(1) hình ngày xưa lúc nổi tiếng; và
(2) hình chụp ngày nay khi tuổi đã về già.
Các
cụ ông và cụ bà đều đã có một thời oanh liệt trong nhiều lĩnh vực như
chính trị, nghệ thuật, điện ảnh, ca nhạc, v.v… Chúng ta nhìn lại họ,
không phải để so sánh tuổi trẻ với tuổi già mà chính là để thấy thời
gian không chừa một ai, dù họ đã một thời làm mưa làm gió.
Người
ta cứ tưởng thọ đến “thất thập cổ lai hy” là hiếm… nhưng nếu so với
những cụ ông, cụ bà trong album này mới thấy 70 tuổi chưa phải là gìa.
Các cụ đã thuộc lứa 80, 90 và thậm chí 100 mà vẫn “sống hùng, sống đẹp”!
Bộ
sưu tập chia làm 3 nhóm chính: (1) những gương mặt chính trị-xã hội,
(2) những cụ ông một thời oanh liệt, và (3) những cụ bà xuân sắc một
thời.
Mời các bạn chiêm ngưỡng và cũng để… chiêm nghiệm về tuổi già.
Nữ hoàng Elizabeth II (1926)
Bà
là Nữ hoàng nổi tiếng của Anh, giờ đã ngoài 90 nhưng vẫn còn năng động.
Bà xuất hiện trong rất nhiều sự kiện quan trọng kể từ khi lên ngôi trị
vì nước Anh và các nước thuộc khối Liên hiệp Anh kể từ năm 1952. Bà vẫn
nắm vương quyền trong khi Hoàng tử Charles chờ lên ngôi. Bà cũng là “bà
cố” của 3 đứa cháu, con của Hoàng tử William. Hoàng gia Anh còn mở rộng
với một cô dâu mới của Hoàng tử Harry!
Jimmy Carter (1924)
James
Earl "Jimmy" Carter, Jr. là Tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ năm 1977 và
cũng là quán quân Giải Nobel Hòa bình năm 2002. Trước đó ông là Thống
đốc thứ 76 của Georgia, tiểu bang có vấn đề về kỳ thị chủng tộc. Trong
nhiệm kỳ Tổng thống, ông đã ký sắc lệnh không kết tội những thanh niên
trốn quân dịch để phản đối chiến tranh Việt Nam. Ông bị bệnh ung thư
nhưng hiện vẫn sống khỏe mạnh.
George H. W. Bush (1924)
Ông
Bush (cha) là Tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ năm 1989, con trai ông cũng
trở thành Tổng thống năm 2000. George H. W. Bush phục vụ trong Hải quân
và sau đó tốt nghiệp đại học danh tiếng Yale. Trước khi là Tổng thống,
ông đã là một triệu phú, làm chủ một công ty dầu mỏ của gia đình. Trong
chức vụ Tổng thống Mỹ, ông phải đương đầu với Chủ nghĩa Cộng sản tại
Châu âu và Cuộc chiến Vùng vịnh cũng bắt đầu. Ông về hưu tại Texas với
Đệ nhất Phu nhân, bà Barbara, người vừa qua đời vào tháng 4/2018.
Henry Kissinger (1923)
Henry
Alfred Kissinger là một nhà ngoại giao gốc Đức, thuộc một gia đình di
dân đến Hoa Kỳ năm 1938. Ông từng giữ chức Cố vấn An ninh Quốc gia và
sau đó kiêm luôn chức Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời các Tổng thống
Richard Nixon và Gerald Ford. Kissinger nhận giải Nobel Hòa Bình năm
1973 vì nỗ lực chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, thành tích này
gây nhiều tranh cãi vì Hiệp định Paris về đình chiến đã không được thực
hiện như kỳ vọng. Ông đã trải qua một lần phẫu thuật khi 58 tuổi và hiện
vẫn sống khỏe mạnh.
Chuck Yeager (1923)
Ông
phục vụ trong Không lực Hoa Kỳ từ năm 1941 đến 1975, giải ngũ với cấp
bậc Chuẩn tướng. Yeager đã trải qua 3 cuộc chiến: Chiến tranh thế giới
lần thứ 2, Cuộc chiến tranh lạnh và Cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông đã đi
vào lịch sử quân đội với 2 lần vượt bức tường âm thanh, trong đó có một
lần được thực hiện lúc 89 tuổi. Ông tái hôn năm 2000, lúc 78 tuổi, khi
người vợ thứ nhật qua đời vì ung thư. Cho đến giờ này, sức khỏe ông vẫn
còn tráng kiện.
Nhà thiết kế thời trang Pierre Cardin (1922)
là
người Pháp gốc Ý đã khuấy động thế giới không những về thời trang mà
bao gồm các mặt hàng cao cấp khác. Ông còn đầu tư trong nhiều lảnh vực,
chẳng hạn như bất động sản và hệ thống nhà hàng. Có thể nói ông là một
nhà tài phiệt của thế giới với gia sản đồ sộ và dĩ nhiên những ngày sống
trong thời gian hưu trí là cả một thời gian vàng son.
Clinton Eastwood, Jr. (1930)
là
một diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất và nhà soạn nhạc phim người Mỹ.
Trong sự nghiệp của mình, Eastwood đã giành được 4 giải Oscar: 2 lần cho
giải đạo diễn xuất sắc nhất và 2 lần cho giải phim hay nhất. Với tư
cách là đạo diễn, các bộ phim gần đây của ông như “Letters from Iwo
Jima” và “Million Dollar Baby”, hay các bộ phim trước đó như “High
Plains Drifter” và “The Outlaw Josey Wales”, đều được đánh giá cao. Với
tư cách là một diễn viên, ông nổi tiếng trong vai các nhân vật cá tính,
mạnh mẽ. Đặc biệt là các vai diễn trong các bộ phim cao bồi như “The
good, the Bad, the Ugly” của đạo diễn Sergio Leone hay vai Harry
Callahan trong loạt phim “Dirty Harry”.
Sidney Poitier (1927)
là
một diễn viên người Mỹ gốc Bahamas, ông cũng là đạo diễn, tác giả và
nhà ngoại giao. Năm 1964, Poitier trở thành người da màu đầu tiên giành
chiến thắng giải Oscar cho nam diễn viên xuất sắc nhất, trong vai diễn
trong “Lilies of the Field”. Riêng phim “To Sir, With Love” trình chiếu
tại Sài Gòn đã thu hút nhiều khán giả trẻ vì nói đến chuyện học đường.
Warren Beatty (1937)
là
một diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất, kịch bản gia Mỹ. Ông 15 lần được
đề cử giải Oscar, nhưng chỉ một lần giành giải này (Đạo diễn xuất sắc
nhất). Beatty đã một thời là “thần tượng” của các fans hâm mộ, đặc biệt
là những phụ nữ bị “say mê” vì vẻ đẹp đầy nam tính của ông. Các phim
đáng nhớ của Beatty phải kể đến “Reds”, “Heaven Can Wait”, “Dick Tracy”,
“Bonnie And Clyde” và “Shampoo”.
Harry Belafonte (1927)
là
một ca sĩ, nhạc sĩ và diễn viên người Mỹ. Một trong những ngôi sao nhạc
pop Jamaica-Mỹ thành công nhất trong lịch sử. Ông được mệnh danh là
"Vua Calypso" trong phong cách âm nhạc Caribê với khán giả quốc tế vào
những năm 1950. Bài hát nổi tiếng: “Banana Boat Song” và “Jamaican
Farewell”. Ông bị ung thư tuyến tiền liệt, tình trạng sức khỏe vẫn còn
tương đối tốt.
Kirk Douglas (1916),
là
một diễn viên và nhà sản xuất phim người Mỹ. Ông nổi tiếng vì chiếc cằm
chẻ, giọng nói trang nghiêm và những vai diễn “đình đám” (có lần bản
thân ông đã từng so sánh mình với "những tên chó đẻ"). Ông là cha của
diễn viên và nhà sản xuất phim Hollywood, Michael Douglas. Những phim
nổi tiếng của ông phải kể tới “Lust For Life”, “Champion”, “The Bad And
The Beautiful”. Khán giả Sài Gòn chắc hẳn chưa quên Douglas trong phim
cao bồi “Gunfight at the O.K. Corral” năm 1957. Kỷ niệm sinh nhật lần
thứ 100 (năm 2016) ông tổ chức một show “hoành tráng” với sự tham gia
của nhiều nhân vật nổi tiếng. Giờ thì ông không thể nói được sau một cơn
đột quỵ vì bệnh tim.
Sean Connery (1930)
là
diễn viên và nhà sản xuất phim người Scotland. Nhân vật “để đời” của
ông là vai James Bond trong phim “Never Say Never Again” và nhiều phim
Điệp viên 007 khác trong suốt thời gian từ 1962 đến 1983. Nổi bật nhất
là “Dr. No” (1962), “From Russia with Love” (1963), “Goldfinger” (1964),
“You Only Live Twice” (1967). Vào năm 1988, ông đoạt giải thưởng Oscar
với phim “The Untouchables”. Điệp viên James Bond nay đã “về vườn” nhưng
vẫn còn tráng kiện.
Charles Aznavour (1924-2018)
là
ca sĩ, nhà thơ trữ tình, diễn viên, nhà hoạt động xã hội và nhà ngoại
giao người Pháp gốc Armenia. Aznavour được biết đến với giọng tenor đặc
biệt: trong và ngân ở khúc cao, với các nốt thấp sâu và khàn. Người yêu
nhạc Pháp tại Việt Nam biết đến “người ca sĩ xấu trai” qua những ca khúc
nổi tiếng như “Et Pourtant”, “Hier Encore”, “La Bohème”, “Emmenez-moi”…
Trong một sự nghiệp kéo dài hơn 70 năm, ông thu âm hơn 1.200 bài hát
được dịch ra 8 thứ tiếng. Ông đã viết hoặc đồng sáng tác hơn 1.000 bài
hát cho chính mình và những người khác. Ông vừa mất ngày 1/10/2018,
hưởng thọ 94 tuổi.
Charles Eugene "Pat" Boone (1934)
là
một ca sĩ người Mỹ, nhà soạn nhạc, diễn viên, nhà văn, nhân vật truyền
hình, diễn giả... Ông là một ca sĩ nhạc pop thành công tại Hoa Kỳ trong
những năm 1950 và đầu những năm 1960 với kỷ lục: 45 triệu đĩa hát và
xuất hiện trong 12 phim Hollywood. Khán giả miền Nam Việt Nam thuộc lứa
tuổi từ 60 đến 70 hẳn còn nhớ những phim ca nhạc của ông như “April
Love” (1957), “Bernardine” (1957), “Mardi Gras (1958)… Có một thời khắp
hang cùng ngõ hẻm Sài Gòn đi đâu cũng nghe bài hát “Oh, Oh,
Oh…Bernadine” của Pat Boone. Ngày nay, ở vào tuổi 84 ông vẫn còn là một
“cụ già… tráng kiện”!
Doris Day (1922)
là
một nữ diễn viên, ca sĩ, và nhà hoạt động cho quyền động vật người Mỹ.
Bà có một sự nghiệp ca hát với khoảng 650 bài hát từ năm 1947 đến 1967.
Tại Việt Nam, bài hát nổi tiếng nhất của bà chính là bài “Que sera
sera”: Que será, será.. Whatever will be, will be.The future's not ours to see. Que será, será… Đó
là bài hát xuất hiện năm 1956 trong phim “The Man Who Knew Too Much”
của Alfred Hitchcock, bà đóng chung với James Stewart. Bài hát này cũng
có mặt trong các phim “Please Don't Eat the Daisies”, “Heathers”, “The
Glass Bottom Boat”, “Mary & Max”, “In the Cut”, và “Girl,
Interrupted”.
Sophia Loren (1934)
là
một nữ diễn viên người Ý đã từng đoạt tượng vàng Oscar. Bà thường được
biết đến như “một biểu tượng sex của thế giới”. Bước vào điện ảnh từ năm
15 tuổi, Loren đã tạo dựng một gia tài kếch xù với 75 triệu đô la.
Loren lần đầu gặp đạo diễn Carlo Ponti năm 1950 trong một cuộc thi hoa
hậu mà ông là giám khảo (ông đã từng lăng xê diễn viên Gina
Lollobrigida). Sau đó, ở Atlanta năm 1957, ông ly dị theo luật México
với vợ là Giuliana và kết hôn với Loren. Nước Ý không công nhận vụ ly dị
vào thời điểm này, và nhà thờ Công giáo phản đối cuộc hôn nhân. Năm
1962, cuộc hôn nhân bị huỷ bỏ. Sau khi ông thương lượng với Giuliana để
cả ba chuyển tới Pháp, đất nước cho phép ly dị, họ nhập quốc tịch Pháp!
Jane Fonda (1937)
là
một nữ diễn viên người Mỹ kiêm nhà văn, nhà hoạt động xã hội, cựu người
mẫu thời trang và là vận động viên thể dục dụng cụ. Bà cũng là con gái
của diễn viên Henry Fonda và đã 2 lần đoạt giải Oscar. Bà còn được biết
đến với cái tên: “Jane Hanoi” khi một mình đến Việt Nam và lưu trú tại
khách sạn Thống Nhất để phản đối chiến tranh. Sau này, Fonda đã nhiều
lần thừa nhận sai lầm và xin lỗi các cựu chiến binh Mỹ về bức hình chụp
bà ngồi trên nòng súng phòng không của quân đội Bắc Việt trong chuyến
thăm Hà Nội đầy tranh cãi của bà. Fonda được chẩn đoán mắc bệnh ung thư
vú, đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ khối u trong tháng 11/2010 và đã hồi
phục.
Elizabeth Alice "Ali" MacGraw (1939)
là
một nữ diễn viên người Mỹ, người mẫu và nhà hoạt động nhân quyền. Bà
lần đầu tiên dành được sự chú ý với vai diễn trong bộ phim năm 1969
“Goodbye, Columbus”, trong đó bà giành giải Quả cầu vàng. Khán giả Việt
Nam chỉ biết đến MacGraw qua phim “Love Story” khi phim được trình chiếu
tại Sài Gòn. “Chuyện tình” là phim tình cảm lãng man, công chiếu năm
1970, do Erich Segal viết kịch bản. Sau đó, chính ông phát triển thành
tiểu thuyết cùng tên. Phim do Arthur Hiller làm đạo diễn.
Brigitte Bardot (1934),
còn
được gọi là BB, là một nữ diễn viên người Pháp nổi tiếng trong thập
niên 1950-1960 vì thân hình và phong cách diễn xuất gợi cảm. BB bắt đầu
nổi tiếng qua phim “Et Dieu créa la femme” (Và Chúa đã tạo ra đàn bà)
của đạo diễn Roger Vadim năm 1956. Sự nghiệp điện ảnh của BB đã đem về
cho bà 65 triệu đô la khi về hưu. Hiện tại, Bardot là một nhà hoạt động
xã hội trong việc theo đuổi phong trào bảo vệ súc vật.
Shirley MacLaine (1934)
là
một nữ diễn viên múa, kịch nghệ và điện ảnh Hoa Kỳ, đã đoạt giải Oscar
cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.. Bà là chị của diễn viên Warren
Beatty và cũng là nhà văn với nhiều sách viết về niềm tin duy linh thời
đại mới, sự đầu thai, cũng như tự truyện. Bà bắt đầu đóng trong phim
“The Trouble with Harry” của Alfred Hitchcock năm 1955, và đoạt được
Giải Quả cầu vàng. Một số phim nổi tiếng của MacLaine: “Around the World
in 80 Days” (1956), “The Apartment” (1980), “Irma la Douce” (1963).
Geraldine Leigh Chaplin (1944)
là
một diễn viên người Anh, con gái thứ 4 của Charlie Chaplin, hay còn gọi
là vua hề Charlot. Mặc dù vậy, bà cũng tự tiến thân trong lãnh vực điện
ảnh qua một số phim của Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Lần đầu tiên bước vào
điện ảnh trong phim “Limelight” (1952) của Charlot trong vai một cô bé,
bà đã có một bước tiến dài với các phim khá nổi tiếng như “Doctor
Zhivago” (1966), “Casino Royale” (1967), “The Three Musketeers” (1974).
Hiện bà đang sống tại Miami, Hoa Kỳ.
Angeline "Angie" Dickinson (1931)
là
một nữ diễn viên người Mỹ, một số người ca tụng bà là một minh tinh
với… “cặp đùi hấp dẫn”. Dickinson bắt đầu sự nghiệp trên truyền hình,
xuất hiện trong nhiều tuyển tập trong thập niên 1950, trước khi tiếp tục
vai diễn đột phá trong các phim cao bồi như “Gun the Man Down” (1956)
và “Rio Bravo” (1969). Một số phim của Dickinson: “Hidden Guns” (1956),
“Shoot-Out at Medicine Bend” (1957) và “China Gate” (1957), phim có một
cách nhìn đặc biệt trước chiến tranh Việt Nam.
Kim Novak (1933)
là
một nữ diễn viên người Mỹ đã từng hai lần giành giải Quả cầu vàng, giải
Gấu vàng danh dự của Liên hoan phim Berlin. Bà nổi tiếng nhất với vai
diễn trong bộ phim tâm lý kinh điển “Vertigo” (1958) của “ông vua kinh
dị”, đạo diễn Alfred Hitchcock. Novak từ bỏ nghiệp diễn xuất năm 1991,
hiện tại bà được biết đến như một nghệ sĩ tranh màu nước, sơn dầu, điêu
khắc và tranh kính màu nghệ thuật; đôi khi bà cũng làm thơ