Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

DƯỢC THẢO

BÍ QUYẾT MẠNH KHOẺ SỐNG LÂU
  1. Mổi ngày nhiều lượt chải đầu.
Lưu thông khí huyết, nhớ lâu, giảm phiền.
  1. Thường xuyên xát huyệt dũng tuyền(giữa lòng bàn chân).
Chữa được nhiều bệnh càng yên nỗi lòng.
  1. Nuốt nước bột tưởng lạ lùng.
Nước thần tiêu độc diệt trùng thật hay.
  1. Xoa bụng dưới rốn hàng ngày.
Tiểu đường, tim mạch,dạ dày bớt đau.
  1. Hai hàm răng đánh vào nhau.
Chắc cơ răng khoẻ dài lâu đẹp bền.
  1. Muốn thẳng cột sống dướn mình.
Tinh thần phấn chấn, ngoại hình đẹp thêm.
  1. Kéo tai nhiều lượt mổi bên,
Vòng tay sang kéo lên đỉnh đầu.
  1. Co thắt hậu môn giảm đau,
Bệnh trỉ viêm ruột nhắc nhau nên làm.
SÁNG XOA MẶT TỐI XOA CHÂN.
Ngũ dậy khoan xuống đất,xoa nóng hai bàn tay
Rồi úp lên hai mắt,lên mũi lên vành tai.
Lại tiếp tục xoa tay, rồi xoa đều gáy,mặt.
Ấn ngón tay day day. Những chổ đau liên tục.
Thường ngày xoa quanh mắt,hai bên mũi, sau tai.
Gõ ngón tay giữa trán,vài mươi cái mới thôi.
Trước khi ngũ rửa chân,lau khô cho sạch,
Áp bàn chân với nhau,rồi cứ xoa liên tục
Rồi tiếp thay đổi lại, Mu bàn chân với lòng,
Rồi ngược lại xoa mãi.Khoảng mười phút là xong.
Đơn giản mà hiệu nghiệm,
Hạ huyết áp khoẻ tim,
Dể ngũ ,giảm đi tiểu,
Mười ngày sức khoẻ lên.
 
 
MÓN ĂN BỔ THẬN
Mướp đắng, gạo lức, hành tây.
Bí đỏ bột sắn dây nhớ dùng .
Mè đen cá trắm hấp gừng,
Cá thu, hồi, trích nhớ đừng có quên,
Hà thủ ô, gan heo nấu lên.
Là món bổ thận lời khuyên mọi người. (Tránh ăn mặn )
 
 
GAN NHIỂM MỞ
Gan bị nhiểm mở ăn gì?
Nấm hương,ngô(bắp) nhộng ta thì chớ quên.
Uống nước:lá chè, lá sen.(lá sen khô nấu nước uống)
Rau cần giảm mở cho gan, rất cần.
Dùng thêm dầu lạc,dầu vừng.
Cà chua, cà rốt với cùng dưa gang.
Bí đao,dưa chuột với măng.
Rau muống,cải cúc,cải xanh ăn nhiều.
 
 
BÀI THUỐC TRỊ XƠ GAN MÃN TÍNH
(Kinh nghiệm của Lương y: Đinh Bá Luyện).
Mã đề tươi :40g
Quả dứa dại khô : 40g
Cây chó đẻ :20g                  (Ca^y ch'o de? l'a ca^y g'i nhi?)
Cây bồ công anh khô : 20g
Cam thảo nam khô : 12g
Đổ 1.5lít nước sắc còn 1 lít uống trong một ngày. Dùng 2 ,3 tháng liền.
CÁ KHO ĐẬU NÀNH
 (D'ung Miso Paste cua? Nha^.t cung t'o^t ?)
 
(Bài thuốc , món ăn có giá trị)
Món ăn bổ dưỡng nhớ cho.
Thường ngày quen thuộc”cá kho đậu nành”
Tránh được Nhồi Máu Cơ Tim.
Phòng chống Hen Suyễn chớ quên món nầy.
Phòng Loãng Xương cũng thật hay.
Tiểu Đường ,Thấp Khớp vui thay giảm dần.
Xơ Tiền Liệt Tuyến rất cần
Bệnh Tim Huyết Áp thuốc thần là đây.
Sỏi Thận với loét Dạ Dày.
Mỡ máu,Thấp Khớp mỗi ngày giảm đi.
Đơn giản chẳng tốn kém gì.
Món ăn ‘dược thiện”thế thì đừng quên.
*Ăn cá hấp thụ axít Ômêga, do đó không bị nhồi máu cơ tim, hen suyễn, tiểu đường,thấp khớp sỏi thận,loét dạ dày, tá tràng, giảm cholesterol, giảm mở trong máu, giảm huyết áp,phòng loãng xương và u sơ tiền liệt tuyến. Đậu nành: lợi tim mạch, giảm huyết áp ,giảm mỡ máu.(Theo BS Quách Tấn Vinh-Sức Khoẻ và Đời Sống). Theo BS Anderson “Người có mỡ máu rất cao nếu dùng đậu nành thay thịt sẽ làm giảm mỡ máu mà không dùng thuốc hạ mỡ máu”
*Nên dùng Đậu Nành dưới dạng kho,nấu ,luộc mà không chiên rán.

Để khỏe hơn vua Càn Long

Vào năm 1793, Maccater, đặc phái viên của nữ hoàng Anh đã vượt đại châu đến Trung Hoa yết kiến vua Càn Long. Viên sứ thần này vô cùng kinh ngạc và sửng sốt khi gặp nhà vua
Ông đã ghi vào nhật ký công tác những dòng như sau: “Hoàng đế Càn Long oai phong lẫm liệt, tinh thần sung mãn, khiêm nhường, hiếu khách. Tính tình bình dị, gần gũi với mọi người.
Có ai ngờ một vị hoàng đế đã vào tuổi 83 mà lại vô cùng minh mẫn, tráng kiện.
Thoạt trông chúng ta chỉ đoán ngài ở tuổi 60”.
Về sau vua Càn Long sống đến 89 tuổi.
Được như thế là nhờ ông luôn biết kết hợp có khoa học giữa chế độ làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi và rèn luyện võ nghệ.
Hàng ngày vào buổi sáng, ông dậy rất sớm.
Trước khi ăn sáng, bao giờ ông cũng tập khí công dưỡng sinh bất kể trời nắng hay mưa, nóng hay lạnh.
Phương châm “thập thường” và “tứ vật” được nhà vua luôn coi trọng.
“Tứ vật” là bốn điều kiêng kỵ:
1. Thực vật ngôn (khi ăn không nói chuyện),
2. Ngoạ vật ngữ (khi nằm không chuyện trò),
3. ẩm vật tuý (uống rượu vừa sức, không được say) và
4. Sắc vật mê (không mê đắm đàn bà và tình dục thái quá).
Còn “thập thường” là mười bộ phận cơ thể phải được vận động và tập luyện thường xuyên (mắt, tai, mũi, mặt, răng, nước bọt, chân tay, bụng và ruột gan…).
Mười điều này rất đơn giản:
Răng thường đánh:
Hai hàm răng đánh vào nhau thành tiếng. Cách này giúp răng bền chắc, tránh các bệnh nha khoa, răng khó rụng, góp phần làm tăng lưu thông máu lên não.
Bọt thường nuốt:
Nước bọt giúp điều hoà dịch vị, tăng khả năng hấp thụ thức ăn, tránh viêm loét dạ dày và các bệnh đường tiêu hoá.
Tai thường rung:
Hai bàn tay áp vào hai tai, vỗ nhẹ liên hồi; hoặc hai ngón tay đút vào hai lỗ tai rồi rút mạnh ra, cứ thế liên tiếp nhiều lần. Động tác này giúp tránh trạng thái chùng màng nhĩ khi có tuổi, tai vẫn thính khi già.
Mũi thường vuốt:
Hai bàn tay xát nóng, vuốt hai bên mũi nhiều lần, có thể phòng cảm mạo, viêm mũi.
Mắt thường đảo:
Ngưng mắt nhìn xa, đảo nhãn cầu nhiều lần, tiếp đến lại ngưng mắt chăm chú, rồi lại đảo nhãn cầu. Động tác này giúp tăng thị lực, phòng các chứng hoa mắt.
Mặt thường xát:
Hai bàn tay xoa vào nhau cho nóng rồi xoa mặt nhiều lần, giúp tăng lưu thông huyết dịch ở mặt, tránh hoặc giảm nếp nhăn, phòng các bệnh da mặt.
Chi thường duỗi:
Tứ chi co vào duỗi ra nhiều lần, khí huyết toàn thân lưu thông, phòng được các chứng thiểu năng tuần hoàn não cũng như các chứng về mạch.
Chân thường vuốt:
Thường xoa vuốt chân từ bàn chân tới đùi, có thể làm giảm tình trạng đọng máu, phòng được nhiễm lạnh cơ thể từ chân, nên tránh được các bệnh ở chân cũng như chứng mất ngủ…
Bụng thường xoa:
Dùng bàn tay xoa trên vùng bụng, giúp dạ dày, ruột được vận động nhẹ, tăng khả năng tiêu hoá, ăn ngon miệng, phòng được các chứng chướng bụng, bí trung tiện…
Hậu môn thường động:
Mỗi ngày dành vài lần tập trung tinh thần làm co duỗi hậu môn, có thể phòng được viêm tuyến tiền liệt cũng như các bệnh đi lỏng mãn tính.
 *************************************************
 Xập m Thảo Vị m Lẩu Mông Cổ
Mongolian Style HotPot 13 Herbs
n Việt (n Tàu phổ thông; n Latinh) , cân lượng.
1.      Hoàng Kỳ (HuangQi; Radix Astragali) , 4 chỉ (cân).
2.      Bạch đậu khấu (Baidoukou; Fructus Amoni Rotundus), 2 chỉ.
3.      Long nhãn nhục (LongYanrou; Arillus Longan), 3 chỉ.
4.      n Dược/Hoàin (Shanyao; Rhizona Diosscoreae), 4 chỉ.
5.      Đảng Sâm (Dangshen; Radix Codonopsis), 4 chỉ.
6.      Ngọc Trúc (Yuzhu; Rhizoma Polygonati Odorati), 4 chỉ.
7.      Bắc Sam (Beishashen;  Radix glehniae), 4 chỉ.
8.      Thảo qủa (Caoguo; Fructus Tsaoko), 1 trái.
9.      Cấu kỷ tử ( GouQizi; Fructus Lycii),  3 chỉ.
10.   Đại táo (Dazao; Fructus Jujubae), 5 trái
11.   Trần bì (Chenpi; Pericarpium Citri reticulatae), 2 chỉ.
12.   Bát giác hồi hương (Bajiaohuixiang; Fructus Anisi stellati), 2 chỉ.
13.   Hoa Tiêu (Hua Jiao; Pericarpium Zanthoxyli Bungeani), 2 chỉ.
Toa theo cân lượng này cho 4 người ăn. Độ $4 đến $5.dollars mỗi gói.
Dùng 2 lít (litres) nước lạnh, nấu sôi, sôi sắc còn 1 lítvừa. Tiếp châm thêm từ ¼ lít đến ½ lít nước cốt Gà (chiken broth),  nếu thích mnn thì cchâm thêm nước cốt gà. Muốn cay thì châm 1-2 muỗng canh (table spoon) ớt đỏ khô. Nhúng từng miếng các loại thịt bò/gà hoặc hải sảnm mc vào nước lẩu nóng. Ăn với rau tầng-ô/cải v.vvớin/ bún tàu. Nước lẩuchén canh cuối, như uống chén thuốc dược thảo.
Ăn kiểu này trong năm Ngọ sẽ khỏe mạnh như ngựa chiến Mông Cổ.
THÂN CHÚC CUỐI TUẦN VUI KHỎE.
 ĐỗXuânSơn, SƯU TẦM VÀ ĐÃ ĂN. 
 ************************************************************

Câu Chuyện Thầy Lang
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

Dược Tho

Dược Thảo đã giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người từ nhiều ngàn năm, khi mà y học tây phương chưa xuất hiện. Dược thảo dùng cây thuốc để phòng bệnh và chữa bệnh.
Theo cơ quan Y tế Thế giới, một sản phẩm được coi là  dược thảo khi thành phần chính gồm một bộ phận của thảo mộc nằm ở trên không hoặc ở dưới đất, trong hình dạng nguyên thủy hay sau khi được chế biến. Khi có pha lẫn hoá chất hay khoáng chất thì sản phẩm đó không còn là dược thảo nữa.
Cũng theo cơ quan này, hiện nay có tới 80% dân chúng trên thế giới dùng dược thảo. Kỹ nghệ chế biến dược thảo, bốc thuốc rất phát triển, thịnh vượng, thu vào nhiều chục tỷ mỹ kim.
Riêng tại Hoa Kỳ, vào năm 1998, dân chúng Hoa Kỳ tiêu hơn 4 tỷ mỹ kim để mua các lọai  dược thảo. Từ năm 1990 tới 1997, số người dùng dược thảo tăng 380%, số người đi khám bác sĩ giảm, mà số người đi khám bệnh thầy thuốc không chính thống lại tăng.
Dược thảo được bầy bán khắp nơi, đôi khi ngay cả trong tiệm chuyên bán âu dược. Những môn thuốc của Mẹ Thiên Nhiên như lá, củ, rễ, vỏ, hoa đã mau chóng trở nên phương tiện trị liệu ưa thích của người dân. Họ mua để chữa các bệnh như cảm cúm, đau nhức, tiểu đường, tới bệnh trầm trọng hơn như ung thư các loại, tê liệt tứ chi.
            Với cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ ( FDA ) thì dược thảo được xếp hạng thực phẩm phụ, như đã quy định trong Dietary Supplement Health and Education Act năm 1994. Dược thảo được bầy bán không cần thử nghiệm, nghiên cứu như âu dược, mặc dù dược thảo có tính cách trị bệnh và cũng có tác dụng phụ. Dược thảo không được quảng cáo là có công dụng trị bệnh mà chỉ được nói chung chung về ích lợi của sản phẩm, thí dụ thuốc làm lợi tiểu tiện, bổ gan, tăng cường miễn nhiễm...
            Khi thuốc bị coi là không an toàn thì cơ quan này sẽ không cho bầy bán.
Đa số dược thảo hiện có trên thị trường đều được sản xuất theo kinh nghiệm đã dùng hoặc dựa vào những bài thuốc được lưu truyền trong giòng họ và được coi như đáng tin cậy. Vì dược thảo không được cơ quan FDA cấp bằng đặc quyền chế tạo, nên các nhà sản xuất không chịu bỏ vốn cho chi phí nghiên cứu khoa học như âu dược. Ngoài ra còn các vị lương y cổ truyền tiếp tục chẩn mạch, bốc thuốc phục vụ bệnh nhân.
Để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi cuả dân chúng, chính quyền các quốc gia cũng bắt đầu lưu ý, dành ngân khoản, lập cơ quan nghiên cứu  công dụng và an toàn cuả dược thảo.
Gần đây, viện National Institutes of Health, Hoa Kỳ, đã thành lập một trung tâm nghiên cứu về dược thảo cũng như các phương tiện trị liệu không chính thống, và đã dành nhiều ngân khoản cho việc nghiên cứu này. Đó là do áp lực của người tiêu thụ dược thảo mồi ngày một tăng, vì nhiều lý do như:
-âu dược quá đắt, đôi khi không công hiệu, mà lại có nhiều tác dụng có hại, không muốn;
-dân chúng thích dược thảo có nguồn gốc trực tiếp từ cây cỏ hơn là âu dược hóa chất;
-bất bình với nhóm tài phiệt bao thầu quản trị y tế giới hạn việc sử dụng tây y để kiếm nhiều lợi nhuận.
Năm 2008, Cơ quan Y tế Thế giới cũng lập một ủy ban để phối hợp với các quốc gia ngõ hầu hệ thống hóa và hữu hiệu hóa môn trị bệnh cổ truyền giá trị này.
.

         Một vài đặc điểm về dược thảo.

            Trước khi dùng dược thảo để trị bệnh, tưởng cũng nên tìm hiểu một vài dữ kiện về loại thuốc này:

          1-Sự an toàn của dược thảo.

Ý kiến chung coi dược thảo an toàn hơn âu dược, ít gây chứng bệnh phụ và rất ít khi gây tai nạn tử vong.
Tuy nhiên dược thảo vẫn là một loại thuốc, khi dùng ta cần cẩn thận, không nên nghĩ vì nó là cây thiên nhiên thì không có hại.
Cam thảo ( licorice ) là một trong những thuốc cây cỏ dùng nhiều nhất trên khắp thế giới để chữa bệnh loét bao tử, ho, suyễn, nhưng nếu dùng lâu ngày, có thể gây cao huyết áp, nhức đầu, mệt mỏi. Khi mới dùng lần đầu, nên dùng với phân lượng nhỏ rồi tăng dần cho tới liều chỉ dẫn bởi nhà sản xuất.
Một thí dụ khác là cà phê, một loại họ thảo ta dùng mỗi buổi sáng để nâng cao tinh thần. Nếu uống hai ly mỗi sáng thì có tác dụng tốt như ý muốn, năm ly là có nhức đầu, nóng nẩy, 15 ly thì bắt đầu thấy ù tai, chóng mặt.
Dược thảo bán trên thị trường không được thử nghiệm về sự tinh khiết và hiệu nghiệm, nên đôi khi có lẫn chất không cần như phấn hoa, phấn lá có thể gây dị ứng hoặc cây thuốc đã bị hư mục.

          2-Công hiệu của dược thảo.

Các nhà sản xuất cũng như hơn 4 tỉ người đang dùng dược thảo đều cho là cây thuốc công hiệu trong việc trị bệnh và ngừa bệnh. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học hỗ trợ ý kiến này.
Có điều là tác dụng của dược thảo thường từ từ, nhẹ nhàng, cần thời gian lâu để có hiệu quả, do đó tốt trong việc phòng bệnh.
 Dược thảo, với nhiều chất thuốc khác nhau, có tác dụng vào nhiều bộ phận cơ thể hơn là âu dược, với một dược chất có tác dụng tập trung vào một số dấu hiệu triệu chứng hoặc một bệnh .
Dược thảo thường không đủ mạnh để trị cấp cứu, nhất là các bệnh do vi khuẩn gây ra, do đó kháng sinh vẫn là thuốc căn bản.

          3-Dược thảo không gây ghiền.

Thường thường cây thuốc gây ghiền như cây á phiện, cần sa... không được phép bán công khai tại tiệm thuốc âu dược hay tiệm thuốc thiên nhiên.
Ngoài ra dược thảo không có kích thích tố hay chất chống viêm steroid, nhưng một vài dược thảo có tác dụng hỗ trợ sự sản xuất các chất này trong cơ thể.

          4-Nguồn gốc dược thảo.

Theo các nhà sản xuất, thì dược thảo đều do cây cỏ được trồng trong môi trường có kiểm soát, đôi khi không dùng hoá chất diệt sâu bọ, cỏ dại hoặc phân bón nên phẩm chất tốt, thiên nhiên. Nhiều khi cây  mọc hoang cũng được dùng để chế thành thuốc.

          5-Chọn lựa dược thảo

            Như đã nói ở trên, nhà sản xuất  không cần chứng minh sự an toàn và công hiệu của dược thảo khi tung ra thị trường, mà chỉ khi nào có chuyện xẩy ra thì thuốc đó mới bị bỏ đi.
Tiêu chuẩn bào chế của mỗi nhà sản xuất đều khác nhau, nên tỷ lệ dược liệu đều thay đổi. Tỷ lệ này cũng thay đổi tuỳ theo cây cỏ được trồng ở địa phương nào, được hái vào mùa nào, được tồn trữ ra sao và phần nào ( rễ, thân hay lá ) của cây được xử dụng để chế thuốc.
Những điều này gây khó khăn không ít cho người tiêu thụ khi mua thuốc. Vì thế các nhà sản xuất đã tổ hợp với nhau để thống nhất bào chế.
Khi mua, nên lựa sản phẩm do sự liên kết với các công ty ở Âu châu,  vì thường thường họ có cơ sở nghiên cứu đầy đủ về phân lượng, tinh khiết và công hiệu.
Cũng nên lựa  sản phẩm cũng có nhãn hiệu với chỉ dẫn cách dùng, tác dụng phụ, loại cây cỏ, ngày hết hạn.

          Những điều cần lưu ý khi dùng dược thảo,.

            Tại Hoa Kỳ, Tây y  được xây dựng trên căn bản sinh hóa học tiến bộ. Cơ quan  Thực Phẩm và Dược Phẩm, với nhiệm vụ điều hợp thực dược phẩm, bảo vệ sức khoẻ con người, thường nhìn dược thảo với con mắt dè dặt, nghiêm khắc. Họ cho là dược thảo không có công dụng trị liệu và nguy hiểm.
Một luật gia than  phiền là hiện giờ có hai chế độ dược phẩm: một chế độ muốn được bầy bán phải chứng minh có công hiệu trị liệu và tuân theo luật lệ; chế độ kia được bán tự do, không cần kê khai giá trị.
Bác sĩ Marcia Angel, Chủ bút tập san Y học uy tín New England Journal of Medecine khẩn khoản kêu nài dân chúng đừng tự chữa bệnh, dùng dược thảo vì thuốc có nhiều thành phần không khai báo được pha thêm vào như chì, thạch tín, rất nguy hiểm.
 Còn giáo sư dược khoa nổi danh Varro Tyler  cho là sự nghiên cứu về dược thảo của các quốc gia Âu Châu rất đáng tin cậy, tuy nhiên, độc tính dài hạn của thuốc cần được theo dõi, tác dụng phụ có hại thường được che dấu, giảm thiểu.
            Dù vậy, dược thảo vẫn được người dân tiêu thụ, vì niềm tin có bệnh thì vái tứ phương, vì có ngay khi cần, không phải mất công lấy hẹn, ngồi chờ bác sĩ, cũng như  khi gặp trọng bệnh mà Tây Y bó tay. Tuy nhiên cũng nên lưu ý mấy điều để tránh chuyện chẳng lành:
            1-  Thông báo cho bác sĩ nếu đang dùng dược thảo để tránh tác dụng không tốt giữa âu dược và thuốc cỏ cây. Không dùng ginkgo biloba (bạch quả ) với thuốc trị đau nhức Aspirin, thuốc ngừa tai biến não Ticlid, Persantine; âu dược trị trầm cảm với St John Wort...
            2- Không dùng dược thảo khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, không cho con nhỏ dùng dược thảo vì  ở trẻ em và thai nhi, gan chưa đủ sức vô hiệu hóa độc chất cuả dược thảo. Xin đan cử một thí dụ: khi uống một ly cà phê, người lớn chỉ cần 5 giờ để loại khỏi cơ thể mà con nít cần đến cả 80 giờ.
            3- Tuy dược thảo có nguồn gốc thiên nhiên nhưng không thiên nhiên với cơ thể con người. Cho nên  thuốc có thể gây bất lợi khi dùng, nhất là vì thiếu kiểm soát nên thành phần không thống nhất, phẩm chất không tinh khiết, đôi khi pha lẫn chất có hại cho cơ thể.
            4- Không nên dùng dược thảo quá dăm tuần lễ vì an toàn dùng dài hạn chưa được chứng minh, cũng như không dùng quá nhiều vì nguy cơ gây độc cho gan và thận. Cũng không nên dùng nhiều dược thảo khác nhau một lúc vì tác dụng tương phản của thuốc.
            5- Dược thảo cũng có tác dụng phụ như bạch quả gây xuất huyết; mã hoàng (ephedra ) gây tăng huyết áp, nhức đầu, rối loạn nhịp tim; St John wort làm chóng mặt, mệt mỏi khô miệng , mất định hướng...
            Và cuối cùng là không nên quá tin tưởng ở lời quảng cáo, giới thiệu của nhà sản xuất vì những lời này không được cơ quan trách nhiệm xác định giá trị, đồng thời cũng nên tìm hiểu về đặc tính trị liệu của loại dược thảo đang dùng.
            Vì sau khi dùng mà “thuốc” không công hiệu hoặc có tác dụng không muốn thì ta còn “kiện tập thể”, để đòi bồi thường. Chứ chẳng lẽ lại “ngậm miệng”, chịu đau.
Đau hơn là mới bị “thiến”
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Chúc vui ngày Tết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét