Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

NOBEL SINH HỌC

Nobel sinh học chỉ ra rằng người sống THỌ
không phải do Ăn Uống hay Vận Động, mà là Tâm Lý Cân Bằng.







Một lý do thật kinh ngạc do Elizabeth H. Blackburn, người đoạt giải Nobel sinh học chỉ ra rằng người sống THỌ hay không, không phải do Ăn Uống hay Vận Động; mà là Tâm Lý Cân Bằng. Giải thưởng Nobel Sinh Học Elizabeth H. Blackburn đã chỉ ra: con người muốn sống trăm tuổi, ăn uống điều độ chiếm 25%, những cái khác chiếm 25%, Tâm Lý Cân Bằng chiếm những 50%!

” Áp Lực Hormone ” sẽ làm tổn thương cơ thể.

Lý giải như thế nào về việc Tâm Lý Ổn Định ảnh hưởng tới 50% tuổi THỌ? Chúng ta nên làm thế nào?

” Áp lực hormone ” gây tổn thương cơ thể!

Nhà nghiên cứu tâm lý học chỉ ra:

Một người nổi giận đùng đùng, áp lực hormone tăng sinh, đủ để giết chết một con chuột.

Vì vậy, áp lực hormone, còn gọi là hormone độc tính. Y học hiện đại chỉ ra: ung thư, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, loét hệ tiêu hóa, kinh nguyệt không đều, 65-90% triệu chứng có liên quan tới áp lực tâm lý.

Vì thế, bệnh này còn gọi là bệnh tâm lý.

Nếu con người cả ngày không yên, hay cáu gắt, lo lắng, khiến áp lực hormone luôn ở mức cao, hệ thống miễn dịch sẽ ngăn chặn và tiêu diệt, hệ thống máu huyết hoạt động quá nhiều trong thời gian dài dẫn đến mệt mỏi.

Khi vui, não bộ tiết ra hormone hưng phấn.

Hormone hưng phấn khiến con người thoải mái, cảm giác vui tươi, toàn thân rơi vào trạng thái tốt, giúp điều tiết các cơ quan trong cơ thể cân bằng, khỏe khoắn.

Thế thì, trong cuộc sống, chúng ta nên làm như thế nào mới có thể có được hormone hưng phấn, giảm hormone áp lực?





1. Có mục tiêu rõ ràng, nỗ lực đạt được.

Nghiên cứu mới nhất cho rằng, cảm giác đạt mục tiêu càng mạnh càng giúp cơ thể khỏe khoắn.

Bởi vì trong cuộc sống, đam mê quyết định tâm thái con người, quyết định trạng thái sống.

Người nỗ lực đạt mục tiêu não bộ trong trạng thái thoải mái phát triển, vì thế, thường dùng não bộ sẽ thúc đẩy hoạt động não, đẩy lùi tuổi già.

Người trung lão niên sau khi nghỉ hưu có thể đọc sách, khiêu vũ, vẽ vời, giúp não bộ luôn trong trạng thái hoạt động.

2. Giúp đỡ người khác làm niềm vui có tác dụng trị liệu tốt..

Nghiên cứu chỉ ra, giúp đỡ người khác về vật chất, có thể giảm tỉ lệ tử vong xuống 42%, giúp người khác ổn định tinh thần, có thể giảm tỉ lệ tử vong dưới 30%.

Bởi vì tốt với người khác, hay làm việc thiện, sẽ có cảm giác vui tươi và tự hào, giảm hormone áp lực, thúc đẩy hormone hưng phấn.

Chuyên gia tâm lý và tâm thần học nói: duy trì thói quen giúp đỡ người khác là phương pháp phòng và điều trị trầm cảm.




3. Gia đình hòa thuận là bí kíp sống lâu.


Hai nhà tâm lý học người Mỹ công bố nghiên cứu trong vòng 20 năm: trong số các nhân tố quyết định tuổi thọ, đứng số 1 là ” quan hệ người với người “.

Họ cho rằng, quan hệ con người với con người quan trọng hơn rau cỏ hoa quả, việc thường xuyên luyện tập và rèn luyện trong thời gian dài. Liên hệ người với người không chỉ bao gồm bạn bè, còn bao gồm quan hệ gia đình. Vì thế, gia đình hòa thuận, bạn bè tốt là một trong những yếu tố quyết định tuổi thọ con người.




4. Cho đi điều thiện sẽ nhận lại điều thiện.

Khi chúng ta cười với người khác, người khác cũng sẽ cười lại với chúng ta. Bất luận là ở cùng bạn bè hay là cùng những ngươi bạn cũ trò chuyện, hãy nhớ luôn giữ nụ cười, cho đi niềm vui.

” Tinh thần không thoải mái, sẽ dẫn đến bệnh gan “

Có người từng làm thực nghiệm này:

Sau khi tách nội tạng động vật, giữ nguyên liên kết tĩnh mạch gan và động mạch bụng, tim lập tức co bóp mạnh và tĩnh mạch máu bắt đầu lắng lại, động vật chết từ từ, có thể thấy gan có liên kết chặt chẽ trong việc điều tiết lưu lượng máu.

Tinh thần không thoải mái, khi tức giận, sẽ ảnh hưởng tới hoạt động gan, dẫn đến tình trạng khô gan và khô máu ở gan.




” Không tức giận, không sinh bệnh “

Tinh thần là thể năng của con người, nhưng trong cuộc sống bộn bề lo toan, áp lực tinh thần tự nhiên sẽ gia tăng, thế là các áp lực tinh thần sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

” Hiện nay, thống kê của bộ y tế thế giới, trên 90% bệnh đều có liên quan tới tinh thần.

Chỉ cần chúng ta giữ tinh thần thoải mái, thì sẽ không mắc bệnh, không mắc bệnh nghiêm trọng, ít bệnh, muộn mới mắc bệnh.“

” Tâm phải TĨNH, Thân phải ĐỘNG “

Dưỡng tâm, an tâm, cải tâm, giữ tinh thần thoải mái, là một cách dưỡng sinh, có thể không được mọi người quan tâm, vì thế mới xuất hiện ” những bệnh tiêu hóa khó chữa “, ” bệnh viêm cả đời không khỏi “..

Tâm Tĩnh thì Thân An, thân an thì khỏe mạnh, tâm an bách bệnh tiêu trừ…

Hoạt động có thể sinh dương khí, đả thông âm khí, giúp tuần hoàn máu, cơ thịt phát triển, khoẻ gân cốt.

Tâm phải Tĩnh, Thân phải Động, giữ cân bằng, đó là tam đại pháp bảo của bất cứ môn phái dưỡng sinh nào.

Thực tế, quyết định tuổi thọ con người không chỉ là ăn uống và vận động, còn là tâm tính vui tươi, tâm thái tích cực cũng vô cùng quan trọng!


JANUARY 6, 2018
-VIETPHO.ORG

23 BỨC ẢNH VIỆT NAM 100 NĂM TRƯỚC

Bộ ảnh màu cực hiếm về Việt Nam
hơn 100 năm trước



Đầu thế kỷ 20, Albert Kahn đã cử các nhiếp ảnh gia của mình tới hơn 50 quốc gia trên thế giới. Đội ngũ của ông đã thực hiện tổng cộng 72.000 bức ảnh, tạo thành bộ sưu tập lớn nhất từ trước tới nay trong giai đoạn “sơ sinh” của ảnh màu.Họ đã chụp những bức ảnh màu đầu tiên ở các quốc gia xa xôi đối với phương Tây thời đó, trong đó có Việt Nam. Là con người mơ mộng và có tư tưởng quốc tế hóa, ông chủ ngân hàng người Pháp Albert Kahn (1860 – 1940) tin rằng mình có thể tăng cường sự giao thoa văn hóa và hòa bình giữa các dân tộc qua nghệ thuật nhiếp ảnh.

Năm 1909, Kahn bắt đầu thực hiện dự án “kho ảnh về cuộc sống của con người trên trái đất” để ghi lại những hình ảnh từ nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới bằng hệ thống chụp và xử lý ảnh bằng kính màu màu – phương pháp chụp ảnh màu đầu tiên trên thế giới.

Albert Kahn đã cử các nhiếp ảnh gia của mình tới hơn 50 quốc gia trên thế giới. Đội ngũ của ông đã thực hiện tổng cộng 72.000 bức ảnh, tạo thành bộ sưu tập lớn nhất từ trước tới nay trong giai đoạn “sơ sinh” của ảnh màu. Họ đã chụp những bức ảnh màu đầu tiên ở các quốc gia xa xôi đối với phương Tây thời đó, trong đó có Việt Nam.

Năm 1929, sự sụp đổ của phố Wall buộc Kahn phải ngừng dự án. Mặc dù ngân hàng bị phá sản sau cuộc Đại suy thoái nhưng bộ sưu tập của ông vẫn “đứng vững”. Ông qua đời năm 1940 và để lại cho thế giới một bộ sưu tập ảnh màu vô cùng quan trọng, một cuốn lịch sử sống động nhất về cuộc sống con người đầu thế kỷ 20.

Sau đây là một số hình ảnh về Việt Nam trong các năm 1914 – 1916 trong bộ sưu tập của Albert Kahn, được giới thiệu trên trang BELLE INDOCHINE của Pháp.





Phố Tràng Tiền ở Hà Nội vào năm 1914 – 1915



Các vị quan trong phẩm phục nghi lễ ở ngoại vi Hà Nội, 1915.



Quan Thống sứ Bắc kỳ bên người vợ và 4 đứa con, 1915.



Phố Hàng Thiếc ở Hà Nội năm 1915.



Cầu Paul Dummer (Long Biên), Hà Nội, 1915.



Thuyền trên vịnh Hạ Long, 1916.



Hòn Gai năm 1915.



Sông Tam Bạc, Hải Phòng, 1915



Thuyền bè trên sông Hồng, gần cầu Paul Doumer (Long Biên), Hà Nội năm 1915.



Gánh hàng chuối bên bến sông Hồng, Hà Nội 1915



Phố Hàng Gai, Hà Nội 1915.



Một con thuyền của người Hoa kiều, 1915.



Cô gái người Hoa hút thuốc phiện, 1915.



Vịnh Hạ Long, 1915.



Một bà đồng, 1915



Một ông đồ bán chữ ở Hà Nội, 1915.



Những người bán gạo, 1914 – 1915.



Những con thuyền gần một mỏ đồng, 1915.



Chợ Bắc Lệ, Lạng Sơn, 1915.



Làng Nà Chạm ở Yên Bái, gần biên giới với Trung Quốc.



Một ngôi chùa trên đường đến Tam Đảo, 4/1916.



Các hương chức gần Hà Nội.



Mỏ than Hòn Gai, 1915.



***


23 bức ảnh hiếm về Việt Nam cách đây hơn 100 năm






Những bức ảnh hiếm còn sót lại của Việt Nam xưa những năm 1850-1950 dưới đây sẽ giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ.




Gánh phở rong trên phố Hà Nội năm 1890.
(Ảnh: Internet)




Võng quan đi công chuyện 1890.
(Ảnh: Internet)





Một ngôi làng ở ngoại ô Hà Nội 1890.
(Ảnh: Internet)




Một đám cưới ở Saigon năm 1866.
(Ảnh: Internet)




Lợn ỉn – lợn Móng Cái 1860. (Ảnh: Internet)




Khai trương chạy thử tuyến tàu Hỏa đầu tiên ở Đông Dương, tuyến Sài Gòn- Mỹ Tho năm 1881.
(Ảnh: Internet)





Quang cảnh Hồ Gươm + cầu Thê Húc – Hà Nội năm 1896 – ảnh đẹp và có chất lượng tốt đến ngạc nhiên.
(Ảnh: Internet)





Công trường xây dựng phố Charner (1866), bây giờ là đường Nguyễn Huệ.
(Ảnh: Internet)





Những nhạc công ở Saigon năm 1866.
(Ảnh: Internet)





Cờ xí rợp trời quan sứ đến – Khoa thi ở Nam Định năm 1900.
(Ảnh: Internet)





Quang cảnh các quan coi thi ở Huế năm 1900.
(Ảnh: Internet)





Phố cặp bờ sông ở Chợ Lớn năm 1900 – kênh Tàu Hủ bên phải.
(Ảnh: Internet)




Các sĩ tử đi vào trường thi Nam Ðịnh (năm 1897).
(Ảnh: Internet)





Rước vua Duy Tân trong lễ đăng quang năm 1907 (vua mới 7 tuổi).
(Ảnh: Internet)





Tội ăn cắp bị xử đánh đòn, ảnh chụp trong khoảng 1870 đến 1890.
(Ảnh: Internet)




Các quan Tân Khoa được ban mũ áo để vinh quy bái tổ ở trường thi Nam Định khoảng 1890.
(Ảnh: Internet)





Các quan lạy mừng vua Hàm Nghi.
(Ảnh: Internet)





Chợ Lớn Saigon năm 1866, lúc này còn hoang sơ như một vùng quê.
(Ảnh: Internet)




Saigon, Chợ Lớn năm 1888, lúc này thuyền buôn của người Hoa đã tấp nập.
(Ảnh: Internet)




Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn năm 1879, lúc này chưa có 2 tháp chuông phía trên
(theo mô-típ của nhà thờ Đức Bà ở Paris).
(Ảnh: Internet)




Đến năm 1990, hai tháp chuông được xây lên. Kiến trúc này được giữ cho đến ngày nay.
(Ảnh: Internet)





Bắc kỳ, một thầy đồ đang dạy học – cuối thế kỷ 19.
(Ảnh: Internet)





Một tài liệu cổ thời Pháp nghiên cứu vấn đề Giao Chỉ, hình vẽ xương bàn chân của một bé trai 12 tuổi. Bàn chân Giao Chỉ
là đặc điểm người Việt bản địa. Số lượng người mang đặc điểm bàn chân này ngay từ xưa chỉ là số ít, không phải người
An Nam nào cũng có bàn chân Giao Chỉ, cho đến nay thì còn rất hiếm…. “Giao Chỉ là người Nam di, ngón chân cái toạc ra,
đứng thẳng hai bàn chân thì ngón chân cái giao vào nhau, cho nên gọi là Giao Chỉ (chỉ là ngón chân cái)”.
(Ảnh: Internet)


Theo Tinh hoa
_http://inspired.daikynguyenvn.com