Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

8 NỖI KHỔ LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI

8 nỗi khổ lớn nhất của đời người

Ai cũng hiểu sinh, lão, bệnh, tử sẽ đến trọn một kiếp người. Làm thế nào để có thể thản đãng đón nhận, sống mà bình yên thuận theo quy luật nhân-quả? (Ảnh: Liễu Minh/ Đại Kỷ Nguyên)

Đời người, niềm vui và nỗi buồn luôn luôn song hành tồn tại, ai cũng phải trải qua, không có ai là ngoại lệ. Vậy đâu là những nỗi khổ lớn của đời người?

1. Nỗi khổ thứ nhất của đời người: Sinh

Nhà Phật cho rằng thế giới thực tại là khổ. Chúng ta sinh sống trên thế gian, bản thân là khổ. Sống sống chết chết không biết lúc nào kết thúc? Thống khổ nguyên ở bản thân chúng ta. Cho nên, con người khi hạ sinh, lần đầu tiên cất tiếng chính là tiếng khóc.

2. Nỗi khổ thứ hai của đời người: Lão

Tuổi thanh xuân của mỗi người đều nhanh chóng trôi qua và biến mất, ẩn sâu vào những vết nhăn hằn trên cơ thể. Đồng thời tồn tại với sự sống là cái chết. Bản thể của mỗi người cũng đều trải qua quá trình sinh ra và chết đi. So với ngày hôm qua, ngày hôm sau ai cũng đều phải già đi cho dù chúng ta không nhìn rõ được sự lão hóa này bằng mắt thường. Người bình thường không cách nào có thể khống chế và làm thay đổi được quá trình này. Cho nên, mỗi khi nhìn lại, phát hiện ra mình đã già đi thì trong tâm sẽ phảng phất nỗi buồn.
Sen cũng có sinh, llão, bệnh, tử giống như đời người. Nên búp, nở thành bông, rụng cánh kết đài, rồi sinh hạt. (Ảnh: Sưu tầm)Sen cũng có sinh, llão, bệnh, tử giống như đời người. Nên búp, nở thành bông, rụng cánh kết đài, rồi sinh hạt. (Ảnh: Sưu tầm)

3. Nỗi khổ thứ ba của đời người: Bệnh

Bên nhà Phật có câu rằng, trời không đo được gió và mây, người sớm tối có họa phúc, không thể dự liệu. Bệnh tật là nỗi khổ của đời người, ai ai cũng sẽ phải trải qua. Cho dù là ngày hôm nay khỏe mạnh, nhanh nhẹn nhưng ngày mai cũng khó có thể biết trước được.

4. Nỗi khổ thứ tư của đời người: Tử

Phật gia cho rằng, chết là không đáng sợ như con người vẫn tưởng tượng. Bởi vì họ cho rằng, cái chết là khởi đầu của một sinh mạng mới. Luân hồi là để một sinh mệnh mới được ra đời. Nhưng sự lưu luyến, không muốn rời xa lúc con người chết đi chính là nỗi khổ.

5. Nỗi khổ thứ năm của đời người: Yêu thương phải chia lìa

Con người yêu thương nhau là truy cầu sự dung hợp. Yêu Thượng Đế là theo đuổi sự thống nhất hòa hợp về tinh thần. Nhưng tình yêu thương vốn cũng bao hàm sự thống khổ. Chính là bởi vì con người một khi yêu thương thì sẽ khó chấp nhận sự chia cách, chia ly. Cho nên, từ xa xưa người ta đã phải thốt lên rằng: “Hỏi thế gian tình là chi, mà khiến cho người ta phải thề nguyền sống chết?”

6. Nỗi khổ thứ sáu của đời người: Oán hận lâu dài

Con người ai cũng sống trong yêu thương, ân oán, nhưng lại không mấy ai hiểu được rằng, oán hận người bao nhiêu thì bản thân sẽ tổn thương bấy nhiêu. Càng yêu thương thì người ta càng oán hận, cho nên chính ham mê và tư dục là nguyên nhân của oán hận.

7. Nỗi khổ thứ bảy của đời người: Cầu mà không được

Bên Phật gia cho rằng, dục vọng của con người giống như một sợi dây cao su kéo căng. Một khi tìm không được điều mình đang truy cầu thì sẽ bật ngược trở lại bắn vào làm tổn thương mình, từ đó mà thống khổ. Càng truy cầu nhiều thì người ta càng thống khổ bởi vì những thứ con người truy cầu là vô cùng nhiều nhưng những thứ mà con người đạt được là phải dựa vào phúc báo của bản thân mới có được.
Một khi truy cầu không được, người ta dám làm nhiều việc xấu để đạt được và họ càng bị tổn thương, họ càng rơi vào thống khổ.

Cuộc sống vốn định ra cân bằng, con người luân hồi vì đức-nghiệp, nên đoạt được rồi cũng sẽ mất theo quan luật nhân-quả. Thuận theo an bài, chỉ làm điều tốt, không làm điều xấu, ấy mới là thuận theo quy luật vũ trụ. (Ảnh: Sưu tầm)Cuộc sống vốn định ra cân bằng, con người luân hồi vì đức-nghiệp, nên đoạt được rồi cũng sẽ mất theo quy luật nhân-quả. Thuận theo an bài, chỉ làm điều tốt, không làm điều xấu, ấy mới là sống thuận theo quy luật vũ trụ. (Ảnh qua Shutterstock)

8. Nỗi khổ thứ tám của đời người: Bị mê lạc bởi những điều thấy được

Con người một khi nghe thấy, nhìn thấy, gặp phải, cảm nhận được đủ loại hình tượng, sự vật, con người trong cuộc sống liền khiến bản thân bị mê lạc mà lâm vào thống khổ. Người bình thường chúng ta thông thường dễ bị những biểu hiện bề ngoài mê hoặc cho nên bị hãm sâu vào trong đó mà không thoát ra được.
“Sinh, lão, bệnh, tử” là quy luật tự nhiên, mỗi người chúng ta đều phải trải qua cho nên chỉ có thể dùng tâm thái thản nhiên mà tiếp nhận. Lạc quan, không sợ sệt, sẽ khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều! Yêu thương ly biệt cũng là một việc sẽ xảy ra trong cuộc đời. Thân nhân chia lìa, bạn bè ly biệt đều là những chuyện khiến con người thống khổ nhưng là điều hiển nhiên trong cuộc sống, chi bằng hãy biến khoảng thời gian ở bên nhau trở nên xinh đẹp để sau này không phải tiếc nuối?
Cuộc sống của mỗi người đều khó có thể hoàn mỹ nhưng cũng không phải hoàn toàn là bi thảm. Có thể điều chỉnh tốt tâm thái của mình, vui vẻ sống, biết rõ điều gì nên tiếp nhận điều gì nên buông, mục đích cuộc đời mình theo đuổi, cuộc sống của bạn sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều!
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét