Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

DUYÊN NỢ BA SINH

 
 
 
 
 
 
Namo Sakya Muni Buddha
 
Duyên Nợ Ba Sinh..
 
.. Có một anh chàng bị người yêu bỏ đi lấy chồng. Nên anh ta rất buồn, liền tìm đến nơi Phật thiền định
  để xin lời khuyên. Phật nghe câu chuyện của anh rồi chỉ vào tấm gương ở bên cạnh mình và nói:
 
" Anh có nhận ra ai trong tấm gương này không ? "
 
Chàng trai tò mò nhìn vào tấm gương thấy hình một cô gái nằm chết bên vệ đường, không mảnh vải 
che thân, liền há hốc mồm ngạc nhiên khi nhận ra đó chính là cô người yêu cũ của mình.
 
Rồi một lúc sau trong gương xuất hiện một người đàn ông đi qua đường nơi cô gái đang nằm. 
Thấy cô gái nằm như thế, anh ta động lòng cởi cái áo mình đang mặc và phủ lên người cô gái rồi đi tiếp. 
Và chàng trai đó chính là anh chàng bị người yêu bỏ đi lấy chồng.
 
Cô gái vẫn tiếp tục nằm như thế, cho tới khi có một người đàn ông khác xuất hiện khi đi qua đường. 
Thấy người con gái nằm chết bên vệ đường, anh ta động lòng rồi đem xác cô gái đi mai táng và chôn cất 
đầy đủ. Người đàn ông đó nay chính là chồng của cô người yêu cũ.
 
Nhìn vẻ mặt của anh chàng bị người yêu bỏ lộ đầy vẻ thất thần, và ngạc nhiên.
 Phật nhẹ nhàng cười và nói với chàng trai rằng:
 
" Tấm gương này phản chiếu lại chuyện kiếp trước.
Ở kiếp trước vì anh chỉ mặc áo cho cô ấy thôi. Nên kiếp này cô ấy yêu anh, ở bên anh một thời gian 
để trả nợ. Và đó là cái duyên của anh và cô ấy. Cái duyên bắt nguồn từ cái nợ của kiếp trước.
Thế nhưng cô ấy phải lấy người đàn ông kia, bởi vì kiếp trước cô ấy đã nợ cái công chôn cất, mai táng.
 Nên kiếp này phải lấy người đó làm chồng. Đó là duyên phận. Cái duyên phận này cũng bắt nguồn 
từ cái nợ của kiếp trước.
 
Bởi vậy, đừng quá buồn bã và suy nghĩ nhiều về chuyện này. Bởi chuyện duyên phận con người ra sao 
tất cả đều do duyên nghiệp quyết định. Và bất cứ ai trong chúng ta sống kiếp này cũng phải trả nợ 
hoặc đền ân cho hững kiếp đã qua ".
 
Ngẫm nghĩ:
 
Muôn sự trên đời bởi Nghiệp, Duyên
Hiểu ra, thanh thoát mọi ưu phiền
Trong mơ ai biết đời hư ảo
'' Thả mồi bắt bóng'' tự truân chuyên. 
( Trích: '' Thôi kệ! '' - Như Nhiên )

ĐOẠN VĂN ĐÁNG SUY NGẪM

Tấm bia mộ vô danh ở London



Đoạn văn đáng suy ngẫm nổi tiếng trên tấm bia mộ vô danh ở London

Biên dịch: Mai Trà 
Nguồn: daikynguyenvn 


Một đoạn văn khắc trên tấm bia làm chấn động cả thế giới, rất nhiều người thấy hối tiếc vì đã không phát hiện ra nó từ sớm hơn!

Tại hầm mộ trong tầng hầm nhà thờ Westminster nổi tiếng thế giới ở Luân Đôn, có một tấm bia mộ nổi tiếng thế giới. Kỳ thực, đây chỉ là tấm bia mộ rất bình thường, nó được làm bằng đá hoa cương thô ráp, hình dáng cũng rất bình thường. Xung quanh nó là những tấm bia mộ của vua Hery III đến George II và hơn hai mươi tấm bia mộ của những vị vua nước Anh trước đây, cho đến Newton, Darwin, Charles Dickens và nhiều nhân vật nổi tiếng khác. Vì thế nó trở nên bé nhỏ và không được để ý tới, trên đó không có đề ngày tháng năm sinh và mất, thậm chí một lời giới thiệu về người chủ ngôi mộ này cũng không có.

Mặc dù là tấm bia mộ vô danh như vậy, nhưng nó lại trở thành tấm bia mộ nổi tiếng khắp thế giới. Mọi người mỗi khi đến nhà thờ Westminster, họ có thể không tới bái yết những ngôi mộ của các vị vua đã từng có những chiến công hiển hách nhất thế giới, hay mộ của Dickens, Darwin và những của người nổi tiếng thế giới khác, nhưng không ai là không tới chiêm ngưỡng bia mộ bình thường này. Họ đều bị ngôi mộ làm cho xúc động mạnh mẽ. Chính xác ra, họ bị xúc động bởi những dòng chữ khắc trên tấm bia mộ này. Trên tấm bia mộ này có khắc một đoạn văn tự:

Khi tôi còn trẻ, còn tự do, trí tưởng tượng của tôi không bị giới hạn, tôi đã mơ thay đổi thế giới.

Khi tôi đã lớn hơn, khôn ngoan hơn, tôi phát hiện ra tôi sẽ không thay đổi được thế giới, vì vậy tôi rút ngắn ước mơ của mình lại và quyết định chỉ thay đổi đất nước của tôi.

Nhưng nó cũng như vậy, dường như là không thể thay đổi được. Khi tôi bước vào những năm cuối đời, trong một cố gắng cuối cùng, tôi quyết định chỉ thay đổi gia đình tôi, những người gần nhất với tôi.

Nhưng than ôi, điều này cũng là không thể. Và bây giờ, khi nằm trên giường, lúc sắp lìa đời, tôi chợt nhận ra:

Nếu như tôi bắt đầu thay đổi bản thân mình trước, lấy mình làm tấm gương thì có thể thay đổi được gia đình mình, với sự giúp đỡ, động viên của gia đình mình, tôi có thể làm điều gì đó thay đổi đất nước và biết đâu đấy, tôi thậm chí có thể làm thay đổi thế giới!”
Người ta nói, nhiều nhà lãnh đạo và những người nổi tiếng trên thế giới đều bị xúc động mạnh khi đọc dòng chữ này, có người nói đó là bài học giáo lý cuộc sống, có người nói đó là một nhân cách hướng nội.

Khi còn trẻ, Nelson Mandela đã đọc những dòng chữ này, đột nhiên có cảm xúc rất nghiêm túc rằng phải tự mình tìm được con đường cải biến Nam Phi, thậm chí là chìa khóa vàng để cải biến toàn thế giới. Sau khi trở về Nam Phi, với tham vọng này, vốn là một thanh niên da đen ủng hộ chính sách phân biệt chủng tộc đầy bạo lực để cai trị, thoáng một cái, ông đã cải biến tư tưởng và thái độ đối xử của mình, từ việc cải biến chính mình, ông bắt tay vào việc cải biến gia đình và bạn bè thân hữu của mình. Sau nhiều thập kỷ, ông đã thay đổi được đất nước của mình.

Hãy luôn mang một tấm lòng lương thiện và làm những điều đúng đắn, nhắc nhở, cải biến bản thân thành một người tốt. Nếu mỗi người đều biết tự quay lại vào trong và cải biến bản thân mình cho tốt hơn, thì thế giới chắc chắn sẽ thay đổi.
 
 
 
 

                  Lời hay ý đẹpTranh cãi với khách hàng .....bạn thắng.....khách hàng đi mất !

Tranh cãi với đồng nghiệp....bạn thắng...đồngnghiệp xa dần !
Tranh cãi với người thân ....bạn thắng....tình thân biến mất !
Tranh cãi vs bạn hữu....bạn thắng....bạn hữu dần xa
Tranh cãi vợ/ chồng ....bạn thắng.... Tình cảm nhạt phai !
Tranh cãi......tranh cãi ......Tranh cãi....
Dù tranh cãi với bất kì ai.... Bạn thắng thì đã sao ? Bạn nghĩ rằng 
bạn đã thắng !

 Nhưng thật ra bạn đã thua nặng và mất tất cả !!!!!

Ngẫm  nghĩ !!!

9 điều để thấy cuộc đời đáng sống:

1. Đừng xem trọng bề ngoài vì nó có thể đánh lừa bạn. Đừng xem trọng sự giàu sang vì nó có thể mất dần. Hãy đến với người biết làm bạn cười, vì chỉ có nụ cười mới biết ngày buồn thành vui. Chúc bạn tìm được người như thế.

2. Có những lúc trong cuộc đời, bạn nhớ một ngườiđến nỗi chỉ muốn kéo người ấy ra khỏi giấc mơ để ôm chặt lấy.    Chúc bạn có được người ấy.

3. Hãy đến nơi bạn thích, hãy trở thành người mà bạn muốn. Bởi lẽ, bạn chỉ có một cuộc đời và một cơ hội để thực hiện tất cả những gì mong mỏi. Chúc bạn có lòng can đảm.
4. Chúc bạn có đủ hạnh phúc để được dịu dàng, đủ từng trải để được mạnh mẽ, đủ nỗi buồn để biếtcảm thông, đủ hy vọng để biết hạnh phúc.

5. Khi cánh cửa hạnh phúc đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra. Thườngbạn sẽ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi không thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn nhận ra cánh cửa của mình.

6. Người bạn tốt nhất là người có thể im lặng cùng bạn khi ngồi ngoài hiên, để rồi khi quay đi, bạn cảm thấy như vừa được trò chuyện thật thích thú. Chúc bạn có nhiều bạn bè.

7. Bạn sẽ chẳng biết mình đang hưởng gì nếu không mất nó. Bạn sẽ chẳng mong mỏi gì nếu không mất nó. Chúc bạn không biết để không chịu đau khổnhư thế.

8. Luôn đặt mình vào vị trí của người khác. Nếu trong vị trí đó, bạn thấy đau, có lẽ người kia cũng sẽ cảm thấy như vậy.

9. Một lời bất cẩn có thể gây bất hòa. Một lời độc ác có thể làm hỏng cả cuộc đời. Một lời đúng lúc cóthể làm giảm căng thẳng. Một lời yêu thương có thể đem lại hạnh phúc. Chúc bạn biết cách điền vào chỗ trốngcủa cuộc đời.

Luợm lặt sưu tầm

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

NGUYỄN DU VÀ TÌNH YÊU

Nguyễn Du và Tình Yêu.
TTKh.
Từ: Ai Montgomery Chủ đề: [DaiHocVanKhoaSG] Nguyễn Du và tình yêu..  
Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều nổi tiếng, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Yên, người làng Tiên Ðiền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.Ông sinh năm 1765 (niên hiệu Cảnh Hưng) và mất năm 1820 ( Niên hiệu Minh Mệnh). Ông vẻ người khôi ngô, tuấn tú, rất thông minh, lúc lên 6 tuổi đi học , sách vở chỉ xem qua một lượt là thuộc. Năm 19 tuổi, ông thi hương đậu tam trường; có ra làm quan với nhà Lê. Khi Tây Sơn nổi lên, ông về ở ẩn tại quê nhà. Sau ông bị nhà Nguyễn triệu ra làm quan và cử đi sứ Trung Quốc vào năm 1813; đến năm 1820 ông lại được cử đi sứ lần nữa nhưng chưa kịp đi thì mất. Tương truyền lúc còn trai trẻ Nguyễn Du- khi ấy thường gọi là cậu Chiêu Bảy, rất thích hát phường vải. Bấy giờ có làng Trường Lưu cũng thuộc huyện Nghi Xuân, là một trong những làng nổi tiếng về hát phường vải, về nghề dệt vải và về con gái đẹp. Làng Tiên Ðiền thì có nghề làm nón; con trai phường nón thường kéo nhau sang hát phường vải ở Trường Lưu. Họ đi hát vì mê hát , nhưng một phần cũng vì mê các cô gái đẹp. Trong các chuyến đi ấy, Chiêu Bảy chẳng bao giờ vắng mặt. Có một đêm hát nọ, Chiêu Bảy tình cờ gặp được một cô gái tên Cúc, người đẹp, giọng hay, tài bẻ chuyện, nhưng chỉ phải một nỗi đã sắp quá thì mà vẫn chưa chồng. Chiêu Bảy biết thóp như vậy, liền bẻ ngay một câu như sau để ghẹo chơi:
Trăm hoa đua nở mùa xuân,
Cớ sao Cúc lại muộn màng về thu?
Chiêu Bảy vờ nói hoa nhưng kỳ thực là muốn châm chọc: Các cô gái khác đều đã đi lấy chồng sơm, sao riêng cô Cúc lại để quá lứa lỡ thì như vậy? Nhưng cô Cúc nào phải tay vừa, thoáng nghe qua cô đã hiểu ngay ý tứ của đối phương, bèn hát đáp lại rằng:
Vì chưng tham chút nhụy vàng,
Cho nên Cúc phải muộn màng về thu.
Hoa cúc vốn là hoa nở về thu; cúc nở về thu mới là đang độ mãn khai, thế là đúng kỳ chớ không phải là muộn. Câu hỏi cũng khôn mà câu trả lời cũng thật là khéo lắm; Chiêu Bảy đành phải lảng sang chuyện khác không dám hỏi về chuyện ấy nữa
~~~*****~~~
Nguyễn Du lúc còn là học trò ở với thân sinh là Xuân quận công Nguyễn Nghiễm ở Hà nội, theo học với một ông đồ họ Lê ở Gia Lâm, bên kia sông Nhị. Cậu học trò cùng các bạn ngày nào cũng phải qua sông bằng đò ngang. Người chở đò là một cô gái nhà nghèo, nhưng xinh xắn và ăn nói có duyên. Cậu học trò Nguyễn rất để ý. Một hôm, cậu đến chậm, lỡ chuyến đò, cậu phải chờ đợi sốt ruột, nên làm một bài thơ nhờ bạn đưa cho cô gái, để tỏ lòng mình và cũng để thử lòng cô gái. Bài thơ như sau:
Ai ơi, chèo chống tôi sang
Kẻo trời trưa trật, lỡ làng tôi ra
Còn nhiều qua lại lại qua,
Gíup cho nhau nữa để mà...
Câu thơ cuối, tác giả bỏ lửng có ý để chờ cô gái điền vào. Nhận được, cô gái bẽn lẽn và từ chối; nhưng về sau nể lời bạn cô, cô cũng thêm vào hai chữ... quen nhau. Thế rồi hai người yêu nhau. Nhà thơ thổ lộ tâm tình ra bốn câu lục bát rằng:
Quen nhau nay đã nên thương
Cùng nhau xe mối tơ vương chữ tình
Cảnh xinh xinh, người xinh xinh,
Trên trời, dưới nước, giữa mình với ta
Họ yêu nhau tha thiết, quyết chí lấy nhau, nhưng rồi không lấy được nhau. Bởi lẽ đơn giản: Nguyễn Du là cậu trai quý tộc mà cô kia thì chỉ là một cô gái bình dân. Chẳng những thế, do chuyện yêu đương ấy, Nguyễn Du còn bị gọi về nhà chịu một trận đòn nên thân, rồi lại bị gửi về học một ông đồ khác ở mạn Thái Bình. Hơn 10 năm sau, khi Nguyễn Du có dịp trở lại bến cũ đò xưa thì cô gái đi lấy chồng lâu rồi, chỉ còn cây đa vẫn còn xanh tươi trước gió, dòng nước đỏ vẫn lặng lẽ trôi xuôi. Bến đò vẫn đông người qua lại nhưng vắng bóng một người. Trông cảnh cũ, nhớ người xưa, nhà thơ đành bùi ngùi sẻ ngâm lên bốn câu lục bát để gửi gấm lòng mình:
Yêu nhau những muốn gần nhau
Bể sâu trăm trượng, tình sâu gấp mười
Vì đâu xa cách đôi nơi
Bến này còn đó, nào người năm xưa?
Câu chuyện đau lòng này, sau được Nguyễn Du tự tay ghi chép trong một bản thảo, dưới nhan đề "Mối tình hận của ta".ST

MẸ CHA

RẰM THÁNG BẢY, NGÀY VU-LAN BÁO-HIẾU.
" Đi Khắp Thế-Gian Không Ai Tốt Bằng Mẹ ;
 Gánh Nặng Cuộc Đời Không Ai Khổ Bằng Cha."

" Có Một Người Phụ-Nữ...Luôn Yêu Tôi Đến Hết
  Cuộc Đời  ???  Đó Chính Là Mẹ Tôi ! "
" Đôi Vai Mẹ Mõi Mòn Thân Cát Bụi,
  Gành Tình Thương Rong Ruổi Giữa Chợ Trời ! "
" Nước Biển Mênh Mông Không Đong Đầy Tình Mẹ ;
  Mây Trời Lồng Lộng Không Phủ Kín Công Cha ! ".

   ............................................................................
Cảm ơn anh THAO NGUYEN đã chuyển
 bài  ý-nghĩa trong Mùa Vu-Lan Báo-Hiếu.
                    TheKhiemTran.





Chữ Hiếu trong truyện Phật Bà chùa Hương
Nói đến hiếu đạo người ta nghĩ ngay đến Hiếu kinh của Khổng Tử. Có người đã cho rằng nhờ có đạo Nho mà người Việt mới biết nêu cao đạo hiếu.
Nhận định này chưa được khách quan, nếu như không muốn nói là võ đoán, bởi người Việt không những có truyền thống hiếu đạo, mà còn có tư tưởng hiếu đạo khác hẳn người Trung Hoa. 
Trong tác phẩm 
Lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thời Lý Nam Đế, 
Tiến sĩ Lê Mạnh Thát đã minh định rõ ràng sự khác biệt đó.

Đứng đầu của mọi hạnh chính là hiếu. Người Trung Quốc cũng tin như vậy, trongHiếu kinh: Tính của trời đất, con người là quý. Hạnh con người không gì lớn hơn hiếu (Thiên địa chi tính, duy nhân vi quý. Nhân chi hạnh, mạc đại vu hiếu). Người Việt cũng coi hiếu là hơn hết, trong mọi nết hạnh làm người. Nhưng người Việt thể hiện hạnh hiếu bằng cách giúp nghèo cứu thiếu và thương nuôi quần sanh, chứ không phải như người Trung Quốc “giữ gìn thân thể tóc da không dám tổn thương, phải lập thân hành đạo, dương danh với hậu thế”. 
Tư tưởng hiếu đạo của người Việt giáo dục cho con cái, dù không được viết thành kinh, nhưng cũng vô cùng phong phú và sâu sắc, qua ca dao, tục ngữ: 
Đạo làm con chớ hững hờ 
Phải đem hiếu kính mà thờ mẹ cha.
Hay: 
Công cha như núi ngất trời, 
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. 
Núi cao biển rộng mênh mông, 
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi. 
Bài học về đạo làm con ấy còn được diễn đạt thành những câu hát, lời ca mộc mạc giữa chốn đồng quê: 
Xin người hiếu tử lắng khuyên 
Kịp thì nuôi nấng cho toàn đạo con 
Kẻo khi sông cạn, đá mòn 
Phú nga phú ủy có còn ra chi. 
Hay: 
Làm trai giữ trọn ba giềng, 
Thảo cha, ngay chúa, vợ hiền chớ vong. 
Ngay từ thuở nhỏ, con em trong gia đình luôn luôn được cha mẹ dạy dỗ phải sống hiếu để, thuận hòa: 
Thờ cha mẹ ở hết lòng, 
Ấy là chữ hiếu ở trong luân thường. 
Chữ đễ có nghĩa là nhường, 
Nhường anh, nhường chị,
lại nhường người trên. 
Ghi lòng, tạc dạ chớ quên, 
Con em phải giữ lấy nền con em.
Nhưng tư tưởng hiếu đạo của người Việt Nam được thể hiện rõ ràng hơn hết có lẽ phải nói đến Truyện Phật Bà chùa Hương trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc ta. Truyện dài 1.424 câu thơ lục bát, mang đậm tính nhân văn, giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, đặc biệt tinh thần nhập thế độ sanh của Phật giáo. Ngay ở những câu mở đầu truyện, tác giả khuyết danh đã nói: 
Chân như đạo Phật rất mầu 
Tâm trung chữ hiếu, niệm đầu chữ nhân. (Câu 1-2) 
Hai câu thơ này phản ánh nhận thức của người Việt về Phật giáo, cho rằng đạo Phật là đạo chân như, rất nhiệm mầu, nhưng không ngoài hai chữ hiếu và nhân. Rồi tác giả định nghĩa: 
Hiếu là độ được đấng thân, 
Nhân là độ được trầm luân mọi loài. 
(Câu 3-4)
và: 
Trên thì hiếu báo sinh thành 
Dưới thì nhân cứu chúng sanh Ta-bà. 
(câu 1397-1398) 
Bên trong động Hương Tích
Hiếu, đối với người Phật tử Việt Nam, không chỉ đơn giản là phụng sự cha mẹ, mà còn phải độ cho cha mẹ được giải thoát khổ đau. Hiếu thế gian là cách thường tình ai cũng có thể làm được, đó là cung cấp cho cha mẹ cơm áo, thuốc thang, vật dụng, chăm sóc, thăm viếng, hầu cận… nhưng hơn hết là sự ân cần, thương yêu, kính trọng mẹ cha.
Người ta nói “của cho không bằng cách cho”, nhất là cho cha mẹ. Cha mẹ cần nơi con cái không phải là những vật chất, thứ mà cha mẹ đã từng khổ cực tìm kiếm cho con. Cha mẹ cần ở nơi con sự trưởng thành và hạnh phúc, cần nơi con tình thương và quan tâm, cần một cử chỉ hợp với đạo hiếu. Cho dù vậy, cách báo hiếu này cũng chỉ báo hiếu được phần nào công ơn của cha mẹ mà thôi, chưa thể gọi là tận hiếu. Tận hiếu phải là hiếu xuất thế gian, tức là khuyên cha mẹ làm lành, giữ giới, ăn chay, niệm Phật. 
Kinh Tỳ-ni mẫu, quyển 2, nói: “Nếu cha mẹ nghèo khổ bần hàn, thì trước hết phải khuyên cha mẹ thọ tam quy, giữ ngũ giới hay thập thiện, rồi sau đó mới cung phụng vật thực, y áo; bởi vì chỉ có cách báo hiếu theo Phật pháp mới có thể giúp cho cha mẹ mãi mãi xa lìa khổ đau, thoát khỏi bần hàn, được vui an lạc”. Hiếu là độ được đấng thân chính là đây vậy!
Từ những gia đình có con cái hiếu thảo với cha mẹ như thế đã cống hiến cho xã hội những công dân trung thành với đất nước, nhân nghĩa với nhân dân. Tư tưởng hiếu đạo này đã có từ thời Hùng Vương, mà ta có thể đọc được trong kinh Tu Đại Noa của Lục độ tập kinh 2. Khi Phật giáo hội nhập Việt Nam, tư tưởng này càng thêm đẹp và ngày càng sáng tỏ. Những tấm gương sáng của vua, dân các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần… là minh chứng vậy. 
Truyện Phật Bà chùa Hương một phần cũng phản ánh thực trạng cuộc sống hòa bình của Tam giáo, nhưng con người lý tưởng để phụng sự xã hội không phải là mẫu người quân tử, mà phải là người Phật tử, hơn thế, phải là một Phật tử đắc đạo. Vì rằng chỉ có những người Phật tử đắc đạo mới có thể thực hiện được trung hiếu vẹn toàn, mới có thể hộ quốc, an dân: 
Thân này thành Phật may ra, 
Hộ nước hộ nhà thì mới có phương. (Câu 315-316) 
Trong xã hội ngày nay, chúng ta không dám ước mơ mọi người đều trở thành người Phật tử, nói gì đến Phật tử đắc đạo, thành Phật! Chỉ mong rằng ngày càng có nhiều gia đình có con hiếu thảo, nhất là những người con đang và sẽ lãnh đạo đất nước, thì nước nhà sẽ ngày càng tốt đẹp, không có chuyện tham nhũng hay nhũng nhiễu, vì người con hiếu thảo đích thực chính là người “trung với nước, hiếu với dân”…
Dã Hạc
Phật Giáo Và Cuộc Sống's photo.

Sent from my iPad

On Aug 25, 2015, at 8:07 PM, william nguyen <wnguyen431@yahoo.com> wrote:

On Tuesday, August 25, 2015 7:35 PM, be nguyen <bequangnguyen01@gmail.com> wrote:



Mẹ già rồi, xin đừng nói những lời này với mẹ!


Dù cho mẹ có là người nuôi dưỡng bạn hay không thì ít nhất mẹ cũng là người đã mang thai gần 10 tháng trời và sinh ra bạn trên cõi đời này. Có thể chứng kiến tất cả mọi điều xảy ra trên thế giới này, cái đẹp cái xấu, cái thiện cái ác, tất cả đều là do Thượng đế và cha mẹ đã ban cho bạn. Đừng làm những việc sẽ khiến bạn sau này phải hối hận, hãy đối xử tốt với cha mẹ của mình. Đừng để đến khi họ mất đi rồi lúc đó mới thấy quý tiếc, bởi vì khi ấy hết thảy mọi thứ đều không còn kịp nữa rồi.
alt
Hãy nhớ kỹ đừng bao giờ nói với cha mẹ mình 10 câu nói sau:
1. Được rồi! Được rồi! Con biết rồi! Thật là dài dòng!” (Với cha mẹ sự “dài dòng” đó lại là môt loại hạnh phúc).
2. “Có việc gì không ạ? Không có việc gì à? Vậy thì con cúp máy nhé!” (Cha mẹ gọi điện thoại cũng chỉ muốn nói chuyện, chúng ta nên hiểu tâm ý của cha mẹ và đừng vội vàng cúp máy!)
3. “Đã nói rồi mà mẹ vẫn không hiểu, mẹ đừng hỏi nữa!” (Cha mẹ chỉ muốn nói chuyện với chúng ta thôi mà).
4. “Đã nói mẹ bao nhiêu lần rồi là đừng có làm, đã làm không được rồi mà còn cứ làm.” (Một số cha mẹ đã không còn đủ sức lực để làm việc gì đó, chúng ta vì lo lắng cho cha mẹ mà ngăn lại, nhưng đừng khiến cho cha mẹ cảm thấy họ trở nên vô dụng!).
5. “Cha mẹ đã lỗi thời rồi!” (Ý kiến của cha mẹ có thể không còn tác dụng với chúng ta, nhưng chúng ta cũng không nên đối đáp như thế).
6. “Bảo mẹ đừng thu dọn phòng của con, mẹ xem, bây giờ đồ đạc nào tìm cũng không thấy!” (Chúng ta nên tự thu dọn phòng mình, nếu không thu dọn cũng tránh làm phật ý cha mẹ)
7. “Con muốn ăn cái gì con tự biết rồi, mẹ đừng gắp nữa!” (Cha mẹ ngóng trông chúng ta trở về nhà, đều mong muốn chúng ta có bữa ăn no và ngon miệng, chúng ta nên hiểu và vui vẻ tiếp nhận)
8. “Con đã bảo mẹ đừng ăn những thức ăn thừa này rồi, sao mẹ không nghe à?”(cả đời cha mẹ đều có thói quen tiết kiệm, rất khó sửa đổi, nói cha mẹ mỗi lần làm thức ăn, làm ít một chút là được)
9. “Con tự biết cân nhắc rồi, mẹ đừng nói nữa, thật là phiền phức.”
10. “Những đồ vật này con đã nói là không cần dùng rồi, mẹ chất đống ở đây để làm gì?”
Bạn đã quan tâm đến cha mẹ của mình chưa?
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện ra hoa cỏ, cây cối trong vườn của cha mẹ mình đã hoang tàn.
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện sàn nhà và tủ quần áo thường xuyên bám đầy bụi bẩn.
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện ra mẹ mình nấu đồ ăn quá mặn rất khó ăn.
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện ra mẹ của mình thường quên tắt ga.
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện ra một số thói quen của cha mẹ mình đã thay đổi, giống như là họ đã không còn muốn tắm rửa hàng ngày nữa.
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện ra cha mẹ của bạn đã không còn thích ăn những loại quả giòn cứng.
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện ra cha mẹ bạn chỉ ăn những món ăn được nấu chín nhừ nát.
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện ra cha mẹ bạn muốn ăn cháo.
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện ra cha mẹ bạn đi trên đường hay các phản ứng đều chậm lại.
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện ra cha mẹ mình trong lúc ăn ho không ngừng, đừng nghĩ rằng họ chỉ đang bị cảm lạnh.
Nếu như có một ngày, bạn phát hiện ra cha mẹ mình không hề muốn đi ra cửa…
Nếu như có một ngày như vậy, tôi muốn nói với bạn rằng, bạn phải thật cảnh giác bởi vì cha mẹ bạn đã già rồi! Các cơ quan bộ phận đã thoái hóa đến mức cần người khác chăm sóc rồi.
Nếu như bạn không thể chăm sóc họ, bạn nên tìm người chăm sóc họ, bạn nên thường xuyên thăm nom họ, đừng để cha mẹ bạn cảm thấy mình bị bỏ rơi.
Tất cả ai rồi cũng sẽ già, cha mẹ chỉ là già trước chúng ta, chúng ta phải dùng trái tim yêu thương để chăm sóc cha mẹ, như thế mới có thể nhẫn nại, mới không nói những lời ca thán. Khi cha mẹ không thể tự chăm sóc bản thân, làm con phải luôn chú ý, cha mẹ có thể sẽ làm rất nhiều việc không hay, ví dụ như trong phòng có mùi khó chịu, có thể họ cũng không thể ngửi thấy, xin hãy đừng chê họ bẩn, phận làm con hãy dọn giúp cha mẹ mình. Cũng xin hãy luôn luôn duy trì sự yêu thương, kính trọng đối với họ.
alt
Nếu một mai thấy cha mẹ già yếu…
Khi cha mẹ không còn muốn tắm rửa, xin hãy bớt chút thời gian lau rửa cho họ, bởi vì cho dù là họ tự tắm rửa được thì cũng không thể tắm rửa sạch sẽ được. Khi chúng ta thưởng thức đồ ăn, xin hãy chuẩn bị cho họ một phần đồ ăn lớn nhỏ phù hợp, một bát nhỏ sẽ dễ dàng ăn hơn. Bởi vì họ không thích ăn có thể là do hàm răng đã không thể cắn và nhai được nữa rồi.
Từ khi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, mẹ là người cho chúng ra bú sữa, thay tã lót hằng đêm và còn không ngủ nghỉ để chăm sóc khi chúng ta ốm đau. Cha mẹ là người dạy cho chúng ta những kỹ năng sinh sống cơ bản đầu đời, cho chúng ta đi học, ăn uống, vui chơi và tập thói quen, luôn quan tâm không ngừng nghỉ.
Nếu như đến một ngày, cha mẹ đã không thể nhúc nhích được nữa, chẳng phải bạn nên chăm sóc cha mẹ mình sao?alt
Làm phận con hãy nhớ lấy, “xem cha mẹ chính là bản thân mình trong tương lai” mà hiếu thuận kịp thời, đừng để đến khi “cây muốn lặng mà gió chẳng dừng”, “con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không còn”.
.
Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch
Nguồn: Đại Kỷ Nguyên

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

THỰC PHẨM GÂY BỆNH

Xin lưu ý các bà nội trợ
6 Chất Gây Ung Thư Sát Bên Bạn



Để tránh xa bệnh ung thư, chúng ta phải trở thành những “thợ săn” chất gây ung thư, chứ không phải trở thành “con mồi” của chúng. Mới đây, một tạp chí sức khỏe của Mỹ đã tiến hành xếp hạng mức độ nguy hiểm theo cấp độ 1 – 5, từ nhẹ đến nặng với một số đồ có chứa chất gây ung thư xung quanh chúng ta. Bạn hãy chú ý đến chúng để có thể giảm nguy cơ ung thư nhé.

1.  Styrene có trong hộp xốp



Mức nguy hiểm: 1
Theo báo cáo nghiên cứu của Chương trình độc chất học quốc gia của Mỹ, Styrene là một chất gây ung thư, có thể phá hủy DNA trong cơ thể người.  Styrene được dùng nhiều để sản xuất các loại hộp xốp, nhất là các loại hộp đựng thức ăn, bát, đũa, cốc dùng 1 lần…
Cách phòng ngừa:  Hãy tránh xa hoặc hạn chế sử dụng các các sản phẩm này bằng cách tránh làm nóng thức ăn trong những vật liệu nhựa chứa chất polystyrene, đặc biệt là thực phẩm chiên nóng. Nếu đựng các loại thực phẩm này, ở nhiệt độ cao chất styrene trong hộp, cốc... có thể được giải phóng và gây độc.

2.  Formaldehyde trong áo sơ mi không nhăn



Mức nguy hiểm: 2
Formaldehyde có thể làm cho áo sơ mi nhăn trông sắc nét và phẳng hơn, nhưng nó có thể đe dọa sức khỏe của bạn. Có bằng chứng cho thấy, formaldehyde có thể dẫn tới ung thư mũi và các khối u trong hệ thống hô hấp.
Cách phòng ngừa:   Hãy chọn những chiếc sơ mi bình thường, nếu bạn mặc áo sơ mi không nhăn, trước khi mặc lần đầu hãy giặt sạch chúng.  Cục bảo vệ môi trường Mỹ khuyến cáo rằng, giặt sạch trước khi mặc đối với những chiếc áo sơ mi không nhăn có thể giảm tới 60% hàm lượng formaldehyde.

3.  Dioxane (dioxan) có trong chất tẩy rửa



Mức nguy hiểm: 3
Năm 2011, Tổng chức Môi trường Thế giới phát hiện, trong chất tẩy rửa có chứa chất gây ung thư là dioxane. Theo cơ quan này, trong khi chất tẩy rửa loại bỏ chất bẩn thì chúng cũng lưu lại các chất có độc dẫn tới ung thư là dioxane.
Biện pháp phòng ngừa:  Lựa chọn các chất tẩy rửa thân thiện với môi trường, học cách đọc nhãn ghi thành phần của chất tẩy rửa. Nếu sản phẩm có các thành phần như polyethylene, polyethylene glycol, polyetylen oxit thì đều có khả năng chứa dioxane và bạn nên tránh chúng.

4.  Acrylamide có trong khoai tây chiên, bánh rán



Mức nguy hiểm: 3
Khi những thực phẩm giàu carbonhydrate như khoai tây chiên, bánh rán được chiên rán dưới nhiệt độ cao, thường sẽ giải phóng ra acrylamide, nó sẽ gây đột biến DNA của con người, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư.
Biện pháp phòng ngừa:  Khi chế biến khoai tây, bạn cần chú ý về nhiệt độ và thời gian chế biến.  Nếu thực sự muốn ăn đồ chiên rán, đừng chiên chúng thành quá chín và chuyển sang màu nâu.
Trước khi chiên khoai tây, hãy ngâm chúng trong nước khoảng 2 giờ, cách này có thể giảm một nửa lượng acrylamide.

5.  Nitrosamine có trong thuốc lá, thịt xông khói


Mức nguy hiểm: 4
Hợp chất nitrosamine có thể gây ung thư.  Ngay cả thuốc lá điện tử cũng bị ảnh hưởng.  Ngoài ra, muối nitrit trong xúc xích, thịt xông khói, lạp sườn có thể phản ứng với axit dạ dày, sinh ra chất nitrosamine.
Cách phòng ngừa:  Cho dù bạn hút thuốc lá loại gì đều phải cai thuốc.  Ngoài ra nên hạn chế ăn các món ướp muối, xông khói, thay đổi cách chế biến thịt, luộc hoặc nấu sẽ an toàn hơn chiên rán.

6. Asen có trong gạo lứt


Mức nguy hiểm: 5

Một cuộc khảo sát về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng được Hiệp hội nhà tiêu dùng Mỹ tiến hành phát hiện, hàm lượng asen trong gạo lứt đều cao hơn so với gạo trắng.  Asen sẽ làm suy giảm chức năng hệ thống hồi phục của cơ thể, nên khi các tế bào bị tổn thương, DNA không thể phục hồi như ban đầu, dễ biến thành ung thư.

Cách phòng ngừa:  Trước khi nấu, vo sạch gạo, khi vo, tỷ lệ nước và gạo tối thiểu là 6:1.  Ngoài ra, chỉ nên ăn gạo lứt 2 lần/tuần.

Theo Afamily