Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

TƯỢNG KHỔNG LỒ CỦA THẾ GIỚI

     NHỮNG BỨC TƯỢNG
lớn nhất thế giới


Bức tượng chúa Jesus: Đấng Cứu Thế, nằm ở Rio de Janeiro, Brazil, tọa lạc tại độ cao 700 mét, phía trên đỉnh núi Corcovado. Tượng cao 30 m với sải tay dài 28 mét. Tượng nặng tới 635 tấn do cấu tạo từ bê tông cốt thép và đá steatit. Đây cũng là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới. Ảnh: Shutterstock

Tượng Phật Laykyun Sekkya nằm trên đỉnh đồi Po Kaung, Myanmar là bức tượng cao thứ 2 trên thế giới, với chiều cao 116 mét. Dưới chân bức tượng này còn có một bức tượng khác là 'Phật Monywa', tượng Phật nằm lớn nhất thế giới. Ảnh: Flickr



Bức tượng trên mô tả TC Mao Trạch Đông lúc 32 tuổi. Nó tọa lạc ở nơi khứa sinh thành là tỉnh Hồ Nam, TC, với tổng chi phí đầu tư xây dựng 35 triệu USD. Bức tượng hoàn thành năm 2009, nhân kỷ niệm 116 năm ngày sinh của gã.
Tượng được tạo thành từ 8.000 phiến đá "Vĩnh Định hồng" - lấy cảm hứng từ huyện Vĩnh Định, tỉnh Phúc Kiến, nơi hồng quân TC do chủ tịch TC Mao lãnh đạo từng đi qua.
Mỗi phiến đá kích thước 1,2 x 0,6 m, tương ứng với ngày sinh của ông là tháng 12, ngày 26. Tượng cao 32 m, tương ứng với tuổi 32 của cố Chủ tịch. Chiều dài bức tượng là 83 m, ngang 41 m, tương ứng với 8341-số binh đoàn đương thời của ông. Ảnh: Shutterstock


Nằm cách thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên, TC 160 km về phía nam, bức tượng Lạc Sơn Đại Phật hơn 1.300 tuổi được tạc vào núi Lăng Vân là tượng Phật làm bằng đá lớn nhất thế giới. Bức tượng đối diện núi Nga My ở phía Đông thành phố Lạc Sơn. Đây là nơi giao nhau của ba con sông Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y. Tượng mô tả Phật Di Lặc ở tư thế ngồi với chiều cao 71 m.
Khu vực Nga My bao gồm bức tượng Lạc Sơn Đại Phật được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1996. Hiện nay, bức tượng Phật luôn là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của TC. Ảnh: Flickr


Đây là tượng Thần đầu voi Ganesha (một vị Thần của đạo Hindu: Ấn Độ Giáo) tại ngôi đền Rattanaram, tỉnh Chachoeng, Thái Lan. Bức tượng có màu hồng với chiều cao 16m, chiều dài 22m. Ảnh: Reuters

Tượng Phật nằm Chaukhtatgyi khổng lồ đặt tại Yangon, Myanmar có chiều dài 65 mét, chiều cao 16 mét. Bức tượng là một công trình nghệ thuật tinh xảo, với áo choàng bằng vàng và vương miện đính kim cương. Ảnh: Shutterstock


Tác phẩm điêu khắc cao hơn 105 mét mang tên 'Viêm Đế và Hoàng Đế' nằm ở Tây bắc thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, TC. Khởi công xây dựng năm 1991, đến năm 2007 mới hoàn thành.
Viêm Đế (tượng cao hơn) là một trong ba vị vua đầu tiên của Tàu (Tam Hoàng), còn gọi là Ngũ Cốc Tiên Đế, hay Thần Nông, sống cách đây khoảng 5.000 năm. Ông là người đầu tiên dạy dân làm ruộng, chế ra cày bừa. Hoàng Đế là một trong Ngũ Đế (năm vị vua tiếp theo sau Tam Hoàng), được coi là thủy tổ của người Hán ở Tàu, trị vì năm 2698-2599 trước Công Nguyên. Ảnh: AP

Tượng đài Motherland cao 62 m được xây dựng để ăn mừng chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã. Du khách có thể thấy tượng từ nhiều nơi khác nhau tại Kiev, Ukraine. Ảnh: Reuters


Tác phẩm điêu khắc khuôn mặt Decebalus, vị Vua cuối cùng của Dacia trên một vách đá ven sông Danube, gần thành phố Orsova, Romania. Với chiều cao lên tới 40m, đây là tượng đá cao nhất châu Âu. Ảnh: Shutterstock


Tượng thần Murugan trước cửa hang động Batu ở Selangor, Malaysia, là bức tượng mô tả vị Thần đạo Hindu cao 42m. Tượng được làm từ 250 tấn thép và 79 lít sơn vàng. Ảnh: Shutterstock.


Bức tượng Chúa Giêsu ở Swiebodzin, Ba Lan, cao hơn 52m, được xây dựng nhờ sự đóng góp của người dân thị trấn. Chỉ tính riêng vương miện của pho tượng đã cao hơn 3m. Ảnh: Reuters.


Tượng Sư tử biển Merlion cao gần 37 mét tại đảo Sentosa, Singapore, mô tả một sinh vật đầu sư tử mình cá. Đây là biểu tượng của đất nước Singapore. Tên gọi tiếng Anh "Singapore" bắt nguồn từ tiếng Mã Lai Singapura, nghĩa là thành phố Sư tử. Ảnh: Reuters


Tượng Nữ thần Tự do nằm trên đảo Liberty, New York, Mỹ, có chiều cao 93 mét (tính từ mặt đất đến đỉnh ngọn lửa) do Pháp tặng. Bức tượng được tạo ra ở Pháp với khung thép khổng lồ trước khi người ta lắp ráp nó tại Mỹ. Ảnh: Shutterstock.


Bức tượng Phật bà Quan Âm ở Hải Nam, TC có ba mặt với những tư thế khác nhau: gương mặt phía bên phải hướng vào đất liền và hai gương mặt còn lại hướng về Biển Đông. Bức tượng này cao hơn 107 mét. Ảnh: Flickr. ./.

ĐÔI ĐỦA

BÀI THƠ ÐÔI ÐŨA
Ðọc bài thơ em viết cho anh
Kể chi li em nói về đôi dép
Là vật dụng song hành thật đẹp
Anh liên tưỏng về: "Ðôi đũa" chẳng kém chi.
Ðôi đũa kia trông có vẻ nhu mì
Nhưng quấn quýt bên nhau, sao mà chặt thế
Dao, rĩa, môi, thìa cũng đành vị nể
Thoăn thoắt, nhịp nhàng, không thể rời mâm.
Sánh gắp bên nhau đôi lúc cũng âm thầm
Ðể hưởng thụ nhâm nhi cùng chén rượu
Rơi một chiếc coi như là bất hiếu
Số phận chiếc còn đành lặng lẽ nằm im.
Tiệc muốn ngon lại phải kiếm tìm
Một chiếc khác để giúp mình gắp tiếp
Hai chiếc cạnh nhau, luôn là thông điệp
Gánh vác hết mình cho đến lúc tàn mâm.
Với như ta, đôi lúc cũng còn nhầm
Chọn chồng thấp, vợ cao là khập khễnh
Khi đôi đũa kia, không bằng mà lệch
Chắc chắn đau lòng người dự tiệc khi ăn.
Ðôi đũa vô tri: tre, gỗ khô cằn
Nhưng khăng khít bên nhau không ganh tị
Hai chiếc đũa cùng nhau chung một ý
Bữa ăn nào cũng phải có mặt cả đôi.
Cùng với nhau theo ta trọn cuộc đời
Dẫu bằng: gỗ, tre, ngà,...hay bằng nhựa
Nhưng vẫn bên nhau cùng giữ gìn lời hứa
Gắn bó cả đời suốt bữa tiệc cùng mâm.
Hai chiếc đũa bên nhau có vẻ âm thầm
Sẽ ngừng gắp khi mất đi một chiếc
Chỉ còn một là mất đi bữa tiệc
"Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia.
 
