NGÀY CỦA CHA
kim thanh
Trên thế gian và trong đời sống, hình ảnh người cha không có, hoặc không có nhiều,
so với hình ảnh của mẹ. Thi ca thế giới thường ca tụng mẹ hơn cha. Lý do dễ hiểu, mẹ
phải mang nặng đẻ đau, và tiếp xúc gần gũi, một cách dịu dàng, âu yếm với con,
trong khi cha thường xuyên vắng nhà vì mưu sinh cho gia đình.
Khác với trong tôn giáo. Quả vậy,
không tôn giáo nào quên, hoặc được phép quên, người cha. Khổng giáo và thể chế phong kiến, vốn trọng nam
khinh nữ, nhắc nhiều đến cha, phụ, uy quyền chỉ sau vua, quân, và
thầy giáo, sư. Phật giáo hướng về Ðức Thích Ca Mâu Ni như người cha tối thượng.
Thiên Chúa giáo tôn thờ Ðức Chúa Trời là cha muôn loài. Thần thoại Hy Lạp và Rome bao phủ bởi quyền năng của Zeus, chúa tể các thần linh.
Còn chữ hiếu
của con
cái đối với riêng người cha thì vẫn tràn đầy, không kém so với người mẹ.
Người
ta còn nhớ chuyện nàng Antigone trong thuyền thuyết Hy Lạp và vở bi kịch
của
Sophocle –đã dắt cha bị mù lòa lang thang trên đường phố Colone, làm ai
cũng thương cảm. Thúy Kiều trong tuyệt phẩm của thi hào Nguyễn Du vì
hiếu đã bán mình chuộc
cha, để rồi từ đó, tấm thân và cuộc đời phải trải qua bao nhiêu đoạn
trường,
hoa vùi liễu dập suốt mười lăm năm.
Tại Mỹ quốc, năm 1909, cũng vì
chữ hiếu đối với cha mà bà Dodd, thuộc tiểu bang Washington, đã đề nghị một ngày dành cho Cha. Cha bà là William
Smart, khi vợ –tức là mẹ bà– chết, đã ở
vậy, gà trống nuôi sáu người con. Bà Dodd, khi trưởng thành, nhớ đến cha, muốn
ca tụng sức mạnh tinh thần và công lao dưỡng dục của ông. Ngày 19 tháng 6 năm
sau, 1910, Ngày Của Cha đầu tiên được
mừng tại Spokane, tiểu bang Washington, cùng lúc với một số thành phố Mỹ khác. Nhưng phải đợi
14 năm sau, 1924, Tổng thống Coolidge mới ủng hộ ý kiến mừng Ngày Của Cha
cho toàn nước Mỹ. Cuối cùng, năm 1966, Tổng thống Lyndon Johnson ký tuyên ngôn
chính thức lấy ngày Chúa nhật thứ ba của tháng 6 mỗi năm làm Ngày Của Cha
trên toàn quốc.
Còn
Việt Nam của chúng ta thì sao?
Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa
mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Câu ca dao ngàn đời còn nhắc
nhở thiết tha bổn phận của con cái Việt Nam đối với mẹ với cha. Khi mẹ là nghĩa, là
nước êm mát, bao dung, thì cha là công, là núi cao,
sừng sững. Hình ảnh cha uy nghi, thẳng ngay như cây tùng, cây thông trên đầu non,
tượng trưng người quân tử, một mình đối diện với đời, với phong ba, bão táp, để
đứng “giữa trời mà reo” như trong thơ Nguyễn Công Trứ.
Hình ảnh ấy không còn dưới chế
độ Việt Cộng vô luân và văn hóa bần cố nông vô học. Việt Cộng dạy con cái rình
rập, tố cáo cha mẹ, mắng nhiếc và lên án tử hình các đấng sinh thành, như trong
vụ đấu tố 1950, như tên Trường Chinh Đặng Xuân Khu, người đã để cho giết cả cha
lẫn mẹ mình, nói chi đứa con bất nhân Tố Hữu của câu thơ bỉ ổi nổi tiếng: Thương cha thương một thương ông
[Staline] thương mười. Không còn người
cha nào nữa tại Việt Nam, ngoài cha già
dân tộc Hồ Chí Minh –một tên đại gian, đại dâm, đại tặc, đại ác.
Công lao của người Cha Việt Nam không Cộng sản vô lượng đất trời, không có gì sánh bằng.
Trong lúc Mẹ ở nhà chăm sóc đàn con thì Cha phải ra đời làm việc, kiếm tiền, vất
vả ngược xuôi. Cha không than phiền, bởi Cha hiểu đó là nhiệm vụ thiêng liêng của
Cha, một gia trưởng, một người đàn ông, có bổn phận nuôi sống gia đình. Buổi tối
Cha về, ôm hôn từng đứa con nhỏ, và dù mệt mỏi, vẫn hỏi han việc học hành, giúp
con làm bài, đọc sách, tắm rửa, để Mẹ rảnh tay lo việc bếp núc. Khi con lười biếng,
hoặc không vâng lời, Cha khuyên bảo, rầy la, cũng như Mẹ đã làm những lúc vắng
Cha. Khi con học giỏi, Cha khen thưởng, mua quà, đồ chơi. Cũng như Mẹ, Cha dành
hết thì giờ ở nhà và tình thương bao la, vô điều kiện, tình thương đích thực
cho các con. Làm sao con quên được?
Rồi ngày con bắt đầu lớn khôn,
Cha cùng Mẹ sắm sửa hành trang cho con vào đời bằng những kinh nghiệm bản thân.
Cha cho con sự bất khuất, kiêu hãnh và lòng tự trọng, sức mạnh tinh thần và sự
khôn ngoan trước nghịch cảnh. Cha trở thành người thầy, người bạn tri âm hiểu
thấu lòng con, để con chạy đến tìm bình yên cho tâm hồn, tìm những bước đi vững
chắc, đúng hướng, trên đường đời vạn nẻo.
Trong chiến tranh, khi quốc
gia lâm nguy trước quân thù xâm lược, Cha từ biệt gia đình và chốn phồn hoa,
lên đường tòng chinh, như chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt của Ðặng Trần
Côn, xông pha giữa lằn tên mũi đạn, chiến đấu bảo vệ đất nước, chịu nhiều gian
lao, hiểm nguy, và cái chết thường trực, cận kề. Mẹ và các con ngày đêm cầu
nguyện cho Cha được trở về bình an. Một lần Cha bị thương nặng, Mẹ và các con
đã khóc hết một dòng sông nước mắt.
Và nước mắt nào còn lại để nhỏ
xuống cho Cha khi những năm sau đó, vào một sáng mùa xuân kinh hoàng, đất nước
phải rơi vào tay giặc thù? Còn đớn đau nào hơn trước hình ảnh Cha nghẹn
ngào, tức tưởi, cởi bỏ áo trận bạc màu phong sương, giã từ vũ khí, bất lực nhìn
qua khung cửa đoàn xe tăng bạo tàn chạy ngang thành phố, nghiền nát từ đây hạnh
phúc và hy vọng? Rồi cũng như trăm ngàn đồng đội khác, Cha bị đẩy vào các
trại tù “cải tạo” từ Nam ra Bắc, lê bước chân đọa đày trên những tháng năm vô vọng,
khổ cực, đắng cay trăm bề. Ra tù, thân xác Cha mỏi mòn, nhưng ý chí vẫn không
phôi pha. Cha quyết làm lại cuộc đời. Vì Mẹ. Vì các con.
Sang xứ người, Cha bắt đầu làm
lại từ con số không, dù sức khỏe hư hao, dù tuổi đời chồng chất. Nhưng Cha
không thở than, không tưởng tiếc dĩ vãng vàng son, không buồn phiền về thời gian
tù đày –tất cả từ nay đã chôn vùi trong đáy hồn Cha. Cha đứng thẳng như cây
thông trên núi Thái sơn, nhìn về phía trước, không ngần ngại làm những việc
không tên, lương thấp, để nuôi gia đình, để các con đi học thành người, vì các
con, như cha nói, mới là hiện tại, là tương lai, là hạnh phúc, là hy vọng của
Cha.
Và hạnh phúc ấy, và hy vọng ấy,
Cha đã mang theo cùng với nụ cười mãn nguyện dần tắt theo giấc ngủ ngàn thu,
sau một cơn bạo bệnh. Các con mỗi đứa có thể thành công, hay không thành công,
nhưng chắc chắn tất cả đều đã thành nhân –là điều Cha mong ước duy nhất. Cũng
nhờ công ơn trời biển của Cha.
Công cha như núi Thái sơn
Ôi, còn từ ngữ nào trọn vẹn hơn
để vinh danh Cha! Còn bút mực nào đẹp đẽ hơn để vẽ chân dung cao quý của
Cha! Còn lời lẽ nào tha thiết hơn để cảm tạ Cha! Hôm nay, con tin Cha, cùng
Mẹ, về đây để mừng với các con Ngày Của Cha, như tháng trước đây, Ngày Của Mẹ.
Ngày Của Cha –ngày mà con xin
dành riêng Cho Cha, người Cha Việt Nam vô vàn yêu quý, hôm nay, cũng như mọi ngày, mãi mãi.
Kim Thanh
Portland, Chúa Nhật thứ ba,
tháng 6, 2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét