NASA phát hiện vừa phát hiện mặt trời xuất
hiện 2 lỗ nhật hoa lớn, chiếm gần 10% diện tích. Nếu những lỗ nhật hoa này tiếp
tục hoạt động và hướng về phía Trái Đất sẽ là mối đe dọa lớn. Hiện các nhà khoa
học đang ráo riết theo dõi hoạt động của hai lỗ nhật hoa này.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã phát hiện ra một cặp lỗ nhật hoa lớn trên bề mặt mặt trời. Một trong hai lỗ nhật hoa này nằm ở phía Cực Nam và bao trùm khoảng 6-8% bề mặt của mặt trời, dài 142 tỉ dặm và đây được coi là lỗ nhật hoa lớn nhất mà các nhà khoa học đã theo dõi được tính đến thời điểm này.
Trong khi đó, lỗ nhật hoa nhỏ hơn lại khá dài và hẹp, nó nằm ở cực đối diện và chiếm khoảng 3,8 tỉ mét vuông( khoảng 0,16% bề mặt mặt trời).
Theo NASA thì nhiệt độ và mật độ ở lỗ nhật hoa sẽ thấp hơn so với ở bên ngoài mặt trời. Những lỗ này có thể là nơi phát sinh của năng lượng gió bao quanh Trái Đất.
Từ trường ở khu vực này có thể vươn xa ra ngoài không gian hơn là bị hấp thụ lại bề mặt mặt trời. Những từ trường bị hấp thu vào bề mặt sẽ có hình vòng cung ở những vùng ngoài lỗ hổng bao gồm cả vùng dưới đường chân trời bên phải.
Mặt trời đã bắt đầu trở nên bí ẩn khi bỗng dưng xuất hiện những lỗ nhật hoa khổng lồ. Những lỗ hổng này lần đầu tiên được chiêm ngưỡng thông qua những bức ảnh từ các nhà du hành vũ trụ trên trạm không gian SkyLad Board của NASHA vào năm 1973 và 1974.
Vùng tối đã chiếm tới 10% diện tích bề mặt Mặt Trời.
Một lỗ nhật hoa có thể tồn tại trong 5 năm hoặc lâu hơn nữa. Mỗi lần lỗ này hướng về phía Trái Đất thì ta có thể đo được luồng hạt phân tử tuôn ra như một dòng chảy với tốc độ cao. Các hạt tích điện trong vành đai bức xạ của Trái Đất được gia tốc khi dòng chảy tốc độ cao bay vào khí quyển Trái Đất.
Những hình ảnh đáng kinh ngạc đã được ghi lại vào ngày 1/1/2015 bởi thiết bị Atmospheric Imaging Assembly (AIA) của NASA, những lỗ nhật hoa hiện ra như một vùng mịt tối ở phía Nam. Các hạt phân tử di chuyển dọc theo từ trường và phần lớn sẽ rời khỏi mặt trời, những hạt mắc kẹt còn lại bị đốt nóng lên và phát sáng tạo ra những hình ảnh rực rỡ trên AIA.
Lỗ nhật hoa là một dạng điển hình trên bề mặt mặt trời mặc dù chúng xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau với tần suất đều đặn hơn tại mỗi chu kỳ hoạt động của mặt trời. Chúng có vai trò rất quan trọng giúp chúng ta tìm hiểu về thời tiết trong vũ trụ.
Các nhà vật lý học Mặt Trời tại NASA đã khẳng định rằng những đợt bùng nổ nanoflare khiến nhiệt độ của lớp khí mỏng và mờ trong khí quyển của Mặt Trời đạt đến hàng triệu độ.
Chúng cũng là nguyên nhân giải thích tại sao bầu khí quyển bên ngoài mặt trời lại nóng như vậy, một bí ẩn còn được gọi là “hiện tượng corona”. Nếu NuSTAR có thể ghi lại hình ảnh nanoflares đang hoạt động thì có thể giúp các nhà khoa học giải được câu đố trong nhiều thập kỷ qua.
Nhiều hình ảnh đã xuất hiện sau khi cảnh báo về việc Trái Đất có thể bị ảnh hưởng bởi một loạt tia lửa mặt trời phá hoại. Những vết đen mặt trời (Active Region 12192) bắt đầu đối mặt với Trái Đất vào tháng 10 tuy nhiên chúng không sản sinh ra bất kì sự phun trào nhật hoa nào (CMEs).
Mặc dù vậy, ở lần quay lại này chúng có khả năng sẽ tạo ra những cơn phun trào nhật hoa lớn. Một vết đen có kích thước bằng sao Mộc đã phun trào 6 lần từ tháng 10 đến đầu tháng 11 và sau đó đã biến mất trong vòng 2 tuần.
Đầu năm nay Asley Dale, thành viên của lực lượng đặc nhiệm quốc tế đã cảnh báo rằng siêu bão mặt trời có thể là một thảm họa triền miên đe dọa đến Trái Đất. Nó sẽ gây nên sự tăng đột biến lượng điện trong mặt đất và cả trên đường dây, khiến cho điện bị mất đột ngột, tàn phá các hệ thống liên lạc, tê liệt mọi hoạt động thiết yếu như giao thông, sinh hoạt...
Theo ông Dale, tiến sĩ nghiên cứu về kĩ thuật hàng không vũ trụ ở Bristol University thì chúng không còn là mối đe dọa mà sẽ trở thành điều không thể tránh khỏi. Tất cả chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.
VietSN © sưu tập
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã phát hiện ra một cặp lỗ nhật hoa lớn trên bề mặt mặt trời. Một trong hai lỗ nhật hoa này nằm ở phía Cực Nam và bao trùm khoảng 6-8% bề mặt của mặt trời, dài 142 tỉ dặm và đây được coi là lỗ nhật hoa lớn nhất mà các nhà khoa học đã theo dõi được tính đến thời điểm này.
Trong khi đó, lỗ nhật hoa nhỏ hơn lại khá dài và hẹp, nó nằm ở cực đối diện và chiếm khoảng 3,8 tỉ mét vuông( khoảng 0,16% bề mặt mặt trời).
Theo NASA thì nhiệt độ và mật độ ở lỗ nhật hoa sẽ thấp hơn so với ở bên ngoài mặt trời. Những lỗ này có thể là nơi phát sinh của năng lượng gió bao quanh Trái Đất.
Từ trường ở khu vực này có thể vươn xa ra ngoài không gian hơn là bị hấp thụ lại bề mặt mặt trời. Những từ trường bị hấp thu vào bề mặt sẽ có hình vòng cung ở những vùng ngoài lỗ hổng bao gồm cả vùng dưới đường chân trời bên phải.
Mặt trời đã bắt đầu trở nên bí ẩn khi bỗng dưng xuất hiện những lỗ nhật hoa khổng lồ. Những lỗ hổng này lần đầu tiên được chiêm ngưỡng thông qua những bức ảnh từ các nhà du hành vũ trụ trên trạm không gian SkyLad Board của NASHA vào năm 1973 và 1974.
Vùng tối đã chiếm tới 10% diện tích bề mặt Mặt Trời.
Một lỗ nhật hoa có thể tồn tại trong 5 năm hoặc lâu hơn nữa. Mỗi lần lỗ này hướng về phía Trái Đất thì ta có thể đo được luồng hạt phân tử tuôn ra như một dòng chảy với tốc độ cao. Các hạt tích điện trong vành đai bức xạ của Trái Đất được gia tốc khi dòng chảy tốc độ cao bay vào khí quyển Trái Đất.
Những hình ảnh đáng kinh ngạc đã được ghi lại vào ngày 1/1/2015 bởi thiết bị Atmospheric Imaging Assembly (AIA) của NASA, những lỗ nhật hoa hiện ra như một vùng mịt tối ở phía Nam. Các hạt phân tử di chuyển dọc theo từ trường và phần lớn sẽ rời khỏi mặt trời, những hạt mắc kẹt còn lại bị đốt nóng lên và phát sáng tạo ra những hình ảnh rực rỡ trên AIA.
Lỗ nhật hoa là một dạng điển hình trên bề mặt mặt trời mặc dù chúng xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau với tần suất đều đặn hơn tại mỗi chu kỳ hoạt động của mặt trời. Chúng có vai trò rất quan trọng giúp chúng ta tìm hiểu về thời tiết trong vũ trụ.
Các nhà vật lý học Mặt Trời tại NASA đã khẳng định rằng những đợt bùng nổ nanoflare khiến nhiệt độ của lớp khí mỏng và mờ trong khí quyển của Mặt Trời đạt đến hàng triệu độ.
Chúng cũng là nguyên nhân giải thích tại sao bầu khí quyển bên ngoài mặt trời lại nóng như vậy, một bí ẩn còn được gọi là “hiện tượng corona”. Nếu NuSTAR có thể ghi lại hình ảnh nanoflares đang hoạt động thì có thể giúp các nhà khoa học giải được câu đố trong nhiều thập kỷ qua.
Nhiều hình ảnh đã xuất hiện sau khi cảnh báo về việc Trái Đất có thể bị ảnh hưởng bởi một loạt tia lửa mặt trời phá hoại. Những vết đen mặt trời (Active Region 12192) bắt đầu đối mặt với Trái Đất vào tháng 10 tuy nhiên chúng không sản sinh ra bất kì sự phun trào nhật hoa nào (CMEs).
Mặc dù vậy, ở lần quay lại này chúng có khả năng sẽ tạo ra những cơn phun trào nhật hoa lớn. Một vết đen có kích thước bằng sao Mộc đã phun trào 6 lần từ tháng 10 đến đầu tháng 11 và sau đó đã biến mất trong vòng 2 tuần.
Đầu năm nay Asley Dale, thành viên của lực lượng đặc nhiệm quốc tế đã cảnh báo rằng siêu bão mặt trời có thể là một thảm họa triền miên đe dọa đến Trái Đất. Nó sẽ gây nên sự tăng đột biến lượng điện trong mặt đất và cả trên đường dây, khiến cho điện bị mất đột ngột, tàn phá các hệ thống liên lạc, tê liệt mọi hoạt động thiết yếu như giao thông, sinh hoạt...
Theo ông Dale, tiến sĩ nghiên cứu về kĩ thuật hàng không vũ trụ ở Bristol University thì chúng không còn là mối đe dọa mà sẽ trở thành điều không thể tránh khỏi. Tất cả chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.
VietSN © sưu tập
Advertisement
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét