Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

CỰU THỦ TƯỚNG THÁI LAN

Một quan chức Thái Lan cho hay cảnh sát nước này hiện đang thu thập bằng chứng để xin lệnh khám xét nhà của cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, sau khi bà bỏ trốn sang Dubai trước ngày phán quyết của tòa án.
Canh sat phong toa nha ba Yingluck cho lenh kham xet - Anh 1
Tờ The Nation của Thái Lan dẫn lời thiếu tướng Nanthachat Supamongkol cho hay việc khám xét nhà của bà Yingluck là một vấn đề nhạy cảm nên cảnh sát đang đợi lệnh của cơ quan thẩm quyền.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra hiện đang bị truy nã vì không xuất hiện tại Tòa án Tối cao Thái Lan, Bangkok để nghe phán quyết vụ kiện chương trình trợ giá gạo khiến chính phủ thất thoát hàng tỉ USD. Tòa án đã quyết định dời ngày đọc phán quyết sang ngày 27-9 tới, đồng thời ra quyết định tịch thu số tiền bảo lãnh tại ngoại cho bà Yingluck trị giá đến 30 triệu bath.
Canh sat phong toa nha ba Yingluck cho lenh kham xet - Anh 2
Một phóng viên chờ đợi trước cổng nhà của bà Yingluck. Ảnh: THE NATION.
Theo hãng tin CNN, một quan chức cấp cao của đảng Pheu Thái cho hay cựu nữ thủ tướng Thái Lan hiện đang “an toàn” ở Dubai. Anh trai của bà Yingluck, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, hiện cũng đang sống lưu vong ở Dubai và London sau khi bị lật đổ với cáo buộc lạm dụng quyền lực.
Thiếu tướng Nanthachat Supamongkol cho biết đã ra lệnh cho lực lượng cảnh sát canh giữ chặt chẽ và giữ trật tự trước nhà của bà Yingluck. Cho đến nay căn nhà này vẫn chưa có động tĩnh gì. Cảnh sát Thái Lan cũng đã thẩm vấn quản gia và người giúp việc trong nhà, nhưng họ nói rằng không biết gì về việc của bà Yingluck.
“Chúng tôi chắc chắn không bỏ qua bất cứ điều gì. Tôi đã ra lệnh cho các sĩ quan phải giám sát chặt chẽ căn nhà và việc này sẽ kéo dài một thời gian cho đến khi tình hình trở lại bình thường”, ông Supamongkol cho biết.
Nhà của bà Yingluck ở quận Bueng Kum, thủ đô Bangkok hiện rất vắng lặng. Một số phóng viên của các báo đài đã có mặt trước nhà để kịp thời đưa tin nếu có sự kiện gì xảy ra.
AN MIÊN

LĂNG KHẢI ĐỊNH

Huế: Sau ủi mộ vợ vua Tự Đức để giữ xe, giờ 'đụng' đến lăng Khải Định

In bài viết
Bên ngoài lăng Khải Định
   Cách đây không lâu, khi sự việc xây dựng bãi đỗ xe lăng Tự Đức 17.000m2 đã ủi bay lăng mộ bà Tài nhân – một phi tần của vua Tự Đức vẫn còn gây nhiều bức xúc trong dư luận. Báo chí đã có nhiều bài viết lên tiếng vấn đề này. Và đến nay, việc này vẫn chưa được được giải quyết thì trong vài ngày gần đây, dư luận và khách du lịch lại chứng kiến hiện trường đang san ủi để chuẩn bị làm bãi đỗ xe với diện tích 5.000m2 ngay trước mặt lăng vua Khải Định.
Đôi nét về lăng Khải Định
Lăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng. Đây là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn (1885-1925). Toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy.
Lăng khởi công ngày 4 tháng 9 năm 1920 do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất. Tham gia xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng...
alt Hiện trường đang bị san ủi để chuẩn bị làm bãi đỗ xe 5.000m2 ngay trước mặt lăng Khải Định
So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích khiêm tốn hơn nhiều, với kích thước 117 m × 48,5 m nhưng ngược lại cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Để xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise..., cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu... để kiến thiết công trình trên ngọn đồi này. Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo... tạo ra từ phong cách kiến trúc.
Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... đã để lại dấu ấn trên lăng rất đặc trưng. Điều này là kết quả của hai yếu tố: sự giao thoa văn hóa Đông - Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của Khải Định.
altKiến trúc bên trong của lăng Khải Định
Với những nét độc đáo và đa dạng, lăng Khải Định là một trong 16 điểm di tích Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Bãi đỗ xe 5.000m2 trước mặt lăng vua Khải Định và việc vi phạm nghiêm trọng theo các quy chế của UNESCO
Để được UNESCO công nhận là di sản thế giới, phải hội tụ các điều kiện và tiêu chí rất khắt khe do UNESCO quy định. Đặc biệt, đó là tiêu chí liên quan về ranh giới bảo vệ di sản, cảnh quan thiên nhiên và yếu tố về mặt phong thủy. Mặc dù lăng Khải Định đã được công nhận là di sản nhưng phải có những báo cáo định kỳ cho UNESCO về những thay đổi có liên quan đến các tiêu chí. Nếu vi phạm vào một trong những tiêu chí này, UNESCO sẽ liệt các di sản trong tình trạng lâm nguy.
Như vậy, việc sẽ xây dựng bãi đỗ xe 5.000m2 trước mặt lăng vua Khải Định là sự vi phạm nghiêm trọng vào vùng cấm khu vực bảo vệ. Đây là một vấn đề vi phạm nghiêm trọng theo quy chế UNESCO mà Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là chủ đầu tư.
altLăng vua Khải Định nhìn từ trên cao
altKhu vực bãi đỗ xe 5.000m2 sẽ được xây dựng trước mặt lăng Khải Định
Hiện trường xây dựng bãi đỗ xe thiếu minh bạch
Một công trình xây dựng bãi đỗ xe quy mô 5.000m2 ngay trước mặt lăng Khải Định – là một di sản văn hóa thế giới nhưng trong mấy ngày gần đây, du khách và người dân hoàn toàn không biết công trình đang xây dựng cái gì? Và cũng không có pa-no, sơ đồ thiết kế, đơn vị thiết kế, chủ đầu tư…Đây cũng là một sự vi phạm trong quy chế xây dựng một công trình mới. Điều này cũng đặt câu hỏi cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế có phải đang cố tình né tránh báo chí, dư luận và không cho mọi người tìm hiểu việc xây dựng ở đây?
altCông trình xây dựng bãi đỗ xe 5.000m2 không hề có pa-no
Việc vi phạm nghiêm trọng vào hành lang bảo vệ di sản lăng Khải Định và sự thiếu minh bạch trong vấn đề cấp phép, xây dựng…Dư luận cần sự trả lời nghiêm túc và cụ thể từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Cụ thể những di tích lăng tẩm nào của Huế đã được UNESCO công nhận, ranh giới bảo vệ khu vực xung quanh lăng và khuyến cáo ranh giới bảo vệ cho những khu vực này đã được thực hiện hay chưa?
Quang Long

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

15 CÂU CHÂM NGÔN

Tài sản lớn nhất của đời người chính là sức khỏe, sự giàu có lớn nhất chính là sự thỏa mãn, thắng lợi lớn nhất chính là không tức giận, thành tựu lớn nhất không gì hơn chính là dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào đều ung dung tự tại...

Inline image 2

1. Thuốc tốt trên đời này, mỗi một loại thuốc chỉ có thể chữa một loại bệnh; còn thuốc tốt của tâm linh, trí tuệ và từ bi thì có thể chữa trị tất cả mọi đau khổ.

2. Con người vẫn hay than phiền không thể tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, nhưng kỳ thực, trước giờ nó vẫn ở sâu trong lòng, bạn không cần phải tìm kiếm. Chỉ cần bạn có thể giữ tâm bất động, không “vì dục vọng mà cực khổ, bận rộn suốt cả ngày” thì tự nhiên sẽ cảm nhận được sự tồn tại của nó.

3. Khi trong lòng bạn ngập tràn sự yên vui, thì đi đến đâu cũng đều là hoan hỷ tự tại; khi trong tâm tràn đầy trí huệ thì một cành hoa, cọng cỏ cũng khiến bạn thấy được chân lý.

4. Thế giới mà bạn đang nhìn thấy, chỉ là phản ứng của nội tâm. Trong lúc tâm trạng cởi mở, nhìn thấy ai cũng là bạn bè thân thiết; còn khi đang buồn bực, đi đâu cũng chỉ thấy những khuôn mặt đáng ghét.

5. Mọi người đều cho rằng giàu có và nổi tiếng đồng nghĩa với vui vẻ. Nhưng thực ra, nếu trong lòng bạn ngập tràn niềm vui, bạn vốn dĩ không cần danh lợi. Còn nếu trong lòng bạn không có niềm vui, hiển nhiên là có sở hữu giàu có và nổi tiếng của cả thế giới cũng không có ý nghĩa gì. Nếu bạn chỉ biết suốt ngày bận rộn mong kiếm được nhiều tiền hơn và bảo vệ sự giàu có mà bạn sở hữu, thì thật ra đối với bạn mà nói, chúng đã không có lợi ích thực sự nào nữa rồi.

6. Nếu bạn nhìn cuộc đời bằng đôi mắt phán xét, thế giới này sẽ chỉ toàn những người có khiếm khuyết; nhìn bằng đôi mắt kiêu ngạo, thế giới này sẽ chỉ toàn những người thấp hèn và ngu ngốc; nhìn bằng đôi mắt trí tuệ, bạn sẽ phát hiện ra rằng mỗi người bạn gặp phải, đều có những điểm đáng để bạn học hỏi và tôn trọng.

Inline image 3
Buông bỏ thêm một chút bám chấp, bạn sẽ có thể một chút tự tại

7. Người có trí tuệ, khi ở một mình sẽ quản thúc tốt tâm của mình và coi đó là cơ hội tốt để tự kiểm điểm bản thân. Còn khi tiếp xúc với người khác, họ sẽ quản tốt cái miệng của mình và coi đó là cơ hội để khiêm tốn học hỏi.

8. Kẻ tự biết mình là ngốc thì không phải kẻ ngốc, còn kẻ tự cho mình là thông minh thực ra lại là kẻ ngốc trong số những kẻ ngốc.

9. Mỗi một người bạn gặp hàng ngày đều là thầy của bạn: Người thông thái dạy đạo lý từ bi, người ngang ngược dạy bạn đạo lý nhẫn nhục.

10. Tất cả mọi người, tất cả mọi sự vật trên thế gian này đều là có sự liên quan, tương hỗ với nhau. Trong lúc cho đi, thật ra là bạn đang làm lợi ích cho chính mình. Vũ trụ, vạn vật đều là nhất thể. Khi bạn làm hại mặt đất, dòng sông và các sinh linh sống trên đó, thật ra là bạn đang làm hại chính mình.

11. Nếu như bạn muốn thường xuyên vui vẻ, đừng đem niềm vui đặt vào những thứ phù phiếm bề ngoài. Hãy xem sự giàu có của bạn, nhà và xe của bạn đều là mượn của người khác, lợi dụng chúng thật tốt, nhưng không được si mê chúng. Chỉ cần làm được như vậy bạn sẽ hưởng thụ được một cuộc đời đơn giản nhưng vui vẻ.

Inline image 1
Ảnh:Minh họa.

12. Tài sản lớn nhất của đời người chính là sức khỏe, sự giàu có lớn nhất chính là sự thỏa mãn, thắng lợi lớn nhất chính là không tức giận, thành tựu lớn nhất không gì hơn chính là dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào đều ung dung tự tại.

13. Nếu như vấn đề có thể giải quyết, bạn không cần phải lo nghĩ. Nếu vấn đề không cách nào giải quyết, bạn có lo nghĩ mấy cũng không giúp ích được gì.

14. Mọi người đều thích có thể sống tự chủ, nhưng nếu như bạn nghe người khác nói câu gì đó khó chịu liền nổi nóng, thì bạn chính là đang giao quyền tự chủ cho người khác, rồi dần dần, ngoài bản thân bạn ra, mọi người đều trở thành chủ nhân của tâm bạn. Nếu bạn muốn có thể sống tự do tự tại, thì bạn nên đi học cách làm chủ tâm của mình trước.

15. Tâm là nguồn gốc của sự an vui và cũng là nguồn gốc của sự đau khổ. Thân – khẩu – ý do một cái tâm chứa đầy hận thù và tham vọng gây ra thì chỉ mang đến đau khổ; ngược lại, những hành động, suy nghĩ, lời nói mà xuất phát từ một cái tâm thiện lành thì điều mang lại chính là phúc lạc.

Châu Yến biên dịch.



Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

ÔNG CHỦ FACEBOOK MARK ZUCKERBERG

Vì sao tỷ phú Mark Zuckerberg lại lái một chiếc xe cũ đến mức không thể nát hơn như thế?

Mỗi lần ông chủ Facebook có sự kiện gì đó gây chú ý cho công chúng, bên dưới các bài viết đều không thiếu các loại bình luận như: Tại sao mỗi ngày Mark đều mặc quần áo giống nhau vậy nhỉ? Tại sao một người giàu có như vậy vẫn ngồi ở lề đường ăn McDonald’s? Tại sao lại lái một chiếc Toyota cũ đến mức không thể nát hơn như thế?v.v…
Nói thật, hai tuần trước tôi cũng không thể lý giải được cho đến khi tôi đến Israel và trò chuyện với một đối tác tại đây. Đó là vào tháng 7, tôi được công ty giao cho một dự án khảo sát về du lịch.
Khi ngồi trên máy bay, trong đầu tôi tưởng tượng ra đủ thứ: có lẽ đây chính là một nơi mà đâu đâu cũng là những doanh nhân thành đạt, các tòa nhà cao tầng, xe xịn, khắp nơi đều có người giàu tụ tập nói chuyện, v.v…
Thế nhưng, vừa đáp xuống đến Tel Aviv tôi đã cảm thấy rất thất vọng. Thành phố cũ nát theo kiểu như chưa được quy hoạch. Các loại xe trên đường, nếu không phải là loại xe hiện đại của Hàn Quốc thì là xe Scott, tốt hơn một chút thì là xe Nhật. Trong 1 tuần ở Isarel, tôi mới chỉ nhìn thấy không quá 5 chiếc BMW, 10 chiếc Mercedes, vài chiếc Land Rover, một chiếc Porsche. Tôi không hề nhìn thấy Ferrari, Lamborghini hay bất cứ chiếc xe đua nào. Thậm chí, ngay cả người mặc quần áo hàng hiệu, vai đeo túi xách xịn tôi cũng không thấy.
Đối tác của công ty chúng tôi là một nhà doanh nghiệp vô cùng thành công. Vào năm 2003, anh ấy đã khởi nghiệp thành công và đem bán lại công ty cho người khác với giá 75 triệu USD. Sau đó anh ấy không hề nghỉ ngơi như nhiều người vẫn nghĩ mà lại tiếp tục khởi nghiệp theo hướng khác và hiện đang là thành viên hội đồng quản trị của rất nhiều công ty. Anh hẹn tôi dùng bữa tối với anh vào lúc 7h.
Tôi ngồi ở quán rượu bên ngoài khách sạn vừa uống một ly cocktail vừa nghĩ về việc, người giàu có như vậy sẽ lái xe gì đến đón mình đây? Có lẽ lần này mình sẽ được nhìn thấy một chiếc xe hàng hiệu chăng? Đang mơ mơ màng màng như vậy thì tôi thấy trước cửa có một chiếc xe taxi đang bấm còi “bim, bim”. Bất ngờ anh bạn tôi thò mặt ra ngoài cửa kính xe, nhoẻn cười rồi vẫy vẫy tôi lại.
Tôi kinh ngạc không thốt lên lời. Biết ý, anh bảo: “Ở Tel Aviv đậu xe rất khó khăn, cho nên không lái xe, gọi taxi tiện hơn.” Tôi nghĩ thầm trong đầu nhưng không dám hỏi “chẳng lẽ anh ấy không có tài xế sao?
Đến quán ăn, chúng tôi gọi một chai vang đỏ rất bình thường, gọi vài món ăn đơn giản rồi bắt đầu nói chuyện. Anh kể, năm 2003 anh đã trở thành một triệu phú trẻ tuổi sau khi bán công ty đầu tay của mình với giá 75 triệu USD. Ai cũng nghĩ chắc anh sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới một chuyến, nhưng không, lúc đó anh quyết định đi học. 6 năm sau đó, anh không làm gì ngoài học. Mỗi ngày anh đọc sách ít nhất 6 tiếng và lấy được bằng tiến sĩ.
Sau khi nói chuyện được một lúc, anh bắt đầu kể về cuộc sống riêng của mình. 3 năm trước vợ anh đã ly hôn với anh rồi. Lúc đó anh rất buồn nên nửa năm sau, anh đã lên một trang web kết bạn. Tại đây, anh đã gặp được một phụ nữ 40 tuổi có 2 đứa con và họ đã yêu nhau ngay sau đó. (Nghe đến đây tôi không thể tưởng tượng nổi. Ở Isarel, một ông chủ cao to, phong độ, giàu có như vậy lại cần phải lên mạng tìm tình yêu sao? Không những vậy lại còn là một phụ nữ 40 tuổi đã có 2 con?)
Anh bảo, bạn gái ở thành phố Haifa cách khá xa nơi anh sống nên có nhiều thứ khá là bất tiện. Tôi không kìm được, liền bảo “anh kêu chị ấy dọn đến đây là được rồi”.
Anh nói “không được đâu, cô ấy cần cha mẹ cô ấy giúp đỡ trong việc trông con”. Tôi thản nhiên đáp: “anh không thể thuê một người giúp việc sao? Anh giàu có như vậy, thuê hai người cũng còn được mà.”
Thế nhưng câu trả lời của anh sau đó khiến tôi bừng tỉnh.
“Anh có biết không, cái mà người Do Thái chúng tôi tôn sùng chính là Frugalism (chủ nghĩa hà tiện). Chúng tôi cho rằng hà tiện là một đức tính đẹp. Vì vậy nếu như chúng tôi xa xỉ, lãng phí, khoe khoang giàu có thì sẽ rất mất mặt, sẽ bị tất cả mọi người xem thường. Nếu mà chúng tôi thuê bảo mẫu, hàng xóm tất sẽ cho rằng chúng tôi đang khoe khoang, hoặc là đang sống một cuộc sống xa xỉ. Vì vậy chúng tôi cần phải tự mình chăm sóc con cái, không được dùng bảo mẫu. Mọi thứ ở đây chính là như vậy đó”, anh nói.
Nghe đến đây tôi chợt hiểu ra mọi chuyện. Tôi đột nhiên cảm thấy sự tồi tàn và cũ nát ở Tel Aviv là có lý do của nó.
do thai 1
Vợ chồng tỷ phú Mark Zuckerberg rất thích đồ ăn nhanh.
Zuckerberg sở hữu một công ty trị giá hàng trăm tỷ USD, nhưng lại không mặc đồ hiệu, lái chiếc xe rất rẻ tiền, hôn lễ cũng rất đơn điệu, tôi cũng có thể lý giải được rồi. Đó là vì anh ấy là người Do Thái!
Anh bạn doanh nhân bảo tôi rằng, tôi biết là tôi vô cùng giàu có, tiền của tôi có dùng cả đời cũng không hết được. Thế nhưng tôi tuyệt đối sẽ không để số tiền này làm hư hỏng cuộc sống của mình cũng như các con. Tôi sẽ quyên góp phần lớn số tiền này để làm từ thiện.
Ngay lập tức tôi liên tưởng tới Zuckerberg. Hình như anh ta cũng vậy. Tuy cuộc sống rất giản dị nhưng khi làm từ thiện thì không bủn xỉn chút nào.
(Ghi chú: Vào năm 2014, Mark Zuckerberg và cô vợ người Hoa Priscilla Chan, đã đứng ở vị trí thứ nhất trong danh sách những người quyên góp từ thiện nhiều nhất thế giới, sau khi hào phóng quyên tặng gần 1 tỷ USD)
Loại văn hóa của người Do Thái thật đáng để chúng ta phải suy ngẫm. Có lẽ chính vì không theo đuổi những thứ phù phiếm ở bề ngoài, cho nên họ mới có thể chuyên tâm vào học tập, nghiên cứu và sáng tạo.
Đất nước Israel tuy nhỏ, nhưng lại là cái nôi của vô số những công nghệ, phát minh mới nhất với chất lượng vô cùng vượt trội. Điều tưởng chừng như bất hợp lý nhưng đọc xong câu chuyện này, có phải bạn cũng đột nhiên hiểu ra rồi phải không?

Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

HÌNH ẢNH CƠ THỂ NGƯỜI

Bạn sẽ không thể tin nổi những hình ảnh kinh khủng này chính là cơ thể bạn

   
alt
Rận mi - chúng sống kí sinh trong lỗ chân lông của chúng ta.
Dưới thấu kính hiển vi, cơ thể của bạn không còn bình thường như vẫn tưởng nữa. Nó chuyển thành một thứ giống như… địa ngục hơn.
Trong số chúng ta, có những người mắc phải “bệnh sạch sẽ”. Họ nhìn đâu cũng ra vi khuẩn, luôn luôn “thủ” theo nước rửa tay, khăn giấy tiệt trùng của riêng mình.
Nhưng thực ra thì không cần phải làm như vậy. Vi khuẩn vốn là các sinh vật có kích thước siêu nhỏ, chỉ nhìn được dưới thấu kính hiển vi. Và khi đã ở dưới thấu kính, thì cơ thể của tất cả chúng ta – bất kể sạch sẽ đến đâu – trông cũng đều kinh dị cả thôi.
1. Lưỡi
alt Lưỡi của mỗi người sẽ có hình dạng khác nhau.
Lưỡi của mỗi người sẽ có hình dạng khác nhau. Nhưng tựu chung thì đều trông giống ảnh trên, chẳng có gì lạ cả đúng không.
Nhưng khi “zoom” vào, bạn sẽ thấy một sự thật đáng sợ: Lưỡi của chúng ta như một lớp vải sần sùi và gai góc, giống lưỡi của mấy con quái vật trong phim hơn.
alt Lưỡi của chúng ta như một lớp vải sần sùi và gai góc
Trên thực tế, lưỡi người được bao phủ bởi các gai siêu nhỏ – còn gọi là gai lưỡi. Chúng có rất nhiều vai trò, như giúp lưỡi cảm nhận áp lực từ thức ăn, hoặc để kiểm soát chuyển động của thức ăn trong miệng.
Biết là vậy, nhưng cứ tưởng tượng lưỡi của chúng ta thực chất là những gai nhọn tua tủa, có lẽ không ít người phải rùng mình.
2. Mắt
alt Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là thứ thu hút ánh nhìn của chúng ta khi mới gặp mặt. Một người có thể ngoại hình trung bình, nhưng chỉ cần đôi mắt đẹp đủ để hút hồn một cơ số người rồi.
Vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta chưa từng nhìn thấy đôi cửa sổ ấy qua kính hiển vi. Và nó đây.
alt Hình này là ảnh thực của mắt người thông qua kính hiển vi electron.
Hình trên là ảnh thực của mắt người thông qua kính hiển vi electron. Trong đó phần màu xanh là con ngươi, trong khi vùng đất sần sùi màu cam là mống mắt.
3. Lông mi
alt Một đôi mắt được xem là đẹp phụ thuộc rất nhiều vào lông mi.
Một đôi mắt được xem là đẹp phụ thuộc rất nhiều vào lông mi. Nhưng trong lông mi thì có gì? Thực ra, nó là một tổ hợp của những con quái vật cơ.
alt Rận mi – chúng sống kí sinh trong lỗ chân lông của chúng ta.
Những sinh vật này được gọi là rận mi (Demodex). Chúng sống kí sinh trong lỗ chân lông của chúng ta, ăn da chết và dầu tiết ra từ đó. Mỗi đêm, rận mi sẽ chui ra liên hoan, ăn uống, đi… WC và cả đẻ trứng nữa.
Vấn đề nằm ở chỗ, gần như 99,99% dân số thế giới sở hữu những con rận này, bất kể bạn ở sạch sẽ đến đâu.
alt Mỗi đêm, rận mi sẽ chui ra liên hoan, ăn uống, đi… WC và cả đẻ trứng nữa.
4. Răng
Thực ra răng của bạn cũng bình thường thôi. Có điều trên răng là các mảng bám (plaque), và đó mới là vấn đề.
alt Thực ra răng của bạn cũng bình thường thôi.
Mảng bám trên răng là những thứ sẽ xuất hiện khi bạn ăn uống mà không chịu đánh răng sau đó. Tất nhiên là nó rất bẩn, thậm chí là tràn ngập vi khuẩn, nhưng bạn có tưởng tượng được khi zoom vào, trông chúng sẽ như thế nào không?
Thực ra khi nhìn vào kính hiển vi, bạn sẽ hiểu rằng mảng bám… thực chất chính là vi khuẩn, với tỉ lệ lên tới 100%. Đó là sản phẩm thừa của vi khuẩn khi tiêu thụ thức ăn bám trên răng.
alt Mảng bám trên răng là những thứ sẽ xuất hiện khi bạn ăn uống mà không chịu đánh răng sau đó.

OBAMACARE

Những tiết lộ về dối gạt của Obamacarealt
Với độ dày 2700 trang của Luật Obamacare cộng với 20 ngàn trang các văn bản phụ, chắc chắn không một ai có đủ thì giờ, kiên nhẫn và trình độ để thấu hiểu luật này. Người soạn ra luật này, ông Jonathan Gruber, một giáo sư tại Đại học nổi tiếng MIT, còn nói rằng “Họ đã đề nghị (Luật Obamacare) và đã được thông qua, bởi vì dân Mỹ đã quá ngu si để hiểu được sự khác biệt.” Ngay cựu Tổng Thống Clinton cũng phải thốt lên “Đây là một sư điên rồ.”
Obamacare không chỉ là sự thất bại, mà còn là sự lừa bịp trắng trợn đối với công dân. Tất cả những điều ghi ra trong mục tiêu đều không thực hiện trong thực tế.
Chúng tôi xin đơn cử vài thí dụ do Thẩm phán Kithil ở Marble Falls (TX) nêu ra :
  • Theo luật Obamacare, một người hưởng Medicare phải được bác sĩ gia đình (primary doctor) giới thiệu thì mới được nhận vào bệnh viện với tư cách “in patient” và Medicare sẽ trả chi phí. Còn trái lại, thì bị coi là “out patient” và không được Medicare trả chi phí.
  • Tiêu chuẩn để điều trị bệnh ung thư cho người già trên 76 tuổi rất khắt khe.
  • Luật Obamacare giúp bảo hiểm sức khoẻ cho cả những người không phải công dân Mỹ, dù là người nhập cư bất hợp pháp (trang 50m khoản 152). Như thế là bất công và phi lý!
  • Chính phủ có quyền rút tiền trực tiếp từ các trương mục ngân hàng của người thụ nhận Obamacare. (trang 58, 59)
  • Các thành viên của các nghiệp đoàn và thành viên hồi hưu của các tổ chức cộng đồng (như ACORN) được chính phủ trợ cấp Obamacare (trang 65, khoản 164)
  • Các sắc thuế đóng trong Obamacare không được coi là thuế! (trang 203, khoản 14, 15)
  • Tất cả các bác sĩ, dù gia đình hay chuyên khoa đều được chính phủ ấn định chi phí bằng nhau! (trang 241 và 253)
  • Giao cho các bệnh viện ung thư ấn định mức độ điều trị dựa trên tuổi tác của người bệnh (trang 272, khoản 1145)
  • Chính phủ sẽ ban hành luật cấm các bệnh viện mở rộng them. (trang 317 và 321)
Còn nhiều điều phi lý khác. Nhưng điều đáng nói ra là luật Obamacare chỉ áp dụng cho dân đen, mà miễn trừ áp dụng đối với các dân biểu, nghị sĩ Quốc hội đương nhiệm hay đã mãn nhiệm! Như thế, họ lấy quyền làm luật bắt người khác phải theo trong khi họ đuợc miễn trừ! Họ làm luật, và muốn ngồi xổm trên luật!
Vũ Linh: Cải Tổ Y Tế Trong Hỏa Mù

...Obama tung quà cáp bừa bãi cho thiên hạ, đưa đến tình trạng bất cân bằng chi thu... 

Bảo hiểm sức khỏe là ưu tư thứ nhì của dân Mỹ, sau công ăn việc làm, theo một thăm dò mới nhất. Có lẽ chính vì vậy mà trong vụ cãi cọ Obamacare ta cũng thấy nhiều khói mù nhất, do mọi phe tung ra để làm áp lực chính trị, trả giá qua lạiĐiều mọi người thấy rõ, TT Trump, hay chính xác hơn, Thượng Viện Mỹ, đã vật lộn với vấn đề này từ mấy tháng qua, và kết quả đã thất bại hoàn toàn. Cho đến nay, chưa ra được cái gì thay thế và cũng chẳng biết phải làm gì luôn.

Trước đó, Hạ Viện đã biểu quyết thu hồi Obamacare và thông qua luật y tế mới của họ rồi. Bây giờ đến phiên Thượng Viện. Sau khi Thượng Viện ra được luật y tế mới, hai luật sẽ được đúc kết thành một luật chung và biểu quyết lần cuối. Luật cuối này phải được TT Trump ký, khi đó mới gọi là Trumpcare được. Nôm na ra, bây giờ chưa có Trumpcare.

Những người ủng hộ TT Obama phe phẩy quạt, cười ruồi rồi phán “Thấy chưa, cả nước ủng hộ Obamacare nên CH chẳng có cách nào thu hồi được!”. Fake news! Thực tế là cả nước, kể cả phe DC, đều thấy rõ Obamacare đã thất bại, chỉ là không đồng ý phải sửa đổi thế nào hay thay thế bằng cái gì thôi. Ngay cả phe DC cũng đồng ý cần phải coi lại toàn bộ Obamacare, nhưng họ không đồng ý thu hồi mà chỉ muốn sửa chữa thôi. Kiểu như ai cũng đồng ý căn nhà Obamacare đổ nát, phải làm một cái gì, nhưng vấn đề là có quá nhiều kiến trúc sư, mỗi anh một ý kiến. Để rồi thiên hạ vẫn phải ở trong căn nhà đổ nát cho đến khi đám kiến trúc sư đạt được đồng thuận.(
chính cựu TT Bill Clinton chồng Hillary đã nói: " Obamacare là một chương trình điên rồ nhất thế giới")

Trước khi đi xa hơn, cần phải định nghiã lại cho rõ vài danh từ:

- Obamacare: nói riêng, chỉ việc mua bán bảo hiểm qua hệ thống phối hợp “exchanges” do luật Affordable Care Act (ACA) của TT Obama thành lập. Trong bài này, Obamacare chỉ toàn thể bộ luật cải tổ y tế ACA của TT Obama.

- Medicaid: bảo hiểm y tế cho những người có lợi tức thấp. Đây là chương trình phối hợp giữa liên bang và tiểu bang, do đó danh xưng và điều kiện có thể khác nhau tùy tiểu bang, như Medical ở Cali, Healthchoice ở Maryland. Năm 2012, Obamacare nới rộng tiêu chuẩn “lợi tức thấp”, giúp nhiều người có Medicaid hơn (Medicaid expansion plan). Có 31 tiểu bang nhận nới rộng Medicaid,19 tiểu bang không nhận, phần lớn vì không có tiền. Ngoài ra, Obamacare không thay đổi Medicaid gì hết.

- Medicare: bảo hiểm y tế của liên bang dành cho tất cả những người từ 65 tuổi trở lên. Vì Medicare không trả hết 100% chi phi dịch vụ y tế nên những người lợi tức thấp lãnh Medicaid qua tuổi 65 có thể được cả Medicare lẫn Medicaid. Obamacare không thay đổi gì, ngoại trừ việc Nhà Nước bồi hoàn ít tiền hơn cho bác sĩ và nhà thương.

Ở đây, phải nói cho rõ: nhiều người có Medicaid hay Medicare hoan nghênh Obamacare vì tưởng lầm nhờ Obamacare mà họ được chăm sóc y tế miễn phí. Thật ra, cả hai loại bảo hiểm này đã có từ thời TT Johnson, không phải nhờ Obamacare. Obamacare có bị thu hồi, Medicaid và Medicare vẫn còn.

Bây giờ, ta nhìn vào Obamacare. Ai có lợi, ai bị thiệt thòi?

Cũng như tất cả mọi luật, Obamacare có lợi cho một số người nhưng có hại cho một số khác, đại khái như sau:

- Khối 10% giàu nhất: Obamacare hay không, chẳng khác gì vì họ dư tiền mua bảo hiểm đắt nhất, tốt nhất.

- Khối 25% nghèo nhất đã có Medicaid: Obamacare không thay đổi gì. Khác biệt là Obamacare nới rộng tiêu chuẩn “lợi tức thấp”,nhiều người được lãnh Medicaid hơn.

- Khối 5% trung lưu thấp: Obamacare tốt vì họ được trợ cấp tiền mua bảo hiểm.

- Khối 60% trung lưu vừa và cao: Obamacare là đại nạn vì họ lãnh đủ việc tăng tiền bảo hiểm, bác sĩ, nhà thương, thuốc men, tiền trả trước –deductibles-, mà không được trợ cấp gì hết. Đó là lý do tại sao Obamacare bị xấp xỉ 60% dân Mỹ chống.

- Có lợi lớn nhất với Obamacare là những người đã có bệnh nặng từ trước, mà bảo hiểm trước đây không nhận, nhưng Obamacare bắt phải nhận.

- Thiệt thòi nặng là giới trẻ vì bị bắt phải mua bảo hiểm trong khi chúng cảm thấy không cần thiết, tốn tiền vô ích.

- Giới cao niên trên 65 tuổi không thắc mắc về Obamacare vì đã có Medicare.

- Giới bác sĩ không hoan nghênh Obamacare vì giới hạn số tiền Nhà Nước hoàn trả cho họ qua Medicaid và Medicare.

- Các hãng bảo hiểm vừa và nhỏ không ủng hộ vì chi phí quá lớn, thu nhập không đủ sở hụi. Hàng chục hãng bảo hiểm vừa và nhỏ đã khai phá sản. Một số lớn đã rút ra khỏi hệ thống Obamacare Exchanges.

- Các hãng bảo hiểm lớn hoan nghênh vì Obamacare giết mấy hãng bảo hiểm nhỏ, bớt cạnh tranh, nhưng họ cũng rút ra khỏi nhiều thị trường mà họ nghĩ không đủ khách hàng. Những nơi còn lại, họ tăng bảo phí, có nơi tăng gấp đôi. Tình trạng các nhà thương và hãng bào chế thuốc cũng vậy: nhỏ chết, lớn tăng giá, lời to.

Đối với dân tỵ nạn thì cũng tùy họ thuộc khối nào. Phần lớn dân tỵ nạn có lợi tức thấp nên một số lớn hoan nghênh Obamacare vì nhiều người được lãnh Medicaid hơn, và nhiều người được trợ cấp mua bảo hiểm. Những dân trung lưu phải tự mua bảo hiểm lấy bị thiệt thòi nặng. Trong khi khối tỵ nạn thế hệ hai bước qua ngưỡng cửa trung lưu ngày càng đông đảo, nghiã là số dân tỵ nạn bị thiệt thòi vì Obamacare ngày càng đông.
Bác sĩ trong cộng đồng tỵ nạn phần lớn thuộc thế hệ tỵ nạn đầu, nhận hết Medicaid và Medicare giúp đồng hương. Các bác sĩ trẻ, tỵ nạn thế hệ hai, một số lớn không phục vụ công đồng tỵ nạn, ít nhận Medicaid và Medicare. Vài năm nữa, khi các bác sĩ tỵ nạn thế hệ đầu về hưu hết, cộng đồng tỵ nạn già yếu và nghèo, sẽ gặp khó khăn tìm bác sĩ gốc Việt.

Đó là tóm lược nguyên tắc. Nhưng thực tế đã không như ý muốn của những người viết luật.

Obamacare bắt tất cả các hãng bảo hiểm phải nhận bảo hiểm những người bị bệnh nặng từ trước, bất kể chi phí chữa trị cực kỳ cao, mà không cho tính bảo phí cao hơn. Nói cách khác, tất cả mọi người dù bệnh hay không bệnh, phải cùng nhau gánh vác tiền chữa trị rất nặng cho những người này. Thêm vào đó, tất cả mọi người đều phải gánh chịu bảo hiểm những thứ nhiều người thấy không liên quan đến họ, hay không thấy cần thiết như bảo hiểm phá thai hay mổ xẻ chuyển giới.

Để bù đắp chi phí quá cao của các hãng bảo hiểm, Obamacare bắt buộc tất cả mọi người đều phải mua bảo hiểm, ai không mua sẽ bị “phạt”. Các công ty có trên 50 nhân viên đều bị bắt buộc phải cung cấp bảo hiểm y tế tập thể cho tất cả nhân viên. Đó là những cách giúp tăng thu nhập cho các hãng bảo hiểm, để họ khỏi lỗ quá nhiều. Là bài toán kinh tế chứ không phải chỉ là tốt lành, lo cho tất cả có bảo hiểm đâu.
Không ít người, nhất là giới trẻ, chấp nhận đóng tiền phạt thay vì mua bảo hiểm vì họ không thấy có nhu cầu, và vì họ tính toán, đóng phạt rẻ hơn mua bảo hiểm. Tiền phạt đi vào túi Nhà Nước, trong khi các hãng bảo hiểm không nhận được số tiền đó để bù đắp việc mất người mua bảo hiểm. Do đó, nhiều hãng lỗ nặng, phá sản hay rút ra khỏi hệ thống exchanges. Những hãng còn lại tăng bảo phí ào ạt.

Đã vậy, lại còn có nhiều người chơi mánh, không mua bảo hiểm, chịu đóng phạt, đến khi bệnh nặng mới mua, mà khi đó hãng bảo hiểm không có quyền từ chối hay tăng bảo phí, khiến họ chi khẩm mà thu không bao nhiêu. Lỗ thêm nữa.

Một số lớn tiểu thương giới hạn không thuê quá 50 nhân viên, hay giảm số nhân viên toàn thời để khỏi phải cung cấp bảo hiểm tập thể cho họ. Đưa đến tình trạng thất nghiệp dây dưa. Nhân viên các cơ sở kinh doanh nhỏ không đủ 50 nhân viên, như tiệm phở ở Bolsa, phải bỏ tiền túi ra mua bảo hiểm rất đắt. Thôi, thà ngồi nhà lãnh tiền thất nghiệp và Medicaid tốt hơn nhiều. Đó chính là một trong những nguyên nhân Obamacare đưa đến những kỷ lục về thất nghiệp và kỷ lục về oeo-phe.

Mặt khác, vì Nhà Nước cắt bớt tiền hoàn trả cho bác sĩ, nhà thương qua Medicare và Medicaid, nên nhiều bác sĩ và nhà thương bớt nhận bệnh nhân Medicaid và Medicare, và danh sách bác sĩ và nhà thương hai khối này được lựa càng thu hẹp hơn. Nôm na ra, bệnh nhân phải lấy hẹn lâu hơn, ngồi chờ tại phòng mạch lâu hơn.

Ngoài ra, các bác sĩ và nhà thương cũng tìm cách bù đắp bằng cách tăng giá dịch vụ y tế với các bệnh nhân không có Medicaid và Medicare, nhất là tăng tiền bệnh nhân phải trả trước (deductibles), đồng thời tăng giá bảo phí tập thể cho các công ty lớn bị bắt buộc phải mua bảo hiểm cho nhân viên. Kết quả, chi phí y tế Mỹ tăng mạnh, chứ không giảm như TT Obama long trọng hứa hẹn.

Nhà Nước gia tăng thành phần lãnh Medicaid và trợ cấp tiền mua bảo hiểm có nghiã là chi tiêu của Nhà Nước gia tăng. Nhà Nước lấy tiền ở đâu ra? Tăng thuế không được vì không có một ông dân biểu, nghị sĩ nào dám biểu quyết tăng thuế hết. Đành phải đi vay mượn các Chú Ba và các vua Ả Rậpkhiến công nợ của 8 năm Obama cao bằng công nợ của tất cả 43 tổng thống trước cộng lại.

Tóm lại, Obamacare có lợi cho 30% khối dân nghèo nhất, có hại lớn cho khối 60% trung lưu, chẳng ảnh hưởng gì đến khối đại gia,giết các công ty nhỏ, mang lại lợi tức vĩ đại cho các đại công ty ngành y tế, tăng toàn diện giá bảo phí và dịch vụ y tế, cản việc tạo công ăn việc làm cho dân, khiến nước Mỹ nợ hơn Chúa Chổm.

Trên phương diện nhân đạo, Obamacare tốt hơn chế độ bảo hiểm cũ, không ai chối cãi. Nhưng trên phương diện kinh tế, với Obamacare, không sớm thì muộn, cả hệ thống bảo hiểm y tế tư nhân sẽ xập tiệm. Đó chính là ý đồ lâu dài thực sự của TT Obama và phe cấp tiến: giết hệ thống y tế tư nhân để thay thế bằng hệ thống y tế Nhà Nước, theo mô thức xã hội chủ nghiã Âu Châu và Canada.

Bây giờ ta nhìn qua sự thất bại của Trumpcare. Thật ra, cho đến nay vẫn chưa có Trumpcare, nhưng ta tạm gọi như vậy để chỉ hệ thống y tế mà CH dự tính thay thế Obamacare.

Trong suốt 7 năm qua, phe CH chủ trương thu hồi Obamacare. Nhưng họ chưa bao giờ soạn thảo dự luật nào để thay thế. CH không hề nghĩ có thể có chuyện đổi đời bất ngờ đến độ CH có thể kiểm soát cả Toà Bạch Ốc và hai viện quốc hội đến mức có thể thu hồi và thay thế được Obamacare, nên chỉ lo biểu quyết thu hồi Obamacare như một tuyên cáo chính trị cho có, mà không có luật gì khác thay thế. Bây giờ phải làm luật thay thế thật thì cãi nhau ỏm tỏi, nên thất bại.

Họ cãi nhau vì trong khối CH có ba phe, bảo thủ lèng èng, cực đoan, và đứng giữa.

Khối lèng èng là khối các dân biểu, nghị sĩ, và thống đốc các tiểu bang từng bầu cho TT Obama hay bà Hillary. Họ không dám có giải pháp quyết liệt vì ghế của họ không vững. Họ sợ Trumpcare sẽ cắt giảm số người được Medicaid, cắt giảm trợ cấp và cắt thêm tiền hoàn trả cho bác sĩ và nhà thương nhận Medicaid, Medicare, tức là gây thiệt thòi cho hai khối dân này. Họ sợ sẽ mất ghế vào những cuộc bầu tới.

Khối cực đoan gốc Tea Party thì chủ trương hủy bỏ luật bắt tất cả phải mua bảo hiểm, bỏ chuyện đóng phạt. Họ cũng chủ trương cho các tiểu bang nhiều quyền đặt điều kiện cũng như tính tiền bảo phí cao hơn, chẳng hạn cho những người đã có bệnh từ trước, và những người cao tuổi nhưng chưa tới 65. Họ cũng muốn giới hạn lại số người nhận Medicaid.

Khối đại đa số đứng giữa lo dung hoà hai khối cực đoan.


Vì tất cả DC chống, nên bắt buộc phải có ít nhất 50 ông bà nghị sĩ CH đồng ý thì mới thông qua Trumpcare được. Nhưng vì sự chia rẽ trên, khối ôn hoà chỉ thuyết phục được có 48 người, với 4 người công khai chống. Không đủ phiếu, thất bại.

Vấn nạn lớn nhất của TT Trump và Thượng Viện là trong nội bộ CH đã không có kỷ luật tối thiểu. Vài nghị sĩ vì quyền lợi riêng hay tham vọng cá nhân, bất chấp hết, chống đến cùng. Cho dù cái giá phải trả là... vẫn để Obamacare sống.

Làm gì bây giờ?


Lãnh tụ CH tại Thượng Viện, Mitch McConnell, muốn thu hồi Obamacare ngay, trong 2 năm tới đưa ra luật y tế mới. Đây là cách du di qua kỳ bầu cử giữa mùa 2018, nhưng trước bầu cử tổng thống 2020. Nhưng chẳng giải quyết được gì hết.

Gọi là thu hồi Obamacare, nhưng thật ra chỉ thu hồi có đúng một điều khoản bắt buộc mọi người phải mua bảo hiểm, nếu không sẽ bị phạt. Còn lại, không có gì thay đổi, không ai bị mất bảo hiểm hết.

Về phần TT Trump, ông rõ ràng không tích cực lắm, không áp lực các nghị sĩ CH quá mức. Sau khi Thượng Viện thất bại, TT Trump có ý thu hồi Obamacare trước, rồi lo làm luật mới sau, giống như ông McConnell đề nghị. Nhưng sau đó, ông đổi ý, kêu gọi các nghị sĩ CH tiếp tục thảo luận Trumpcare thay thế.

Thật ra, ý định đầu của TT Trump như ông đã nói từ lâu rồi, là không làm gì hết, cứ để yên như hiện nay, sẽ có ngày không xa, Obamacare sẽ tự xụp đổ toàn diện. Khi đó, sẽ dễ thông qua luật mới hơn. Nhưng sự thật là đợi tới khi Obamacare xập tiệm, thì sẽ có rất nhiều thảm họa xẩy ra, và đảng DC với sự phụ họa của TTDC sẽ mau mắn xiả tay đổ thừa TT Trump ngay.

Phải nói thêm nữa là trước những tấn công hung hãn của phe DC và TTDC, uy tín của TT Trump bị sứt mẻ không ít, nhiều nghị sĩ, dân biểu CH, nhất là trong khối lèng èng, “ít sợ” ông hơn, thậm chí còn muốn tránh xa ông để khỏi bị họa lây. Do đó, TT Trump cũng khó áp lực họ, đưa đến tình trạng thiếu kỷ luật trong đảng CH.

Cho đến khi bài này được viết, chẳng ai biết CH sẽ làm gì. Trong khi chờ đợi, chúng ta nên bình tĩnh đừng bị hớp hồn bởi những hù dọa vớ vẫn.

Cái hù dọa lớn nhất mà ta thấy rõ là cả chục triệu người sẽ “mất” bảo hiểm.
TTDC la hoảng dưới Trumpcare sẽ có 22 triệu người “mất” bảo hiểm vào năm 2026, theo tính toán của Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội. Trước hết, chẳng có gì bảo đảm Văn Phòng tiên đoán đúng. Tất cả những tiên đoán trước đây của Văn Phòng về Obamacare đều sai bét hết. Bây giờ, cho dù đúng đi nữa, thì Văn Phòng loan báo bằng tiếng Anh là 22 triệu người “will not have insurance coverage”, nghiã là “sẽ không có bảo hiểm”. TTDC viết lại “will lose insurance”, và truyền thông tỵ nạn dịch ngay là “sẽ mất bảo hiểm”. “Không có” và “mất” khác nhau rất xa.
Trumpcare không bắt buộc tất cả mọi người phải mua bảo hiểm, nên nhiều người sẽ tự ý bỏ, không mua nên “không có” bảo hiểm.Đại đa số 22 triệu người này tự ý không mua bảo hiểm chứ không bị ai lấy “mất” bảo hiểm.
Có thể bảo phí sẽ tiếp tục tăng như đang tăng dưới Obamacare hiện nay, do đó, nhiều người trung lưu không đủ tiền mua, đành bỏ bảo hiểm. Nhưng hiện tượng này đã có từ vài năm qua rồi, không phải là hậu quả của Trumpcare. Ít ra, với Trumpcare, họ bỏ bảo hiểm thì không còn bị đóng tiền phạt cho Nhà Nước nữa.
Năm 2016, bảo phí đã tăng ít nhất 40% tại hơn một chục tiểu bang. Có tiểu bang tăng gần gấp đôi. Một điều TTDC dấu kín như bưng là chỉ trong nửa năm đầu của 2017, dưới Obamacare, đã có 2 triệu người bỏ không mua bảo hiểm nữa vì quá đắt hay vô ích, chấp nhận đóng phạt (theo Gallup-Sharecare Well-Being Index). Tức là tính nguyên năm, năm nay sẽ có 4 triệu người bỏ bảo hiểm. Nếu tiếp tục đà này thì cho dù còn Obamacare thì một chục năm nữa, cũng vẫn có 40 triệu người bỏ bảo hiểmThế thì Trumpcare hại hơn Obamacare ở điểm nào?

Việc dùng danh từ “mất” rõ ràng mang hơi hám lừa gạt để hù dọa thiên hạ. Và đáng tiếc thay, khá nhiều người bị lừa và đâm ra hoang mang. Những thăm dò mới nhất cho thấy đa số dân Mỹ chống lại Trumpcare và đổi ý, quay qua ủng hộ Obamacare, chính vì là nạn nhân của chiến dịch hù dọa này.
Cũng không có chuyện những người có bệnh nặng sẽ bị mất bảo hiểm, hay trợ cấp sẽ chấm dứt dưới Trumpcare.

Ta đừng quên những nhà làm luật dù CH hay DC, sẽ phải ra tranh cử lại.
 Họ biểu quyết một luật khiến cả chục triệu người “mất” bảo hiểm, sẽ mất job ngay. Họ không ngu đâu. Không có thể chế chính trị nào bảo vệ quyền lợi người dân hữu hiệu bằng thể chế bầu bán dân chủ kiểu Mỹ. Mất lòng dân, mất job ngay.

Cái khó khăn cụ thể nhất trong việc thay đổi luật là từ chính sách của TT Obama. Con người ta, bình thường một khi đã nhận được quyền lợi nào, thì rất khó nhả ra. Bản tính con người là vậy. Chính sách vung tiền ra cửa sổ của TT Obama nói riêng và khối cấp tiến nói chung là chính sách vô trách nhiệm nhất, mỵ dân để lấy phiếu bầu cử bất kể hậu quả tai hại đến đâu.

TT Obama tung quà cáp bừa bãi cho thiên hạ, đưa đến tình trạng bất cân bằng chi thu. Không phải chỉ có Obamacare không, mà đủ loại trợ cấp, tiền thất nghiệp, phiếu thực phẩm,… tràn ngập tới những mức kỷ lục chưa từng thấy. Chi quá nhiều, nợ nần chồng chất. Chỉ có cách duy nhất cứu vãn khỏi phá sản là thu nhiều hơn và chi bớt đi. Nhưng cái khổ là làm sao cho người dân chấp nhận bớt trợ cấp, đóng thuế cao hơn, mà lại bớt quyền lợi đi. Những người đang có bảo hiểm, làm sao thu hồi bảo hiểm của họ được? Những người đang nhận trợ cấp bảo hiểm, làm sao cắt được? TT Obama bất cần, 
chỉ cốt đắc cử hai nhiệm k, rồi đi tắm biển Hawaii.

Bởi vậy, TT Trump mới chủ trương cứ để cho Obamacare tự phá sản, khi đó dân chúng sẽ hiểu và dễ chấp nhận thay đổi hơn.

Cái khó khăn thứ nhì là CH học được bài học của Obamacare, muốn thiết lập một hệ thống bảo hiểm hoàn hảo, có giá trị lâu dài, chứ không muốn ra đại một luật đầy lỗ hổng và sai lầm như Obamacare để rồi vài năm nữa, cả nước lại phải xúm lại, thu hồi và viết luật khác.

Câu chuyện chưa đâu vào đâu hết. Ta bình tĩnh chờ xem. (23-07-17)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.


Chính cựu tt Bill Clinton đã nói: "ObamaCare là một chương trình điên rồ nhất thế giới".

ObamaCare đã tiêu hềt 270 tỷ dollars của chính phủ (theo như MSNBC) 

- Chi phí xây dựng website obamacare tốn 2.1 tỷ USD.
- Hầu hết người Mỹ phản đối Obamacare, vì đó hoàn toàn là một tai họa.