút lui của quân địch tạo nên chiến thắng vẻ vang của trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288.
clip_image009
Khai quật bãi cọc đồng Má Ngựa năm 2010.
Cũng trong địa phận phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, bãi cọc đồng Má Ngựa đã được phát hiện và tiến hành khảo sát, khai quật vào năm 2010. Đây là bãi cọc thứ ba thuộc bãi cọc Bạch Đằng nằm ở cửa sông Kênh, cách bãi cọc đồng Vạn Muối khoảng 1 km về hướng Nam. Bãi cọc có chiều dài 70 m, rộng 30 m, cắm cọc thuộc nhiều loại gỗ có đường kính từ 6 - 22 cm dày đặc thành dải như một lớp tường thành.
Ba bãi bãi cọc Yên Giang, Đồng Vạn Muối và Đồng Má Ngựa đã làm thành những bãi chông ngầm lớn, phức tạp, kín đáo dưới mặt nước khóa chặt đường tháo lui ra biển, giúp tiêu diệt và bắt sống 600 chiến thuyền với 4 vạn binh tướng quân Nguyên – Mông trong lần thứ ba chúng xâm lược nước ta năm 1288.
Để khám phá các giá trị lịch sử, khoa học và quân sự của chiến thắng lịch sử năm 1288, du khách ngoài tham quan, tìm hiểu bãi cọc Bạch Đằng, có thể ghé thăm các di tích khác như đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, bến Đò Rừng, đình Yên Giang, đền Trung Cốc, đình Trung Bản thuộc thị xã Quảng Yên và đình Đền Công - miếu Cu Linh thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.






...

SƯ LẤY CHỒNG, VỢ

Trào lưu lấy Sư ở Nhật
Theo Phật giáo thì làm gì có chuyện Sư lấy chồng lấy vợ.
Thậm chí ở nhiều nước thì chuyện nhà Sư yêu đương bị coi là điều phạm giới luật.
Tuy nhiên ở Nhật thì lại khác, lấy chồng Sư đang trở thành trào lưu.

alt
Các nhà Sư luôn được các cô gái chú ý tiếp cận.

Mới đây, bộ phim tình cảm “Sáng 5 tối 9” chiếu trên Đài Fuji TV với nội dung nói về mối tình thơ mộng giữa Sakuraba Junko, cô giáo tiếng Anh và nhà sư đẹp trai Hoshikawa đã gây nên sự chú ý đặc biệt. Nếu ở các quốc gia khác thì chuyện nhà sư yêu đương bị coi là điều phạm giới luật, trái lẽ thường, thì ở Nhật, các nhà sư lại là đối tượng có sức thu hút đặc biệt đối với các cô gái có ý định lấy chồng. Bởi ở Nhật, nhà sư có thể không cạo đầu, nghề nghiệp ổn định, được phép uống rượu ăn thịt, lấy vợ sinh con. Cha của nhà văn nổi tiếng Haruki Murakami cũng là một nhà sư.

Trên các đường phố lớn Nhật Bản, lúc nào người ta cũng có thể thấy các nhà sư mặc cà sa, lái xe phóng ào ào. Đó là lúc họ đang đi làm phật sự, hoặc có thể đến công ty. Một lúc sau, lại có thể thấy người lúc nãy mặc cà sa giờ đang khoác tay một cô gái đẹp đi dạo trong công viên. Vấn đề quan trọng nhất là nhà sư có thể lấy vợ sinh con, ăn thịt uống rượu. Chính vì môi trường hành đạo rộng rãi, phóng khoáng như thế nên ở Nhật chùa chiền được xây dựng rất nhiều, ở khắp nơi.

Chưa hết, thỉnh thoảng ở Nhật đều tổ chức thi nhà sư đẹp, thành lập cả ban giám khảo để bình chọn ra thứ bậc; xuất bản cả sách “Mỹ hòa thượng đồ giám” (Ảnh các hòa thượng đẹp) tập hợp 40 nhà sư đẹp nhất ở các địa phương. Cuốn sách ảnh này rất được ưa thích.

Mấy năm gần đây, thị trường môi giới hôn nhân ở Nhật nóng lên khác thường bởi số đàn ông, phụ nữ đã qua tuổi trưởng thành nhưng vẫn độc thân rất nhiều. Phụ nữ Nhật khi chọn đối tượng kết hôn rất coi trọng nghề nghiệp, bởi nghề nghiệp là đại diện cho thực lực kinh tế của người đàn ông. Trước đây, các chàng trai là bác sĩ, sĩ quan quân đội và công chức được các nàng theo đuổi nhiều nhất; thế nhưng nay thì các nhà sư mới là đối tượng “đắt giá” nhất bởi hiện nay vị thế các nhà sư trở nên rất cao, rất nhiều phụ nữ đơn thân tranh nhau ghi danh tham gia các cuộc giao duyên với nhà sư, gọi là “Hòa thượng liên nghị hội” với mong muốn tìm được người tâm đầu ý hợp để nên duyên vợ chồng. Điển hình như tháng 6/2013, một cuộc giao duyên như thế được tổ chức tại Niigata, 13 nhà sư trong độ tuổi từ 20 đến 40 tham gia. Điều bất ngờ là có tới hơn 20 cô gái trẻ đã đăng ký “tương thân”, kết quả 8 cô đã chọn được người tâm đầu ý hợp và quyết định tiến tới hôn nhân. Vì sao các cô gái trẻ lại trở nên say mê các nhà sư như thế? Chính các phụ nữ trẻ này đã đưa ra các lý do giải thích:

Thứ nhất, các hòa thượng đem lại cảm giác rất bao dung, yên tâm, “nhất định không có chuyện ngoại tình”, “rất đáng tin cậy”. Tuy cũng uống rượu, ăn thịt, nhưng đại đa số các nhà sư đem lại cho người ta cảm giác bình an, rất yên tâm.

Thứ hai, công việc khá ổn định, không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế. Các nhà sư sống trong chùa có nơi ở ổn định, công việc ổn định, có thu nhập khá cao. Cuộc sống của các nhà sư được khái quát là “hai mẫu đất, một con bò; tối tối ríu rít cùng vợ con”. “Hai mẫu đất” hàm ý các chùa chiền đều có khoảnh đất rộng, các nhà sư được phép kinh doanh đất đó bán cho người ta xây mộ, mỗi mộ địa 2-3 mét vuông có giá tới cả triệu Yên. Với số tiền bán đất và tiền công đức của khách thập phương, tín đồ, cuộc sống của đa số các gia đình sư trụ trì rất đàng hoàng. Còn “một con bò” là chỉ chiếc xe hơi dùng để đi lại làm phật sự. Các nhà sư ở chùa thành phố ai cũng có xe hơi, còn các sư ở chùa nông thôn thì thích dùng mô tô. Một số nhà sư còn “chân đạp hai con thuyền”, tức ngoài việc trụ trì chùa, làm phật sự, họ còn có thể mở công ty kinh doanh, trở thành thương gia. Thậm chí có nhà sư còn trở thành đạo diễn phim nổi tiếng.

Đại đa số các tông phái Phật giáo ở Nhật theo chế độ “thế tập”, cha truyền con nối, tức là sau khi sư trụ trì viên tịch, người kế thừa chính là con trai ông. Có nhà sư là chủ công ty bởi trước đó ông đã là kỹ sư, sau khi người cha hòa thượng qua đời, ông được kế thừa ngôi vị trụ trì, thế là ông vừa làm sư, vừa là chủ công ty. Hiện tượng này tuy không nhiều, nhưng được xã hội Nhật Bản cho phép.
alt
alt
Một nhà sư đẹp trai.

Sau nữa, lấy nhà sư vào sống trong chùa chiền, sống trong không khí yên tĩnh, thoát ly bụi trần, người ta sẽ cảm thấy thời gian như chậm lại, tâm trạng luôn thư thái, dễ chịu.

Tuy nhiên, cuộc sống khi vào chùa làm vợ nhà sư cũng không phải chỉ là an nhàn, hưởng thụ. Những phụ nữ đã làm vợ các nhà sư qua thực tế đã rút ra những điều bất cập sau: Thứ nhất, tháng Giêng và lễ Vu Lan là dịp mệt nhất, cả sư lẫn vợ đều bở hơi tai; Thứ hai, không còn bí mật riêng tư, nhất là ở các chùa thôn quê. Do sống nhờ bằng tiền nhang đèn của dân chúng nên luôn bị mọi người chú ý, luôn có cảm giác lo lắng. Sống ở chùa do người ta xây dựng, không phải là sở hữu cá nhân, thường gặp những người đến chùa coi việc vợ chồng nhà sư phải phục vụ họ là đương nhiên, đưa ra yêu cầu này nọ. Thứ ba, việc quét dọn chùa rất mệt, nhất là vào tháng Chạp vì chùa phải rất sạch để đón mọi người đến lễ. Hiện một số chùa lớn có thể thuê công nhân vệ sinh, nhưng một số chùa nhỏ thì chẳng có nhiều tiền để thuê nên việc quét dọn chùa do gia đình nhà sư đảm nhiệm. Thứ tư, quanh năm không được nghỉ. Dù không bận việc thì vợ chồng nhà sư cũng không thể bỏ chùa đi du lịch đây đó được bởi chùa luôn phải có sư làm phật sự. Không được đi nghỉ là điều khiến các bà vợ tiếc nhất. Thứ năm, thường là phải “tam đại đồng đường”. Nếu như ở Việt Nam, đây là điều thường thấy, nhưng ở Nhật Bản con cái đến tuổi trưởng thành thường không ở cùng cha mẹ; nhưng nếu ở trong chùa thì vẫn phải sống cùng nhau. Do đó nếu các cô gái lấy nhà sư là phải chăm sóc cha mẹ chồng. Chính điều này đã khiến nhiều cô gái cảm thấy đau khổ. Thứ sáu, cơ bản là không được tự do. Khi tiếp khách đến chùa phải ăn mặc, để tóc theo quy định, không được ăn mặc quá bộc lộ. Ra ngoài, mọi người đều biết đó là vợ nhà sư nên cũng phải chú ý giữ gìn lời nói, cử chỉ.

Tuy nhiên, dù có những điều than vãn trên đây, nhưng rất nhiều phụ nữ đã kết hôn với nhà sư bày tỏ họ không hề hối hận và cảm thấy rất hạnh phúc khi sát cánh cùng chồng hoạt động phật sự.

Therealtz © VietBF

TOA THUỐC

TOA THUỐC TUYỆT VỜI.
Một toa thuốc rất hay cả về tinh thần lẫn thể xác. Chúng ta cùng nhau tập dùng thử:

I. Sức khỏe
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”. 
  
  II. Bí quyết trường thọ
1. Chấp nhận với những gì mình đang có
2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình 
  3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn.  

III. Phòng ngừa bệnh tật
1. Không vui quá hại tim
2. Không buồn quá hại phổi
3. Không tức quá hại gan
4. Không sợ quá hại thần kinh
5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên
 
  7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua.

IV. Thức ăn & uống trong ngày:
Một củ hành: chống ung thư
Một quả cà chua: chống tăng huyết áp
Một lát gừng: chống viêm nhiễm
Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch
Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo
Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng
Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể.

V. Triết lý của người Trung Hoa hiện đại:
1. Một Trung Tâm là sức khỏe
2. Hai Tí: Một tí thoải mái – Một tí nhiệt tình
3. Ba Quên: Quên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù
4. Bốn Có: Có nhà ở – Có bạn đời – Có bạn tri âm – Có lòng vị tha.
5. Năm Phải: Phải vận động
Phải biết cườiPhải lịch sự hòa nhã Phải biết nói chuyện vàPhải coi mình là người bình thường.

VI. Bảo Sinh Thái Ất Chân Nhân
1. Ít nói năng để dưỡng Nội Khí
2. Kiêng sắc dục để dưỡng Tinh Khí 
  3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng Huyết Khí 
4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng Tạng Khí 
5. Chớ giận hờn để dưỡng Can Khí 
  6. Chớ ăn quá độ để dưỡng Vị Khí 
7. Ít lo lắng để dưỡng Tâm Khí 
8. Tránh tà tâm để dưỡng Thần Khí.

VII. Hãy Dành Thì Giờ – 
Mẹ Thêrêsa Calcutta
Hãy dành thì giờ để suy nghĩ. Đó là nguồn sức mạnh.
Hãy dành thì giờ để cầu nguyện. Đó là sức mạnh toàn năng. 
  Hãy dành thì giờ cất tiếng cười. Đó là tiếng nhạc của tâm hồn. 
Hãy dành thì giờ chơi đùa. Đó là bí mật trẻ mãi không già. 
Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu. Ưu tiên Thiên Chúa ban.
Hãy dành thì giờ để cho đi. Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ.
Hãy dành thì giờ đọc sách. Đó là nguồn mạch minh triết. 
  Hãy dành thì giờ để thân thiện. Đó là đường dẫn tới hạnh phúc. 
Hãy dành thì giờ để làm việc. Đó là giá của thành công. 
Hãy dành thì giờ cho bác ái. Đó là chìa khóa cửa thiên đàng.
 

Làm thế nào để khỏi già?
Lê Tấn Tài
Khi nào các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa? Già là một điều không ai tránh khỏi.
 Hiện nay các viện nghiên cứu y khoa đã cho biết một cách chính xác các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa từ lúc nào.
 
 
 
Các bác sĩ người Pháp đã tìm thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu suy thoái từ tuổi 35, bởi thế khi người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba số lần người vợ mang thai sẽ dẫn đến sảy thai. Angela Epstein đã viết trong DailyMail, tuổi của các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy thoái như sau:
 
1. Não bắt đầu suy thoái lúc 20 tuổi. Khi chúng ta trưởng thành, các tế bào não bị giảm dần. Và não cũng teo nhỏ lại. Khởi đầu con người có 100 tỉ tế bào não, nhưng đến tuổi 20 con số nầy giảm dần, và đến tuổi 40 con người mất mỗi ngày 10.000 tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ và có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý người già.
 
2. Ruột bắt đầu suy giảm từ tuổi 55. Ruột tốt có sự cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại. Vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng kể sau tuổi 55, đặc biệt ở phần ruột già. Sau 55 tuổi bộ tiêu hóa bắt đầu xấu đi và sẽ tạo nên các bệnh đường ruột. Táo bón là một bệnh thông thường của tuổi già, cũng như dịch vị từ bao tử, gan, tuyến tuỵ, ruột non bị suy giảm.
 
4. Bọng đái bắt đầu suy thoái từ tuổi 65. Người già thường mất kiểm soát bọng đái. Nó bắt đầu co lại đột ngột, ngay cả khi không đầy. Phụ nữ dễ gặp trục trặc này hơn khi chấm dứt kinh nguyệt. Khả năng chứa nước tiểu của bọng đái một người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi, khoảng 2 cốc ở tuổi 30 và 1 cốc ở tuổi 70. Điều này khiến người già phải đi tiểu nhiều hơn, và dễ nhiễm trùng đường tiểu.
 
5. Vú bắt đầu thoái hóa từ năm 35 tuổi. Khi người đàn bà đến 30 tuổi thì vú mất dần các mô và mỡ, sự đầy đặn và kích cỡ của bộ vú bị suy giảm. Khi 40 tuổi núm vú bị teo lại và vú thòng xuống.
 
6. Phổi lão hóa từ tuổi 20. Sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãm phế nang. Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Đến tuổi 40 có nhiều người đã bắt đầu khó thở vì các cơ bắp và xương sườn buồng phổi bắt đầu xơ cứng.
 
7. Giọng nói bắt đầu yếu và khàn kể từ tuổi 65. Phụ nữ có giọng khàn và nhỏ trong khi đàn ông giọng cao và nhẹ.
 
8. Mắt lão hóa từ năm 40 và phần lớn phải mang kiếng, không còn nhìn rõ một vật ở xa. Khả năng tập trung của mắt kém hơn do cơ mắt yếu hơn.
 
9. Tim lão hóa từ tuổi 40. Khối lượng cơ tim giảm. Tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần. Sức bơm của tim giảm dần vì các mạch máu giảm sự đàn hồi. Các động mạch cứng dần và bị mỡ đóng vào các thành mạch. Máu cung cấp cho tim cũng bị giảm bớt. Đàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 dễ bị đau tim.
 
10. Gan lão hóa từ năm 70. Chức năng chuyển hóa và giải độc giảm. Tuy nhiên gan là một bộ phận gần như không chịu khuất phục tuổi tác. Người ta có thể ghép gan của một ông già 70 tuổi cho một người 20 tuổi.
 
11. Thận lão hóa năm 50. Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên.
 
12. Tuyến tiền liệt lão hóa vào năm 50. Hệ thống sinh dục nam gồm có: tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật. Tuyến tiền liệt thường lớn dần theo tuổi tác. Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước sẽ ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó.
 
13. Xương lão hóa vào tuổi 35. Cho đến giữa những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2 năm lại thay đổi toàn bộ xương cũ nhưng đến tuổi 35 thì xương đã lão, hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả tự nhiên.
 
14. Răng suy từ tuổi 40. Răng bị hao mòn. Dễ bị bệnh nha chu. Niêm mạc bị teo dần.
 
15. Bắp thịt lão hóa từ năm 30. Thông thường bắp thịt khi bị lão hoá thì được tái tạo ngay, nhưng đến tuổi 30 thì tái tạo ít hơn là lão hóa. Đến tuổi 40, mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0.5 đến 2% . Vì thế người già khó giữ thăng bằng, trở thành chậm chạp, dễ bị ngã và gẫy xương.
 
16. Thính giác suy giảm đi kể từ giữa năm 50 tuổi. Rất nhiều người bị lãng tai kể từ năm 60.
 
17. Da suy giảm kể từ năm 20. Chúng ta đã giảm dần việc sản xuất chất keo dính của da từ giữa tuổi  Việc thay thế các tế bào chết cũng chậm dần.
 
18. Vị giác và khứu giác giảm từ năm 60. Thông thường chúng ta có thể nếm được 100.000 vị trên lưỡi. Các vị này chúng ta chỉ nếm được phân nửa khi già và đến tuổi 60 thì không còn ngửi và nếm một cách chính xác được nữa.
 
19. Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35, vì số lượng và chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống.
 
20. Tóc lão hóa từ tuổi 30. Thông thường cứ 3 năm thì tóc cũ sẽ được thay thế toàn bộ tóc mới. Và đến năm 35 tuổi thì tóc không còn đen nhánh nữa mà ngã màu đen xám và rụng dần đi.
 
Làm thế nào để làm chậm sự lão hóa?
Già không phải là một bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển; cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh dễ phát hiện, nhưng cũng có bệnh rất kín đáo, tiềm tàng, nguy hiểm. - Triệu chứng ít khi rõ rệt, không ồ ạt, nên khó chẩn đoán, dễ sai lạc nếu ít kinh nghiệm. - Khả năng phục hồi sức khỏe sau các trận ốm thường chậm hơn so với người trẻ, nên sau điều trị phải có thời gian an dưỡng.
 
Một số biện pháp làm giảm sự lão hóa:
Học thuyết âm dương của y học cổ truyền chứng minh con người là một chỉnh thể giữa âm dương, giữa khí và huyết. Luôn luôn thăng bằng với nhau từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong theo một quy luật nhất định, để duy trì sự sống của con người được bền vững dài lâu.
 
Vì thế muốn giảm sự lão hóa cần phải:
 
Về tư tưởng luôn luôn lạc quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những cái làm ảnh hưởng đến bộ não, hạn chế tối đa nỗi cô đơn, giải quyết tốt nhất mối quan hệ xã hội và gia đình, có triết lý sống đúng; phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối sống và hành động sao cho khoa học văn minh để loại trừ 7 nguyên nhân gây bệnh của Đông y là: hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng.
 
Muốn được thảnh thơi phải có kiến thức, phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình.
 
Thường xuyên luyện tập đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe đài, xem TV, internet… đồng thời tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm thư giãn, v.v… phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe từng người.
 
Sinh hoạt điều độ, không làm gì quá sức bình thường, giữ gìn trạng thái cân bằng giữa ngủ và nghỉ, giữa ăn và làm, giữa trí óc và chân tay, giữa trong nhà và ngoài trời, giữa lười và chăm, v.v… cũng rất quan trọng.
 
Ăn uống đúng và đủ theo khả năng của mình, không nên nghiện bất cứ thứ gì, hạn chế thịt nhất là mỡ, ăn nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo, bảo đảm cân bằng thức ăn âm và dương, giữ người không béo và cũng không gầy. Nên nhớ con người là giống ăn ngũ cốc, nên thức ăn cho người phải 80% là ngũ cốc còn 20% là rau quả và các thứ khác, không nên ăn quá no, người già rất cần đạm ở đậu tương, vừng lạc, tôm cua, ốc hến…
Kiên trì áp dụng 10 bài học về sức khỏe của Nhật Bản, đất nước được mệnh danh là ‘vương quốc của tuổi thọ’ vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay. 10 bài học đó là:
 
- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau - Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua - Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả - Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa - Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần - Bớt đi xe, năng đi bộ - Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn - Bớt nóng giận, cười nhiều hơn - Bớt nói, làm nhiều hơn - Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.
 
Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan…
Tóm lại: Biết cách sống, ta có thể làm chậm được quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