Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

MẸ CHA

RẰM THÁNG BẢY, NGÀY VU-LAN BÁO-HIẾU.
" Đi Khắp Thế-Gian Không Ai Tốt Bằng Mẹ ;
 Gánh Nặng Cuộc Đời Không Ai Khổ Bằng Cha."

" Có Một Người Phụ-Nữ...Luôn Yêu Tôi Đến Hết
  Cuộc Đời  ???  Đó Chính Là Mẹ Tôi ! "
" Đôi Vai Mẹ Mõi Mòn Thân Cát Bụi,
  Gành Tình Thương Rong Ruổi Giữa Chợ Trời ! "
" Nước Biển Mênh Mông Không Đong Đầy Tình Mẹ ;
  Mây Trời Lồng Lộng Không Phủ Kín Công Cha ! ".

   ............................................................................
Cảm ơn anh THAO NGUYEN đã chuyển
 bài  ý-nghĩa trong Mùa Vu-Lan Báo-Hiếu.
                    TheKhiemTran.





Chữ Hiếu trong truyện Phật Bà chùa Hương
Nói đến hiếu đạo người ta nghĩ ngay đến Hiếu kinh của Khổng Tử. Có người đã cho rằng nhờ có đạo Nho mà người Việt mới biết nêu cao đạo hiếu.
Nhận định này chưa được khách quan, nếu như không muốn nói là võ đoán, bởi người Việt không những có truyền thống hiếu đạo, mà còn có tư tưởng hiếu đạo khác hẳn người Trung Hoa. 
Trong tác phẩm 
Lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thời Lý Nam Đế, 
Tiến sĩ Lê Mạnh Thát đã minh định rõ ràng sự khác biệt đó.

Đứng đầu của mọi hạnh chính là hiếu. Người Trung Quốc cũng tin như vậy, trongHiếu kinh: Tính của trời đất, con người là quý. Hạnh con người không gì lớn hơn hiếu (Thiên địa chi tính, duy nhân vi quý. Nhân chi hạnh, mạc đại vu hiếu). Người Việt cũng coi hiếu là hơn hết, trong mọi nết hạnh làm người. Nhưng người Việt thể hiện hạnh hiếu bằng cách giúp nghèo cứu thiếu và thương nuôi quần sanh, chứ không phải như người Trung Quốc “giữ gìn thân thể tóc da không dám tổn thương, phải lập thân hành đạo, dương danh với hậu thế”. 
Tư tưởng hiếu đạo của người Việt giáo dục cho con cái, dù không được viết thành kinh, nhưng cũng vô cùng phong phú và sâu sắc, qua ca dao, tục ngữ: 
Đạo làm con chớ hững hờ 
Phải đem hiếu kính mà thờ mẹ cha.
Hay: 
Công cha như núi ngất trời, 
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. 
Núi cao biển rộng mênh mông, 
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi. 
Bài học về đạo làm con ấy còn được diễn đạt thành những câu hát, lời ca mộc mạc giữa chốn đồng quê: 
Xin người hiếu tử lắng khuyên 
Kịp thì nuôi nấng cho toàn đạo con 
Kẻo khi sông cạn, đá mòn 
Phú nga phú ủy có còn ra chi. 
Hay: 
Làm trai giữ trọn ba giềng, 
Thảo cha, ngay chúa, vợ hiền chớ vong. 
Ngay từ thuở nhỏ, con em trong gia đình luôn luôn được cha mẹ dạy dỗ phải sống hiếu để, thuận hòa: 
Thờ cha mẹ ở hết lòng, 
Ấy là chữ hiếu ở trong luân thường. 
Chữ đễ có nghĩa là nhường, 
Nhường anh, nhường chị,
lại nhường người trên. 
Ghi lòng, tạc dạ chớ quên, 
Con em phải giữ lấy nền con em.
Nhưng tư tưởng hiếu đạo của người Việt Nam được thể hiện rõ ràng hơn hết có lẽ phải nói đến Truyện Phật Bà chùa Hương trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc ta. Truyện dài 1.424 câu thơ lục bát, mang đậm tính nhân văn, giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, đặc biệt tinh thần nhập thế độ sanh của Phật giáo. Ngay ở những câu mở đầu truyện, tác giả khuyết danh đã nói: 
Chân như đạo Phật rất mầu 
Tâm trung chữ hiếu, niệm đầu chữ nhân. (Câu 1-2) 
Hai câu thơ này phản ánh nhận thức của người Việt về Phật giáo, cho rằng đạo Phật là đạo chân như, rất nhiệm mầu, nhưng không ngoài hai chữ hiếu và nhân. Rồi tác giả định nghĩa: 
Hiếu là độ được đấng thân, 
Nhân là độ được trầm luân mọi loài. 
(Câu 3-4)
và: 
Trên thì hiếu báo sinh thành 
Dưới thì nhân cứu chúng sanh Ta-bà. 
(câu 1397-1398) 
Bên trong động Hương Tích
Hiếu, đối với người Phật tử Việt Nam, không chỉ đơn giản là phụng sự cha mẹ, mà còn phải độ cho cha mẹ được giải thoát khổ đau. Hiếu thế gian là cách thường tình ai cũng có thể làm được, đó là cung cấp cho cha mẹ cơm áo, thuốc thang, vật dụng, chăm sóc, thăm viếng, hầu cận… nhưng hơn hết là sự ân cần, thương yêu, kính trọng mẹ cha.
Người ta nói “của cho không bằng cách cho”, nhất là cho cha mẹ. Cha mẹ cần nơi con cái không phải là những vật chất, thứ mà cha mẹ đã từng khổ cực tìm kiếm cho con. Cha mẹ cần ở nơi con sự trưởng thành và hạnh phúc, cần nơi con tình thương và quan tâm, cần một cử chỉ hợp với đạo hiếu. Cho dù vậy, cách báo hiếu này cũng chỉ báo hiếu được phần nào công ơn của cha mẹ mà thôi, chưa thể gọi là tận hiếu. Tận hiếu phải là hiếu xuất thế gian, tức là khuyên cha mẹ làm lành, giữ giới, ăn chay, niệm Phật. 
Kinh Tỳ-ni mẫu, quyển 2, nói: “Nếu cha mẹ nghèo khổ bần hàn, thì trước hết phải khuyên cha mẹ thọ tam quy, giữ ngũ giới hay thập thiện, rồi sau đó mới cung phụng vật thực, y áo; bởi vì chỉ có cách báo hiếu theo Phật pháp mới có thể giúp cho cha mẹ mãi mãi xa lìa khổ đau, thoát khỏi bần hàn, được vui an lạc”. Hiếu là độ được đấng thân chính là đây vậy!
Từ những gia đình có con cái hiếu thảo với cha mẹ như thế đã cống hiến cho xã hội những công dân trung thành với đất nước, nhân nghĩa với nhân dân. Tư tưởng hiếu đạo này đã có từ thời Hùng Vương, mà ta có thể đọc được trong kinh Tu Đại Noa của Lục độ tập kinh 2. Khi Phật giáo hội nhập Việt Nam, tư tưởng này càng thêm đẹp và ngày càng sáng tỏ. Những tấm gương sáng của vua, dân các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần… là minh chứng vậy. 
Truyện Phật Bà chùa Hương một phần cũng phản ánh thực trạng cuộc sống hòa bình của Tam giáo, nhưng con người lý tưởng để phụng sự xã hội không phải là mẫu người quân tử, mà phải là người Phật tử, hơn thế, phải là một Phật tử đắc đạo. Vì rằng chỉ có những người Phật tử đắc đạo mới có thể thực hiện được trung hiếu vẹn toàn, mới có thể hộ quốc, an dân: 
Thân này thành Phật may ra, 
Hộ nước hộ nhà thì mới có phương. (Câu 315-316) 
Trong xã hội ngày nay, chúng ta không dám ước mơ mọi người đều trở thành người Phật tử, nói gì đến Phật tử đắc đạo, thành Phật! Chỉ mong rằng ngày càng có nhiều gia đình có con hiếu thảo, nhất là những người con đang và sẽ lãnh đạo đất nước, thì nước nhà sẽ ngày càng tốt đẹp, không có chuyện tham nhũng hay nhũng nhiễu, vì người con hiếu thảo đích thực chính là người “trung với nước, hiếu với dân”…
Dã Hạc
Phật Giáo Và Cuộc Sống's photo.

Sent from my iPad

On Aug 25, 2015, at 8:07 PM, william nguyen <wnguyen431@yahoo.com> wrote:

On Tuesday, August 25, 2015 7:35 PM, be nguyen <bequangnguyen01@gmail.com> wrote:



Mẹ già rồi, xin đừng nói những lời này với mẹ!


Dù cho mẹ có là người nuôi dưỡng bạn hay không thì ít nhất mẹ cũng là người đã mang thai gần 10 tháng trời và sinh ra bạn trên cõi đời này. Có thể chứng kiến tất cả mọi điều xảy ra trên thế giới này, cái đẹp cái xấu, cái thiện cái ác, tất cả đều là do Thượng đế và cha mẹ đã ban cho bạn. Đừng làm những việc sẽ khiến bạn sau này phải hối hận, hãy đối xử tốt với cha mẹ của mình. Đừng để đến khi họ mất đi rồi lúc đó mới thấy quý tiếc, bởi vì khi ấy hết thảy mọi thứ đều không còn kịp nữa rồi.
alt
Hãy nhớ kỹ đừng bao giờ nói với cha mẹ mình 10 câu nói sau:
1. Được rồi! Được rồi! Con biết rồi! Thật là dài dòng!” (Với cha mẹ sự “dài dòng” đó lại là môt loại hạnh phúc).
2. “Có việc gì không ạ? Không có việc gì à? Vậy thì con cúp máy nhé!” (Cha mẹ gọi điện thoại cũng chỉ muốn nói chuyện, chúng ta nên hiểu tâm ý của cha mẹ và đừng vội vàng cúp máy!)
3. “Đã nói rồi mà mẹ vẫn không hiểu, mẹ đừng hỏi nữa!” (Cha mẹ chỉ muốn nói chuyện với chúng ta thôi mà).
4. “Đã nói mẹ bao nhiêu lần rồi là đừng có làm, đã làm không được rồi mà còn cứ làm.” (Một số cha mẹ đã không còn đủ sức lực để làm việc gì đó, chúng ta vì lo lắng cho cha mẹ mà ngăn lại, nhưng đừng khiến cho cha mẹ cảm thấy họ trở nên vô dụng!).
5. “Cha mẹ đã lỗi thời rồi!” (Ý kiến của cha mẹ có thể không còn tác dụng với chúng ta, nhưng chúng ta cũng không nên đối đáp như thế).
6. “Bảo mẹ đừng thu dọn phòng của con, mẹ xem, bây giờ đồ đạc nào tìm cũng không thấy!” (Chúng ta nên tự thu dọn phòng mình, nếu không thu dọn cũng tránh làm phật ý cha mẹ)
7. “Con muốn ăn cái gì con tự biết rồi, mẹ đừng gắp nữa!” (Cha mẹ ngóng trông chúng ta trở về nhà, đều mong muốn chúng ta có bữa ăn no và ngon miệng, chúng ta nên hiểu và vui vẻ tiếp nhận)
8. “Con đã bảo mẹ đừng ăn những thức ăn thừa này rồi, sao mẹ không nghe à?”(cả đời cha mẹ đều có thói quen tiết kiệm, rất khó sửa đổi, nói cha mẹ mỗi lần làm thức ăn, làm ít một chút là được)
9. “Con tự biết cân nhắc rồi, mẹ đừng nói nữa, thật là phiền phức.”
10. “Những đồ vật này con đã nói là không cần dùng rồi, mẹ chất đống ở đây để làm gì?”
Bạn đã quan tâm đến cha mẹ của mình chưa?
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện ra hoa cỏ, cây cối trong vườn của cha mẹ mình đã hoang tàn.
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện sàn nhà và tủ quần áo thường xuyên bám đầy bụi bẩn.
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện ra mẹ mình nấu đồ ăn quá mặn rất khó ăn.
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện ra mẹ của mình thường quên tắt ga.
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện ra một số thói quen của cha mẹ mình đã thay đổi, giống như là họ đã không còn muốn tắm rửa hàng ngày nữa.
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện ra cha mẹ của bạn đã không còn thích ăn những loại quả giòn cứng.
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện ra cha mẹ bạn chỉ ăn những món ăn được nấu chín nhừ nát.
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện ra cha mẹ bạn muốn ăn cháo.
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện ra cha mẹ bạn đi trên đường hay các phản ứng đều chậm lại.
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện ra cha mẹ mình trong lúc ăn ho không ngừng, đừng nghĩ rằng họ chỉ đang bị cảm lạnh.
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện ra cha mẹ mình không hề muốn đi ra cửa…
Nếu như có một ngày như vậy, tôi muốn nói với bạn rằng, bạn phải thật cảnh giác bởi vì cha mẹ bạn đã già rồi! Các cơ quan bộ phận đã thoái hóa đến mức cần người khác chăm sóc rồi.
Nếu như bạn không thể chăm sóc họ, bạn nên tìm người chăm sóc họ, bạn nên thường xuyên thăm nom họ, đừng để cha mẹ bạn cảm thấy mình bị bỏ rơi.
Tất cả ai rồi cũng sẽ già, cha mẹ chỉ là già trước chúng ta, chúng ta phải dùng trái tim yêu thương để chăm sóc cha mẹ, như thế mới có thể nhẫn nại, mới không nói những lời ca thán. Khi cha mẹ không thể tự chăm sóc bản thân, làm con phải luôn chú ý, cha mẹ có thể sẽ làm rất nhiều việc không hay, ví dụ như trong phòng có mùi khó chịu, có thể họ cũng không thể ngửi thấy, xin hãy đừng chê họ bẩn, phận làm con hãy dọn giúp cha mẹ mình. Cũng xin hãy luôn luôn duy trì sự yêu thương, kính trọng đối với họ.
alt
Nếu một mai thấy cha mẹ già yếu…
Khi cha mẹ không còn muốn tắm rửa, xin hãy bớt chút thời gian lau rửa cho họ, bởi vì cho dù là họ tự tắm rửa được thì cũng không thể tắm rửa sạch sẽ được. Khi chúng ta thưởng thức đồ ăn, xin hãy chuẩn bị cho họ một phần đồ ăn lớn nhỏ phù hợp, một bát nhỏ sẽ dễ dàng ăn hơn. Bởi vì họ không thích ăn có thể là do hàm răng đã không thể cắn và nhai được nữa rồi.
Từ khi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, mẹ là người cho chúng ra bú sữa, thay tã lót hằng đêm và còn không ngủ nghỉ để chăm sóc khi chúng ta ốm đau. Cha mẹ là người dạy cho chúng ta những kỹ năng sinh sống cơ bản đầu đời, cho chúng ta đi học, ăn uống, vui chơi và tập thói quen, luôn quan tâm không ngừng nghỉ.
Nếu như đến một ngày, cha mẹ đã không thể nhúc nhích được nữa, chẳng phải bạn nên chăm sóc cha mẹ mình sao?alt
Làm phận con hãy nhớ lấy, “xem cha mẹ chính là bản thân mình trong tương lai” mà hiếu thuận kịp thời, đừng để đến khi “cây muốn lặng mà gió chẳng dừng”, “con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không còn”.
.
Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch
Nguồn: Đại Kỷ Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét