Tết Ta, không phải Tết Tàu
CẬN THẬN - KHÔNG NÊN BỊ THẰNG TÀU ĐỒNG HOÁ TỪ TƯ TƯỞNG ĐẾN VĂN HOÁ ,
NHÂN BẢN
NHÂN BẢN
Xin
nhớ rằng, Tết âm lịch có từ dân tộc Việt rất là lâu rồi, từ hơn bốn
ngàn năm trước… sau mấy anh Tàu mới học theo Việt Nam để ăn Tết và biến
thành Tết Tàu.
Tết
ta có từ thời vua Hùng Vương, sử dân tộc đã nói như thế, từ chuyện kể
lưu giữ từ đời này sang đời kia (Bánh dầy, bánh chưng).
Tới khi quân Tàu chiếm Việt Nam, một số phong tục lại từ Phương Bắc nhập vào VN. Rồi nhiều người cứ tưởng đây là Tết Tàu .
Theo Tự Điển Bách Khoa Mở Wikipedia, Tết ghi như sau.
Tết
Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền
hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam…
Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như “Tết Táo
Quân” (23 tháng chạp âm lịch) và “Tất Niên” (29
hoặc 30 tháng chạp âm lịch).
Vì
Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên
Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là
Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm
của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ
trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà
thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ
dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày
cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp
đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Hàng
năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất
nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh
sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm
hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên… Theo phong tục tập quán,
Tết thường có những điều kiêng kỵ.
Văn
hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác
nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành
24 tiết khí khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc “giao
thừa”) trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ
canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là
Tết Nguyên Đán.
Theo
lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế
và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam đại, nhà Hạ chuộng màu đen nên
chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy
tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm.
Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết.
Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ “tạo thiên lập địa” như
sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên
đặt ra ngày tết khác nhau. Đời Đông Chu, Khổng
Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế
kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến
thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức
tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại
nào thay đổi về tháng Tết nữa.
Nguồn
gốc của tết vẫn còn đang được tranh cãi, nhưng hầu hết thông tin đều
cho rằng ngày tết Nguyễn Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập
về Việt Nam trong 1000 năm bắc thuộc. Nhưng theo sự tích “Bánh chưng
bánh dày” thì người Việt đã ăn tết từ trước thời
vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm bắc thuộc.
Thời
Tam Hoàng Ngũ Đế từ năm 2852 – 2205 TCN, nhưng theo lịch sữ Việt Nam
cho thấy: “Họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2879 TCN,
trị vì cả 2.622 năm. Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân, sau khi nối
ngôi, vị vua hiền đức này kết hôn cùng bà Âu
Cơ sinh ra Hùng Vương. Từ thời đó, người Việt ta đã ăn Tết.”. Ta có thể
thấy tết ở Việt Nam đã có từ rất lâu, trước thời Tam Hoàng Ngũ Đế.
Khổng Tử đã viết trong cuốn Kinh Lễ: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu
đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời
Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó, họ
gọi tên cho ngày đó là Tế Sạ”. Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn
người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn
uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng
một mùa cấy trồng mới, chúng gọi ngày đó là Nèn- Thêts, không những chỉ
có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều
tham gia lễ hội này. Chỉ có bọn man di mới có ngày hội mà người trên kẻ
dưới cùng nhau nhảy múa như cuồng vậy, bên
ta không có sự Quân thần điên đảo như thế.” Ta cũng có thể nói Tết có
nguồn gốc từ Việt Nam.
Tết của hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc có ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng của hai quốc gia.
Trước
năm 1967, Việt Nam lấy múi giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8
tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (CSVN) ban hành đổi
lịch dùng múi giờ GMT+7 làm chuẩn ở miền Bắc. Vì thế hai miền nam bắc
Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau
(miền Bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền Nam thì ngày 30 tháng 1). Từ
năm 1976, cả 2 miền nam bắc mới dùng chung múi giờ GMT+7….
Thế
đấy nhé. Tết Ta, không phải Tết Tàu