Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Gặp thánh leo dừa, có thể bò xuống cây dừa như con mèo II ĐỘC LẠ BÌNH DƯƠNG

truy tìm người phụ nữ 20 năm sống trong hang đá trên đỉnh đèo ở ninh thu...

BI QUAN HAY LẠC QUAN...

 Bi quan? Lạc quan ?

Xin vài lời suy nghỉ khi đi khám bệnh.
Vãn còn nhiều dân tộc trên thế giới phải chịu chiến tranh, sự bóc lột, nạn khủng bộ hàng ngày, sự tra tấn hay bị tiêu diệt trong tù.. Họ không thấy tương lai khác trừ bản năng bảo tồn ngày nào xào ngày ấy.
Đối với dân tộc Việt nói riêng, họ đã góp một phần khổng lồ để giành lại hòa bình thống nhất đất nước. Nhưng máu vẫn còn rỉ ra hàng ngày. Vì cái hòa bình này chỉ là một hòa bình giả. Vì " đồng minh" cũ hạ mặt tỏ ra giặc nay. Vì nhóm lãnh đạo đã dám liều mạng và đỏ máu của mình chỉ đường cứư nước cho dân đã để ra một lớp quan tham, độc tài, ác với dân hèn với giặc, bán chủ quyền và lòng tự hào dân tộc để giữ ghế và tài sản của bản thân.
Cho nên , sau hai thời kỳ Pháp- Mỹ, vô cùng ác liệt, dân tộc Việt chưa được nghỉ. Họ vẫn còn phải đương đầu chiến lược thôn tính hóa đất nước từ phương bắc mà ĐCSVN đang tiếp tay trực tiếp hay, dù sao , một cách khách quan.
Rất tiếc, lớp nhân sĩ trí thức yêu nước và đủ dũng cảm lên tiếng chiến đấu , không nhiều.
Rất nhiều vị có tuổi, mệt, thiếu sức khỏe trước các lực lượng CA, côn đồ chuyên nghiệp theo dỗi, đe dọa, đánh đạp...mà đảng cầm quyền nuôi dưỡng từ tiền thuê của dân.
Cũng rất tiếc, hàng triệu nồng dân , dân thường bị cướp phương tiện sống , bị bần cùng hóa, không có điều kiện chiến đấu và phải đi mưu sinh hàng ngày kiểu " kí sinh trùng "để được miếng cơm. Cho vấn đề thành phức tạp hơn , như cái virus tàu, bọn ngựa Thành Troia đang nằm ở những vị thế chủ chốt trong quyền lực.
Nìn từ góc ấy, ta có lý do bi quan.
Nhưng nên sử dụng ống kính góc rộng của lịch sử: trong một trường kỳ kháng chiến như thế, kẻ mạnh nhất không phải là kẻ đánh mạnh hơn hay nhiều hơn . Kẻ mạnh nhất là kẻ biết chịu đụng lâu hơn, đau hơn, kiên cường hơn mà không nhượng một chút bản chất chính nghĩa của mình.
Vậy, khi một người bạn tử VN hỏi:
- "giờ , tâm trạng của anh thế nào ?
Tôi xin trả lời:
"- theo ống kính: nếu tôi lấy ống kính tele, tôi thấy cái chân bị thương của tôi. Nên, tôi hơi bi quan.
Còn nếu tôi nhìn vào ống kính góc rộng ( wide angle) tôi vừa thấy cái vết thương xấu, vừa thấy cái hàng làng và bác sĩ đang đến . Nên tôi lạc quan .
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

THOAT

Thoát y để thiền

image
Video: Bấm hình trên
Đã có không ít những bộ ảnh nude nghệ thuật được tạo ra mang lại cho người “hưởng thụ” nhiều điều phải suy ngẫm, nhưng cũng còn đó không ít những bộ ảnh chỉ để đơn thuần là "khoe hàng" như "Nude để thiền"
Không những vậy những bộ ảnh như thế lại hướng tới cái đích tâm tưởng, đức tin thì thật là điều sằng bậy…

image

Chủ đề chấn động dư luận

Những ngày qua, cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng chỉ có 3 chữ “Nude để thiền” nhưng cũng đủ gây chấn động dư luận, thế nên mới có chuyện dù mới lộ diện nhưng bộ ảnh “Nude để thiền” đã nhanh chóng được nhiều người biết tới.

Nếu như trước đây những người đẹp Chung Thục Quyên, Lâm Diệp Anh, Ngọc Quyên đã tung những bộ ảnh nude sexy và táo bạo của riêng mình… cũng thu hút được nhiều sự chú ý từ dư luận, thì tới bộ ảnh nude với chủ đề “Nude để thiền” mới đây của một “nhà phong thủy” có tên là Huệ Phong mới thực sự phải hứng chịu những “ném đá” từ dư luận. 
Phải chăng bộ ảnh được đặt tên là “Thoát” này quá lộ liễu hay là chủ đề của bộ ảnh có liên quan tới yếu tố Phật giáo…

Lấy câu “Trong các thứ ái dục, không gì đáng ngại bằng sắc dục” làm chủ đề dẫn đường, bộ ảnh là sản phẩm đầu tiên của dự án “Thoát” đã thực sự khiến nhiều người cảm thấy “thoát” thật khi chiêm ngưỡng nó bởi cái lối tư duy qua hình ảnh quá đỗi dung tục.

image
Những hình trong bộ ảnh “Thoát” của “thầy phong thủy” Huệ Phong.
Bản thân ông chủ của dự án “Thoát”, “thầy” Huệ Phong cho biết: “Sắc dục cũng chỉ là một hình ảnh, một phương tiện tôi dùng để giải quyết nhiều vấn đề trong xã hội. Trong đó có nghệ thuật, đời sống. Đã làm chủ được sắc dục là cái mạnh mẽ nhất, thì có thể làm chủ được mọi việc. Trong đó không ngoài hướng đến an lạc và hạnh phúc con người”.

Có thể ý tưởng là tốt theo đánh giá của một nhà sư ở tỉnh Quảng Nam “nhưng người thực hiện ý tưởng lại mang những hình ảnh không đẹp để làm xấu đi hình ảnh cao quý của nghệ thuật thiền. Diễn tả cảnh giới như thế là quá lộ liễu. Phật giáo Việt Nam xưa nay không có chuyện này.

Thiền là phải nhẹ nhàng, thư thái, không có kiểu bon chen, phô trương. Đặc biệt, nó đề cao sự tỉnh thức trước thực tại, định tâm. Không biết ảnh này là giả hay thật nhưng hình ảnh nhà sư ngồi thiền trong bối cảnh của bức ảnh là bôi nhọ tôn giáo”.
Theo đó, bộ ảnh “Thoát” gồm 12 bức ảnh nude, với sự kết hợp giữa “thiền sư” và cô gái đang nude 100%, mang chủ đề chính là “Thiền”.

Những bức ảnh gây xôn xao dư luận này tả rõ hình ảnh một cô gái đang uốn éo tìm cách dụ dỗ "thầy chùa" đang ngồi thiền. Trong bức ảnh khác cận cảnh hơn, “mỹ nữ” không còn uốn éo ở xa nữa mà “xuống” sát cạnh “thiền sư”. Lúc này, giữa cô gái và “thiền sư” đều có thể cảm nhận được hơi thở của nhau.

image
Nhiều người cho rằng, hình ảnh thiếu nữ đang xòe tay, giơ móng vuốt như chộp bắt “thiền sư” trông chẳng khác yêu tinh là mấy, duy chỉ có điều yêu tinh dù ác đến đâu cũng vẫn có đầy đủ xiêm y.
Thế nên không có gì lạ khi liên tiếp những lời chỉ trích đã nhắm tới bộ ảnh này từ dư luận, bạn Nguyễn Thanh Mai (trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội), nhận định thẳng thắn: “Bộ ảnh quá dung tục, ảnh hưởng không nhỏ đến đạo giáo”. 

Đồng quan điểm trên, bạn Nguyễn Hữu Đức (trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ: “Cứ cho rằng họ đang làm nghệ thuật đi. Ý nghĩa của bức ảnh có thể hiểu nhưng mà hình ảnh cô gái kia ưỡn ẹo trên đầu nhà sư thì không thể chấp nhận được. Nghệ thuật không chấp nhận được thì hãy vứt đi. 

Không thể mượn danh nghĩa nghệ thuật rồi làm những điều phi nghệ thuật, những việc làm này cần được loại bỏ, sự tẩy chay từ xã hội sẽ khiến ê-kíp sẽ không dám “sản xuất” thêm phần tiếp theo của bộ ảnh này nữa”.

image
Tuy chủ đề của bức ảnh là “Nude để thiền”, nhưng theo bác Nguyễn Mạnh Cường đã phản bác lại ý nghĩa này: “Thiền sư đang nhắm mắt nhưng không hề “thiền” chút nào, nhìn cứng lắm, có lẽ đang đấu tranh tư tưởng. Nếu người đẹp khéo “cám dỗ” thêm chút nữa thì “thiền sư” chắc không chịu nổi mất…”. 

Không chỉ phê phán, nhiều người sau khi xem xong bộ ảnh này còn đặt ra câu hỏi: Cơ quan XHCN sao lại cấp giấy phép  “Nude để thiền” này? Và tính pháp lý và tôn giáo, thuần phong mỹ tục được hiểu ở triển lãm này ra sao? Vì đây không còn là chuyện nude môi trường hay nude bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ biển mà thuộc về phạm trù đạo đức tôn giáo, văn hóa.

image
Ê-kíp sản xuất ảnh “Thoát” gồm “thầy” Huệ Phong, nhiếp ảnh gia Nguyễn T và người mẫu Thái Nhã Vân đạo diễn cho dự án độc đáo “Nude để thiền”.

Người đẹp cám dỗ thiền sư quá quen chuyện cởi

Được biết, người mẫu trong bức ảnh này là diễn viên Thái Nhã Vân, người từng khiến dân sự xã hội "khó chịu" với bộ ảnh khoe thân vô cùng phản cảm và còn được mệnh danh là “quả bom sex sẽ làm nổ làng showbiz Việt” hay còn được nhiều người ví von là “nàng Can Lộ Lộ” của Việt Nam.

image
Từ một cái tên có phần còn xa lạ, Thái Nhã Vân đã khiến dân sự xã hội tìm tòi ráo riết khi thể hiện bộ ảnh “Cô gái mặc yếm bên ao sen”. Nhưng nếu so với bộ hình “Thoát” vừa được công bố thì những bộ hình hở hang trước đó của người đẹp này vẫn còn... kín đáo hơn rất nhiều.

Sinh ra tại Sóc Trăng, Thái Nhã Vân từ nhân viên lễ tân trở thành MC cho nhà hàng và từ đó mở rộng mối quan hệ  lấn sân sang làng nghệ thuật. Không biết có phải "ngứ ngái" với con đường trở thành người nổi tiếng, nên Thái Nhã Vân đã chọn cách đi tắt bằng nhiều bộ hình khoe thân hay không?Nhưng rõ ràng quan điểm nghệ thuật của người đẹp này rất phóng khoáng.

image
Theo “thầy” Huệ Phong giới thiệu thì trước khi chụp ảnh để ngấm “thiền”, người đẹp Thái Nhã Vân đã vào chùa thực tập, rồi nghe ông giảng pháp.

Không hiểu có phải do ngấm quá nên cô gái sinh năm 1988 này lại sẵn sàng thoát y đến như thế. Hay phải chăng đây chính là một cơ hội tốt để Thái Nhã Vân có dịp "khoe của" chính đáng với lý do hơn hẳn những mục đích bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật của những người đẹp đi trước.

image
Đoán chuyện không bằng nghe chính người trong cuộc thuật lại và rất nhanh chóng sau khi bộ ảnh “Thoát” được công bố, một nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm chụp ảnh nude cho biết: “Trong một cuộc nói chuyện, Thái Nhã Vân có tâm sự rằng, bản thân cô bị lừa đến với dự án này. Khi biết rõ mục đích của dự án, cô đã tìm cách ngăn chặn chủ nhân tiến hành triển lãm bằng cách nhờ CA can thiệp”. 
Nhiếp ảnh gia này cũng cho biết, ban đầu anh cũng tin rằng, người đẹp này là “nạn nhân” của vụ ảnh nude “Thoát”.

image
Tuy nhiên qua tìm hiểu nhiều người trong giới, ông đã nhận được chung một phản biện khác hẳn với những điều cô đã tâm sự. Theo đó, không có chuyện người đẹp này “bị lừa” mà là sự thỏa thuận mang tính "giao hợp" giữa chủ dự án là “thầy” Huệ Phong và Thái Nhã Vân.

image
Người mẫu Thái Nhã Vân. trong bức ảnh cũng gợi cảm không kém trước đây. “Nude để thiền” chưa được cấp phép.
Trong khi dư luận vẫn băn khoanh về việc tại sao một bộ ảnh dung tục như vậy lại xuất hiện trên phương tiện truyền thông thì đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: “Về danh chính ngôn thuận, chúng tôi chưa hề cấp phép cho bất cứ triển lãm nào đối với bộ ảnh kết hợp thiền và khỏa thân của ông Huệ Phong”.

Ông Trần Văn Thông, GĐ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết thêm, từ tin tức của anh em, Sở đã cử thanh tra phối hợp với CA xuống kiểm soát Thoát Art tại địa chỉ 550 đường 30 – 4, TP Vũng Tàu.

image
“Anh em có điện thoại về thông báo cho tôi là việc giới thiệu những bức ảnh này mang tính nội bộ. Nếu họ có xin phép được triển lãm, chắc chắn chúng tôi cũng không cho phép”, ông Thông nói. 
Được biết, cơ quan văn hóa địa phương đã từng ngăn chặn, không cấp giấy phép cho vụ triển lãm nói trên đúng như chương trình vào lúc 12g12 ngày 12-12-2012. 
Trên trang mạng của Thoát Art, bộ ảnh “Nude để thiền” do “nhà phong thủy” Huệ Phong lên kịch bản và đạo diễn với sự cộng tác của người đẹp Thái Nhã Vân và nhiếp ảnh Nguyễn T. 
Bộ ảnh là một phần của dự án “Thoát”, được nói do “Học viện Khổng Tử” (?!) thực hiện, gồm nhiều sản xuất  như ảnh, lịch, tranh, tượng, múa, bài nhạc, truyện và phim.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

VIỆT NAM LỊCH SỬ HÌNH THÀNH


TẢN MẠN ĐỜI THA HƯƠNG : GIÒNG GIỐNG TIÊN RỒNG 
                          Lm Giuse Nguyễn Văn Thư

Những trang sử hào hùng
Trước hết, mời bà con đọc một đoạn giới thiệu tổ tiên dân Việt ta oai hùng như sau :
http://vietcatholic.net/pics/crct1.png
“Khoảng 2879 năm trước Tây lịch (và ta hãy cộng thêm con số 2018 của niên lịch hôm nay sẽ có được 4897 năm.) Vào cái thời đó, có một người tên là Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ, lập quốc trên vùng châu thổ sông Dương Tử, Trung Hoa, lãnh đạo giống người Lạc Việt tối cổ. Đó là tổ tiên, là cội rễ, là root của dân tộc ta hôm nay.”

Truyền thuyết cũng kể thêm chi tiết ngọn nguồn rằng Đế Minh (là cháu 3 đời vua Thần Nông) đi tuần thú phương Nam, lấy được bà Vụ Tiên (giống Tiên) sinh ra Lộc Tục, sau được cho làm vua phương Nam, tức Kinh Dương Vương (còn Đế Nghi là con trưởng thì làm vua phương Bắc). Vua Kinh Dương Vương lấy bà Long Nữ (giống Rồng) con gái chúa Động Đình Hồ, sinh ra Sùng Lãm tức Lạc Long Quân (thế là đích thực con Rồng, cháu Tiên=theo họ mẹ và bà ngoại, vì thời đó theo chế độ mẫu hệ).

Lạc Long Quân (nhân vật đầu tiên chính thức mang danh hiệu Con Rồng Cháu Tiên) lấy bà Âu Cơ sinh ra một trăm con, 50 con theo mẹ lên rừng, 50 con xuống biển. Có sách nhắc truyền thuyết bà Âu Cơ đẻ ra 100 trứng, nở ra 100 con.

Nên nhớ rằng, vào thuở xa xưa đó, ở triền sông Dương Tử không phải là miền đất độc quyền của người Trung Hoa. Miền đó có nhiều bộ lạc, hàng trăm sắc dân gọi chung là Bách Việt, trong đó có dòng giống dân Lạc Việt (sắc dân của nhà Lạc long Quân) là tổ tiên ta. Từ thuở ấy, tuy có bị pha trộn, nhưng dòng Lạc Việt vẫn giữ được nét đặc thù, và tiếng Việt là biểu hiện độc đáo, để không thể bị lẫn lộn với bất cứ sắc dân nào khác.

Rồi tiếp theo, vào năm 2197 trước Tây lịch, bộ tộc Lạc Việt bắt đầu thiên cư về phía Nam, để tránh bị đồng hóa. Họ kéo nhau xuống vùng Quảng Đông và Quảng Tây và ráng an cư lạc nghiệp (dường như cũng rủ thêm một số thuộc bộ tộc Âu Việt đi theo) với tất cả sự can đảm và nhẫn nại. Phần còn lại của khối Bách Việt đã hầu như định cư tại chỗ, và hòa lẫn với các sắc dân tạo ra người Trung Hoa ngày nay (được coi là người Hán). Ôi, những vị tổ tiên anh hùng của chúng ta, đóng khố nhai trầu, răng nhuộm đen, mình xâm Rồng, líu lo nói tiếng nước ta (vốn có văn tự độc đáo và riêng biệt, khác ngôn ngữ người Hán) từ ngàn năm trước. 
http://vietcatholic.net/pics/crct2.png
Khi dân Trung Hoa bành trướng, bộ tộc Lạc Việt lại phải thêm một lần thiên cư vào năm 1401 trước Tây lịch. Lần này bộ tộc Lạc Việt tiến đến miền châu thổ sông Hồng, lập nên nước Văn Lang và bắt đầu 18 đời vua Hùng Vương dựng nước.

Theo truyền thuyết, vua Hùng thứ nhất chia nước ra làm 15 bộ, gồm có dân tộc Lạc Việt là chính, đóng đô ở Phong Châu (nay thuộc tỉnh Vĩnh Yên), tướng Văn là Lạc Hầu, tướng võ là Lạc Tướng, con trai là Quan Lang, con gái là Mị Nương, các quan nhỏ là Bồ Chính. Quyền chính trị cha truyền con nối gọi là phụ đạo.

Vua Hùng truyền đến đời Hùng Vương thứ 18 thì bị Thục Phán đánh bại. Thục Phán lên làm vua xưng là An Dương Vương vào năm 257 trước TL), đặt tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê ( nay là tỉnh Phúc An), và xây thành Cổ Loa.

Tiếp là Triệu Đà nổi lên cai trị vào năm 207 trước TL, đặt tên nước là Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung. (sau phải đầu hàng khi Hán tộc tràn xuống xâm lăng).

Tổ tiên chúng ta lập quốc và giữ nền độc lập ở miền lưu vực con sông Hồng phù sa đất đỏ, con sông Đáy lạnh đôi bờ, những nhánh sông Gầm, sông Chảy…được một thời gian khá dài, thì người Trung Hoa lại bành trướng xuống phía Nam. Tàu lúc đó đã là nước lớn, người đông, nên lấy bạo lực cai trị nước ta hơn 1000 năm. Đó chính thức là thời gian Bắc Thuộc, từ 111 trước Tây lịch đến năm 936 sau Tây lịch. 
http://vietcatholic.net/pics/crct3.png
Suốt thời gian dài thăm thẳm đó, dân Việt đã liên tiếp nổi dậy chống Bắc thuộc. Các cuộc nổi dậy lừng danh lịch sử của Hai Bà Trưng, bà Triệu, Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng v.v… tuy yếu thế, nhưng đã giữ được ngọn lửa Việt bất khuất không hề tàn lụi, và dân Việt không hề bị đồng hóa. Ngôn ngữ Việt Nam tuyệt vời vẫn còn được lưu truyền từng thế hệ và từng thế hệ. Những ông cha của chúng ta cần cù, gàn bướng đã âm thầm chống lại công cuộc đồng hóa của người Tàu, năm này qua tháng khác, gậm nhấm hàng trăm thế hệ cha truyền con nối, để cho ta vẫn là ta hôm nay.

Đến năm 939 sau Tây lịch, có một người Việt anh hùng tên là Ngô Quyền đã thành công trong việc chống Bắc phương, dựng nên một thời đại tự chủ từ cho đến năm 1855 bị Pháp chiếm. Suốt 916 năm của thời đại tự chủ này, ông cha chúng ta liên tiếp ‘đưa lưng ra biển’ mà chống ngăn giặc Bắc phương, qua các triều đại kế tiếp, lần lượt từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, nhà Nguyễn Tây Sơn, tới Nguyễn Gia Long.


Nối tiếp chuyện giữ nước kiên cường

http://vietcatholic.net/pics/crct4.png
Chúng ta cùng nhắc lại một lần tên những anh hùng tiền bối :Họ Đinh bắt đầu với Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận, dẹp loạn sứ quân và thống nhất sơn hà. Lê là họ của Lê Đại Hành, nhà Tiền Lê, ngưòi anh hùng phá Tống, bình Chiêm. Lý là thời đại của Lý Công Uẩn. Họ Trần anh hùng là thời của đức Trần Hưng Đạo, vị danh tướng mấy lần đánh tan quân Mông Cổ. Hồ là họ của nhà cách mạng dân sinh Hồ Quý Ly. Hậu Lê là thời đại Lê Lợi mười năm kháng chiến, lấy áo vải dựng ngọn cờ đào. Nguyễn ‘trước’ là họ của Nguyễn Huệ, Quang Trung, vị anh hùng dân tộc lừng danh lịch sử. Nguyễn ‘sau’ là họ Nguyễn Ánh (Gia Long), người đầu tiên thống nhất Nam Bắc kể từ khi Trịnh Nguyễn phân tranh.

Xin nhắc thêm : sau khi giữ vững giang sơn hết bị phương Bắc xâm lăng, cha ông chúng ta đã lợi dụng hoàn cảnh thuận tiện, qua các cuộc chinh chiến với dân Chiêm Thành và công cuộc ngoại giao với người Chân Lạp, trong gần 7 thế kỷ liên tục, đã khởi sự cuộc ‘Nam Tiến’ hào hùng, và đã tô đậm trang sử mới cho đất nước Việt : Tổ tiên chúng ta đã đi thêm chặng đường dài hướng về miền Nam, và hình thành giải giang sơn chữ S ngày nay. 

http://vietcatholic.net/pics/crct5.png



Vị vua cuối cùng nhà Nguyễn còn độc lập là Tự Đức đã chịu để thực dân Pháp đến đô hộ vào năm 1855. Các sử gia nhận định rằng sau 18 năm cai trị của vua Gia Long, các vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức đã nghe lời các quan quá thủ cựu, ra lệnh bế quan tỏa cảng, không chịu tìm hiểu nền văn minh tân tiến của các nước Tây phương (nhất là phong trào tìm thuộc địa đang lên cao thời đó), nhất là lại thiển cận ra chỉ thị bách hại đạo Thiên Chúa, thành ra đưa đến hệ lụy tai hại khôn lường cho đất nước mình.
Sau thế chiến 2, nhiều đảng phái Việt Nam nổi dậy chống Pháp, nhưng cuối cùng đảng Cộng Sản đã cướp chính quyền, rồi rút vào bưng khi Pháp trở lại, và cũng từ đó hoàn cảnh xô đẩy tiến đến thời kỳ phân chia Nam Bắc 1954, rồi cuộc chiến đau thương cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì miền Bắc chiếm miền Nam. Thế là hàng triệu người đã tìm mọi cách bỏ nước ra đi.






Liên tục thay đổi quốc hiệu
Bắt đầu chúng ta có nước tên là XÍCH QUỶ (Kinh dương Vương)
Kế đến là nước VĂN LANG (Hùng Vương I)
Rồi tới quốc hiệu là ÂU LẠC (Thục Phán)
Tiến tới nước mang tên NAM VIỆT (Triệu Đà)
Rồi có tên nước là VẠN XUÂN (Lý nam Đế)
Kế là tên nước ĐẠI CỒ VIỆT (Đinh tiên Hoàng)
Lại có tên mới là ĐẠI VIỆT (Lý thánh Tông)
Sau lại có tên là nước ĐẠI NGU (nước an bình) (Hồ quý Ly)
(Gốc Hán tự : Ngu như Nghiêu =vua Nghiêu Thuấn xưa)
Sau 7 năm, lấy lại tên ĐẠI VIỆT (Lê Lợi)
Sau cuối là tên nước VIỆT NAM (Gia Long)

http://vietcatholic.net/pics/crct7.png
***Một góp ý nho nhỏ : Trong tương lai gần, khi nhà nước ‘Xã hội chủ nghĩa’ tan rã, xin đề nghị các vị lãnh đạo nước ta sẽ đổi tên nước là VIỆT QUỐC : nước của dân Việt. Mà nếu cần dịch ra tiếng Anh, sẽ gọi là VIETLAND, như Thailand, Finland, Switzerland…

Chữ NAM hiện nay là do vua nhà Thanh bên Tầu đã đòi vua Gia Long dùng đi kèm sau chữ VIỆT, với dụng ý bảo đất nước chúng ta chỉ là ‘phần phương Nam’ của Tầu, đang được nhóm dân Việt sinh sống (thời đó nước ta vẫn phải phục lệnh và triều cống vua Tầu hàng năm, nên dù vua đã xin đặt tên nước là Nam Việt cũng không được). Nên nhớ rằng Hán ngữ đặt chữ quan trọng phía SAU, chữ trước chỉ có giá trị như một tĩnh từ, bổ xung nghĩa cho chữ sau (giống như chữ Sơn Cước : Chân của Núi).


***Vào dịp khác chúng ta bàn về công cuộc nam tiến của dân Việt, một kế hoạch khôn ngoan và chính danh của cha ông chúng ta. Lịch sử luôn biến thay với thời gian. Định mệnh như luôn được dành để cho từng cá nhân, cộng đoàn và quốc gia trên thế giới.

Lời kết
http://vietcatholic.net/pics/crct8.png
Đây đó còn nghe vang vang lời hùng ca “Việt Nam đây miền xinh tươi…Lửa thiêng soi toàn thế giới…Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời…”

Bây giờ, giữa lòng đất tha hương, người viết bỗng chạnh lòng hướng về quê nhà thân yêu, Nhớ quá đi thôi biết bao kỷ niệm tuổi ấu thơ. Thương quá đi mất những buồn vui của thời thanh bình, cũng như tháng ngày binh lửa trên dất Mẹ.

Cùng nhau thề hứa với Mẹ Việt Nam dấu yêu : Chúng con vẫn là đoàn con yêu của Mẹ, và ước mong sẽ trở về để ‘giữ thơm’ cho quê Mẹ lâu bền, thay vì chỉ biết rong chơi nơi ‘cuối trời quên lãng’ tại chốn tha hương này. Sẽ sung sướng lặng nghe ‘rừng thiêng gọi lá’. Sẽ năm tay nhau phát triển giang sơn. Sẽ soi gương anh hùng của tiền nhân trong công cuộc dựng nước và giữ nước vững vàng, cũng như đã nhọc công mở mang thêm bờ cõi, khiến cho cháu con Lạc Hồng được hãnh diện ngửa mặt lên cùng nhân loại hôm nay, cũng như sẽ biết làm rạng danh cho dân Việt mãi trong tương lai dài lâu. Ân đức ấy, chúng con xin đời đời ‘kết cỏ ngậm vành’ để đền báo.

LM Giuse Nguyễn Văn Thư

========================== 


TIẾNG TRỐNG DIÊN HỒNG

Cắc tùng tùng tiếng trống Diên Hồng
Giục giã đuổi Tàu chiếm biển Đông
Gái Việt nâng dùi Dòng Lạc Việt
Trai Nam gõ xuống GiốngTiên Rồng
Đập tan ma quái Cộng tà Đảng
Tái tạo hồn thiêng của Núi Sông
Vì Nước đồng bào thề quyết chiến
Cắc tùng tùng tiếng trống Diên Hồng ..

Tố Nguyên

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

NGƯỜI SAI GÒN

Xin bổ túc vài điếu rất quan trọng:
Người Nam bộ trọng nữ giáo sư, nữ giáo viên, họ không gọi là Cô như chỉ là vợ của thầy
Người Nam bộ gọi : BÀ Thầy, rõ ràng, thấy giáo nữ, đâu phải là cô là cái danh dự của bậc sư..
Người CG gọi cá LM bằng cái tước vị của họ: Họ gọi là
"Ông Cha X, ông cha Y" nầy ông cha nọ chứ không kêu tiếng cha trỏng không như người miền Trung và Bắc. 


2014-03-09 19:15 GMT+07:00 <pwillay@orange.fr>:
 
 
Giọng nói người Sài Gòn
 
Hôm nọ, nghe bạn Nguyễn Đình Bổn nói mấy cái truyện mình viết gửi qua Nhà xuất bản Thanh Hoá, mấy cô biên tập (người miền Bắc) đọc mấy chữ như "không cần nói ong-đơ gì nữa hết", đã không hiểu ý nghĩa câu ấy là gì (?). Họ không hiểu âu là cũng…phải rồi! Vì họ có phải NGƯỜI SÀI GÒN đâu! Vì chỉ có NGƯỜI SÀI GÒN người ta mới nói như thế!

Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúc nào cũng có một ý định là sẽ 'thở đều' trên mảnh đất ồn ào này, ý định đó chắc sẽ giữ mãi cho đến lúc một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười he he he đi... xuống dưới ấy! Nhưng nếu gọi là yêu Sài Gòn thì xem ra cũng có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, bởi thực chất nó chưa thể đạt đến mức ấy. Đây chỉ là cái tình của một người mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều chuyện để nhớ, để nói mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn- thành phố Hồ Chí Minh hôm nay!
Click the image to open in full size.


Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam, có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách Hoa, những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…
*


Laliberte (st từ VNNTU)

Lần đầu tiên tôi vào Sài Gòn hồi đó nhỏ quá cũng không có ấn tượng lắm về giọng người Sài Gòn chỉ nhớ là hơi khó nghe. Sau này khi lớn lên có dịp vào Sài Gòn nhiều, quen nhiều người bạn ở trong này nhất là khi sống và làm việc trong Sài Gòn, tôi mới dần hiểu về con người cả về giọng nói và lối sống của họ.

Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và khéo.

Cái khéo ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nhận xét về cách nói của người Việt Nam thì đúng ra tôi chỉ thấy có người Hà Nội là hay nhất cả về ngữ điệu và âm sắc mà thôi còn giọng Huế của người con gái Huế thì lại mềm mại, êm ái như đang hát vậy…

Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào … mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ (những cô gái ở miền Tây Nam Bộ nổi tiếng ra giọng ngọt và rất xinh đẹp), không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ vốn có cái nóng cháy da thịt (chắc vậy nên họ kiệm lời hơn), giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn, con gái Sài Gòn nói chuyện rất dễ thương, họ nói rất nhanh và cũng rất tự nhiên và vui vẻ . Đó là chất giọng 'thành thị' đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn.

Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ, họ nói không nặng như người miền Trung và giọng cũng không thanh như dân Hà Nội, họ nói với cái kiểu sảng khoái của dân Nam bộ. Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ 'nghen, hen, hén' cuối câu hay dùng. Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ 'nghen, hen' này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu "Thôi, tôi dìa nghen!" - Chủ nhà cũng cười "Ừ, dzậy anh dìa hen!".

Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói "Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!"; 'thôi' ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên "Hay hén mậy?" bằng giọng điệu thoải mái…
Click the image to open in full size.


Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó "Dzui dzữ hen!". Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ "Dzui dzữ hen!"… Người Sài Gòn có thói quen hay 'đãi' giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như "Hay dzữuuu!", "Giỏi dzữưưu…!" Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp "Thôi à nghen", "Thôi à!" khá nhiều, như một thói quen và cái 'duyên' trong giọng Sài Gòn.

Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm 'd,v,gi' cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu 'r' vậy. Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền.

Nghe người Sài Gòn nói chuyện, nhất là các giọng của thiếu nữ… cô nào giọng đã mượt, đã êm rồi thì cứ như ru người ta. Con gái Sài Gòn nói chuyện không luyến láy, không bay bổng như con gái Hà Nội, không nhu hiền như con gái Huế, nhưng nghe đi, sẽ thấy nó ngọt ngào lắm.

Cái chất thanh ngọt đặc trưng của miền Nam. Con gái Sài Gòn khi nói điệu hoặc khi làm nũng họ thường kéo dài giọng ra nghe ngọt và dễ thương đến mức tôi tự đặt là cái giọng nhẽo. Nhất là gọi điện thoại mà nghe con gái Sài Gòn thỏ thẻ tâm tình thì có mà muốn chết đi được với cái ngọt ngào ấy! Tôi nhớ có những đêm nhấc điện thoại lên chỉ để nghe giọng cô bạn nói. Tôi dám chắc rất con trai mà nghe giọng làm nũng đó thì rất ít người có thể không thấy ngây ngất.

Trong hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh… cho đến Sài Gòn, Tp HCM, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer.

Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều 'hình ảnh' và 'màu sắc' hơn. Những từ như 'lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì…' là mượn của người Hoa, những từ như 'xà quầng, mình ên'… là của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ… Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.
Click the image to open in full size.


Nhưng người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là 'tiếng địa phương'. Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi… cười vì chưa đoán ra được ý. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như 'o, mô, ni, chừ, răng…' trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó… vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ và… bình dân làm sao.

Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói 'Từ bữa đó đến bữa nay', còn người Sài Gòn thì nói 'Hổm nay', 'dạo này' người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ 'ghê' phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng 'ghê' đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là 'nhiều', là 'lắm'. Nói "Nhỏ đó xinh ghê!" nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)

Lại so sánh từ 'hổm nay' với 'hổm rày' hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ 'hổm rày, miết…' là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.

Người Sài Gòn cũng có cách gọi các cô gái rất dễ thương, bạn bè thì nói là nhỏ Thuỷ, nhỏ Lan (Như Hà Nội gọi là cái Thuỷ, cái Lan)... Gọi các em gái là nhóc còn với các cô thiếu nữ là bé (bé nè xinh quá ta, bé này dễ thương àh nha nhưng mà thương hông có dễ) ...

Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu "Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề… nhìn phát bực!" Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi "Ê, nhóc lại nói nghe!" hay gọi người bán hàng rong "Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!"… 'Ê' là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn.

Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường 'quên' mất từ 'bán', chỉ nói là "cho chén chè, cho tô phở"… 'cho' ở đây là mua đó nghen. Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này "Lấy cái tay ra coi!", "Ngon làm thử coi!", "Cho miếng coi!", "Nói nghe coi!"… 'Làm thử' thì còn 'coi' được, chứ 'nói' thì làm sao mà 'coi' cho được nè?

Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ 'coi' cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà. Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi "mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta?" – Mà 'dzậy ta' cũng là một thứ 'tiếng địa phương' của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói "Sao kỳ dzậy ta?", "Sao rồi ta?", "Được hông ta?"… Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà… hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà. Tiếng Sài Gòn là dzậy đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… "bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!"

Mà Nói về chuyện người Sài Gòn dùng từ 'lóng' (slang words) kiểu mới… Thật ra, đa số những từ lóng này đều do…bọn trẻ chúng nó chế ra.

Có một dạo, dân Hà Nội mình hay nói 'hâm' rồi 'ẩm IC'… có nghĩa là 'man man, tửng tửng, khùng khùng' đây. Lúc đó tôi nói với mấy người bạn Sài Gòn thì họ cười và bảo "Trong Sài Gòn thì không có nói dzậy, mấy người đó người ta gọi là… khìn á!". Như ngồi uống nước với tên bạn, hắn nói điên nói khùng một hồi, tức quá hét "Mi khìn hả ku?"… Lật hết mấy quyển từ điển tiếng Việt cũng chẳng kiếm đâu ra nghĩa của chữ 'khìn' này, mà cũng chẳng biết nó bắt nguồn từ đâu luôn. Trời, nói thì nói vậy mà, biết để làm gì chứ… Ai là người dùng nó đầu tiên thì quan trọng gì? Nói nghe vui miệng là được.

Mấy người ăn ở không, ngồi lê đôi mách, cái mỏ lép chép nhiều chuyện suốt ngày = ông tám, bà tám. Chẳng hiểu từ đâu ra cái định nghĩa kỳ quặc này nữa. Mà cứ hễ mình đang nói huyên thuyên bất tuyệt mà thấy người ta dòm mình với ánh mắt kỳ lạ rồi nói "Đồ ông/bà tám!" là biết rồi đó… 100% là bị 'chửi': nhiều 'chiện' rồi đây. Ông tám, bà tám… nói riết rồi thì còn vỏn vẹn một chữ 'tám'. Hỏi "Đang làm gì đó?" – Trả lời "Tám dí nhỏ bạn!"…'Tám' giờ thành… động từ luôn trong cách nói của người Sài Gòn.

Tiếng lóng của dân Sài Gòn phổ biến nhất là trong đám học trò còn ôm cặp ngồi ghế nhà trường với 'cúp cua, dù , quay, gạo bài, cưa, ghệ, bồ, mèo, khứa, khoẻn…', nhiều, nhiều lắm… Rồi từ một số bộ phim Hongkong, show hài, gần đây là một số Gameshow trên truyền hình. Thấy vui miệng khi nói một từ nào đó, hoặc dùng nó để ví von so sánh với một điều gì cảm thấy cười được là dùng, là hiển nhiên trở thành 'slang word'…

Ngẫu nhiên rồi hiển nhiên, chuyện bình thường của người Sài Gòn thôi, bình thường như 'từ nhà ra chợ', 'chuyện thường ngày ở huyện' vậy mà. Nói về tiếng lóng tôi thấy ấn tượng như từ 'cùi bắp' ý nói những thứ rẻ mạt vứt đi, 'bo xì' là không chơi nữa hay một câu chửi mà tôi thấy đặc biệt buồn cười nhưng chỉ có cách nói dài giọng của người Sài Gòn mới nói được "bà mẹeeee ziệc nam anh hùng".

Nhưng gì tôi viết ở trên một phần là do tôi tự nhận thấy và cũng có những phần tôi tham khảo từ một số tài liệu. Nhận xét chủ quan của tôi về Sài Gòn là người Sài Gòn rất thẳng tính và không khách sáo như người Hà Nội. Họ chơi rất thoải mái nhưng ít khi thấy hỏi về gia đình bạn như thế nào, bạn kiếm được bao nhiêu tiền...

Họ cũng không hay đánh giá bạn qua cái xe của bạn đi, điện thoại bạn đang dùng hay bộ quần áo bạn mặc mà họ đánh giá qua cách bạn thể hiện thế nào, bạn sống với mọi người ra sao! Vào đây tôi cũng học được một thói quen là share tiền, đi ăn, đi uống (Nhắc nhỏ các bạn nếu vào Sài Gòn lần đầu thì ở trong này quan niệm là ai mời thì người đó trả tiền còn cả hội đi với nhau thì chia đều).

Điều tôi thích khi làm ở Sài Gòn là họ làm hết sức nhưng chơi cũng hết mình và đây là một nơi có rất nhiều cơ hội để làm giàu.

Mỗi vùng đất đều có những điều thú vị ...
*


Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ 'dạ' khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ 'vâng'. Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ 'vâng'. Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói 'Vâng!' là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ 'dạ' vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con? - Dạ, chưa!"; "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng 'dạ' đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó 'thương' lạ... dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng 'dạ' là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳn hay...

Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang 'màu sắc' riêng.
Người Sài Gòn có cái kiểu gọi 'Mày' xưng 'Tao' rất ngọt. Một vài lần gặp nhau, nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Sài Gon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.

Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như 'cậu cậu - tớ tớ' hoặc 'bác bác – cháu cháu' của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng 'mày mày tao tao' thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.

Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy 'tụi nhỏ' sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng 'con' ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn 'ưa' tiếng 'chú, thím, dì, cô' hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Những tiếng 'mợ, thím, cậu',... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng 'con' chứ không phải 'cháu cháu' như một số vùng khác. Cái tiếng 'con' cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.

Nói tiếp chuyện xưng hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này:
Ông đó = ổng
Bà đó = bả
Anh đó = ảnh
Chị đó = chỉ
Dì đó = dỉ
Cậu đó = cẩu
Cô đó = cổ
...
Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh dzậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài Gòn á nghen.

Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm... Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi: chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng...

Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng 'anh-chị-em' đôi khi được... giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út?"... Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai... em nói nghe nè!".

Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi... rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.

Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc trưng của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, nó không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước Nam Bộ, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái 'chất Sài Gòn' chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng 'Dạ!' cùng những tiếng 'hen, nghen' lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…

(Nguồn: Nguyễn Sinh + xcafe)
credit: saigon75