Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018

NHỮNG BUỔI CHIỀU NGHỆ THUẬT

 
alt
Thi nhân và đạo sĩ một thời Sài Gòn không còn nữa. (Hình: Viên Linh cung cấp)
Khi viết “mỗi bài thơ một số phận” trong một kỳ báo trước, tôi quả đã theo dõi một số những bài thơ riêng lẻ của một thi sĩ – nhiều khi chỉ còn nhớ đến một vài câu một số chữ mà không còn thấy cần thiết phải tìm hiểu toàn bộ cả bài thơ mà một thi sĩ có thể đã sáng tác. Dùng chữ số phận là hàm ý có may có rủi (tùy theo thời gian lúc này lúc khác), vì một tác giả có khi sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng, có khi đánh vật với nó, bài thơ sẽ trở nên thông suốt hay sẽ trúc trắc ngoài ý muốn của thi sĩ. Một cách khác nữa, có một vài ngôn ngữ được tác giả dùng đi dùng lại ở nhiều bài khác nhau, ta gom lại sẽ thấy ý tác giả..
Số phận của một bài thơ không hẳn là số phận của thi sĩ, song không nhiều thì ít, người ta có thể tìm thấy một điều gì đó liên hệ tới người làm ra những câu thơ kia, không chỉ trong một bài, mà trong một vài chữ, ở nhiều câu khác nhau. Thơ Bùi Giáng ít khi được dẫn giải toàn bài, thường mỗi bài chỉ được trích ra vài câu hay vài chữ là đã có nghĩa cụ thể:
Người điên cái bóng cũng điên
Người khùng cái bóng oan khiên cũng khùng.
(Bùi Giáng, Chớp Biển)
Điên hay khùng cũng chỉ là một người.
Lúc xưa từng đã một lần
Nhìn con ngủ gục chín tầng sau xưa
Ông điên từ bấy đến giờ
(Bùi Giáng, Kể Từ Lúc…)
Nếu tác giả là ai đó, hai chữ “sau xưa” sẽ được hiểu là say sưa, song tác giả là Bùi Giáng, vấn đề ngôn ngữ phải đặt ra, có thể đó là sau xưa, không ai biết được.
Tôi điên là bởi tôi điên
Cầm tay cô hỏi cho phiền lòng nhau
Tôi điên từ trước đến sau…
(Bùi Giáng, “Thơ Bùi Giáng,” hải ngoại 1990)
Đoạn thơ làm trong năm 1990, in trong cuốn thơ do nhóm Việt Thường ở Montreal Canada xuất bản; như thế nó được làm 15 năm sau ngày miền Nam thay đổi một màu cờ; về khoảng thời gian rõ ràng này, chính Bùi Giáng đã ghi lại:
Mười lăm năm ngó triều dâng
Bóng trăng thánh thót ngọn gần ngọn xa
Ngọn cây người ở bên ta
Ngọn cây cối ở quê nhà thiên thu.
Mười lăm lăm ngọn tử phần
Mù sương cố quận chín tầng tầng rơi
(Bùi Giáng, Mười Lăm Lăm, trang 145)
Cũng trong năm này, một lần nữa ông nói về cái điên của chính mình:
Ngu đần mà tưởng thông minh
Ồ vầng trăng ạ, bực mình làm sao
Đập đầu tự tử thế nào
Cảo thơm lần giở mai sau một tờ
Điên cuồng mà tưởng nên thơ
Cuồng điên mà tưởng làm thơ như thần
Cậy em, em có đỡ đần
Chút chi gắn bó cho phần tử nao?
Giờ đây chẳng biết chốn nào
Trần gian rướm máu
Điệu chào gẫy xương.
(BG, Tặng Bạn Điên, tr. 173)
Nhan đề trên, “những buổi chiều nghệ thuật” trước hết là những khoảng thời gian cuối ngày có chất chứa nhiều ít bóng hình hay âm thanh của văn nghệ.
Thật ra người viết muốn nhớ lại những buổi trưa buổi chiều tại tòa soạn tuần báo Nghệ Thuật ở Sài Gòn, những năm 1965-1966. Khoảng thời gian này ông hay ghé tờ báo, đặt trong nhà in Thư Lâm Ấn Thư Quán trên đường Phạm Ngũ Lão. Giai đoạn đầu lui tới luôn có Vũ Khắc Khoan, nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nhạc sĩ Cung Tiến, thường trực có Mai Thảo, Thanh Nam, lúc đầu có ca sĩ Anh Ngọc, sau này vắng dần, chỉ còn Mai Thảo, Thanh Nam, tôi và họa sĩ Đằng Giao. Nghệ Thuật in bìa màu offset, Đằng Giao và tôi vừa làm ở tòa báo, vừa làm ở xưởng làm bản kẽm Cliché Dàu phía đường Trần Hưng Đạo-Huỳnh Quang Tiên. Rất nhiều lần Bùi Giáng tới căn phòng nhỏ của tòa soạn chỉ gặp Mai Thảo và tôi.
Khoảng ba năm trước đó tôi thường xuyên chở Bùi Giáng trên chiếc velo solex của mình, anh hay nói chuyện về thơ lục bát. Anh luôn luôn nói về những chữ những hình ảnh anh thích trong bài thơ nhan đề “Bài Phượng Liên.” “Ông chỉ làm thơ lục bát thôi nhé.” “Lục bát như ‘một hành lang rộng vây sầu phượng liên’ thôi nhé.”
Viên Linh

BIỂN CHẾT

Bức họa
                                     BIỂN CHẾT
           Họa sĩ bị kỷ luật, bức họa bị thu giữ làm tang vật


alt
                           Họa sĩ Nguyễn Công Nhân (giữa) 
                                     (Ảnh: FB Minh Quân Hồ)

Một họa sĩ 64 tuổi ở tỉnh Trà Vinh vừa bị đối xử như một tội phạm, và bức tranh của ông với tựa đề “Biển Chết” bị nhà cầm quyền thu giữ để làm “tang vật”.

Đáng chú ý, bức tranh của họa sĩ Nguyễn Công Nhân mới đây thắng giải 3 cuộc thi Sáng Tác Mỹ Thuật tỉnh Trà Vinh, và được Hội Đồng Nghệ Thuật của Hội Mỹ Thuật Việt Nam chọn đưa đi trưng bày tại cuộc triển lãm mỹ thuật khu vực 8 Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2016 tại tỉnh Tiền Giang.

Theo thông tin từ trang Facebook Minh Quân Hồ, họa sĩ Nguyễn Công Nhân nhận được quyết định kỷ luật từ ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ký ngày 1 tháng 6. Theo đó, họa sĩ Nguyễn Nhân bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, với thời gian thử thách 1 năm.

Trong thời gian gọi là “thử thách” này, họa sĩ Nguyễn Nhân không được tham gia bất cứ một cuộc thi mỹ thuật nào. Nhà cầm quyền tỉnh cho biết sẽ thu giữ bức tranh “Biển Chết” để làm “tang vật”, nhưng không nói đây là tang vật cho vụ án gì.

Cũng theo tờ giấy quyết định kỷ luật của tỉnh Trà Vinh, cái gọi là “Ban thường vụ Hội Văn Học Nghệ Thuật Trà Vinh” tuyên bố hủy kết quả, và thu hồi giải 3 cuộc thi Sáng Tác Mỹ Thuật của tỉnh này đối với bức tranh “Biển Chết”, với các biện pháp chế tài bao gồm thu hồi giấy chứng nhận và tiền giải thưởng.

Được biết họa sĩ Nguyễn Nhân là thành viên hội mỹ thuật do nhà cầm quyền CSVN kiểm soát. Trả lời truyền thông, họa sĩ Nguyễn Công Nhân cho biết sẽ trả lại tiền giải thưởng nhưng không đồng ý với cáo buộc “vi phạm bản quyền”.

“Việc phóng tác lại một hình ảnh trên báo và thêm thắt chi tiết cho tác phẩm thêm thăng hoa là chuyện bình thường đối với họa sĩ” – họa sĩ Nguyễn Nhân nói.

Họa sĩ Trần Khánh Chương – Chủ tịch Hội Mỹ thuật VN bình luận thêm trên tờ Tuổi Trẻ: “Việc Hội văn học nghệ thuật Trà Vinh thu hồi bức tranh Biển chết là sai luật, bởi không ai có quyền thu giữ tài sản của người khác, trừ toà án và Viện kiểm sát.” 

Đây là ví dụ mới nhất cho thấy cách quản lý nghệ sĩ của chế độ độc tài hiện nay.

alt

              Bức tranh Biển chết của họa sĩ Nguyễn Công Nhân

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

ĐỪNG.....

MUỐN SỐNG hạnh phúc, GHI NHỚ 5 CHỮ ĐỪNG

Con người muốn được sống hạnh phúc, thanh thản mà trong tâm lại vẫn cứ ôm giữ các loại tâm tranh đấu, oán hận thì vĩnh viễn không thể nào đạt được. Hãy ghi nhớ 5 thứ “đừng” sau đây để cuộc sống không phải vướng bận điều gì nữa!

Cái đừng thứ nhất: Có tiền đừng keo kiệt 
•        Tiền khi sinh chẳng mang theo đến, khi tử chẳng mang theo đi. Sức khỏe mới là thứ quan trọng hơn nhiều, có sức khỏe thì mới có tất cả.
•        Trong dân gian có câu nói: “Không sợ kiếm ít tiền, chỉ sợ chết sớm”. Có sức khỏe thì ngại gì không kiếm được tiền. Vì sức khỏe, khi nào cần chi tiêu thì hãy chi tiêu, có tiền đừng keo kiệt.

Cái đừng thứ hai: Có phúc đừng chờ đợi 
•        Con cháu đều có phúc của con cháu, đừng quá vì con cháu mà biến mình thành thân trâu ngựa. Nên tranh thủ thời gian hưởng thụ cuộc sống, đừng vì con cháu mà làm việc quá sức, làm cố quá là sát thủ nguy hiểm nhất của sức khỏe.

Cái đừng thứ ba: Có tình yêu đừng buông bỏ 
•        Cuộc đời thật ngắn ngủi, tình yêu lại không dễ tìm kiếm, cho dù yêu hay được yêu đều là duyên phận, đều nên đón nhận, ngày hôm nay bạn buông bỏ, thì kiếp này nó sẽ không bao giờ đến với bạn nữa.

Cái đừng thứ tư: Tức giận đừng để trong lòng  
•        Trong cuộc đời, ai cũng có thể phải gặp những chuyện khó khăn hay không vừa ý, đừng nên vì thế mà “nộ khí xung thiên”. Tức giận là tồn tại khách quan, không nên giữ ở trong lòng, nín thở thì khí sẽ ứ tắc, khí ứ tắc thì sẽ sinh bệnh.
•        Gặp phải những sự việc khiến ta tức giận, hãy tìm người để khai thông nó, thổ lộ ra hết, như vậy sẽ gỡ bỏ nó nhanh hơn, nội tâm sẽ yên bình trở lại.
•        Bạn bè chính là công cụ “tốt nhất, cũng là nguồn động lực, khích lệ tinh thần, tiếp thêm sức mạnh tốt nhất cho bạn.

Cái đừng thứ năm: Có thù hận đừng ghi nhớ  
•        Lòng dạ khoáng đạt, dùng thiện lương nhân ái để đối đãi, không để ý những chuyện nhỏ, gạt bỏ ân oán, cũng không để thù hận trong lòng. Hãy làm cho mỗi ngày trong cuộc đời của bạn là một ngày vui sống.
•        Người xưa sống được trường thọ vì họ có “tam bất thức”, chính là không cần biết 3 điều, không quan tâm ân oán, không quan tâm tuổi tác, không quan tâm bệnh.