Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

LUẬT

Những luật lệ rất là quái dị của đảng và nhà nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- BÙI LÝ HỒNG-


Đây là những luật lệ rất là quái dị của đảng và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được phổ biến trong nhân dân, hướng dẫn mọi người đi theo nếp sống gọi là mới, lành mạnh. Người viết có phần nằm trong dấu ngoặc để lạm bàn về những điều rất là khôi hài, nay trở thành chính sách, nằm trong đạo đức cách mạng, được hồ chí minh và đảng CSVN phát động, lái con người sinh sống tại Việt Nam đi theo.
  • 2012 (đây là những qui định từ năm 2012)
  • 1. Đóng thuế đẻ. ( tức là ai vào" xưởng đẻ" phải đóng thuế, một sắc thuế chưa có nước nào thực hiện, chỉ có ở Việt Nam là có sắc thuế đẻ. Nhớ thời thực dân, người Pháp chỉ có thuế thân, dành cho người dân thuộc địa, nhưng chưa có thuế đẻ. Tái lại tại một số nước Tây Phương, đẻ con được chính phủ hoan hỷ, như ở nước Úc, trước đây, đẻ một đứa con được chính phủ biếu cho 5 nghìn Úc Kim, là phần thưởng cho những bà mẹ đẻ con. Hình như kinh tế suy trầm, nên chính phủ giảm còn 3 nghìn khi đẻ con, chứ không bao giờ đánh thuế đẻ)

  • 2. Dạy tiếng Tàu tại trường tiểu học. (đây là cách" mười năm trồng cây, trăm năm trồng người" được đảng cộng sản thi hành, dạy tiếng Tàu từ bậc tiểu học để sau nầy lớn lên gắn bó với Trung Cộng, chuẩn bị đưa cả nước sát nhập vào đất Tàu)

  • 3. Cấm doanh nghiệp vốn đầu tư từ Đài Loan treo cờ Đài Loan tại VN dưới mọi hình thức (công văn 2186/UBND-VX). (Đài Loan được Trung cộng xem là tỉnh nổi loạn, thế là hệ thống thái thú Việt Công phải tuân thủ theo thiên triều với" 16 chữ vàng, 4 tốt", trái lại cờ Trung Cộng được treo, báo nguy là Việt Nam đã mất vào tay Tàu, qua một nhóm người bán nước là đảng cộng sản VN).

  • 4. CMND ghi tên cha mẹ trong đó. ( Chứng minh nhân dân phải ghi tên cha mẹ, cũng là hình thức suy tra lý lịch, để đảng và nhà nước dể nhìn ra, chỉ qua thẻ chứng minh nhân dân)

  • 5. Thịt làm ra phải bán trong vòng 8 tiếng. ( thịt làm do tư nhân là không bảo đảm kiểm dịch như các nước Tây phương, có ai bảo đảm là bán hết trong 8 tiếng đồng hồ? Đây là luật dỏm, làm ra vẻ Việt Nam có qui chế vệ sinh cao. Tại các nước Tây Phương, thịt đông lạnh để nhiều tháng, cũng bảo đảm vệ sinh, sau khi được kiểm dịch kỷ lưỡng từ các lò sát sinh)

  • 6. Cấm buôn vàng miếng, và sẽ cấm đến vàng trang sức. (buôn bán vàng miếng mà cấm được, cũng là phép lạ, vì tại Việt Nam, sau 3 đợt đổi tiền, dân chúng và cán bộ thi nhau mua vàng lá để dự trữ làm của, đơn vị cây vàng trở thành phổ biến trong buôn bán, hối lộ quan chức nhà nước. Nhưng cấm vàng làm trang sức cũng là luật ruồi bu, dân chúng chuộng sắm nữ trang, nếu cấm như thế là thợ kim hoàn thất nghiệp)

  • 7. Người chết phải chôn sau 48 tiếng. (chết là phải chôn trong vòng 48 giờ, là luật rừng, hồ chí minh chết từ ngày 2-9-1969, xác vẫn còn nằm trong lăng ở Hà Nội, cán bộ lãnh đạo phải làm gương, nhưng đảng chỉ bắt dân làm, nhưng họ thì không bao giờ làm theo những gì mà họ qui định; đừng tin những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỷ những gì cộng sản làm. Chết mà chôn quá sớm, giới thấy cúng, thầy tụng mất lợi nhuận, nhưng ngày nay nhiều người hỏa táng, nên chôn cất không quan trọng)

  • 8. Làm đập thủy điện tại Nam Cát Tiên. (Đập thủy điện mà thời trang, đập xây bừa bãi, thiếu phẩm chất, bảo đảm, là tai họa cho dân)

  • 9. Xe phải “chính chủ”. ( xe phải do chính chủ nhân lái, người khác như con cái, gia đình, bạn bè là bị phạt. Đây là thứ luật giao thông rừng, chưa thấy ở các nước khác như Hoa Kỳ, Âu Châu…ai có bằng lái là có quyền lái bất cứ xe nào do ai làm chủ, không thành vấn đề)

  • 10. Chó mèo phải “chính chủ”.( đây là lần đầu tiên có luật chó mèo, chó mèo phải do chủ quản lý, nhưng người ăn cắp mèo chó thì sao?. Không thấy qui định về đóng tiền chó mèo tại các ủy ban nhân dân như các nước Tây Phương, chỉ đăng ký chó tại các hội đồng thành phố, còn mèo thì nằm ngoài sổ quản lý. Nhưng tại Việt Nam, chó mèo trở thành thức ăn thay thế gà, vịt, khi tình trạng cúm gia cầm đe dọa)

  • 11. Dừng dự án, chia nhỏ căn hộ để cứu bất động sản. (đảng và nhà nước cấm chủ nhân tự ý chia đất, dự án cất nhà, luật nhà đất mơ hồ, chỉ tác động vào dân chúng, còn cán bộ là miễn trừ)

  • 12. Chó mèo chết phải đăng ký “báo tử”.( ở các nước Tây Phương, chó chết thì khỏi khai tử, chỉ không đóng tiền cho hội đồng thành phố khi đáo hạn, là chính quyền địa phương biết chó đã chết. Nhưng mèo thì lọt số, không đăng bạ nên cũng không cần biết chết sống ra sao. Tại Việt Nam, chó mèo là thức ăn, có ai đến báo với chính quyền khi chó mèo chết? Ngay cả còn sống mà người ta còn giết chó mèo để ăn thịt..)

  • 13. Phải đăng ký tên thật khi lên internet. (ở Việt Nam, thành phần dùng internet không nhiều, đăng ký tên là do các công ty phục vụ như Google, Yahoo…chứ đảng và nhà nước lấy quyền gì để buộc người dân đăng ký tên thật?)

  • 14. Thu phí nhạc số. ( thu phí nhạc số, nghe qua mơ hồ, không rõ đây là qui định gì, chỉ có những nhà làm luật cộng sản mới hiểu nổi. Nhưng hiểu theo câu nầy, thì tiền thu số lần bản nhạc được hát?. Trong nước hiện nay, lối dùng chữ rất tối nghĩa, là văn hóa mới của chế độ cộng sản)

  • 2013
  • 1. Cấm uống rượu trong quán Karaoke (không cấm bia). (Đây là qui luật mới, cấm uống rượu trong các quán Karaoke, nhưng bia thì không. Đây là luật giúp cho công an kiếm chác, khi các quán ăn chơi có bán rượu cả bia)

  • 2. Đám cưới không quá 300 người. (ở các nước, có ao qui định số người tham dự đám cưới bao giờ? Ai có tiền là mời bao nhiêu người cũng được. Nếu vậy, các đám cưới của cán bộ, con ông cháu cha, số người có khi lên đến hàng nghìn, có ai dám đến để phạt?. Mới đây, bà chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa là Lê Thị Nương, vừa làm đám cưới rất là" giản tiện" vào từ ngày 31-7 đến 1-8-2013, sơ sơ cũng phải có đến 130 mâm lễ vật, khách mời thì phải và nghìn, toàn là khách có của, quan chức, tặng quà phải đáng giá)

  • 3. Đám ma không quá 7 vòng hoa. (Đám ma thì thân nhân, bạn bè muốn phúng điếu bao nhiêu vòng hoa cũng được, nhưng luật mới qui định giới hạn là 7 vòng hoa, chưa có nước nào có thứ luật ky quặc như thế)

  • 4. Xác chết quàn không được để trong nắp kính. (Sau đó chừng 1 tháng lại cho đi viếng mang vòng hoa, rắc vàng mã….) ( tức là xác chết phải dùng nắp quan tài bằng gỗ, có nước nào cấm đám ma như thế?)

  • 5. Đóng thuế xe bảo trì đường bộ. (Đây là sắc thuế đập vào các chủ nhân xe, hình thức trấn lột khác)

  • 6. Niêm phong lồng gà chính chủ.( các chuồng gà của chủ nhân phải" niêm phong", thật là vô lý, chuồng gà phải bảo đảm gà không bay ra ngoài.)

