Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

VỀ VIỆT NAM CƯỚI VỢ KÉN CHỒNG

THƠ  SYDNEY

VỀ VIỆT NAM CƯỚI VỢ

Ở xứ Úc tui đây ế vợ,
Về Việt Nam khỏi sợ khỏi lo.
Xách đầy cặp táp tiền đô,
Tha hồ mặc sức lựa cô, lựa bà.

Lựa cho đã tìm ra ngọc quý,
Đẹp như tiên thỏa ý chiêu thê.
Người người trông thấy đều mê,
Đem về xứ Úc ê ê cái cày.

Ai cũng nói tên nầy có phước,
được Hằng Nga xuống nước nâng khăn.
Cung tiên nàng chán rồi chăng?
Hay là tiền định nợ nần lương duyên?

Rồi dâu bể ai điên ai tỉnh?
Cột tìm trâu nàng vĩnh viễn xa.
Theo người nàng thấy hơn ta,
Bỏ tui cô độc vào ra một mình.

Thầy Chạy Sydney

------------------------------------------

THƠ TRƯỜNG HÀ

VỀ VIỆT NAM KÉN CHỒNG

Ở bên đây lấy chồng chán ngấy,
Họ chê em chẳng phải tiên nga.
Chữ tòng phu quá xót xa,
Chỉ hơi xấu xấu vậy mà cô đơn.

So bên đó em hơn họ chứ?
Về bên kia mình cứ kén chồng.
Lắm người ứng tuyển ngóng trông,
Đợi chờ hồi hộp mà mong Hoa Cầu*.

Khi bắt được, sợi râu cũng sướng,
Chàng bảo em phụ xướng phu tùy*.
Em về đâu anh cũng đi,
Tòng thê hệ trọng anh thì phải theo.

Tội nghiệp chàng vai đeo, bị xách,
Còn va li cặp nách theo em.
Cho hay đây ế, đó thèm,
Lấy chồng quê mẹ ấm êm trong ngoài.

* Hoa cầu 花球 : trái cầu bông, còn gọi là trái cầu thêu.
* Phụ xướng phu tùy 婦唱夫隨 : vợ nói chồng nghe.
Trường Hà



Má không cho!
Kỷ niệm 60 năm ngày cưới, cụ ông bàn với cụ bà :
– Chúng mình sẽ tìm về hương vị thuở ban đầu khi mới yêu nhau, em nhé. Cụ bà đồng ý, thế là chiều hôm đó, đang ngồi trong phòng, đột nhiên có một cục giấy được bắn qua cửa sổ, cụ bà nhặt lên, xúc động và run rẩy mở ra xem : “7giờ tối nay, hẹn em ở chân cầu Trường Tiền nhé.”
Đúng 6giờ 45 chiều, tay cầm bó hoa hồng, ông cụ vừa huýt sáo vừa đến chân cầu chờ cụ bà. Đợi đến 7h, rồi 7h45, kim đồng hồ lên 8h….8h30 …9h, hết kiên nhẫn nổi, vì lúc nầy sương xuống nhiều, cụ ông hầm hầm về nhà, mở cửa ra và quát :
_ “sao bà không ra?”.
Cụ bà ngồi ủ rủ, thút thít :
_”Dạ, Má không cho em đi !”
                       https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiV-MKa3z5noV7jahhOzvyfymOU8td0iZVkRHXtuMuuRK8z6B92qYIznUsapiHT-BJdzipg9efYw0ZTzGIGEEO6FaSKwvEpgysH_G3lHQdEwY1wKnWpQDq0Do-JjXfbXy1gT3RkyfTF1Xge/s400/chuongdn_uon%252520nuoc_4822.jpg
                                   ,,,,,,,,,,,
                                             
Hạnh phúc tuổi già - tri kỷ vui
Chơi cờ , thơ , nhạc giải khuây nhiều
Điện thư thăm hỏi thêm thân hữu
Tâm sự hàn huyên tuổi xế chiều!

Hạnh phúc tuổi già - nụ cười tươi
Hỷ xả khoan dung sống ở đời
Trải rộng tình thương cho độ lượng
Ra đi thanh thản cõi xa vời !

Trích thơ:
Hạnh phúc  tuổi già
Minh Lương 



Lòng người ta là giấy, chứ không phải vàng đá

Là giấy nhưng sao người ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nâng niu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời?
 
Tôi muốn được kể một câu chuyện:
 
Chuyện xưa kể rằng, có một đạo sĩ nổi tiếng thần thông, trong một lần ngao du sơn thuỷ, thấy một phụ nữ đang quỳ bên một ngôi mộ mới, vừa khóc vừa quạt. Lấy làm lạ, đạo sĩ đến hỏi sự tình. Mới hay rằng, người dưới mộ là người chồng vừa khuất của thiếu phụ.
Ngán thay, trước khi chết có trăn trối lại rằng đến khi mộ khô thì người vợ trẻ hãy tái giá. Người thiếu phụ vì thế mới ở đây, quạt cho mộ nhanh khô. Người đạo sĩ động lòng, mới hoá phép giúp cho thiếu phụ, ngôi mộ thoắt cái đã khô như những ngôi mộ cũ. Người thiếu phụ vui vẻ cảm ơn đạo sĩ để về nhà, nơi người tình mới của mình mong đợi.
Người đạo sĩ về nhà, đem chuyện kể với vợ của mình. Vợ của đạo sĩ chê cười người đàn bà kia thật bạc tình. Được một thời gian, bỗng dưng người đạo sĩ mắc phải bạo bệnh, liệt giường và tạ thế. Trước khi nhắm mắt mới trăn trối lại rằng hãy giữ quan tài đủ bảy bảy bốn chín ngày rồi hãy an táng. Người vợ khóc vâng lời.
Một ngày kia, có một người xưng là học trò đến xin ở lại chịu tang người đạo sĩ. Dung mạo người học trò thật khôi ngô tuấn tú. Thế rồi, chỉ ba ngày sau, người vợ đạo sĩ đã ăn nằm với người học trò.
Được bảy ngày sau, người học trò lăn ra ốm. Bệnh ngày một nặng. Mới nói với người vợ đạo sĩ rằng, ta mắc phải bạo bệnh, chỉ có ăn óc người mới khỏi được. Người vợ liền lấy vồ, bật nắp quan tài định đập vỡ đầu xác chết để lấy óc cho nhân tình ăn.
Nào ngờ, vừa bật nắp quan tài thì vị đạo sĩ tỉnh lại. Người thiếu phụ quay lại thì chàng trai trẻ đã biến mất tự khi nào. Mới hay, đó là do phép thuật phân thân của người đạo sĩ cao tay. Người vợ xấu hổ quá, mới tự tử mà chết.
Người đạo sĩ đó là Trang Chu (còn gọi là Trang Tử), cũng là một hiền triết của phương Đông chúng ta. Câu chuyện đó, câu chuyện “vợ thầy Trang Chu” lưu truyền gần hai nghìn năm để chê cười cái gọi là “lòng dạ đàn bà”.
Ngày nay, lại có chuyện anh nọ sau khi “hoàn thành kế hoạch” (hai con), mới giấu vợ đi tìm bác sĩ để ''đình chiến'' . Người vợ thì lại muốn sinh thêm con cho vui cửa vui nhà nên “tích cực cố gắng” mà mãi không thấy “kết quả”. Người chồng vẫn giấu vợ, thậm chí bởi vì cái khoản đình sản kia không ảnh hưởng đến khả năng đàn ông của anh, nên anh lại còn làm ra vẻ hăng hái “phụ giúp” vợ mình.
Thế rồi, một hôm người vợ vui vẻ thông báo những “nỗ lực cố gắng” của hai vợ chồng đã có “kết quả tốt đẹp”, cô đã có thai ba tháng. Choáng váng, nhưng người chồng giấu đi để đi “kiểm định lại”. Kết quả biểu đồ của anh là 0%. Cuộc tiểu phẫu đình sản đã thành công tốt đẹp.
Ấy, cái câu chuyện thời nay cũng đang nói đến cái lòng dạ con người…
Lại có người lấy email giả, để chính mình chat và “thử lòng” người chồng mà mình hết mực thương yêu. Để đến khi anh ta trở nên lạnh nhạt tình cảm vì cho rằng người vợ thiếu tin tưởng tình yêu của mình. Rồi lấy bạn gái của mình để thử chồng, và rước đau khổ vào mình khi người chồng chẳng “trước sau như một”.
Còn bao nhiêu câu chuyện trớ trêu nữa mới đủ để chúng ta hiểu rằng, lòng người ta là giấy, chứ nào đâu phải vàng đá… Vì là giấy, nên sao ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen?
Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nâng niu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời?
Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy nên đẹp xấu là do ta vẽ nên, tốt lành là do ta viết nên, mà thù hận cũng là ta đặt bút. Sao ta không viết lời hay, vẽ lấy bức tranh yên bình để xây dựng, gìn giữ cái hạnh phúc mong manh của gia đình?
Tôi chẳng cho cách làm của thầy Trang Chu là hay, tôi chẳng cho người đảng viên kia là không có lỗi. Tôi cũng chẳng ủng hộ việc thử lòng của các chị thời nay với email và các phương tiện khác. Thời gian thì trôi đi, nhưng lòng người thì vẫn vậy thôi, vẫn là giấy. Mà đá cũng mòn, vàng cũng phai, huống hồ là giấy…
Người ta, cùng là một người, sao có lúc nhân từ đáng yêu, lại có lúc cay nghiệt thế? Ấy bởi ai cũng có hai mặt tốt xấu trắng đen lẫn lộn.
Là những người thề non hẹn biển với nhau, cam kết gắn bó với nhau để xây dựng tổ ấm của mình, tôi thiết nghĩ việc nên làm là mang cái mặt tốt ra để đối đãi với nhau. Lấy mặt trắng mà đối đãi với nhau (phu phụ tương kính như tân – vợ chồng kính nhau như khi còn mới). Đó mới là cái kế vạn toàn. Chứ nếu cứ mang cái mặt trái để đối đãi với nhau, mang cái xấu để dành cho nhau, như thế thì đồng sàng mà dị mộng, người hiền lành mà đối xử với nhau như trộm cướp. Cái đó gần với sự tan vỡ lắm.
Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy. Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần? Ai vô cảm bởi một lời khen? Ai vắng nhau lâu ngày mà không hề ham muốn? Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư?
Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa.
                                        
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhI9FWnFKYCj_4UIYB9XO_6poiIleIqRT8izrO7mkunUjFRl7rX6DNqWSFqOvlDZk66OVQH1KWVjRG69QM2KjHIvJLIQvJF3Wc_gLBmBIyim5sOXFcikD9f8Dhl79e91aV-eU88YlP6CrU/s1600/longnguoilagiay.jpg


__._,_.___

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét