Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

LỊCH SỬ DINH ĐỘC LẬP

Lịch sử Dinh Độc Lập


1. Vài nét về lịch sử dinh Gouverneur de la Cochinchine:Năm 1858, Pháp đã phát động một cuộc tấn công vào Đà Nẵng, bắt đầu cuộc xâm lược của Việt Nam. Năm 1867, Pháp đã hoàn thành cuộc chinh phục của miền Nam Việt Nam (Đàng Trong), bao gồm các tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Để củng cố thuộc địa mới  được thành lập, vào ngày 23 tháng 2 năm 1868, Lagrandière, Thống đốc Nam Kỳ có những động thái đầu tiên là xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ mới và chọn một vị trí đắc địa nhất. Đó là một vùng đất cao nhất Sài Gòn, rộng 15 ha, có nơi làm công viên, vườn cây và những bãi cỏ xanh mướt, nhìn ra một không gian rộng thoáng.
Ngày 5.2.1865, tờ Courrier de Saigon (Thư tín Sài Gòn) đăng một thông báo của chính quyền thuộc địa dành một khoản tiền thưởng trị giá 4.000 franc cho các kiến trúc sư hay nghệ sĩ nào giới thiệu một đề án tốt nhất được chọn làm cơ sở xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ.
Khoản tiền thưởng không phải là nhỏ, song đến ngày 20.4.1865, vượt quá thời hạn chót 25.3.1865, chỉ mới có một đề án được gửi tới ban tổ chức. Sau đó không lâu, một đề án do một nhóm kiến trúc sư ở Singapore soạn thảo được chuyển đến Sài Gòn, song sau khi xem xét kỹ cả hai đề án, ban tổ chức không chấp thuận một cái nào.
Cuối cùng, cơ hội bắt tay xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ đã xuất phát từ một sự tình cờ. Trong một dịp ghé Hong Kong, hai đô đốc Pháp Ohier và Roze (cũng từng làm Thống đốc Nam kỳ) được giới thiệu với một kiến trúc sư người Pháp trẻ tên Hermitte, nguyên là học viên trường Mỹ thuật Paris.
alt
Tại Hong Kong, Hermitte đã đoạt giải thưởng trong việc thiết kế đồ án Tòa Thị chính, vượt qua nhiều kiến trúc sư khác. Nắm bắt được những thông tin này, Roze và Ohier trở về Sài Gòn, thuyết phục đương kim Thống đốc Nam kỳ De La Grandìere chính thức nhờ Hermitte thiết kế và xây dựng dinh Thống đốc.
Một trong những biện pháp được sử dụng để lôi kéo nhân tài trẻ này là khoản thu nhập 36.000 franc/năm, cao hơn rất nhiều so với các viên chức Pháp đứng đầu các cơ quan tọa lạc tại Sài Gòn. Và những gì De La Grandìere làm đã có một hiệu ứng tốt: chỉ mấy ngày sau khi đến Sài Gòn, Hermitte trình một đồ án được viên Thống đốc chấp thuận ngay.
Chủ nhật ngày 23 tháng 2 năm 1868, trước đông đảo người tham dự, lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ đã diễn ra dưới sự chủ trì của Đô đốc De La Grandìere, với sự tháp tùng của nhiều sĩ quan và viên chức cao cấp của Pháp.
alt
Người làm phép cho công trình là Giám mục Miche với một diễn từ gây xúc động cho cử tọa. Với sự phụ giúp của kiến trúc sư Hermitte, Thống đốc De La Grandìere làm lễ đặt viên đá đầu tiên được chôn sâu 2,6m bên dưới mặt đất, trên một tầng đất rất cứng chắc.
Đó là một viên đá hoa cương vuông vắn, mỗi cạnh 50cm, được mang từ Biên Hòa về. Trong thời gian xây dựng, Hermitte đã cho đào một hố móng sâu 3,5 mét, lấy đi 2.436 m3 đất đá và sử dụng khoảng 2 triệu viên gạch.
alt
Đường Norodom nhìn từ dinh thống đốc Nam kỳ
Năm 1870, công trình đang thực hiện theo tiến độ đã định thì cuộc chiến tranh Pháp-Phổ nổ ra, hoàng đế Pháp Napoléon III bị bắt làm tù binh, nước Pháp thất trận. Sự kiện này ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ, do nhiều vật liệu phải được chuyển từ chính quốc sang. Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phấn lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Tất cả đều được xây theo phong cách tân Baroque giống với kiểu của hoàng đế Napoleon III.
alt
Cũng vì thế mà mãi đến năm 1875, kiến trúc đồ sộ này mới hoàn chỉnh phần trang trí. Sốt ruột về sự chậm trễ trong tiến độ xây dựng và hoàn thành cơ sở, ngay từ năm 1873, Thống đốc Nam kỳ Dupré đã dọn về đây để ở và làm việc trong lúc việc trang trí còn tiếp diễn. Dinh gỗ “Thủy sư Đề đốc” còn được lưu giữ, mãi đến năm 1877 mới bị phá hủy hoàn toàn.
Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904). Từ 1871 đến 1887, dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên gọi là dinh Thống đốc.
Trước khi có dinh Thống đốc Nam kỳ là Dinh gỗ “Thủy sư Đề đốc” được xây dựng bằng gỗ đặt trên một khu đất rộng được giới hạn bởi các con đường Nguyễn Du-Tự Do-Gia Long-Hai Bà Trưng về sau (khu vực sau này là trường Taberd). (nguồn historicvietnam.com do Tim Doling viết)
alt
Trong sảnh dinh thống đốc Nam kỳ
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng 9 năm 1945, Nhật thất bại trong Thế chiến II, Pháp trở lại chiếm Nam bộ, Dinh Norodom trở lại thành trụ sở làm việc của Pháp ở Việt Nam. Sau năm 1954, người Pháp rút khỏi Việt Nam. Việt Nam bị chia cắt thành 2 quốc gia, miền Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, còn miền Nam là nước Quốc Gia Việt Nam (sau thành Việt Nam Cộng Hòa). Ngày 7 tháng 9 năm 1954 Dinh Norodom được bàn giao giữa đại diện Pháp, tướng 5 sao Paul Ely, và đại diện Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
alt
2. Vài nét về dinh Độc Lập thời đệ I Cộng Hòa:
Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống. Ông quyết định đổi tên dinh này thành Dinh Độc Lập. Từ đó Dinh Độc Lập trở thành nơi đại diện cho chính quyền cũng như nơi ở của tổng thống và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Thời kỳ này, Dinh Độc Lập còn được gọi là Dinh Tổng Thống. Theo thuật phong thủy của Dinh được đặt ở vị trí đầu rồng, nên Dinh cũng còn được gọi là Phủ đầu rồng.
alt
Dinh Độc Lập thời đệ I Cộng Hòa
Đến năm 1960 vào ngày 11 tháng 11 xảy ra cuộc đảo chính quân sự đầu tiên tại Việt Nam Cộng hòa, do đại tá Nguyễn Chánh Thi và trung tá Vương Văn Đông cầm đầu. Mục đích cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa bấy giờ là Ngô Đình Diệm. Ban đầu, quân đảo chính kiểm soát được một số vị trí quan trọng tại Sài Gòn do yếu tố bất ngờ, tuy nhiên nhanh chóng thất bại khi các thủ lĩnh quân sự không kiên quyết cũng như không có được sự ủng hộ quân chúng. Ngày 12 tháng 11, đại tá Huỳnh Văn Cao chỉ huy bộ binh và thiết giáp thuộc Sư đoàn 7 đóng ở Mỹ Tho cùng đại tá Trần Thiện Khiêm và trung tá Bùi Dzinh chỉ huy bộ binh và Pháo binh thuộc Sư đoàn 21 đóng ở Sa Đéc đã tiến vào Sài Gòn. Cuộc giao tranh sau đó chớp nhoáng nhưng khốc liệt với khoảng 400 người chết, trong đó có nhiều thường dân tò mò xuống phố để xem cuộc giao tranh. Lực lượng trung thành đã tiêu diệt gọn quân đảo chính.Sau khi cuộc đảo chính bị dập tắt, một số sĩ quân quân đội và chính khách đối lập liên quan đến cuộc đảo chính bị chính quyền Ngô Đình Diệm thanh trừng và đưa ra xét xử, tiêu biểu như vụ án nhà văn Nguyễn Tường Tam.
alt
Tem hình dinh Độc Lập
Tôi còn nhớ sau cuộc đảo chính, quân dù của đại tá Nguyễn Chánh Thi rút đi ngược đường Công Lý hướng lên Tân Sơn Nhất, dân chúng sài Gòn đã mua bánh mì bỏ trong những giỏ cần xé lớn để dọc hai bên đường cho quân đảo chính.
alt
alt
Cảnh dân chúng tán loạn khi đi xem đảo chính
alt
Đến năm 1962 lại xảy ra vụ ném bom dinh Độc Lập vào ngày 27 tháng 2 do hai phi công tên là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa thực hiện. Mục đích của cuộc tấn công là nhằm ám sát Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm và gia đình ông, những người tham gia triều chính, trong đó có cố vấn Ngô Đình Nhu.
alt
Vào lúc 7 giờ sáng, bầu trời Sài Gòn bị khuấy động bởi tiếng bom và tiếng súng máy nổ. Dinh Độc Lập chìm trong biển khói của cuộc tấn công từ hai chiếc máy bay ném bom A-1 Skyraider được Hoa Kỳ cung cấp.
Hai chiếc máy bay này đã ném bom và napalm. Nhiều quả rocket và nhiều loạt đạn súng máy cũng được bắn vào tòa nhà. Ngày hôm đó nhiều mây, hai viên phi công này đã bay với độ cao khoảng 150 m, đã hoàn thành một vòng tấn công tứ phía trước khi bay lên mây. Họ đã tấn công trong 30 phút trước khi lực lượng phòng không trung thành với Ngô Đình Diệm có thể đến và phản công.
alt
alt
Cuộc tấn công đã làm cho lực lượng bảo vệ Sài Gòn bất ngờ, bởi vì họ đã không biết là các chiếc máy bay này độc lập tác chiến hay có sự phối hợp với lực lượng dưới đất. Xe tăng và xe chở lính vội vàng đến tham chiến và pháo đất đối không khai mào trước, một chút nữa thì bắn trúng máy bay trung thành đang truy đuổi hai chiếc phản loạn.
alt
alt
Cuộc tấn công đã kết thúc trong một tiếng đồng hồ nhưng hai viên phi công đã không trút hết bom, nếu không đã có thể san phẳng Dinh Độc Lập. Máy bay của Quốc đã bị hư hỏng bởi tảo lôi hạm ở trên sông Sài Gòn và đã hạ cánh ở Nhà Bè. Cử thì đã đến Campuchia an toàn, tin rằng cuộc tấn công đã thành công.
Quả bom nặng 500 lb đầu tiên đã xuyên vào một căn phòng mà trong đó Diệm, một người hay thức dậy sớm đang đọc sách. Quả bom này không nổ và Diệm đã chạy xuống tầng hầm của Dinh Độc Lập cùng với Tổng giám mục Ngô Đình Thục, em trai Ngô Đình Nhu và vợ Nhu là Trần Lệ Xuân và con của họ. Trần Lệ Xuân bị gãy tay khi đang chạy xuống tầng hầm. Ba người phục vụ và lính gác chết, 30 người khác bị thương. Một nhà thầu người Mỹ leo lên nóc nhà để xem vụ tấn công đã bị rơi xuống và chết.
alt
Tôi vẫn nhớ sáng hôm đó khi chuẩn bị đi học (lúc đó tôi học tư ở trường Michelet góc ngả tư Trương Minh Giảng - Hiền Vương) thì tiếng máy bay gầm rú trên bầu trời và một tiếng nổ lớn vang lên. Pháo cao xạ từ dinh bắn lên xối xả, đạn bay hết tầm rơi vào khu biệt thự kế bên tôi ở (230 Công Lý); mọi người chạy hết vào trong nhà tránh đạn.
alt
 
Bà Trần Lệ Xuân đang xem bản thiết kế dinh Độc Lập mới
Do không thể khôi phục lại, ông Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.
Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962. Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long. Công trình đang xây dựng dở dang thì ông Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963.
3. Vài nét về dinh Độc Lập thời đệ II Cộng Hòa:
Ngày 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là ông Nguyễn Văn Thiệu lúc đó là Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975.
alt
Phí tổn xây dựng Dinh Độc Lập tốn khoảng 150.000 lượng vàng và mỗi quân nhân, nhân viên chính quyền thời ấy phải đóng góp mỗi người một ngày lương. Một vài số liệu về vật liệu đã sử dụng: bê-tông cốt sắt độ 12.000m3, gỗ quí 200m3, kính làm các cửa 2.000m2, đá rửa và đá mài 20.000m2...
alt
Theo đồ án, tòa nhà có diện tích xây dựng 45.000 m2 (rộng 21 gian 85m, sâu 19 gian 80m). Diện tích mặt sàn sử dụng khoảng 20.000m2, gồm ba tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng (có sân bay trực thăng) và một tầng nền. Tổng số các phòng trong toàn dinh là 95 phòng, không kể các khu vực vệ sinh, hành lang và khách sảnh. Các phòng lớn bố trí cho các công việc đối nội, đối ngoại nằm ở các tầng trệt và lầu 1, lầu 2. Trang trí trong dinh có nhiều bức họa của những danh họa có tiếng đương thời. Bức "Giang sơn cẩm tú" của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, bức "Khuê văn các", "Vua Trần Nhân Tông" của họa sĩ Thái Văn Ngôn.
alt
Đặc biệt ở phòng trình quốc thư có bức "Bình Ngô đại cáo" (của Nguyễn Trãi viết trong thời giúp Lê Lợi chống giặc Minh), một bức tranh sơn mài lớn gồm 40 bức tranh sơn mài nhỏ ghép lại, tả cảnh sinh hoạt của nhân dân Việt Nam dưới thời Lê của họa sĩ Nguyễn Văn Minh. Ngoài ra còn bức tranh "Giang Sơn Cẩm Tú" của KTS Ngô Viết Thụ; bức "Khuê Văn Các" (Vua Trần Nhân Tông) của họa sĩ Thái Văn Ngôn.
Khi thiết kế Dinh Ðộc lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT, có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM. Theo quan niệm dân chủ hữu tam Viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con ngườ i hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG, trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.
alt
Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh lầu 2. Rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế không chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời.
Ði vào bên trong Dinh, tất cả các đuờng nét kiến trúc đều dùng đường ngay sổ thẳng, các hành lang, đại sảnh, các phòng ốc đều lấy câu chính đại quang minh làm gốc.
Sân trước của Dinh là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m. Màu xanh rì của thảm cỏ tạo ra một cảm giác êm dịu, sảng khoái cho khách ngay khi bước qua cổng.
Chạy dài theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Trong hồ thả hoa sen và hoa súng gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.
alt
Dinh có diện tích 120.000m2 (300m x 400m), được giới hạn bởi 4 trục đường chính đó là:
• Ðường Công Lý ở phía Ðông Bắc (mặt chính của Dinh)
• Ðường Huyền Trân Công Chúa ở phía Tây Nam (mặt sau của Dinh)
• Ðường Hồng Thập Tự ở phía Tây Bắc (phía bên trái Dinh)
• Ðường Nguyễn Du ở phía Ðông Nam (phía bên phải Dinh)
Dinh có 04 khu nhà:
• Khu nhà chính hình chữ T diện tích mặt bằng là 4.500m2, cao 26m, nằm ở vị trí trung tâm của khu đất. Ðây từng là nơi ở và làm việc Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn. Khu này có 03 tầng lầu, 2 gác lửng, 1 sân thượng, 1 tầng nền và 1 tầng hầm. Tổng diện tích sử dụng là 20.000m2 chia làm 95 phòng. Mỗi phòng có 1 chức năng riêng, kiến trúc và các trang trí phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi phòng.
• Khu nhà 2 tầng diện tích 8m x 20m phía đường Nguyễn Du trước 1975 là trụ sở làm việc của Ðảng Dân chủ.
• Khu 04 nhà 2 tầng phía góc đường Nguyễn Du – Huyền Trân Công Chúa trước 1975 là khu nhà ở của tiểu đoàn bảo vệ Dinh Ðộc lập.
• Khu nhà trệt phía góc đường Huyền Trân Công Chúa – Hồng Thập Tự, trước 1975 là khu sinh hoạt của đội cận vệ phi hành đoàn lái máy bay cho Nguyễn Văn Thiệu, của bộ phận chăm sóc vườn cây.
Ngoài các khu nhà trên, ở góc trái Dinh phía đường Hồng Thập Tự còn có một nhà bát giác đuờng kính 4m, xây trên một gò đất cao, chung quanh không xây tường, mái ngói cong cổ kính làm nơi hóng mát, thư giãn.
Các bạn nhìn thấy những cây cao bên trong dinh, đó là những cây nhãn rừng. Trong dinh có rất nhiều sóc, chúng thường ăn trái này. Đó là hồi trước năm 1975 chứ không biết giờ này còn không.
Tôi còn nhớ vào năm 1970 vào dịp tất Trung thu, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có tổ chức lễ trước thềm của dinh. Lúc đó trường mình có dự, thầy Linh dẫn một ban hợp ca hát bài Trung thu gặp mưa do thầy sáng tác. Trùng hợp thay đêm đó trời mưa, học sinh các trường tràn vào sảnh chính của dinh dẫm lên sàn và thảm làm dơ hết.
alt
alt
Xen giữa 04 khu nhà trên là những bãi cỏ xanh mướt, vườn cây cổ thụ, những chậu cây kiểng quí và 04 sân tenis phía sau khu nhà chính.
Dinh Độc Lập lúc đầu chưa có bao bọc bởi hàng dây kẽm gai, chỉ có từ năm 1968 mới được rào thêm để bảo vệ an ninh cho dinh để tránh bị tấn công như trong vụ tết Mậu Thân và đường Huyền Trân Công Chúa cũng bị ngăn lại không cho xe qua lại.
alt
Về sau có thêm những rào sắt đặt dài theo hàng rào dinh
alt
Đường Huyền Trân Công Chúa bị chắn ngang bởi hàng rào bảo vệ
Dinh độc Lập được bao bọc bởi hàng rào kẽm gai bảo vệ dưới mặt đất nhưng trớ trêu thay nó bị tấn công từ trên không. Ngày 8 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay F-5E do Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom Dinh, gây hư hại không đáng kể. Một trái bom rơi cạnh sân trực thăng trên nóc Dinh nhưng chỉ nổ phần đầu cắm xuống làm lún sạt một khoảng nhỏ. Lúc đó tại trường Lê Quý Đôn các lớp khối 10 trở xuống đang thi đệ nhị bán niên riêng lớp tôi thì bắt đầu vô lớp học toán với thầy Quãng Lan, thì chúng tôi bỗng nghe một tiếng rú của máy bay trên đầu và một tiếng nổ sau là tiếng pháo cao xạ. Chúng tôi chạy ra ngoài lớp thì thấy mấy thầy cô và các học sinh chạy tán loạn, tôi với anh Hồ Tuấn Ngọc lấy máy chụp hình chạy ra cổng trước băng qua đường và chụp một số hình. Rất tiếc giờ anh Ngọc không còn và các hình đó cũng thất lạc. Đây là lần thứ hai trong lịch sử dinh Độc Lập bị đánh bom.
Rồi lịch sử cái gì đến phải đến tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức nhường quyền lãnh đạo cho ông Trần Văn Hương nhưng ông này không ở trong dinh. Đến ngày 28 tháng 4 năm 1975, Dương Văn Minh lên làm tổng thống chỉ ở vỏn vẹn hai ngày trong dinh.Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiếc xe tăng T 54 của Bùi Quang Thận húc sập cổng dinh chấm dứt chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

TOA THUỐC TUYỆT VỜI

TOA THUỐC TUYỆT VỜI.
Một toa thuốc rất hay cả về tinh thần lẫn thể xác. Chúng ta cùng nhau tập dùng thử:

I. Sức khỏe
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”. 
  
  II. Bí quyết trường thọ
1. Chấp nhận với những gì mình đang có
2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình 
  3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn.  

III. Phòng ngừa bệnh tật
1. Không vui quá hại tim
2. Không buồn quá hại phổi
3. Không tức quá hại gan
4. Không sợ quá hại thần kinh
5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên
 
  7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua.

IV. Thức ăn & uống trong ngày:
Một củ hành: chống ung thư
Một quả cà chua: chống tăng huyết áp
Một lát gừng: chống viêm nhiễm
Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch
Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo
Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng
Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể.

V. Triết lý của người Trung Hoa hiện đại:
1. Một Trung Tâm là sức khỏe
2. Hai Tí: Một tí thoải mái – Một tí nhiệt tình
3. Ba Quên: Quên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù
4. Bốn Có: Có nhà ở – Có bạn đời – Có bạn tri âm – Có lòng vị tha.
5. Năm Phải: Phải vận động
Phải biết cườiPhải lịch sự hòa nhã Phải biết nói chuyện vàPhải coi mình là người bình thường.

VI. Bảo Sinh Thái Ất Chân Nhân
1. Ít nói năng để dưỡng Nội Khí
2. Kiêng sắc dục để dưỡng Tinh Khí 
  3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng Huyết Khí 
4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng Tạng Khí 
5. Chớ giận hờn để dưỡng Can Khí 
  6. Chớ ăn quá độ để dưỡng Vị Khí 
7. Ít lo lắng để dưỡng Tâm Khí 
8. Tránh tà tâm để dưỡng Thần Khí.

VII. Hãy Dành Thì Giờ – 
Mẹ Thêrêsa Calcutta
Hãy dành thì giờ để suy nghĩ. Đó là nguồn sức mạnh.
Hãy dành thì giờ để cầu nguyện. Đó là sức mạnh toàn năng. 
  Hãy dành thì giờ cất tiếng cười. Đó là tiếng nhạc của tâm hồn. 
Hãy dành thì giờ chơi đùa. Đó là bí mật trẻ mãi không già. 
Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu. Ưu tiên Thiên Chúa ban.
Hãy dành thì giờ để cho đi. Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ.
Hãy dành thì giờ đọc sách. Đó là nguồn mạch minh triết. 
  Hãy dành thì giờ để thân thiện. Đó là đường dẫn tới hạnh phúc. 
Hãy dành thì giờ để làm việc. Đó là giá của thành công. 
Hãy dành thì giờ cho bác ái. Đó là chìa khóa cửa thiên đàng.
 

Làm thế nào để khỏi già?
Lê Tấn Tài
Khi nào các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa? Già là một điều không ai tránh khỏi.
 Hiện nay các viện nghiên cứu y khoa đã cho biết một cách chính xác các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa từ lúc nào.
 
 
 
Các bác sĩ người Pháp đã tìm thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu suy thoái từ tuổi 35, bởi thế khi người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba số lần người vợ mang thai sẽ dẫn đến sảy thai. Angela Epstein đã viết trong DailyMail, tuổi của các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy thoái như sau:
 
1. Não bắt đầu suy thoái lúc 20 tuổi. Khi chúng ta trưởng thành, các tế bào não bị giảm dần. Và não cũng teo nhỏ lại. Khởi đầu con người có 100 tỉ tế bào não, nhưng đến tuổi 20 con số nầy giảm dần, và đến tuổi 40 con người mất mỗi ngày 10.000 tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ và có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý người già.
 
2. Ruột bắt đầu suy giảm từ tuổi 55. Ruột tốt có sự cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại. Vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng kể sau tuổi 55, đặc biệt ở phần ruột già. Sau 55 tuổi bộ tiêu hóa bắt đầu xấu đi và sẽ tạo nên các bệnh đường ruột. Táo bón là một bệnh thông thường của tuổi già, cũng như dịch vị từ bao tử, gan, tuyến tuỵ, ruột non bị suy giảm.
 
4. Bọng đái bắt đầu suy thoái từ tuổi 65. Người già thường mất kiểm soát bọng đái. Nó bắt đầu co lại đột ngột, ngay cả khi không đầy. Phụ nữ dễ gặp trục trặc này hơn khi chấm dứt kinh nguyệt. Khả năng chứa nước tiểu của bọng đái một người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi, khoảng 2 cốc ở tuổi 30 và 1 cốc ở tuổi 70. Điều này khiến người già phải đi tiểu nhiều hơn, và dễ nhiễm trùng đường tiểu.
 
5. Vú bắt đầu thoái hóa từ năm 35 tuổi. Khi người đàn bà đến 30 tuổi thì vú mất dần các mô và mỡ, sự đầy đặn và kích cỡ của bộ vú bị suy giảm. Khi 40 tuổi núm vú bị teo lại và vú thòng xuống.
 
6. Phổi lão hóa từ tuổi 20. Sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãm phế nang. Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Đến tuổi 40 có nhiều người đã bắt đầu khó thở vì các cơ bắp và xương sườn buồng phổi bắt đầu xơ cứng.
 
7. Giọng nói bắt đầu yếu và khàn kể từ tuổi 65. Phụ nữ có giọng khàn và nhỏ trong khi đàn ông giọng cao và nhẹ.
 
8. Mắt lão hóa từ năm 40 và phần lớn phải mang kiếng, không còn nhìn rõ một vật ở xa. Khả năng tập trung của mắt kém hơn do cơ mắt yếu hơn.
 
9. Tim lão hóa từ tuổi 40. Khối lượng cơ tim giảm. Tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần. Sức bơm của tim giảm dần vì các mạch máu giảm sự đàn hồi. Các động mạch cứng dần và bị mỡ đóng vào các thành mạch. Máu cung cấp cho tim cũng bị giảm bớt. Đàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 dễ bị đau tim.
 
10. Gan lão hóa từ năm 70. Chức năng chuyển hóa và giải độc giảm. Tuy nhiên gan là một bộ phận gần như không chịu khuất phục tuổi tác. Người ta có thể ghép gan của một ông già 70 tuổi cho một người 20 tuổi.
 
11. Thận lão hóa năm 50. Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên.
 
12. Tuyến tiền liệt lão hóa vào năm 50. Hệ thống sinh dục nam gồm có: tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật. Tuyến tiền liệt thường lớn dần theo tuổi tác. Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước sẽ ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó.
 
13. Xương lão hóa vào tuổi 35. Cho đến giữa những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2 năm lại thay đổi toàn bộ xương cũ nhưng đến tuổi 35 thì xương đã lão, hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả tự nhiên.
 
14. Răng suy từ tuổi 40. Răng bị hao mòn. Dễ bị bệnh nha chu. Niêm mạc bị teo dần.
 
15. Bắp thịt lão hóa từ năm 30. Thông thường bắp thịt khi bị lão hoá thì được tái tạo ngay, nhưng đến tuổi 30 thì tái tạo ít hơn là lão hóa. Đến tuổi 40, mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0.5 đến 2% . Vì thế người già khó giữ thăng bằng, trở thành chậm chạp, dễ bị ngã và gẫy xương.
 
16. Thính giác suy giảm đi kể từ giữa năm 50 tuổi. Rất nhiều người bị lãng tai kể từ năm 60.
 
17. Da suy giảm kể từ năm 20. Chúng ta đã giảm dần việc sản xuất chất keo dính của da từ giữa tuổi  Việc thay thế các tế bào chết cũng chậm dần.
 
18. Vị giác và khứu giác giảm từ năm 60. Thông thường chúng ta có thể nếm được 100.000 vị trên lưỡi. Các vị này chúng ta chỉ nếm được phân nửa khi già và đến tuổi 60 thì không còn ngửi và nếm một cách chính xác được nữa.
 
19. Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35, vì số lượng và chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống.
 
20. Tóc lão hóa từ tuổi 30. Thông thường cứ 3 năm thì tóc cũ sẽ được thay thế toàn bộ tóc mới. Và đến năm 35 tuổi thì tóc không còn đen nhánh nữa mà ngã màu đen xám và rụng dần đi.
 
Làm thế nào để làm chậm sự lão hóa?
Già không phải là một bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển; cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh dễ phát hiện, nhưng cũng có bệnh rất kín đáo, tiềm tàng, nguy hiểm. - Triệu chứng ít khi rõ rệt, không ồ ạt, nên khó chẩn đoán, dễ sai lạc nếu ít kinh nghiệm. - Khả năng phục hồi sức khỏe sau các trận ốm thường chậm hơn so với người trẻ, nên sau điều trị phải có thời gian an dưỡng.
 
Một số biện pháp làm giảm sự lão hóa:
Học thuyết âm dương của y học cổ truyền chứng minh con người là một chỉnh thể giữa âm dương, giữa khí và huyết. Luôn luôn thăng bằng với nhau từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong theo một quy luật nhất định, để duy trì sự sống của con người được bền vững dài lâu.
 
Vì thế muốn giảm sự lão hóa cần phải:
 
Về tư tưởng luôn luôn lạc quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những cái làm ảnh hưởng đến bộ não, hạn chế tối đa nỗi cô đơn, giải quyết tốt nhất mối quan hệ xã hội và gia đình, có triết lý sống đúng; phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối sống và hành động sao cho khoa học văn minh để loại trừ 7 nguyên nhân gây bệnh của Đông y là: hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng.
 
Muốn được thảnh thơi phải có kiến thức, phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình.
 
Thường xuyên luyện tập đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe đài, xem TV, internet… đồng thời tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm thư giãn, v.v… phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe từng người.
 
Sinh hoạt điều độ, không làm gì quá sức bình thường, giữ gìn trạng thái cân bằng giữa ngủ và nghỉ, giữa ăn và làm, giữa trí óc và chân tay, giữa trong nhà và ngoài trời, giữa lười và chăm, v.v… cũng rất quan trọng.
 
Ăn uống đúng và đủ theo khả năng của mình, không nên nghiện bất cứ thứ gì, hạn chế thịt nhất là mỡ, ăn nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo, bảo đảm cân bằng thức ăn âm và dương, giữ người không béo và cũng không gầy. Nên nhớ con người là giống ăn ngũ cốc, nên thức ăn cho người phải 80% là ngũ cốc còn 20% là rau quả và các thứ khác, không nên ăn quá no, người già rất cần đạm ở đậu tương, vừng lạc, tôm cua, ốc hến…
Kiên trì áp dụng 10 bài học về sức khỏe của Nhật Bản, đất nước được mệnh danh là ‘vương quốc của tuổi thọ’ vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay. 10 bài học đó là:
 
- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau - Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua - Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả - Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa - Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần - Bớt đi xe, năng đi bộ - Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn - Bớt nóng giận, cười nhiều hơn - Bớt nói, làm nhiều hơn - Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.
 
Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan…
Tóm lại: Biết cách sống, ta có thể làm chậm được quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ.

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Video
Hình thu nhỏ

What Is A Stroke? - Narration and Animation

Bệnh tai biến mạch máu não

Tai Biến Mạch Máu Não (Stroke)

Tư vấn điều trị tai biến mạch máu não P1

Tư vấn điều trị tai biến mạch máu não P2

 
 
 
 

Điều trị Tai biến mạch máu não bằng Hoa Đà Tái Tạo Hoàn?

 
        Cuộc sống công nghiệp trong thành phố khiến cho cuộc sống của đa số dân cư thành thị có thay đổi đáng kể nhất là vài năm trở lại đây. Bia, rượu cộng với thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ như phô-mai, lòng đỏ trứng, thịt, lạp xường và các chất béo khác được sử dụng quá nhiều và những cơn stress do công việc căng thẳng, bệnh tiểu đường và các thuốc ngừa thai chính là những yếu tố gây tăng nguy cơ bị Tai biến mạch máu não.
 
        Cuộc sống này đang làm “trẻ hóa” bệnh Tai biến mạch máu não, không còn chỉ những cụ ông, cụ bà 50-60 tuổi phải nhập viện, những bệnh nhân trẻ tuổi hơn rất nhiều cũng lần lượt xuất hiện. Số bệnh nhân nội trú vì bệnh Tai biến mạch máu não tăng 1.7 – 2.5% mỗi năm trong 3 năm trở lại đây.
 
        Tai biến mạch máu não vẫn luôn là vấn đề lớn của ngành Thần kinh học Việt Nam do số lượng tử vong do bệnh này luôn ở mức cao. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh tai biến mạch máu não để cùng phòng và tránh.
 
1. Tai biến mạch não là gì?
 
        Tai biến mạch não hay đột quỵ (stroke) là bệnh lý có các biểu hiện: Rối loạn về chức năng thần kinh như hôn mê, liệt nữa người, nói đớ, nuốt bị sặc… xuất hiện nhanh, đột ngột. Các rối loạn chức năng này thường tồn tại quá 24 giờ.
 
        Các khám xét và thăm dò đã loại trừ nguyên nhân sang chấn thương sọ não.
 
 
        Thuật ngữ tai biến mạch máu não theo chuyên môn dùng chỉ các bệnh mạch máu não như thiếu máu não (Ischemia) do vữa xơ chít hẹp tắc nghẽn các động mạch não; chảy máu não (hemorrhagia) do các động mạch đó và các cục huyết khối nghẽn tắc tại gây vỡ mạch tạo ra. Ở vùng não bị thiếu máu, chảy máu tế bào thần kinh bị thương tổn thương hủy hoại, còn gọi là nhũn não. Hậu quả là các giác quan, các vùng cơ thể do vùng não bị thiếu máu, chảy máu chi phối cũng bị tổn thương hủy hoại tạo ra các triệu chứng bệnh lý như tê liệt nửa người, mù, điếc, nói ngọng, mất nói, ỉa đái không tự chủ,v.v…
 
        Mỗi năm, nước ta có khoảng 200.000 người bị tai biến mạch não, trong đó khoảng 1000 người chết. Số người bị di chứng mù, liệt, tàn phế là rất cao, với những hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội trong sinh sống, chăm nom, chữa trị. Tổ chức y tế thế giới xếp tai biến mạch não ở vị trí thứ hai trong các bệnh gây tử vong cao hiện nay.
.
Diễn biến của tai biến mạch máu não:
 
1.      Khỏi hoàn toàn trước 24 giờ: gọi là thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Hiện nay coi là yếu tố nguy hiểm, không phải là tai biến mạch máu não thực sự.
2.      Khỏi hoàn toàn sau 24 giờ bị liệt gọi là thiếu máu não có hồi phục.
3.      Khỏi một phần và di chứng kéo dài.
4.      Không hồi phục hoặc nặng lên liên tục.
5.      Tử vong.
 
Phục hồi chức năng cho người bệnh tai biến mạch máu não:
 
        Mục tiêu: chống teo cơ và cứng khớp giúp tăng phần nào sức cơ.
 
- Trong trường hợp liệt nặng hoàn toàn nên tập thụ động tại giuờng. Tập tất cả các khớp từ khớp ở ngón tay, ngón chân đến các khớp lớn như khớp vai, khớp háng. Tập mỗi lần 15 – 30 phút ngày 2-3 lần.
 
- Trong trường hợp liệt bán phần người bệnh còn cử động được nhưng khó khăn thì cần tập trợ giúp nghĩa là cho người bệnh tập bình thường khi thấy động tác nào khó khăn thì giúp cho người bệnh cử động hết tầm hoạt động của khớp.
 
- Còn nếu liệt nhẹ người bệnh còn tự sinh hoạt được có thể tự tập luyện theo hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
 
2. Các triệu chứng thường thấy khi gặp tai biến
 
Tai biến mạch máu não có biểu hiện gì:
 
- Rối loạn về tri giác: có nhiều trường hợp người bệnh vẫn còn tỉnh táo, nhưng đa số là có tri giác giảm sút như: lơ mơ, ngủ gà đôi khi là hôn mê.
 
- Rối loạn về vận động như: liệt nữa người, liệt mặt cùng bên với bên bị liệt, liệt các cơ hầu họng làm cho người bệnh nuốt khó khăn khi ăn uống dễ bị sặc. Ngoài ra người bệnh có thể bị tình trạng nói khó, hay không nói được, tiêu tiểu cũng có thể không điều khiển được.
 
XÁC ĐỊNH - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO BẰNG C. N. G.
 
        Hệ thần kinh não bộ cuả nạn nhân Tai biến mạch máu não, có thể bị tàn phá nhanh chóng và kinh khủng, khi những người chung quanh không phát hiện ra được các triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Thực ra, một người bàng quang có thể nhận diện được Tai biến mạch máu não, bằng cách hỏi nạn nhân ba câu đơn giản:
 
C. N. G.
 
C. Yêu cầu người đó Cười
N. Yêu cầu người đó Nói
G. Yêu cầu người đó Giơ tay lên
 
 
Nghẽn tắc mạch do xơ vữa động mạch
 
        Là căn nguyên thông thường nhất của đột quỵ (stroke) thường có các triệu chứng: nhìn mờ, mất thị giác tạm thời một mắt, nói khó nói lắp, tê bại, ỉa đái không tự chủ, được quy thành 4 hội chứng sau:
 
- Tê bại (nhẹ) hoặc liệt nửa người 66%
 
- Rối loạn ngôn ngữ (nói khó nói lắp), tay chân lóng ngóng 20%
 
- Chỉ có các rối loạn cảm giác: tê, bỏng…10%
 
- Hội chứng thất điều nửa người (tay chân một bên rối loạn hiệp điều khi vận động đi lại, cầm nắm) 4%
 
Chảy máu não (Hemorrhagia)
 
Đau đầu và đau sau hố mắt dữ dội, cứng gáy, buồn nôn, co hoặc giãn đồng tử, liệt nửa người và nhanh chóng đi vào hôn mê. Bằng cách thăm khám hệ thống về thần kinh, các thày thuốc lâm sàng chuyên khoa sẽ xác định được vị trí nơi chảy máu.
 
3. Nguyên nhân gây tai biến
 
        Tai biến mạch máu não (TBMMN) là bệnh lý của lứa tuổi trung niên và người cao tuổi. Những người trên 55 tuổi sẽ có nguy cơ TBMMN, tuổi càng cao thì tỷ lệ TBMMN càng cao, ở nam giới sẽ dễ bị hơn ở nữ giới. Những người có các yếu tố nguy cơ bị TBMMN nhiều hơn là:
 
- Người bị huyết áp cao
 
- Người có các bệnh tim mạch như hẹp van 2 lá, rung nhĩ
 
- Người bị đái tháo đường
 
- Người béo phì tăng cân, rối loạn chuyển hóa, tăng mỡ máu
 
- Nghiện hút (cả thuốc lá, bia rượu)
 
- Phụ nữ vừa hút thuốc lại dùng thuốc tránh thai
 
- Làm việc dưới áp lực cao vê tinh thần thể lực, có các sang chấn về tinh thần kinh lớn.
 
4. Các giải pháp cho TBMMN
 
Như đối với các bệnh thường gặp theo lứa tuổi và các yếu tố nguy cơ chưa bị bệnh béo phì thì chủ động dự phòng, nếu có bệnh phải được chẩn đoán điều trị nhanh chóng kịp thời. Các chuyên gia về bệnh học thần kinh đã đề xuất các giải pháp rất cụ thể có hiệu quả đối với TBMMN.
 
Phòng ngừa tai biến mạch máu não bằng cách:
 
        - Điều trị tốt bệnh tăng huyết áp.
        - Điều trị tốt bệnh đái tháo đường vì đây là yếu tố nguy cơ chủ yếu của mảng xơ mỡ động mạch lớn và gây thiếu máu lên não.
        - Điều trị tình trạng rối loạn mỡ trong máu.
        - Dùng thuốc chống đông trong trường hợp bị rung nhĩ.
        - Điều trị và dùng thuốc chống đông trong trường hợp đa hồng cầu.
        - Ngừng hút thuốc lá.
        - Không uống quá nhiều rượu.
        - Tập thể dục chơi thể thao thường xuyên, điều chỉnh tập quán sinh hoạt làm việc nghỉ ngơi phù hợp.
        - Chống béo phì tăng cân.
 
Điều trị dự phòng:
 
        Sử dụng các thuốc bảo vệ và dinh dưỡng toàn hệ thần kinh mạch máu:
 
- Các thuốc bổ sung cơ chất (làm tăng tính đàn hồi thành mạch và lưu thông máu) như các chế phẩm ngân hạnh, bạch quả, đậu tương là tânkan, natopes, cerebrolysin…
 
- Các thuốc tác động qua cơ chế tuần hoàn (mà y học dân tộc gọi là bổ huyết, hoạt huyết, thông mạch, tán ứ) như sibelium, caviton, stugeron…
 
- Các thuốc chống đông máu, chống kết dính tiểu cầu và tiểu sợi huyết như aspirin, clopidogrel. Trong nhóm thuốc này hiện có Panax notoginseng saponin dạng bột pha tiêm và viên nang được tách chiết từ nhân sâm.
 
- Các thuốc điều hòa lưu thông máu (Haemorrheologicals) như pentoxifylline, naftidrofuryl oxalate, viên bổ khí huyết, viên tỏi nghệ trà dogarlic đã được giới thiệu trong cẩm nang sử dụng thuốc MIMS lưu hành trong những năm gần đây.
 
Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não:
 
- Tình trạng liệt cơ hầu họng làm nuốt khó, dễ bị sặc khi ăn uống, gây tai biến hít vào phổi. Trường hợp nhẹ thì viêm phổi, nặng hơn là nghẹt đường hô hấp gây ngừng thở và tử vong. Khi cho ăn thức ăn nên xay nhuyễn, lỏng dễ nuốt nhưng cần nhớ là phải chứa đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng ăn dễ sặc, bác sĩ sẽ cho đặt ống ăn từ mũi xuống dạ dày.
 
- Loét xương cụt dễ xảy ra vì bệnh nhân bị liệt nằm một chỗ, không tự xoay trở được và tình trạng tai biến làm rối loạn thần kinh mạch máu dinh dưỡng da. Vì vậy người chăm sóc nên xoay trở bệnh nhân thường xuyên.
 
- Nhiễm trùng phổi hay gặp vì tình trạng liệt làm người bệnh nằm nhiều không thể hít thở sâu được, cộng với sự tiết nhiều đàm nhớt làm cho phổi thường xuyên bị ứ đọng các chất tiết này dễ dẫn đến viêm phổi. Để tránh những biến chứng này, người chăm sóc nên đỡ người bệnh ngồi dậy, nhắc người bệnh hít thở sâu và vỗ lưng. Vỗ lưng là việc làm rất đơn giảm mà có hiệu quả. Cách vỗ lưng đúng như sau: đỡ người bệnh ngồi dậy xếp kín các ngón tay, lòng bàn tay hơi khum, vỗ đều 2 bên lưng từ giữa lưng lên 2 vai. Tránh động tác sai là xòe bàn tay đánh vào lưng người bệnh.
 
- Đau khớp vai bên bị liệt: khi ngồi trọng lượng cánh tay kéo khớp vai sệ xuống và khi đỡ ngồi người nhà hay nắm tay bên liệt kéo bệnh nhân ngồi dậy dẫn đến dãn khớp vai. Để tránh các biến chứng này, các bạn nên treo tay bên liệt bằng miếng vải đỡ hình tam giác hay dùng một khăn lông lớn. Khi đỡ ngồi thì nâng phía sau cổ không nên kéo tay bên liệt.
 
 
Bệnh nhân luyện tập phục hồi chức năng tại BV Vinmec với sự hỗ trợ của kỹ thuật viên
 
 
 
***