 Sưu tầm

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

DUYÊN NỢ TRAI GÁI

Duyên Nợ và Tình Yêu Của Trai Gái Nông Thôn Qua Ca Dao
Tác giả: Võ Thu Tịnh


Phần nhiều những bài ca dao của ta đều là những bài thơ trữ tình, những bài "tình ca", mà tác giả hầu hết là trai, gái nông thôn Việt Nam thời xưa.

Thơ trữ tình là tiếng nói của lòng người khi tâm tình bị xúc động, bất bình, đau khổ. Người đau khổ thường thấy cần phải bộc lộ nỗi lòng u uất của mình ra. Đó là một nhu cầu khẩn thiết như bất cứ mọi nhu cầu nào khác!

Kinh Thi xưa có câu: "Tâm chi ưu hĩ, ngã ca thả dao", nghĩa là "lòng có sự buồn, ta vừa ca vừa hát". Hàn Dũ đời Đường cũng xác nhận: "Vật bất đắc kỳ bình tắc minh", nghĩa là "vật không được vừa lòng thì ắt phải kêu lên". Tiếng kêu lên đó là văn thơ.

Ngày nay, các nhà văn học Tây phương cho rằng:

"Con người đau khổ. Hát lên cái khổ đau của mình, con người sẽ vượt qua cái đau khổ ấy". (1)

Rồi chính ca dao ta cũng nói rõ ràng:
Chim xanh ăn trái xoài xanh,
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
Cực tấm lòng em phải nói ra,
Chờ trăng trăng xế, chờ hoa hoa tàn. 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjBadBH0TvwmcPkSFs37ByHtAUVOoT7PVXgSWUShcr69vaTlBaJD_HWVawaUwrQ_9o1v_9OMnVS2h9bGRBj26Fy1xye6f4Hc3HCC52qo4644IuQI_8WvH2e7SqFEX8RxVLt6IRnuZy9rrg/s400/gaihue.jpg
Qua các câu ca dao trữ tình ấy, dân gian đã đúc kết các thành tố chính yếu của những rung cảm, suy tư về "tình yêu" giữa trai gái nông thôn, vào mấy danh từ "Duyên, Nợ, Tình". Trong ngôn ngữ hằng ngày, khi người ta bàn đến vấn đề Yêu Thương, mấy từ nầy đã được lặp đi lặp lại biết bao nhiêu lần.

Một duyên, hai nợ, ba tình,
Chiêm bao lẩn quất bên mình năm canh.
... Răng đen ai khéo nhuộm cho mình,
Để duyên mình đẹp, cho tình anh yêu.
Trăm con ống sợi chỉ điều,
Trăm con chỉ ấy buộc vào tay anh.
Một duyên, hai nợ, ba tình...

Dân gian thời trước cho rằng yêu nhau, lấy nhau, được hay không là do "duyên số". Theo tích Vi-Cố xưa, một đêm trăng đi dạo, gặp một ông lão ngồi xe các sợi tơ đỏ với nhau. Hỏi, thì đáp là đang xe những cặp trai gái ở thế gian nầy lại cho thành vợ chồng. Vi Cố tỏ ý muốn biết vợ của y sẽ là ai? Ông lão chỉ một đứa bé, con mụ ăn mày ở xó chợ gần đó. Vi Cố xấu hổ, tức giận, cho người giết đứa bé, rồi sợ tội, bỏ trốn. Mãi về sau Vi Cố cưới được con gái nhà quan, không dè đó lại là con gái mụ ăn mày trước kia bị Vi Cố giết hụt, mẹ đem bỏ ngoài chợ, một ông quan đi ngang qua gặp được, thương hại đem về nuôi. Cho nên, gặp nhau, trai gái nông thôn thường tự hỏi:

Vừa đi là gặp em đây,
Một là duyên kỳ ngộ, hai là trời xoay đất vần.
…Sông sâu nước hiểm làm vầy,
Ai xui em đến chốn nầy gặp anh?
                                     http://www.voyagerauvietnam.fr/media/gallery/medium_qbo1313571803.jpg

Nhưng dân gian ta lại thêm từ "nợ" vào, cho rằng vì kiếp trước có nợ nần nhau, nên kiếp nầy phải gặp lại thành vợ chồng, để đền trả cho xong.

Đôi ta là nợ hay tình,
Là duyên là kiếp, đôi mình kết giao
Em như hoa mận hoa đào
Cái gì là nghĩa tương giao hỡi chàng?
Hoặc ...
Chồng gì anh, vợ gì tôi,
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây !
Mỗi người một nợ cầm tay,
Ngày xưa nợ vợ, ngày nay nợ chồng.

Vậy "duyên nợ" là một từ kép bao gồm hai mặt tích cực và tiêu cực của thuyết "nhân quả" áp dụng vào phạm vi hôn nhân và tình yêu đôi lứa. Nói một cách khác, dân gian ngày xưa cho rằng hôn nhân thành hay không, là tùy theo trai gái có "phải duyên" hay "trái duyên" với nhau không?

Phải duyên, áo rách cũng màng,
Không phải duyên, áo nhiễu, nút vàng chẳng ham
Chẳng tham nhà ngói bức bàn (gỗ),
Trái duyên, coi cũng bằng gian chuồng gà
Ba gian nhà lá lòa xòa,
Phải duyên, coi tựa chín tòa nhà lim.
... Đẹp như tiên, không phải duyên không tiếc,
Xấu như ma mò, duyên hiệp anh thương.
                                http://www.doisongphapluat.com.vn/Uploaded/admin/2010/so%20016/iamage002.jpg

Như vậy, dân gian đã công nhận rằng hễ "phải duyên" hay có "duyên nợ" với nhau thì xấu đẹp gì trai gái cũng đi đến chỗ thương yêu nhau.

Và dân gian cũng khẳng định "đảo lại" rằng: Hễ xấu đẹp gì mà cũng thương nhau, tức là đã "phải duyên", trai, gái quả đã có "duyên nợ" với nhau rồi.

Khẳng định đảo lại nầy đã dẫn trai gái nông thôn đến một quyết định táo bạo hơn:
Số em giàu, lấy khó cũng giàu,
Số em nghèo, chín đụn mười trâu cũng nghèo.
Phải duyên, phải kiếp thì theo,
Thân em có quản khó nghèo làm chi.
Chữ nhân duyên thiên tải nhất thì
Giàu ăn, khó chịu, lo gì mà lo.

"Phải duyên, phải kiếp thì theo" cụ thể có nghĩa là: nếu trai gái quả đã cảm thấy "thương yêu nhau", tức là "phải duyên", nghĩa là đã có " duyên nợ" với nhau, thì cứ theo nhau, lấy nhau, thành vợ thành chồng, bất chấp sang hèn, giàu khó, hay bất chấp cả sự cản trở của cha mẹ, họ hàng. Phải chăng đó là một quyết định táo bạo đối với xã hội ta ngày xưa ! Mà ngày nay, trái lại có thể coi như là một quan niệm về tình yêu và hôn nhân có tính cách tự do và hiện đại !

Ở thời phong kiến, những tục "cha mẹ đặt đâu ngồi đó" và "nam nữ thụ thụ bất thân" vốn là của Nho giáo phụ quyền, từ Trung quốc du nhập vào nước ta, và thịnh hành trong các từng lớp quan lại, phú thương, trưởng giả. Nhưng ở nông thôn, Nho giáo chỉ được phổ biến một cách hời hợt thông qua các hàn Nho sống rải rác trong xóm làng, và một khi lắng sâu vào quần chúng, thì cũng đã dần dần bị Việt hoá đi.

Riêng đối với thanh niên nông thôn, tình yêu lại còn là lẽ sống của một cuộc đời cần lao lam lũ. Ngoài tình yêu ra, còn có gì để có thể an ủi họ được nữa đâu. Cho nên, bao nhiêu Lễ giáo của đạo Nho khi xuống đến nông thôn, cũng phải nhân nhượng trước tình yêu đôi lứa của họ:
                                   http://farm7.static.flickr.com/6104/6278626199_7500a47105.jpg
Mình về, ta chẳng cho về,
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ
Câu thơ ba chữ rành rành:
Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Tình là ba.
Chữ Trung thì để phần cha,
Chữ Hiếu phần mẹ, đôi ta chữ Tình.

Hơn nữa, xã hội nông thôn trước đây vẫn còn chịu ít nhiều ảnh hưởng di sản của mẫu hệ, nên trong việc cưới hỏi, cha mẹ không mấy khi ép buộc con cái:

Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên
... Xưa kia ai cấm duyên bà,
Bây giờ bà già, bà cấm duyên tôi !

Rồi thỉnh thoảng nếu có trường hợp bị cha mẹ ép duyên, thì trai gái nông thôn sinh ra liều lĩnh:
Tiếc răng, tiếc rứa, tiếc ri,
Liều mình bỏ xứ mà đi cho rồi
Liều mình, giả như đứa đứt tao nôi, (a)
Giả như cha với mẹ không sinh ra đôi đứa mình.

Chú giải -
(a) Đứt tao nôi (tao: sợi giây, nôi: đồ đan bằng tre để trẻ nhỏ nằm) Câu nầy ý nói: Coi như chúng mình khi còn bé đã bị đứt tao nôi,mà chết non đi.

Nhưng tục "không được cưỡng duyên" vốn đã phổ biến từ xưa trong dân gian. Trong bộ Luật Hồng Đức, đời Lê Thánh Tông, cũng có trường hợp cấm ép duyên như thế: "Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn, nếu người con trai bị ác tật, phạm hình án, hoặc phá tán gia sản, thì cho phép con gái được kêu quan mà trả đồ lễ... Trái luật (nghĩa là con trai ấy cứ ép con gái phải lấy mình) thì bị xử phạt 80 trượng (b)." (2)
Chú giải: (b) Trượng: ngày xưa cây gậy bằng gỗ được gọi là trượng.
Về sau, nếu tình yêu bị gián đoạn, đổ vỡ, hôn nhân không thành, người xưa cho là tại "duyên số" dở dang, và tự an ủi rằng:

Khi nào gánh nặng anh chờ,
Qua cầu anh đợi, bây giờ em quên.
Kiếp nầy đã lỡ làng duyên,
Kiếp sau xin hẹn cửu tuyền gặp nhau.

Như đã nói trên, ở các tầng lớp quan lại, phú thương chịu ảnh hưởng Nho giáo, phong kiến, thì nhất luật "nam nữ thụ thụ bất thân". Trái lại ở nông thôn, trai gái, vì nhu cầu sinh hoạt nông tác nên thường có nhiều dịp gặp nhau: trong một vụ cấy mạ, một tối giả gạo, một chuyến đò ngang, một buổi hát giao duyên, hát trống quân, hát phường vải, một ngày chợ phiên, một lễ hội trong làng... và được tự do chuyện trò, hò hát trêu ghẹo, đưa tình với nhau

Ăn chơi cho hết tháng hai
Để làng gióng đám cho trai dọn đình.
Trong thời đánh trống rập rình,
Ngoài thời trai gái tự tình với nhau.

Ngày xưa, các buổi gặp gỡ hò hát nầy thường đưa trai gái nông thôn đến việc "nên vợ nên chồng" một cách nghiêm túc:
Con cò lấp ló bụi tre,
Sao cò lại muốn lăm le vợ người ?
Vào đây ta hát đôi lời
Để cho cò hiểu sự đời ở ăn.
... Một đàn cò trắng kia ơi!
Có nghe ta hát những lời nầy không?
Hát câu đẹp cốm tươi hồng,
Hát câu nên vợ nên chồng, cò ơi !

Chính các thân hào đã đứng ra tổ chức những đám "hát phường vải", "hát trống quân", "hát quan họ", "hát giã gạo", hát giao duyên"... để trai gái hát hò, gặp gỡ, kết "bạn văn nghệ" với nhau, dưới sự kiểm soát kín đáo của các bậc đàn anh:
Ai có chồng, nói chồng đừng sợ,
Ai có vợ, nói vợ đừng ghen.
Tới đây hò hát cho quen,
Rạng ngày, ai về nhà nấy, há dễ ngọn đèn hai tim. (c)
                      http://eva.vn/upload/4-2011/images/2011-12-18/1324173148-ghentuong-tam-eva.jpg

Chú giải - (c) Đèn hai tim = Đèn nhà quê ngày xưa đổ dầu phụng vào dĩa, dùng một sợi vải làm tim đốt. "Đèn hai tim" chỉ trai có 2 vợ.
Cũng ở thôn quê ta ngày xưa, thường con gái lại đứng lên tỏ tình và tìm đến gặp con trai trước. Một tâm tình say đắm, "lãng mạn" phi Nho giáo! Không cần biết sẽ có nên vợ, nên chồng hay không, nhưng gặp nhau, thương nhau thì cứ "xơi năm ba miếng trầu" với nhau đã... "kẻo lòng nhớ thương".

Sớm mai gánh nước mờ mờ,
Đi qua ngõ giữa tình cờ gặp anh.
Vào vườn hái quả cau xanh,
Bổ ra làm tám mời anh xơi trầu.
Trầu nầy ăn thật là say,
Dù mặn dù lạt, dù cay dù nồng.
Dù chẳng nên vợ nên chồng,
Xơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương.
Cầm lược thì nhớ tới gương,
Cầm trầu nhớ túi, nằm giường nhớ nhau.
                      http://thugiangiaitri.net/images/news/truyencotich_traucau.jpg

Ở đây, trai gái nông thôn chỉ cần hưởng thụ trong hiện tại, không cần biết đến "duyên nợ" sẽ đưa đến đâu ? Một hành động, mà ngày nay có thể coi như là "lãng mạn" hay "hiện sinh"!
Và tính cách "lãng mạn" ấy còn gặp lại trong cái nhìn đắm đuối, rụt rè của những mối tình vô vọng:
Ngó em chẳng dám ngó lâu
Ngó qua một chút đỡ sầu mà thôi!
"Lãng mạn" còn ở trong cử chỉ nâng niu, săn sóc đứa con nhỏ của cô gái vừa mới lừa dối mình, mà oái ăm thay, đó lại là cô gái mà ta đã lỡ yêu:
Mình nói dối ta mình chửa có con,
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò.
Con mình những trấu cùng tro,
Ta đi xách nước rửa cho con mình.

Về sau, khi chế độ xã hội đã chuyển sang phụ hệ, với ảnh hưởng của Nho giáo, thì các cuộc hẹn hò riêng tư "thân mật, mùi mẫn" giữa trai và gái như thế tất nhiên phải kín đáo, lén lút hơn xưa:

Đêm nằm thao thức vào ra,
Chờ cha mẹ ngủ, lén qua thăm mình.
Tôi than hết sức, tôi dứt hết tình,
Thiếu điều cắn ruột trao mình, mình ơi!"
... Gió đưa cành mận, gió lận cành đào,
Vì em anh phải ra vào tối tăm.
Tối tăm thì mặc tối tăm,
Chờ cho cha mẹ đi nằm sẽ hay.
Cầm tay, anh nắm cổ tay,
Em đừng hô hoán sự nầy mà to.

Đã yêu nhau rồi, tức là đã "phải duyên", đã có "duyên nợ" với nhau rồi, thì "phải theo"... lén lút theo !
Qua các câu ca dao trữ tình, chúng ta nhận thấy có một sự tranh đấu dằng dai qua bao nhiêu thế kỷ giữa hai nền văn hóa địa phương và ngoại lai:
Giữa chế độ mẫu hệ Lạc Việt và chế độ phụ hệ Nho giáo Trung quốc, giữa lòng tin vào số mệnh trong tín ngưỡng nguyên thủy Việt-Nam với thuyết nhân duyên trong Phật giáo, giữa bản tính đa tình, lãng mạn của dân quê ta với các lễ tục khắc nghiệt của chế độ phong kiến...

Công cuộc tranh dấu gay go, đầy đau thương, nước mắt, nhằm giải phóng con người ra khỏi mọi áp bức, để đem lại tự do yêu thương, tự do kết hôn... Có thể có những khuynh hướng lãng mạn, hưởng thụ, hiện sinh, nhưng vẫn không "lăm le vợ người" và không nhận "ngọn đèn hai tim", không hề xa rời "đạo đức tự nhiên" của ông cha!

Một cuộc tranh đấu không bài ngoại tuyệt đối, mà có tính cách hòa nhập trong thế quân bình. Đó chính là sức mạnh sinh tồn ngàn năm của dân ta !

Chú thích
(1) - D. Huisman et L.R. Plazolles, L'Art de la dissertation littéraire, Sedes, Paris,1960, p. 228 (L'homme souffre, mais en chantant sa souffrance, il la dépasse).
(2)- Luật Hồng Đức, chương Hộ Hôn, điều 39.
                               http://www.luanhoan.net/gocchung/html/gc-11-22l_files/image002.jpg

SỨC KHỎE

Chúng ta cùng nhau tập dùng thử:
 
I. Sức khỏe:
 
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa:
“Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”.
 
II. Bí quyết trường thọ:
 
1. Chấp nhận với những gì mình đang có.
2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình.
3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn.
 
III. Phòng ngừa bệnh tật:
 
1. Không vui quá hại tim.
2. Không buồn quá hại phổi.
3. Không tức quá hại gan.
4. Không sợ quá hại thần kinh.
5. Không suy nghĩ quá hại tỳ.
6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên.
7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua.
 
IV. Thức ăn & uống trong ngày:
 
Một củ hành: chống ung thư.
Một quả cà chua: chống tăng huyết áp.
Một lát gừng: chống viêm nhiễm.
Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch.
Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo.
Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng.
Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể.
 
V. Triết lý hiện đại:
 
1. Một Trung Tâm là sức khỏe.
2. Hai Tí: Một tí thoải mái – Một tí nhiệt tình.
3. Ba Quên: Quên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù.
4. Bốn Có: Có nhà ở – Có bạn đời – Có bạn tri âm – Có lòng vị tha.
5. Năm Phải:
- Phải vận động.
- Phải biết cười.
- Phải lịch sự hòa nhã.
- Phải biết nói chuyện và
- Phải coi mình là người bình thường.
 
VI. Bảo Sinh Thái Ất Chân Nhân:
 
1. Ít nói năng để dưỡng Nội Khí.
2. Kiêng sắc dục để dưỡng Tinh Khí.
3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng Huyết Khí.
4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng Tạng Khí.
5. Chớ giận hờn để dưỡng Can Khí.
6. Chớ ăn quá độ để dưỡng Vị Khí.
7. Ít lo lắng để dưỡng Tâm Khí.
8. Tránh tà tâm để dưỡng Thần Khí.
 
* * *
 
1. Hãy dành thì giờ để suy nghĩ: Đó là nguồn sức mạnh.
2. Hãy dành thì giờ để cầu nguyện: Đó là sức mạnh toàn năng.
3. Hãy dành thì giờ cất tiếng cười: Đó là tiếng nhạc của tâm hồn.
4. Hãy dành thì giờ chơi đùa: Đó là bí mật trẻ mãi không già.
5. Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu: Ưu tiên TẠO HÓA ban.
6. Hãy dành thì giờ để cho đi: Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ.
7. Hãy dành thì giờ đọc sách: Đó là nguồn mạch minh triết.
8. Hãy dành thì giờ để thân thiện: Đó là đường dẫn tới hạnh phúc.
9. Hãy dành thì giờ để làm việc: Đó là giá của thành công.
10.Hãy dành thì giờ cho bác ái: Đó là chìa khóa cửa TỪ BI
Suy Ngẫm





 








Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

ẢNH CUỘC SỐNG QUANH TA


Message body


Subject:  Ảnh  cuộc sống quanh ta.

                       ẢNH CUỘC SỐNG QUANH TA. 


Cái đẹp chính là tâm hồn của cuộc sống. Mỗi khi nhìn thấy một khoảnh khắc đẹp, tâm hồn ta lại dấy lên một cảm xúc khó tả. 25 khoảnh khắc dưới đây chính là những điển hình của cái đẹp trong cuộc sống này.

1
Cái đẹp trong cuộc sống này đến từ những điều đơn giản nhất, quen thuộc nhất, đó là một nụ cười hạnh phúc trên môi ai đó, là hạnh phúc yên tĩnh, là thời thơ ấu, là niềm đam mê. Đó cũng có thể là ánh nắng đầu tiên trong ngày, hay cũng có thể là chuyến tàu cuối cùng. Cuộc sống tự nó đã đầy ngạc nhiên. Và để bạn nhớ tốt hơn, những hình ảnh này sẽ chỉ cho bạn thấy điều kỳ diệu của thế giới xung quanh chúng ta.
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
DƯƠNG DƯƠNG