  • 7. Dán tem rau, thịt, cá.( qui luật dám tem vào rau thịt cá, rất khó khi hành…luật nầy kỳ quặc, và khôi hài)

  • 8. Cấm chửi nhau trên facebook, nhấn “like” sai bị phạt. ( chắc lá đảng nhà nước muốn kiểm soát những người dân trong nước trong việc sử dụng facebook, ngay cả thích cũng không được, sẽ bị phạt)

  • 9. Con bất hiếu cha mẹ bị phạt 20 tr. ( tội bất hiếu bị phạt 20 triệu, nhưng không ghi rõ thế nào là bất hiếu?)

  • 10. Làm hàng giả bị phạt tối đa 100 tr. (luật nầy đụng đến nhiều người, trong đó có quan thầy Trung Cộng, hàng giả tràn cả thị trường, ngay cả phân cũng có người làm giả ở chợt phân làng Cổ Nhuế… phạt làm hàng giả cũng thu nhiều lợi nhuận cho công an, cán bộ)

  • 11. Bán hàng rong phải có giấy khám sức khỏe và chứng nhận tập huấn an toàn thực phẩm. (cấm kiểu nầy là dân nghèo không có cái gì để sống, bán hàng rong mà phải có giấy chứng nhận sức khỏe, chắc là bác sĩ muốn kiếm thêm tiền. Người bán hàng phải học tập, điều nầy làm cho tình trạng buôn bán ngoài đường khó khăn, người nghèo phải đi tập huấn trước khi bán, Việt Cộng bắt chước các nước tây phương, trưởng giả học làm sang)

  • 12. Cấm mua bán nhà đất, ô tô bằng tiền mặt.( mua bán nhà, xe là quyền tự do, ai có tiền thì mua, nhưng giới có tiền và vàng thì mua dể dàng, trả ngay…biện pháp nầy nhằm ngăn ngừa tham nhũng, nhưng ở Việt Nam, tham nhũng lan tràn. Thế là luật nầy chỉ dành cho dân, còn cán bộ có trả tiền mặt, xài tiền giả cũng không ai dám đụng đến)

  • 13. Chỉ được đăng ký xe ở nơi thường trú. ( tức là chủ xe phải có nhà, nhưng ai không có hộ khẩu là không được đăng bạ xe…đây là cái cớ để công an, đảng ủy địa phương ăn thêm tiền với những người mua xe mà không có thường trú, rốt cục, luật nầy làm giàu thêm cho đảng viên)

  • 14. Cấm nghe nhạc Asia hải ngoại. (nhạc Asia chỉ cấm nhạc lính, nhạc chính huấn… chứ nhạc khác thì hát thoải mái)

  • 15. Cấm trẻ dưới 5 tuổi học trường có vốn đầu tư nước ngoài. Trường nước ngoài tại VN chỉ được nhận 10% hs VN (tiểu học & THCS), 20% hs VN (trường phổ thông theo chương trình nước ngoài). ( cấm kiểu nầy là các trường do nước ngoài đầu tư phải dẹp luôn, vì đa số học trò có điều kiện học những loại trường nầy, phải là con cháu cán bộ, đại gia. Đây cũng là lối làm tiền mới, nếu các trường ngoại quốc muốn có học trò, phải biết đi cửa sau, cái gì cũng thông qua, miễn đút lót đủ tiền theo yêu cầu)

  • 16. Có quota mới được nhập xe hơi. (điều nầy không cần thiết, vì hầu hết các công ty làm ăn lớn đều do đảng, nhà nước hay quan hệ điều hành)

  • 17. Phạt tới 20 triệu nếu tiết lộ giới tính thai nhi.( điệu nầy các bác sĩ, phòng thí nghiệm bị mất mất hết khách hàng, luật nầy quá kỳ cục, chả lẽ phụ nữ mang thai, chồng, thân nhân không có quyền biết giới tính bào thai?)

  • 18. Xài điện quá ít cũng bị phạt.( Việt nam cúp điện thường xuyên, những nơi xài điện nhiều là nhà cán bộ, đại gia, cài nhiều không bị phạt, nhưng nhà nghèo, xài ít bị phạt, thì chỉ có luật rừng Việt Cộng mới có. Trong khi các nước Tây Phương, khuyến khích dân chúng xài ít điện, càng ít càng tốt để bảo vệ môi sinh. )

  • 19. Thu phí đọc thơ online. (đọc thư trên online cũng đóng tiền, thật là kỳ dị)
  • 20. VFF (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam) ra ban tư vấn đạo đức. (Vì các đội bóng đá đã quá nhiều lần bán độ, gian lận, nên mới thành lập ban tư vấn đạo đức)

  • 21. Giới tính công dân Quỳnh Trâm sẽ do thủ tướng quyết định. ( khó hiểu)

  • 22. Không mua vàng dưới 1 lượng. ( nếu lỡ mua vàng, thì mua nhiều, chứ mua ít hơn la phạm luật, điệu nầy cán bộ, đảng viên, khó ai phạm luật cả)

  • 23. Trúng tuyển đại học vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự. (đi lính trước, học sau…)

  • 24. Đánh thuế vàng.

  • 25. Trẻ dưới 10 tuổi và thương bệnh binh phải mua vé qua phà. (đảng vét hết tiền, thương binh và con nít dưới 10 tuổi phải mua vé qua phà)

  • 26. Đi nước ngoài 2 năm bị xóa tên trong hộ khẩu.( biện pháp nầy nhằm khuyến khích du học, đi làm, kiếm cớ ở luôn bì bị xóa tên hộ khẩu ở quê nhà)

  • 27. Bộ Giáo dục cấm phát tán thông tin tiêu cực.

  • 28. Xe khách được gắn sao để phân định chất lượng. ( xe phải có gắn sao, sao vàng hay sao đỏ?)

  • 29. Đánh thuế tiền tiết kiệm. ( tiền để dành cũng bị đánh thuế, vơ vét rất kỷ)

  • 30. Chửi cảnh sát bị phạt 5 triệu. ( cảnh sát là quan quyền, ai dám chửi mất 5 triệu, oan mạng, nhiều khi không dám chửi mà cảnh sát bảo là chửi, cũng mất tiền)

  • 31. Phạt người đội mũ bảo hiểm dỏm (mại dâm thì bắt người bán, mũ bảo hiểm thì bắt người mua). ( như vậy hãng làm mũ và giới đi chơi bời được miễn trừ, luật rừng đấy).

  • 32. Đấu thầu bán vàng để giảm giá.

  • 33. Thông tư 08/2013 BTC cấm ký chứng từ bằng bút mực đen (!) ( như vậy ký bằng mực đỏ, vàng hay mực tím?)

  • 34. CA được phép bắn người cản trờ thi hành công vụ. ( luật nầy dành cho công an có quyền bắn người, tức là có license to kill)

  • 35. Ngoại tình bị phạt 1 triệu đồng.

  • 36. Xe máy 2 bánh phải có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

  • 37. Phạt tiền giáo viên không đạt chuẩn. ( giáo viên dạy dỡ là bị phạt, như vậy trong nước, thầy cô giáo toàn là ưu tú, đỉnh cao trí tuệ?)

  • 38. “Quyền công dân có thể bị giới hạn.” (dự thảo Hiến pháp 2013). ( dự thảo hiến pháp đã góp ý xong, đây là thành quả bịp bợm, có sụ góp tay của đảng Việt Tân ở nước ngoài, họ vận động dân tị nạn góp ý theo đảng đề nghị, nay đã có kết quả là đảng dùng văn bản nầy để đàn áp dân chúng trong nước)

  • 39. “Khiếu kiện nhiều lần phải đặt cọc” ( dân nghèo khiếu kiện, lấy tiền đâu để đặt cọc?"

  • 40. Dự thảo luật thi đua khen thưởng bổ sung hàng loạt các danh hiệu mới: nhà khoa học nhân dân, nhà khoa học ưu tú, và đặc biệt, danh hiệu “DANH NHÂN”. (đây là danh hiệu mới, như vậy những tiến sĩ, bác sĩ, bằng giả, bằng dỏm…cũng đều là danh nhân, thì nước Việt Nam là nơi sản xuất danh nhân thế giới. Trong kho ở nước ngoài, ai được gọi là danh nhân cũng phải xuất sắc lắm..)

  • 41. Chở trẻ đi xe máy phải kèm giấy khai sinh. ( con nít quên giấy khai sinh là bị phạt?)

  • 42. Trang bị iPad cho cảnh sát giao thông. ( iPad hơi khó dùng, mà cảnh sát giao thông thì có nhiều người mù mờ, như vậy, trang bị máy tốt, đòi hỏi phải có trình độ tối thiểu…đây cũng là lối trưởng giả học làm sang, như trước đây, có chỉ tiêu là mỗi đại biểu quốc hội được trang bị một máy Laptop)

  • 43. Nói xúc phạm người sinh con 1 bề (toàn trai hay toàn gái) bị phạt 1 triệu đồng. ( khó hiểu)

  • 44. Nhà ở thương mại được giảm diện tích xuống 25m2.

  • 45. Phải xin tạm vắng trước khi đăng ký tạm trú.

  • 46. Phạt ngoại tình tăng 5 triệu.

  • 47. Phạt rồi bỏ phạt kết hôn đồng giới. ( tối nghĩa)

  • 48. Phạt tội mạo danh người khác trên facebook.

  • 49. Luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền (PGS.TS Nguyễn Hữu Tri).( đây là luật công nhận mua quan bán chức, chỉ thấy ở Việt Nam)

  • 50. Đề nghị “còn trinh tiết mới được thi hoa hậu”. (ở Việt Nam, chỉ cấn tốn 10 đô la, là gái chơi bờ được bác sĩ vá màng trinh, các hoa hậu đừng lo, khoa học tiên tiến giúp cho. Nhưng ban giám khảo có biết ai mất trinh, ai còn trinh mà cấm?)

  • 51. Đề xuất cấm bán rượu bia sau 22g.

  • 52. Học sinh muốn học thêm phải làm đơn. ( ai hiếu học cũng phải làm đơn, vì ở trong nước, học hành ít hơn chơi, ai học nhiều là bị nhà nước làm khó dễ)

  • 53. Trẻ sơ sinh phải có mã số thuế. ( mới sinh ra là phải có số thuế, lớn lên chạy không thoát, trong khi các nước Tây Phương chỉ cấp số thuế khi đến tuổi đi làm mà thôi)

  • 54. Tết 2014 được đốt pháo không nổ (?) ( pháo tết mà không nổ, thì tốt nhất là đừng mua pháo, tốn tiền vô ích)

  • 55. Muốn chống tiêu cực thi cử phải đăng ký trước. ( tức là ai chống nạn tham ô, cửa quyền là phải đăng ký, để nhà nước tìm đến bắt, hù dọa trước khi chống kẻ xấu)

  • 56. Phạt tiền nếu không mặc quần áo lót nơi đông người. ( luật nầy rất phi lý, người ta không lõa lồ, nhưng mặc quần áo lót ở bên trong, ai thấy?) Boác sẽ thấy! Vì Boác lúc nào cũng sống trong quần chúng!

  • 57. Nói tục nơi công cộng phạt 200 ngàn đồng. (Nhưng "Địt & Đéo" trong văn hóa ngôn ngữ Hà Lội thì miễn phạt)

  • 58. Cấm xây nhà nhại kiến trúc cổ điển Pháp. ( cất nhà lá, nhà sàng là chắc ăn..không sợ bị phạt)
  • 59. Thay đổi lời quốc ca. (đảng sợ dân thay thế lời quốc ca, là cách chống cộng rất tinh vi, nhưng càng cấm, dân càng sáng tác ra nhiều lời ca độc đáo chống đảng)
  • 60. Dán tem đồ uống, kể cả bia.
  • 61. Chào mừng Ngày Báo chí cách mạng VN 21-6, BV đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) cho phóng viên và vợ phóng viên khám phụ khoa miễn phí.
  • 62. Doanh nghiệp có 10 lạo động trở lên phải tổ chức hội nghị lao động hàng năm.
  • 63. Ưu tiên 2 điểm thi đại học cho bà mẹ VN anh hùng (hoạt động CM từ trước 1-1-1945) (ngày 10-7-2013) ( nhiều bà mẹ, bà cố nội chiến sĩ, gần chết mà được trúng tuyển vào đại học, nếu đậu bằng tiến sĩ, được gọi la DANH NHÂN)
  • 64. Phụ nữ 33 tuổi trở lên không được phép mang thai. (điều nầy gái phải có chồng sớm để đẻ sớm, đẻ trước năm 33 tuổi)
  • 65. Chồng chì chiết vợ bị phạt. (Hiểu được chết liền!)
  • 66. Chồng kiểm soát tiền vợ sẽ bị phạt.
  • 67. Trang bị Ipad cho đại biểu HĐND tại Sóc Trăng.
  • 68. Có con ngoài giá thú phải xin phép lãnh đạo. (bà phó phòng quậy ở Trà Vinh) ( chắc chắn là Lê Khả Phiêu, Trương Tấn Sang và nhiều cán bộ khác..phải xin phép lãnh đạo để nhìn nhận con rơi, luật mới nầy nếu hồi tố, thì hồ chí minh phải công bố bao nhiêu con rơi, nhưng tiếc là hắn chỉ còn là xác ướp).
Đó là những luật lệ mới, trong xã hội chủ nghĩa, chắc là được quốc hội biểu quyết để thành luật. Những người nào chủ trương: ứng cử vào quốc hội bù nhìn, không thể làm gì khác hơn là làm những thứ luật nêu trên./.
BÙI LÝ HỒNG

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

HÀNH TRÌNH KIẾP NGƯỜI

 
LỜI TRÁI TIM:  1. Hồi chiều, tôi xem được một bức ký họa, nội dung miêu tả hành trình kiếp người chính là ta đã cõng trên lưng mình một cách nặng nề: danh, lợi, tình ái... Cuối hành trình ấy là nấm mồ, chắc chắn là mình sẽ không thể mang theo được gì cả.  Bức họa ấy thiết nghĩ theo tinh thần Phật dạy, như tiếng chuông khẽ nhắc lại một lần nữa cho chính mình và cho những ai đã nhiều lần quên mất sự thật ấy, nghĩ rằng những thứ đó mang lại hạnh phúc, đưa mình lên > Mời bạn ghé Giác Ngộ online, tin bài hay, hấp dẫn đây: www.giacngo.vn" width="452" height="395">
LỜI TRÁI TIM:
1. Hồi chiều, tôi xem được một bức ký họa, nội dung miêu tả hành trình kiếp người chính là ta đã cõng trên lưng mình một cách nặng nề: danh, lợi, tình ái... Cuối hành trình ấy là nấm mồ, chắc chắn là mình sẽ không thể mang theo được gì cả.
Bức họa ấy thiết nghĩ theo tinh thần Phật dạy, như tiếng chuông khẽ nhắc lại một lần nữa cho chính mình và cho những ai đã nhiều lần quên mất sự thật ấy, nghĩ rằng những thứ đó mang lại hạnh phúc, đưa mình lên "đỉnh" nên đã chạy tìm cũng như ôm giữ không mỏi mệt.
2. Hôm qua tôi lại đến nơi có câu mang đại ý, khi mình chết, những gì mình xài thì đã hết, những gì còn lại thì người khác xài và mình chỉ mang theo những gì đã cho đi. Đó thực ra là bài học giá trị, khiến con người đang mê chợt tỉnh, nếu chịu nhớ và hành trì thì chắc sẽ làm được nhiều việc thiện lành, chịu cho đi hơn là giữ chặt, chịu xả hơn là nắm, chịu hỷ hơn là cau mày...
Rồi tôi nhớ tựa sách "Bàn tay cũng là hoa" của Sư Ông Nhất Hạnh, có lần tôi diễn theo nội dung của tựa và kết luận: cái miệng cũng là hoa, con mắt cũng là hoa, bàn chân cũng là hoa... Tức ta biến mọi bộ phận cơ thể mình thành hoa, nghĩa là làm cho mọi cử chỉ, ý niệm, lời nói của mình trở nên đẹp đẽ, mang ý hướng dâng tặng, làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.
Chúng ta có thể tu ngay từ những câu nói hay hình ảnh đơn giản mà mình gặp hằng ngày. Thậm chí ngay cả một tên người nếu mình chịu nhớ thì mình cũng có thể có một bài pháp vi diệu cho đời mình.
Nhớ tên của một người suốt đời tận tụy cho cuộc sống chính là ta sẽ nguyện đi theo hạnh nguyện, đường hướng mà người ấy đã đi, đang đi.
Nhớ về một buổi chiều thong dong trong góc nhỏ nào đó, hoặc một buổi sáng vô lo giữa đất trời bình yên đón nắng lên - chính là lúc ta ôn lại bài pháp "cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ". Thực tế, ta hững hờ với mình nhiều lắm, như là ta cứ lao xao bận rộn kiếm tiền miết, chẳng bao giờ biết sẻ chia, đó là ta đang khiến mình nghèo hơn nhưng mình lại (dại dột) nghĩ theo chiều hướng ngược lại. Như là, ta cứ ôm nỗi trầm buồn một người nào đó hoài khiến bụng dạ mình héo hon mà mình không hề hay biết, không chịu tháo cũi để nỗi buồn bay ra...
Nói chung, ta thường bị đánh lừa một cách ngoạn mục bởi nhiều lý lẽ mà mình đã nghe riết thành quen.
Nghe hoài điều tầm bậy được số đông đồng tình, cổ súy, kêu là quá đúng, đúng quá... thì ta sẽ nghĩ điều đó thành chuẩn luôn. Do vậy, hãy cẩn trọng và nhớ lời Đức Thế Tôn dạy mình về chân lý, nhắc mình nhớ đó không phải là điều được số đông thừa nhận, dẫu biết, đa số điều được số đông chấp nhận là một dạng thức đúng, được chọn lọc tinh tế từ cuộc sống.
3. Nghĩ về hạnh phúc, về sự bình an của cuộc sống, tôi nghĩ chúng ta nên thay đổi tư duy, từ chỗ mình sẽ làm ông gì, bà gì, sẽ đạt danh phận gì, kiếm được bao nhiêu tiền... sang chỗ chúng ta đang làm gì, những điều đang làm có làm mình hạnh phúc hay mình có an vui với những điều đang làm, đang có?
Đóng vai nào đó trên sân khấu đời mà mình không thật thích, không thực có khả năng, con đường để đạt vai diễn ấy khiến ta trả giá nhiều thứ quá, nhất là lui sụt đạo đức, đánh đổ nhân cách, đạo đức hoặc phải từ bỏ đường hướng tâm linh cao thượng... thì chắc chắn đấy là hệ lụy chứ không phải thành công. Bởi vì, phía sau vai diễn ấy luôn là nỗi ê chề, là đã leo lưng cọp rồi nên ráng cưỡi và sẽ tạo nghiệp chướng dài lâu.
Do vậy, khi bạn không có khả năng làm lãnh đạo thì đừng mơ nắm quyền, vì nếu bạn cầm cây cờ ấy vào tay chắc chắn sẽ thân hoại mạng chung, hại thân hai đời hơn là giúp mình giúp người. Khi bạn không có sắc thì mơ chi hoa hậu, hoa vương cho khổ; đừng quên mình cũng có thể tỏa sáng theo một cách khác, tỏa sáng một cách phù hợp với những gì đang có, đang là.
Sự đóng góp của mỗi người không giống nhau, nhưng không có bất kỳ thứ gì là không có giá trị trong cuộc đời này. Cơn đau có thể dạy bạn biết cách bảo hộ tốt hơn, thất bại giúp mình vững chãi hơn trong hành trình chinh phục ước mơ... Vậy thì, thay vì cảm thấy lo sợ, chán ghét những điều ấy, bạn hãy nhìn những điều ấy một cách nhẹ nhàng, nhỡ mai mốt nó có tới với mình cũng sẽ không cảm thấy trời đã sụp dưới chân mình, không thấy đời mình đã tới chân tường, cùng đường! Vậy nghe.
(L.Đ.L)

--
Hãy cứ cho thêm, hãy còn cho mãi
Mai ta đi nào kịp vẫy tay chào.
                                            (Phạm Nhuận)

NHÀ THỜ LỚN

Có Nên Đòi Lại Đất Nhà Thờ Lớn Hà Nội Để Làm Chùa?
Mõ Làng
 18-Nov-2014
Cái hồ Ba Giang
Mấy bữa nay, giới linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, giáo xứ Thái Hà lại ồn ào khiếu kiện, kích động một số giáo dân ra ngăn cản chính quyền Hà Nội xây dựng công viên cây xanh, sân chơi, tiểu cảnh cho khu vực hồ Ba Giang ở phường Quang Trung, quận Đống Đa. Lý do mà họ đưa ra là khu đất rộng hơn 18.000 mét vuông Hồ Ba Giang là tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của Giáo xứ Thái Hà và Nhà Dòng Chúa Cứu Thế trong lịch sử.
Khu công viên đang xây cất ở Hồ Ba Giang
Phía chính quyền thì cho rằng: "Khu đất Hồ Ba Giang (diện tích 14.182m2) nằm trong diện tích hơn 80.000 m2 đất mà Linh mục Vũ Ngọc Bích đã bàn giao sang cho Nhà nước quản lý từ năm 1961". Căn cứ Khoản 5 điều 26 Luật đất đai năm 2013 quy định: "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam". Việc xây dựng công viên trên khu đất ấy là làm đẹp môi trường thành phố, là nơi vui chơi, nghỉ ngơi cho cộng đồng dân cư trong khu vực, trong đó có cả giáo dân và được đông đảo nhân dân ủng hộ.
Chính quyền Hà Nội, từ năm 2008, do có khiếu nại của Linh mục Vũ Khởi Phụng, chánh xứ Thái Hà đã trả lời bác bỏ khiếu nại và cung cấp đầy đủ văn bản pháp lý do Linh mục Vũ Ngọc Bích ký ngày 27/5/1963, xin bàn giao cho đất, nhà trên đất cho chính quyền quản lý, kèm theo bản kê khai ruộng đất, hồ ao và bất động sản trên đất cho Hợp tác xã dệt thảm Đống Đa sử dụng. Giáo xứ đã nhận 40 triệu đồng bồi thường của HTX dệt thảm Đống Đa. Vì vậy, Giáo xứ khiếu nại và ngăn cản việc thi công công trình là bất hợp pháp.
Sự việc thì đã rõ, yếu tố pháp lý cũng đã rõ, song ngày 16/10/2014, một lần nữa các Linh mục, tu sỹ Dòng Chúa Cứu Thế, Giáo xứ Thái Hà lại khiếu nại, đòi lại đất đai.
Đấy là một việc làm bất chấp luật pháp, bất chấp cả lịch sử, đạo lý. Nói như các giáo sỹ Thái Hà thì cái gì trong lịch sử nó là của tôi là phải trả lại cho tôi, dù trước đó tôi đã chuyển giao cho người khác! Cứ như vậy thì phải xới tung cả đất nước này lên mà xử kiện.
Nhân cái lý của các Giáo sỹ Giáo xứ Thái Hà thì tôi cũng có thể đề nghị Nhà nước đòi lại đất Nhà thờ Lớn Hà Nội để trả cho Giáo hội Phật Giáo vì đó, trong lịch sử là đất của Chùa Sùng Khánh Báo Thiên, một trong "An Nam tứ đại khí" của nước Việt.
Chùa Sùng Khánh Báo Thiên
Sử sách còn ghi: Sau khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi (1054) trong nước thái bình, thịnh trị. Năm Bính Thân, niên hiệu Long Thuỵ Thái Bình thứ ba (1056), mùa thu tháng 8, nhà vua cho xây dựng ngôi chùa trên bờ hồ Lục Thuỷ (lại có tên khác là hồ Tả Vọng, hồ Thuỷ Quân hay hồ Hoàn Kiếm) ở phía đông thành Thăng Long. Chùa được đặt tên là chùa Sùng Khánh Báo Thiên để thờ Phật và một vị thánh tăng là Khổng Lộ. Vua Lý Thánh Tông còn lệnh xuất kho lấy 12.000 cân đồng đúc một quả chuông lớn để tại chùa và ngự chế một bài minh khắc vào đấy.
Tháp Báo Thiên. Ảnh trong bài "Dấu Tích Nam Giao do Mr. Kin đăng ngày 28-03-2010, 11:14 AM ở http://ver2.hoangsa.org/
Qua năm sau, niên hiệu Long Thuỵ Thái Bình thứ tư, Đinh Dậu (1057), mùa xuân, vua Lý Thánh Tông cho xây Đại Thắng Tư thiên bảo tháp nằm trong khuôn viên rộng lớn của chùa Báo Thiên. Tháp cao đến vài chục trượng. Theo Việt sử lược, Tháp có 30 tầng, còn theo Đại Việt sử ký toàn thư và nhiều tài liệu khác thì Tháp có 12 tầng. Vì tháp của chùa Sùng Khánh Báo Thiên nên về sau người ta thường gọi là tháp Báo Thiên.
Tháp được xây trên một gò đất cao, bên bờ hồ Lục Thủy (Hồ Hoàn Kiếm) phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương, ngoài cửa chính Đông của kinh thành Thăng Long (nay là phố Nhà Thờ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Nền tháp được xây bằng đá và gạch. Các viên gạch đều được khắc dòng chữ "Lý gia đệ tam đế Long Thuỵ Thái bình tứ niên tạo" (chế tạo năm Long Thuỵ Thái Bình thứ tư triều vua thứ ba nhà Lý). Tầng thứ ba của tháp có ghi:"Thiên tử vạn thọ". Các tầng trên và ngọn tháp được đúc bằng đồng. Ngọn tháp có khắc chữ "Đao ly thiên" (ngọn giáo cao liền trời).
Trong tháp có trang trí nhiều tượng người và vật bằng đá rất tinh xảo. Tháp là một công trình nghệ thuật kỳ vĩ, thuộc loại to lớn nhất kinh thành, biểu tượng cho nước Đại Việt hiên ngang tồn tại một góc trời. Thời bấy giờ Tháp Báo Thiên được xem là một trong bốn công trình lớn của nước Nam "An Nam tứ đại khí" (Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, đỉnh Phổ Minh và tượng Quỳnh Lâm).
Sử cũ chép rằng, tháng 8 năm Mậu Ngọ (1258) niên hiệu Nguyên Phong thứ 8 đời vua Trần Thái Tông, ngọn tháp bị cuồng phong quật đổ rơi xuống. Tháng 3 năm Nhâm Tuất 1322 lại bị sét đánh sụt mất hai tầng góc phía đông. Tháng 6 năm Bính Tuất 1406 đời Hồ Hán Thương, đỉnh tháp lại bị rơi đổ.
Trải bao phen thay đổi, tháp chỉ còn trơ một nền và một đống gạch vụn như núi, người ta vẫn còn nhìn thấy mấy chữ "Lý triều đệ tam đế". Đến năm Bính Ngọ (1786) đất nước có chiến tranh, chùa tuy không bị đốt cháy, nhưng đã bị đổ nát. Đến năm Đồng Khánh nguyên niên (1886) thời nhà Nguyễn, Thăng Long không còn là kinh đô, chùa trở thành một cảnh hoang vu cô tịch.
Năm 1887, quan Hà Ninh tổng đốc Nguyễn Hữu Độ thấy chùa ở gần sát cửa nhà Chung, theo nguyện vọng của giám mục Puginier, cho sung công chùa, còn đất thì cúng vào nhà Chung để xây nhà thờ lớn Hà Nội.
Nhà thờ lớn Hà Nội
Nhà thờ lớn Hà Nội hiện nay nằm trên nền chùa Sùng Khánh và phố Nhà Thờ là nền Tháp Báo Thiên nổi tiếng thời Lý và của nhà nước Đại Việt. 
Kết luận
Cứ cái lý của các bề trên Giáo xứ Thái Hà thì nên đòi lại đất Nhà Thờ Lớn Hà Nội để phục dựng Chùa Sùng Khánh Báo Thiên, một trong "tứ đại khí" của dân tộc mới là việc quan trọng hơn cái hồ Ba Giang.
Nói người phải nghĩ đến ta. 
Mõ Làng

CHÂN VÀ CÁNH GÀ

Cho dù các bạn nữ chưa hay đã lập gia đình đều nên chú ý cẩn thận!
Gần đây nghệ sĩ Hạ Y do tử cung bị dài ra (u nang sô cô la) đã được bác sĩ Hồ Tình Văn phẫu thuật cắt bỏ khối u, khối u này chứa đầy máu và máu đã bị chuyển hoàn toàn sang màu tối đen. Lúc đầu họ nghĩ rằng cô sẽ phục hồi hoàn toàn sau khi cắt bỏ khối u, nhưng không ngờ rằng chỉ sau vài tháng nó lại tái phát trở lại, do đó cô đã lập tức tìm bác sĩ phụ khoa để chuẩn đoán …… sau đó bác sĩ phụ khoa đã hỏi cô ấy có phải thường xuyên ăn cánh gà không, cô ấy đã rất sốc … . tại sao các bác sĩ biết được?
alt
Hooc môn gà hay thuốc kháng sinh thường được tiêm ngay tại vị trí cánh hay cổ của con gà (Ảnh trên Internet)
Hóa ra hooc môn gà hoặc thuốc kháng sinh thường hay được tiêm ở khu vực cánh và cổ gà, mà chân gà lại là nơi tích trữ lượng thuốc kháng sinh, do đó nếu chúng ta thường xuyên ăn cánh hay chân gà, cộng thêm với ảnh hưởng của sự bài tiết nội tiết tố nữ, sẽ khiến cho những bạn gái vốn thích ăn cánh gà hoặc chân gà đông lạnh dễ bị mắc ung thư tử cung.
alt
Chân gà tích trữ một lượng lớn thuốc kháng sinh (Ảnh trên Internet)
Một trường hợp khác về quy trình sản xuất chân gà được thực hiện như thế nào, chúng ta hãy cùng nhìn xem những người đã mạo hiểm cả tính mạng của mình để phơi bày nội tình trong ngành công nghiệp này:
Tôi đã nghĩ một thời gian dài, và đã quyết định nói ra một số việc mà mình biết, do bản thân đã từng làm vị trí thanh tra thực phẩm tại một số công ty, vì vậy mà tôi muốn nói ra thực trạng tình hình này để mọi người biết một chút. Mọi người xem qua là được rồi, còn việc đi mua hay không thì tôi không thể kiểm soát được. Một số người có thể sẽ nói rằng tôi đến từ một nhóm lợi ích nào đó và đang cố ý làm mất uy tín của những người này, nhưng tôi xin lỗi, tôi chỉ muốn nói lên tiếng nói lương tri của chúng tôi!
alt
Tình hình chế tạo sản xuất chân gà (Ảnh trên Internet)
Đầu tiên, chúng ta tuyệt đối không nên mua những gói chân gà ướp muối ớt tiêu! Bề ngoài càng bắt mắt,thì chất lượng bên trong càng tồi!

Tại sao lại thế, hãy để tôi nói cho bạn biết chân gà ướp muối được sản xuất như thế nào:

Tình hình chế biến sản xuất chân gà (Ảnh trên Internet)
alt
Nguyên liệu để làm thành món chân gà ướp muối chính là chân gà, mọi người đều biết điều này, nhưng hỏi có bao nhiêu người từng nhìn thấy chân gà khi chưa thành phẩm (tức là nguyên liệu), tôi tin rằng sau khi bạn xem xong sẽ không dám mua nó để ăn, tất cả các nguyên liệu chủ yếu để làm món chân gà muối tiêu của Trùng Khánh đều được vận chuyển chủ yếu từ các khu vực khác tới, tất cả đều là bộ phận của gà. Hơn nữa hầu hết các chân gà này đều từ những con chết không bình thường!
alt
Chân gà ướp muối (Ảnh trên Internet)
Một số người có thể hỏi tại sao tôi lại nói chắc chắn như vậy, bởi vì tất cả các chân gà đều được vận chuyển đông lạnh đến, hơn nữa trong đó vẫn còn dính máu của gà, có nghĩa là, đây không phải là máu của gà sau khi bị giết mổ, tôi nói như vậy chắc mọi người cũng hiểu rồi đúng không, và hầu hết chân gà đều có dính kèm với lông gà, da cũ và phân gà! Những chân gà này đều không được xử lý qua  bất kỳ quá trình làm sạch nào sau khi bị giết mổ, nói đến đây, liệu các bạn vẫn còn nghĩ rằng những chiếc chân gà đó không phải đến từ chân của những con gà chết, gà dịch bệnh nữa không? !
alt
Hầu hết chân gà vẫn còn dính lông gà, da cũ và phân gà đi kèm (Ảnh trên Internet)
Chân Gà được vận chuyển, bước tiếp theo là làm giã đông và cắt ra phân tách, điều này là bình thường, có lẽ mọi người đều cảm thấy không có vấn đề gì, nếu như bạn là một công nhân trong cơ sở sản xuất chân gà, và giả dụ được phân vào trong gian giết mổ, thì bạn có gọi trời trời cũng không thưa, gọi đất đất cũng không đáp rồi, tại sao lại thế? Nếu vào mùa đông thì hãy còn may mắn, ít nhất vẫn còn lạnh, nhưng nếu vào mùa hè thì thật khốn khổ, lại còn phải chịu đựng mùi ôi thối của gà sau khi giã đông!
alt
Tình hình chế biến sản xuất (Ảnh trên Internet).
Từng chồng lớn chân gà được xếp đống lên nhau trong những xô lớn, chờ đợi để được cho vào máy nấu chín, một công nhân ở bên cạnh phải luôn luôn đeo mặt nạ vào, không phải là vì để đảm bảo sạch sẽ, mà đó là vì mùi của những thùng chứa này thực sự quá kinh tởm!
alt
Tình hình chế biến sản xuất (Ảnh trên Internet).
Theo nguồn tin người trong ngành chế biến tiết lộ, ví dụ đối với những con gà được buôn lậu, những  chân gà đông lạnh được nhập lậu này thường chứa một lượng lớn vi khuẩn và máu hôi thối, những người buôn bán bất hợp pháp này sử dụng một loại thuốc tẩy ngâm hydrogen peroxide . Một là có thể khử trùng nhằm kéo dài thời hạn sử dụng, hai là có thể loại bỏ những vết bẩn trên bề mặt, khiến cho thịt gà trông vừa trắng và vừa lớn hơn. Vì vậy, sau khi được chế biến, thì so với những loại chân gà được sử dụng phương pháp sản xuất truyền thống thì chúng trông vừa lớn vừa nặng hơn.
alt
Sử dụng thuốc tẩy ngâm  hydrogen peroxide (Ảnh trên Internet).
alt
Sau khi được chế biến, những chân gà này thường to và nặng hơn so với những chân gà được sản xuất theo phương pháp thông thường. (Ảnh trên Internet)

Vì vậy, tôi khuyên các bạn hãy ăn ít chân gà và cánh gà hơn. Thật sự là quá đáng sợ!

____                                           Theo vietdaikynguyen  _____________________________________________________
     TRANH-THƯ PHÁP MINH ĐẠO                        
         http://minhdao1160.blogspot.com/     









__._,_.___

Posted by: Ton That Son <tonthatson_nauy@yahoo.com>

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

CÔ ĐƠN

Cảm giác cô đơn, trống rỗng
 
Một nghiên cứu theo dõi hơn 2,000 người trên 50 tuổi trong vòng 6 năm và kết quả nhận được cho thấy nỗi cô đơn làm nguy cơ tử vong tăng lên gấp 2 lần và có nguy cơ chết sớm cao hơn 14% so với người không cô đơn.
 
Một nghiên cứu khác lại cho thấy 43.2% trong số 1,600 người trên 70 tuổi cho rằng họ cảm thấy cô đơn và thường thiếu bạn tâm giao.
 
Một nửa trong số những người tham gia khảo sát nói nỗi cô đơn của họ càng hiển hiện rõ hơn vào cuối tuần và ba phần tư trong số đó phải chịu đựng nỗi cô độc khi đêm về.
 
Bà Mai Phương, 69 tuổi, hiện sống một mình ở Anaheim cũng là người mang trong lòng nỗi trống trải, cô đơn kể từ khi chồng qua đời cách đây hơn 2 năm. Nhìn cách bà đi làm, tham gia những sinh hoạt hội nhóm, bạn bè, khó ai có thể nghĩ được trong bà lại có một góc cô đơn hun hút đến vậy.
 
“Thời gian ổng mới mất, trong tôi hoàn toàn trống rỗng.” Bà bắt đầu câu chuyện bằng giọng nói buồn và nhẹ hơn bình thường.
 
Không còn những đêm mất ngủ vì lo lắng cho bệnh tật của chồng. Không còn những thấp thỏm mỗi khi đưa ông vào bệnh viện. Không còn phải suy nghĩ đến chuyện lo hôm nay nấu món gì, ngày mai đổi món nào. Nhưng lấp đầy cho những cái “không còn” đó lại là một khoảng trống đến rợn người.
 
“Tôi không dám ở nhà một mình, tôi cứ bám víu vào thằng con út khi đó còn ở chung nhà. Nó đi đâu tôi theo đó, nó đi ăn sushi ở hướng Nam, tôi đi theo hướng Nam. Nó lái xe ngược hướng Bắc đi uống boba, tôi cũng ngồi xe theo hướng Bắc. Có lúc ngồi trong xe cũng chỉ ngủ gà ngủ gật nhưng mà vẫn cứ leo lên xe con mỗi khi nhìn thấy nó đi đâu, cho dù nó có muốn hay không muốn mang mình theo.” Người đàn bà có đôi môi luôn cười nhưng ánh mắt lại rười rượi, nhớ lại.
 
Bà biết con bà không thích như thế. Bà biết bà không nên bám theo con như thế. “Nhưng mà... biết làm sao.” Bà Phương cười buồn.
 
Người phụ nữ có gương mặt phúc hậu này chậm rãi nói tiếp, “Tôi thấy rõ ràng mình mất một chỗ tựa, như thiếu một cây gậy để chống mà đi kể từ lúc ổng mất. Cô đơn lắm!”
 
Nỗi cô đơn, trống vắng không chỉ ở chỗ thiếu đi một bóng hình, một người hằng ngày ra vào mình trông thấy, nhìn thấy, chuyện trò, mà ngay cả, như bà Phương tâm sự, nhìn những hàng cây khô héo, nhìn bụi vương trong nhà, lại chợt nhớ ra có người đã từng làm thay mình những việc như thế. Đó là chưa kể những lúc ngồi lần hồi giải quyết từng cái hóa đơn điện, nước, gas, rác... lại nhớ bao lâu rồi mình không phải làm những việc này.
 
“Nhiều lúc đang ở sở làm mà nỗi buồn cũng ập đến, tôi phải đi vào trong restroom đứng khóc một mình,” bà kể.
 
Với bà Kim Lan, 70 tuổi, chồng qua đời đã 16 năm, khi bà mới 52 tuổi, thì nỗi cô đơn, trống trải càng về những năm sau này càng mãnh liệt hơn so với thời gian đầu khi người bạn đời của bà ra đi, bởi “khi đó tôi không có thời gian và tinh thần để nghĩ đến nó. Tôi phải bận rộn trong việc đi làm hai 'job' để kiếm tiền nuôi con, trả tiền nhà.”
 
alt
(Hình minh họa: Uyên Nguyên/Người Việt)
 
 
Mặc dù không nhận ra nỗi trống vắng, cô đơn vào thời gian ấy, nhưng bà Kim Lan lại gần như bị rơi vào tình trạng “trầm cảm.” Bà nhớ lại, “Tôi đi làm gần như câm lặng, chỉ có hai câu 'Hi' khi đến và 'Bye' khi về. Trong lòng lúc nào cũng như buồn bực, ray rứt.”
 
“Tôi cảm thấy như tôi giận chồng tôi rất nhiều. Bởi vì chúng tôi đều thích sống ở miền quê, cả hai hẹn nhau khi nào con ra trường thì sẽ tìm nơi vắng vẻ, thanh tịnh để ở. Vậy mà chưa chi ổng đã bỏ tôi ra đi. Tôi cứ cố nghĩ đến những tính xấu của ông để mà giận thêm. Và tôi trút sự tức giận đó lên các con tôi, như một người điên sẵn sàng la hét cho dù chỉ là một điều nhỏ nhặt.” Bà Lan tiếp tục kể bằng giọng tâm tình khi đêm xuống mỗi lúc một sậm màu hơn.
 
Rồi thì thời gian đó cũng qua khi bà được bạn bè rủ đi tập Taichi, nghe tiếng người ta trò chuyện, nhìn người ta cười giỡn với nhau, bà Lan tìm lại được nụ cười và tiếng nói của chính mình.
 
Về hưu ở tuổi 63, bà Lan lại tiếp tục giúp con nuôi cháu. Những niềm vui giản dị này không cho bà có thời gian buồn, sự bận rộn với các cháu khiến bà không thấy lẻ loi.
 
Tuy nhiên, khi các cháu lớn dần, bà ngoại không còn là người để chúng gần gũi, quyến luyến, và như một lẽ thường tình “càng về già càng thấy hụt hẫng,” bà Lan cảm nhận.
 
“Nhiều lúc thấy mình bơ vơ, trống vắng, hay có cảm tưởng như mình bị bỏ rơi. Những lúc đau ốm, yếu trong người là lúc cảm thấy cô độc nhất, sợ hãi nhất. Bạn bè đến thăm thì vui, nhưng họ bước chân ra về là mình thấy chơi vơi.” Người phụ nữ có giọng nói của người Hà Nội xưa nói như trải lòng.
 
Cảm giác lẻ loi, trống trải đến nao lòng đó không chỉ là cảm nhận của riêng phụ nữ mà đàn ông vẫn không làm sao thoát được những lúc nỗi cô đơn ùa đến, bủa vây.
 
“Một sự trống vắng lạ lùng lắm, cứ như mình bị rớt vào khoảng không nào đó, chới với” là điều mà ông Vương Văn Chương cảm nhận được từ khi vợ ông qua đời, cách đây “3 năm 9 tháng.”
 
Ông Chương năm nay 72 tuổi, hiện ở Garden Grove, sống cùng con cháu kể từ khi vợ mất, bởi “sống trong ngôi nhà cũ, nhìn đâu cũng thấy bóng hình vợ tôi, buồn lắm, chịu không được.”
 
Ông Chương kể, “Vợ tôi đi làm suốt 29 năm, khi vừa về hưu được hai tháng, đang lên kế hoạch đi du lịch đây đó thì phát hiện bị ung thư bao tử giai đoạn cuối. Năm tháng sau thì vợ tôi mất.”
 
Sự ra đi của người bạn đời đã đồng hành cùng ông suốt 42 năm, người cùng ông trải qua chuyến vượt biển thập tử nhất sinh vào năm 1977 với 27 ngày trôi trên biển cho đến khi được tàu cứu vớt, rồi sang Mỹ vui buồn, sướng khổ có nhau, để lại trong lòng người đàn ông này một khoảng trống mênh mông.
 
Ông Chương dọn về ở với gia đình con trai, như một sự trốn chạy những kỷ niệm, dù vậy, ông vẫn cảm thấy “rất cô đơn, nhất là khi đêm về, lúc con cháu đi vắng, tất cả đều im ắng.”
 
“Đó là nỗi cô đơn của sự thiếu một vòng tay, một giọng nói, một cái hôn, mà ở người đàn ông thì họ lại thích có những cái vuốt ve mơn trớn, giờ thiếu hết tất cả. Thiếu nhiều lắm, một sự trống vắng lạ lùng lắm, cứ như mình bị rớt vào khoảng không nào đó, chới với.” Ông Chương mô tả.
 
Trong cuốn “Loneliness (Nỗi cô đơn)”, ông John Cacioppo, nhà tâm thần học của trường Đại Học Chicago, nói rằng, “Nỗi đau của sự cô đơn cũng giống như nỗi đau thể xác vậy.”
 
Nghiên cứu của trường Đại học UC San Francisco cũng đưa đến những ngạc nhiên bất ngờ khi biết rằng không chỉ ở một mình người ta mới thấy cô đơn. Trong số 43% người già cho rằng mình cô đơn thì chỉ có 18% sống một mình.
 
Với người lớn tuổi, cảm giác lẻ loi có thể hủy hoại tinh thần, sức khỏe nhiều gấp đôi so với chứng bệnh béo phì.
 
Chính vì điều này mà người già lẻ bóng vẫn luôn khao khát tìm được một người bạn tâm giao, tri kỷ để nương tựa khi tuổi về chiều.


Nỗi khát khao tìm tri kỷ gủa người già cô đơn
 
Trong cuốn “Loneliness (Nỗi cô đơn)”, ông John Cacioppo, nhà tâm thần học của trường Đại Học Chicago, cho rằng, “Nỗi đau của sự cô đơn cũng giống như nỗi đau thể xác vậy.” Với người lớn tuổi, cảm giác lẻ loi có thể hủy hoại tinh thần, sức khỏe nhiều gấp đôi so với chứng bệnh béo phì.
Chính vì điều này mà người lớn tuổi lẻ loi vẫn luôn khao khát tìm được một người bạn tâm giao, tri kỷ để nương tựa khi đã về chiều.
Thế nhưng, liệu ước mơ đó, nỗi khao khát đó có dễ dàng đến trong tầm tay những người lẻ bóng này? Họ có thật sự mở lòng đón nhận những tâm hồn đồng điệu hay vẫn còn đâu đó những rào cản, những ngại ngần, đắn đo, và nhiều suy tính của người đã đi gần hết ba phần tư chặng đường đời? Và quan trọng hơn, người tâm giao, tri kỷ để nương tựa lúc tuổi già được quan niệm theo nghĩa nào?
 
alt
(Hình minh họa: Getty Images)
 
Tuổi càng cao lại càng thận trọng, đắn đo trong việc tìm người nương tựa
 
Như đã nói, ước mong có được một người bạn khác phái làm nơi nương tựa lúc tuổi già xế bóng là một nhu cầu có thực, rất người, rất đời của hầu hết những người lớn tuổi đang sống một mình, chứ không chỉ ở riêng vài người.
Tuy nhiên, để đi tới chỗ tìm được người như mơ ước quả thật không hề dễ dàng.
Ông Vương Văn Chương, người gần như rơi vào khoảng trống chơi vơi khi người vợ gắn bó cùng ông suốt 42 năm qua đời một cách vội vã cách đây gần 4 năm, thừa nhận “dù nhiều đêm nằm một mình cũng cảm thấy rất cô đơn” nhưng ông không tự hoạch định cho mình chuyện phải đi cưới vợ lần nữa hay tự tiết chế mình không nên đi bước nữa, mà “mọi sự cứ để cho tự nhiên.”
Theo ông Chương "việc có một người bạn tâm giao hay bạn tình ở tuổi này vừa cần thiết nhưng đồng thời cũng có thể mang đến những hệ lụy."
 
Bởi: “Cần thiết là đỡ cô đơn, cho mình cảm giác không trống trải. Nhưng thực tế tôi thấy có nhiều người khi vợ qua đời, do không chịu được sự trống vắng, họ vội vàng đi cưới một người vợ khác nhưng rồi không hạnh phúc, lại chia tay.” Tôi có nhiều bạn gái nhưng tôi luôn duy trì một khoảng cách.
“Ở tuổi hơn 70 này mà dính vào ái tình cũng mệt lắm nên cũng cố né, nhưng không biết nghiệp của mình đến đâu, có thật sự thoát được không. Dính vô cũng vui nhưng cũng sẽ nhiều phiền phức. Thế nên tôi cảm thấy cần thận trọng hơn” Ông Chương nói một cách cởi mở.
Bà Kim Lan, 70 tuổi, chồng mất đã 16 năm, không ngần ngại khi nói lên ước mơ của mình là mong tìm được một người bạn khác phái để nương tựa nhau cho đỡ nỗi hiu quạnh.
“Giờ đây, tôi chỉ mong có một người bạn khác phái để chăm sóc nhau, để có người tâm tình, nói chuyện, đi ăn uống, đi xem phim. Nhiều người cho rằng nếu chỉ vậy thì bạn trai hay gái cũng được. Nhưng không phải. Người bạn khác phái có nhiều điều khác lắm. Tôi mơ như vậy nhưng chưa tìm được.” Người phụ nữ cô đơn đang sống tại Santa Ana nói về nỗi niềm của mình bằng giọng nhẹ nhàng nhưng ẩn chứa nỗi buồn sâu thẳm.
Dầu tha thiết như thế nhưng thật sự người bà Lan hướng đến cũng phải có những điều kiện nhất định.
 
Người đàn ông sẽ được chọn làm nơi nương tựa cho bà Lan không chỉ “hợp tính tình, biết thông cảm, biết chăm sóc nhau” mà còn phải là người “không nghèo mạt rệp” hay không thể thuộc dạng “người chỉ muốn thỏa mãn nhu cầu thể xác, vừa mới quen biết đã đưa ra lời mời đi chơi xa với nhau, ngủ cùng nhau.”
“Tôi thấy nhiều người đàn ông ly dị vợ, tìm đến phụ nữ khác để được chăm sóc, để đòi hỏi sắc dục. Đó là còn chưa kể có những người đàn ông có tật quen với ai cũng mang đi khoe như một chiến tích. Sợ lắm!” Bà Lan nói về sự dè dặt của mình.
Ông Chương Dù cho biết có đôi người cũng bày tỏ thái độ quý mến ông, nhưng ông chưa tính chuyện tiến tới với ai bởi “chưa gặp người cùng tần số tâm linh.”
“Tần số tâm linh” mà ông Chương muốn nói là sự hợp nhau không chỉ về tính tình mà còn là cùng sở thích cùng quan niệm, đồng điệu về nhiều điều trong cuộc sống.
Người đàn ông có cách nói chuyện khiến nhiều phụ nữ muốn ngồi xuống nghe nhiều hơn, chia sẻ, “hồi ở tuổi 20-30, gặp cô nào đẹp là mình có thể yêu ngay, không nghĩ suy gì nhiều. Nhưng ở tuổi này, cái nhìn của mình có sự đắn đo và thận trọng hơn, sự lựa chọn có suy nghĩ nhiều hơn là tiếng sét ái tình.”
Thêm vào đó, ông Chương cũng cho rằng chỉ quen với người cùng hoàn cảnh đơn lẻ như ông, chứ không quen người đang có gia đình hoặc ngay cả vợ của bạn, dù đã ly hôn hay chồng qua đời ông cũng không muốn tiến tới vì “tôi tôn trọng bạn bè mình, tôi không muốn phá vỡ mối quan hệ đã có.”
Với bà Mai Phương thì chuyện thấy có một người bạn khác phái để trò chuyện, để cùng đi ăn uống cũng là một nhu cầu rất thực, “nó khiến mình vui hơn.” Thế nhưng, người phụ nữ gần 70 đang sống ở Anaheim này cũng rất ngần ngại, dè dặt trong việc bộc lộ cảm xúc với người mà bà có cảm tình hay nghĩ rằng người đó cũng có cảm tình với mình.
“Nhìn cử chỉ, nhìn cách họ chăm sóc mình khi đi dự tiệc tùng, nhóm bạn thì biết rằng có điều gì đặc biệt, mình cũng cảm thấy xúc động, xao xuyến. Nhưng mà làm sao có thể mang điều đó ra tâm sự với ai được. Ngộ nhỡ không phải, hay ngộ nhỡ họ cũng ngượng mà chối thì có phải mình quê quá không? Từng tuổi này rồi, đâu thể như thời trẻ được.” Bà Phương bày tỏ.
Chính từ điều này, bà Phương chọn cho mình một cách nghĩ: chỉ xem đó là một người bạn – bạn thân hơn bình thường – nhưng chỉ là bạn.
 
alt
(Hình minh họa: Getty Images)
 
 
Chỉ kết bạn, không lấy làm chồng/vợ
 
Bà Mai Phương, người trở thành góa phụ từ hơn 2 năm qua, càng lúc càng nhận ra “nỗi buồn của sự cô đơn mỗi lúc một thấm sâu hơn.” Tuy nhiên, bà gần như xác định cho mình một tư tưởng: Chỉ cần có bạn tâm giao chứ không lấy chồng thêm lần nữa.
Lý do?
“Mang một người chồng về nhà như mua thêm sự mệt mỏi.” Bà Phương trả lời.
Theo người phụ nữ gần bước vào tuổi 70 này thì ngoài yếu tố “tuổi già nhiều bệnh tật, mang nhau về lại phải chăm sóc cho nhau” lại còn có thêm lý do: chưa sẵn sàng chấp nhận một ai có thể thay thế vào vị trí của người chồng mà bà đã gắn bó suốt bao năm qua.
Bà tâm sự, “Có những đêm thật cô đơn, thật trống vắng, tôi cũng nghĩ giá như mình có một người nương tựa. Thế nhưng khi nghĩ đến hình ảnh người đó sẽ ngồi vào chiếc ghế nơi chỗ chồng tôi từng ngồi, tự dưng tôi lắc đầu ‘không được, không được’, hay nghĩ đến sẽ có một người nào đó nằm cạnh bên mình, tự dưng lại cũng thấy xa lạ, lại lắc đầu 'không thể được'.”
Bà Phương nói tiếp, chậm rãi, “Tình yêu thời trẻ như tờ giấy trắng. Còn tuổi này ai cũng có tì vết hết rồi, không ai muốn người kia biết hết về quá khứ của mình.”
Cũng theo bà Phương, một lý do “tế nhị” khiến bà thấy thật khó để có thể đi thêm bước nữa ở lứa tuổi này. Đó là “Nếu là chồng, là tình nhân thì chắc hẳn sẽ phải có chuyện ‘chăn gối’ Nhưng cứ thử hình dung, mình không còn trẻ, người mình đã không còn săn chắc, quần áo bên ngoài có thể che phủ tất cả, nhìn ai cũng đẹp. Thế nhưng khi cởi bỏ lớp quần áo ra thì sẽ là gì? Nhìn vào sự nhăn nheo đó liệu có còn hấp dẫn nhau không?”
“Tuổi này sức khỏe không còn nhiều cho ‘chuyện đó’, nếu muốn được thỏa mãn thì phải dùng thuốc, mà điều đó thì không có lợi cho sức khỏe lâu dài.” Bà Phương lý giải thích thêm về quan niệm chỉ muốn có bạn tâm giao chứ không muốn trở thành chồng hay tình nhân.
“Dù sống một mình nhiều khi cũng kẹt lắm, nhất là lúc đau ốm. Nhưng tôi cũng không muốn cuộc sống của mình bị trói buộc nữa. Có người bạn thân hơn mức bình thường để mình có thể tâm sự nhiều hơn, để mình có thể vui khi gọi điện thoại nói chuyện hay thỉnh thoảng rủ nhau đi ăn, đi mua sắm. Nhưng đừng bao giờ trông mong người đó là của riêng mình.”
“Có người quan tâm thì càng khiến mình vui hơn nhưng cũng bận rộn hơn. Nhưng nếu nghĩ người đó là của riêng mình thì sẽ rất khổ.” Bà Phương nhấn mạnh.
Bà Kim Lan dù luôn mong mỏi sẽ tìm được một người đàn ông để bầu bạn, nương tựa cho vui lúc tuổi già, nhưng vẫn cho rằng “khó mà sống chung như vợ chồng.”
Bà Lan nêu suy nghĩ, “Già rồi thì tính khí khó thay đổi lắm. Người trẻ khi xáp lại với nhau thì còn có nhiều thời gian để tìm hiểu, để thay đổi, còn người già thì sao? Về sống chung không hợp rồi lại cãi vả chia tay à? Có thể có người có nhiều nhu cầu về thể xác, tôi thì lại không muốn như thế.”
Cũng theo bà Lan, “nếu người đàn ông muốn một người vợ thì họ thường đi tìm những phụ nữ trẻ trung hơn chứ không ai đi cưới những người già.”
Thế nhưng, trái với suy nghĩ của bà Kim Lan, ông Vương Văn Chương, 72 tuổi, lại cho rằng, “Nếu phải tìm một người khác phái để đi thêm bước nữa, hay để làm một người tri kỷ thì ngoài việc đó phải là một phụ nữ có tư cách, có học thức, thì theo tôi, người đó cũng phải từ 65 tuổi trở lên vì như vậy mới có được sự đồng điệu tương xứng.”
Tuy nhiên, ông Chương cũng nhìn nhận, “Dù muốn dù không thì thật sự ở tuổi 70 sức khỏe đã kém rồi. Nếu lấy một người còn quá trẻ sẽ không đáp ứng, thỏa mãn được người yêu trẻ thì không hay. Mình phải hiểu thân phận mình ở lứa tuổi này trong vấn đề tình cảm, nên nghiêng về tinh thần nhiều hơn, chứ cứ mộng về chăn gối với nhau thì sẽ mất đẹp đi.”
“Tôi vẫn thiên về một tình cảm mang nhiều yếu tố tinh thần hơn, chứ không đặt nặng chuyện xác thịt để cưới một cô vợ trẻ vì tôi nghĩ tuổi tôi khó có thể mang lại sự hạnh phúc cho người ta.” Ông Chương nói một cách thẳng thắn.
 
* Bước ra khỏi nỗi buồn

Tuổi già lẻ bóng, quạnh hiu sẽ không loại trừ ai. Nhưng như bà Mai Phương rút tỉa, “Nếu cứ sống mãi với quá khứ sẽ tự giết chết mình. Đừng bao giờ để cho nỗi buồn kéo mình trì xuống mà hãy tìm cách bước ra khỏi nó. Hãy làm cho cuộc sống mình trở nên bận rộn hơn, hãy có những nhóm bạn để chia sẻ với nhau.”
Hoặc như bà Kim Lan, vẫn thường cảm nhận nỗi hắt hiu của mình, nhưng bên cạnh đó bà cũng có nhóm bạn cùng đi tập thể dục, cùng đi ăn uống với nhau. Hoặc khi buồn thì mang quần áo cũ ra sửa hoặc mua những hạt ngọc trai giả về kết xâu làm trang sức, cũng là một cách giết thời gian, chôn nỗi buồn.
Hay như ông Chương nghiền ngẫm, “Thật ra tuổi này mà cứ sống độc thân như vậy rồi đi chùa là tốt nhất, nhưng mà thật không dễ, bởi vẫn có những người ưu ái mình, cũng khiến mình mệt, hay mình cũng có thể xúc động vì ai đó thì cũng mệt lắm.”
Cả ông Chương, bà Lan hay bà Phương đều nghiên về hướng “có một người bạn đặc biệt, chăm sóc nhau rất kỹ, thấu hiểu nhau, nếu vì hoàn cảnh gia đình, kẹt con kẹt cháu, thì ai sống ở nhà nấy.”
Nỗi niềm nghe rất giản dị nhưng để những người đơn lẻ này tìm được chút niềm vui khi tuổi về chiều thì không chỉ chính họ tự mở lòng mình mà những người xung quanh cũng cần có cái nhìn rộng lượng và bao dung hơn.
 
Ngọc Lan/Người Việt
 
 
Thời gian nào có đợi ai...

Thời gian nào có đợi ai !
Cuối đời bước ngắn bước dài tới nơi !

- 60 đang tuổi ăn chơi;
  Sáng, trưa, chiều, tối; hết ngồi lại đi.
- 60 là tuổi dậy thì.
  Rất mê bác sĩ, thuốc gì cũng nghe.
- 60 thích gặp bạn bè;
   Liền anh liền chị, dưa lê buôn dài
- 60 là tuổi thành tài.
   Được con bổ nhiệm trông vài nhân viên.
- 60 là tuổi thần tiên.
  Một mình lo liệu chẳng phiền cháu con.
- 60 là tuổi trăng tròn.
  Thoái hóa xương khớp mạch còn vữa xơ.
- 60 là tuổi mộng mơ.
  Đêm đêm thao thức nằm chờ bình minh.

- 70 sang tuổi si tình;
  Mắt nhìn đắm đuối một hình hóa hai .
- 70 như giọt sương mai;
  Chăm chỉ luyện tập kéo dài tuổi xuân.
- 70 chưa muốn dừng chân;
  Vẫn ham tranh luận chuyện gần chuyện xa.
- 70 tuổi vẫn chưa già;
   Nếp nhăn trên trán, ấy là sợi yêu

Tô hồng khóe mắt hơi nhiều;
Mắt đỏ chứng tỏ tình yêu mặn mà.
Mai đây về với ông bà;
Ngồi sau nải chuối ngắm gà khỏa thân.
Chẳng ai sống mãi cõi trần;
 góp vui một chút mừng xuân gọi là.
Mấy vần thơ thẩn nôm na;
Mừng bà móm mém thành hoa hậu rồi.

Gặp nhau thì hãy cứ vui.
Mấy câu để chúc mọi người an khang