Sau lún, rung lắc, lại thêm sạt lở đe dọa Sài Gòn.
Một trong những khu vực được xác định là đặc biệt nguy hiểm do sạt lở ở ven sông Sài Gòn. (Hình: Tuổi Trẻ).
SÀI GÒN (NV) –
Sài Gòn hiện có 40 khu vực bị đe dọa bởi sạt lở. Theo Sở Giao Thông-Vận
Tải CS của thành phố này thì 23/40 khu vực đó thuộc nơi đặc biệt nguy
hiểm, 16/40 thuộc nơi nguy hiểm.
Tờ
Tuổi Trẻ vừa cho biết: Việc di tản khẩn cấp tám gia đình cư trú cạnh bờ
sông Rạch Tôm, thuộc xã Nhơn Ðức, huyện Nhà Bè, Sài Gòn, đã hoàn tất.
Một số gia đình đang tạm trú trong trường học phía bên kia sông, một số
tá túc tại nhà thân nhân.
Hôm
30 Tháng Năm, khu vực vừa kể xuất hiện một vết nứt dài, kết quả khảo
sát địa chất xác định: Đó là tác động của một hố xoáy. Ngoài việc di tản
dân, giới hữu trách cho biết: Đã cắt cử một nhóm theo dõi các diễn biến
tại khu vực này, và sẽ cố gắng giải quyết hố xoáy trong vòng một tuần.
Theo
các Chuyên gia: Sạt lở xảy ra do dòng chảy biến đổi. Sự biến đổi này
hoặc do khai thác tài nguyên quá mức, hoặc vì tác động của các công
trình xây dựng.
Tuy
có 23 khu vực thuộc nơi đặc biệt nguy hiểm vì sạt lở, chính quyền thành
phố Sài Gòn chỉ mới tổ chức di tản dân ra khỏi một trong 23 khu vực
nguy hiểm.
Một
báo cáo của Sở Giao Thông-Vận Tải CS thành phố Sài Gòn về sạt lở ở
thành phố này xác định, huyện Nhà Bè dẫn đầu về số điểm sạt lở (16
điểm), kế đó là huyện Cần Giờ, quận Thủ Ðức, và quận 2 (mỗi nơi có 5
điểm). Song song với việc dựng biển cảnh báo và theo dõi sạt lở, Sở này
đề nghị cấp thêm tiền để hoàn tất việc xây dựng các bờ kè.
Nhìn một cách tổng quát thì cả địa hình lẫn địa chất của Sài Gòn tiếp tục biến dạng.
Hồi
hạ tuần Tháng Tư, Ðại Học Bách Khoa Sài Gòn công bố kết quả một cuộc
khảo sát về bề mặt của Sài Gòn. Theo đó, bề mặt nhiều khu vực của thành
phố này (các quận: 2, 7, 8, 12, Thủ Ðức, Bình Tân; các huyện: Nhà Bè,
Bình Chánh) tiếp tục lún nặng. Ðộ lún trung bình từ 5 mm đến 10 mm/năm.
Lúc
đó, ông Lê Văn Trung, người đứng đầu Nhóm khảo sát, cho biết: Bề mặt
Sài Gòn lún nhanh, và nhiều, vẫn vì khai thác nước ngầm quá mức, hoạt
động xây dựng trong quá trình đô thị hóa tăng đè nén bề mặt những khu
vực có nền đất yếu và rung động do hoạt động giao thông.
Ông
Trung lưu ý thêm rằng: Việc khai thác nước ngầm quá mức ở những khu vực
gần biển còn khiến nước mặn xâm nhập vào các tầng nước ngầm, tác động
tiêu cực đến các loại cây trồng, nguy hại cho nông nghiệp.
Cũng
vào thời điểm vừa kể, một số khu vực khác tại Sài Gòn (quận 1, quận Thủ
Ðức) liên tục bị rung lắc không rõ nguyên nhân. Trung Tâm Cảnh Báo Ðộng
Ðất và Sóng Thần của Việt Nam khẳng định những đợt rung lắc đó không
phải do động đất. Theo một số chuyên gia như ông Ðỗ Văn Lĩnh, Liên đoàn
phó Liên Ðoàn Bản Ðồ-Ðịa Chất Miền Nam, thuộc Bộ Tài Nguyên-Môi Trường
CS, rung lắc bất thường đã xuất hiện cách nay hơn một thập kỷ ở các quận
3 (ga Sài Gòn), 5 (bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình). Có những đợt rung
lắc mà cường độ mạnh đến mức làm tường bị nứt, vỡ. Theo tờ Thanh Niên
thì từ đầu năm đến tháng 4, rung lắc đã xảy ra trên một phạm vi rất rộng
(quận 7, Bình Thạnh, Nhà Bè, Bình Chánh…).
Dẫu
rung lắc xuất hiện càng ngày càng nhiều, nhưng chính quyền thành phố
Sài Gòn vẫn chưa thực hiện một cuộc khảo sát chính thức nào để xác định
nguyên nhân thật, và đặt định những giải pháp có thể ngăn chặn các hậu
quả đáng tiếc. Các Chuyên gia chỉ tạm nhận định, những đợt rung lắc có
liên quan đến sự biến dạng của địa tầng, xảy ra do hoạt động xây dựng
vừa thái quá, vừa không đúng nguyên tắc.
Ðịa hình, địa chất đã bị biến dạng thì không thể sửa. (G.Ð)
Hết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét