Bộ ảnh màu cực hiếm về Việt Nam
hơn 100 năm trước
hơn 100 năm trước
Đầu thế kỷ 20, Albert Kahn đã cử các nhiếp ảnh gia của mình tới hơn 50 quốc gia trên thế giới. Đội ngũ của ông đã thực hiện tổng cộng 72.000 bức ảnh, tạo thành bộ sưu tập lớn nhất từ trước tới nay trong giai đoạn “sơ sinh” của ảnh màu.Họ đã chụp những bức ảnh màu đầu tiên ở các quốc gia xa xôi đối với phương Tây thời đó, trong đó có Việt Nam. Là con người mơ mộng và có tư tưởng quốc tế hóa, ông chủ ngân hàng người Pháp Albert Kahn (1860 – 1940) tin rằng mình có thể tăng cường sự giao thoa văn hóa và hòa bình giữa các dân tộc qua nghệ thuật nhiếp ảnh.
Năm 1909, Kahn bắt đầu thực hiện dự án “kho ảnh về cuộc sống của con người trên trái đất” để ghi lại những hình ảnh từ nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới bằng hệ thống chụp và xử lý ảnh bằng kính màu màu – phương pháp chụp ảnh màu đầu tiên trên thế giới.
Albert Kahn đã cử các nhiếp ảnh gia của mình tới hơn 50 quốc gia trên thế giới. Đội ngũ của ông đã thực hiện tổng cộng 72.000 bức ảnh, tạo thành bộ sưu tập lớn nhất từ trước tới nay trong giai đoạn “sơ sinh” của ảnh màu. Họ đã chụp những bức ảnh màu đầu tiên ở các quốc gia xa xôi đối với phương Tây thời đó, trong đó có Việt Nam.
Năm 1929, sự sụp đổ của phố Wall buộc Kahn phải ngừng dự án. Mặc dù ngân hàng bị phá sản sau cuộc Đại suy thoái nhưng bộ sưu tập của ông vẫn “đứng vững”. Ông qua đời năm 1940 và để lại cho thế giới một bộ sưu tập ảnh màu vô cùng quan trọng, một cuốn lịch sử sống động nhất về cuộc sống con người đầu thế kỷ 20.
Sau đây là một số hình ảnh về Việt Nam trong các năm 1914 – 1916 trong bộ sưu tập của Albert Kahn, được giới thiệu trên trang BELLE INDOCHINE của Pháp.
Phố Tràng Tiền ở Hà Nội vào năm 1914 – 1915
Các vị quan trong phẩm phục nghi lễ ở ngoại vi Hà Nội, 1915.
Quan Thống sứ Bắc kỳ bên người vợ và 4 đứa con, 1915.
Phố Hàng Thiếc ở Hà Nội năm 1915.
Cầu Paul Dummer (Long Biên), Hà Nội, 1915.
Thuyền trên vịnh Hạ Long, 1916.
Hòn Gai năm 1915.
Sông Tam Bạc, Hải Phòng, 1915
Thuyền bè trên sông Hồng, gần cầu Paul Doumer (Long Biên), Hà Nội năm 1915.
Gánh hàng chuối bên bến sông Hồng, Hà Nội 1915
Phố Hàng Gai, Hà Nội 1915.
Một con thuyền của người Hoa kiều, 1915.
Cô gái người Hoa hút thuốc phiện, 1915.
Vịnh Hạ Long, 1915.
Một bà đồng, 1915
Một ông đồ bán chữ ở Hà Nội, 1915.
Những người bán gạo, 1914 – 1915.
Những con thuyền gần một mỏ đồng, 1915.
Chợ Bắc Lệ, Lạng Sơn, 1915.
Làng Nà Chạm ở Yên Bái, gần biên giới với Trung Quốc.
Một ngôi chùa trên đường đến Tam Đảo, 4/1916.
Các hương chức gần Hà Nội.
Mỏ than Hòn Gai, 1915.
***
23 bức ảnh hiếm về Việt Nam cách đây hơn 100 năm
Những bức ảnh hiếm còn sót lại của Việt Nam xưa những năm 1850-1950 dưới đây sẽ giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ.
Gánh phở rong trên phố Hà Nội năm 1890.
(Ảnh: Internet)
Võng quan đi công chuyện 1890.
(Ảnh: Internet)
Một ngôi làng ở ngoại ô Hà Nội 1890.
(Ảnh: Internet)
Một đám cưới ở Saigon năm 1866.
(Ảnh: Internet)
Lợn ỉn – lợn Móng Cái 1860. (Ảnh: Internet)
Khai trương chạy thử tuyến tàu Hỏa đầu tiên ở Đông Dương, tuyến Sài Gòn- Mỹ Tho năm 1881.
(Ảnh: Internet)
Quang cảnh Hồ Gươm + cầu Thê Húc – Hà Nội năm 1896 – ảnh đẹp và có chất lượng tốt đến ngạc nhiên.
(Ảnh: Internet)
Công trường xây dựng phố Charner (1866), bây giờ là đường Nguyễn Huệ.
(Ảnh: Internet)
Những nhạc công ở Saigon năm 1866.
(Ảnh: Internet)
Cờ xí rợp trời quan sứ đến – Khoa thi ở Nam Định năm 1900.
(Ảnh: Internet)
Quang cảnh các quan coi thi ở Huế năm 1900.
(Ảnh: Internet)
Phố cặp bờ sông ở Chợ Lớn năm 1900 – kênh Tàu Hủ bên phải.
(Ảnh: Internet)
Các sĩ tử đi vào trường thi Nam Ðịnh (năm 1897).
(Ảnh: Internet)
Rước vua Duy Tân trong lễ đăng quang năm 1907 (vua mới 7 tuổi).
(Ảnh: Internet)
Tội ăn cắp bị xử đánh đòn, ảnh chụp trong khoảng 1870 đến 1890.
(Ảnh: Internet)
Các quan Tân Khoa được ban mũ áo để vinh quy bái tổ ở trường thi Nam Định khoảng 1890.
(Ảnh: Internet)
Các quan lạy mừng vua Hàm Nghi.
(Ảnh: Internet)
Chợ Lớn Saigon năm 1866, lúc này còn hoang sơ như một vùng quê.
(Ảnh: Internet)
Saigon, Chợ Lớn năm 1888, lúc này thuyền buôn của người Hoa đã tấp nập.
(Ảnh: Internet)
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn năm 1879, lúc này chưa có 2 tháp chuông phía trên
(theo mô-típ của nhà thờ Đức Bà ở Paris).
(Ảnh: Internet)
Đến năm 1990, hai tháp chuông được xây lên. Kiến trúc này được giữ cho đến ngày nay.
(Ảnh: Internet)
Bắc kỳ, một thầy đồ đang dạy học – cuối thế kỷ 19.
(Ảnh: Internet)
Một tài liệu cổ thời Pháp nghiên cứu vấn đề Giao Chỉ, hình vẽ xương bàn chân của một bé trai 12 tuổi. Bàn chân Giao Chỉ
là đặc điểm người Việt bản địa. Số lượng người mang đặc điểm bàn chân này ngay từ xưa chỉ là số ít, không phải người
An Nam nào cũng có bàn chân Giao Chỉ, cho đến nay thì còn rất hiếm…. “Giao Chỉ là người Nam di, ngón chân cái toạc ra,
đứng thẳng hai bàn chân thì ngón chân cái giao vào nhau, cho nên gọi là Giao Chỉ (chỉ là ngón chân cái)”.
(Ảnh: Internet)
Theo Tinh hoa
_http://inspired.daikynguyenvn.com
_http://inspired.daikynguyenvn.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét