Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

HIẾU THUẬN VỚI CHA MẸ


Cải vận tốt nhất bằng việc hiếu thuận với Mẹ Cha: Phật đã dạy cách cải thiện số phận là hành thiện làm việc tốt, chăm giúp đỡ người khác, mà trong đó, hiếu thuận với cha mẹ chính là việc căn bản nhất. Còn bất hiếu với cha mẹ là nghiệp ác phải gánh nợ nhiều nhất.

Nhân sinh như mây, ai cũng tìm mọi cách để cuộc đời thật tốt đẹp và hanh thông mà ít ai biết rằng, cách tốt nhất để cải vận chính là hiếu thuận với cha mẹ.
Phật giáo lấy chữ hiếu làm đầu, hiếu thuận với cha mẹ là nghĩa vụ hàng đầu của con cái, là đạo lý làm người cơ bản. Tình cảm với cha mẹ là tình cảm từ tâm, càng nhiều càng phát tiết ra ngoài.
1. Hiếu thuận với cha mẹ chính là việc tích đức tốt nhất

Tích đức hành thiện thì lấy giúp đỡ người khác làm đầu. Nhưng nếu ngay cả cha mẹ mình còn chưa đối tốt thì còn có thể trợ giúp được ai? Mà cha mẹ còn không phải người dưng, có công sinh thành dưỡng dục to lớn, nên tốt với cha mẹ chính là hành thiện. Trước khi có thiện nguyện phát tâm giúp đỡ người khác thì hãy đem thiện tâm đặt trên người cha mẹ mình.

Những chòm sao hiếu thuận luôn quan tâm, chăm lo cho cha mẹ rất nhiều. Sự yêu thương của họ thể hiện rất cụ thể và thường xuyên.

2. Xây dựng trường khí vững mạnh bằng việc hiếu thuận với cha mẹ

Cha hiền con hiếu, mẹ thiện con thuận sẽ tạo ra bầu không khí ấm áp, thoải mái, vui vẻ. Chính điều này sẽ ảnh hưởng tới tất cả mọi người trong nhà, nhất là con trẻ. Gia đình hòa ái, kính trên nhường dưới thì đứa trẻ lớn lên cũng tự khắc biết hiếu thuận, ngoan ngoãn và mang bản tính thiện lương.

Từ đó mà phong thủy cùng vận khí của gia đình cũng được cải thiện theo chiều hướng tích cực, tràn đầy năng lượng. Tự dưng người trong nhà cũng cảm thấy vận mệnh của mình khá lên rõ rệt. Người hiền có phúc báo của người hiền, điều này không thể sai.

3. Hiếu thuận với cha mẹ, vận may tìm đến cửa

Cầu thần bái Phật mong may không bằng đối tốt với cha mẹ ở nhà. Kinh Phật cũng đã chỉ ra, hiếu thảo là cách tốt nhất để cải vận. “Cha mẹ là trong nhà Phật”, cầu cha mẹ thiết thực hơn là lễ lạt đền này chùa nọ. Hơn nữa, “phúc đức tại mẫu”, con cháu hưởng ân đức của cha mẹ, chính cha mẹ sẽ mang tới tốt lành, tài phú cho con trẻ.

Sưu tầm​

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

DẠI KHÔN

DẠI KHÔN

Luận cổ suy kim chữ dại khôn
Nào ai thông tỏ luật càn khôn
Nay thua chế diễu cho vì dại
Mai được tung hê bảo bởi khôn
Giỏi giống Dương Tu, rồi hóa dại*
Khờ như Tiểu Bảo, sẽ thành khôn
Tày khôn cả dại đều cùng chết
Hiểu thế biết nhân, ấy mới khôn

Nhất Hùng
*Dương Tu, tích "Gân Gà" trong Tam Quốc Chí 
Vi Tiểu Bảo trong "Lộc Đỉnh Ký"

DẠI KHÔN

Lắm lúc kiêu căng cứ tưởng khôn
Dạy đời lên lớp làm tày khôn
Thấy ai lỡ vận , liền cho dại
Gặp kẻ thịnh thời, vội bảo khôn
Vật đổi thay ngôi, khôn hóa dại
Sao dời chuyển vị, dại thành khôn
Thế nên đại ngộ ta còn dại
 Phải biết khiêm cung học chữ khôn

Nhất Hùng 


2014-10-06 2:13 GMT-04:00 Hien Do bayhien49@gmail.com [DiendanDanToc] <DiendanDanToc@yahoogroups.com>:
 
MỘT BÀI THƠ TRIẾT LÝ VỀ DẠI KHÔN của Trần Tế Xương

Dại khôn.jpg Xin giới thiệu bài luận vê Dại Khôn
              DẠI KHÔN

Thế sự đua nhau nói dại khôn
Biết ai là dại biết ai khôn ?
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại
Dại chốn văn chương ấy dại khôn
Này kẻ nên khôn đều có dại
Làm người có dại mới nên khôn
Cái khôn ai cũng khôn là thế
Mới biết trần gian kẻ dại khôn
                                      (Trần Tế Xương)

Bài thơ Đường này rất độc đáo là vần của bài thơ chỉ một từ “khôn”. Đó là dụng ý của tác giả mà rất hay về ý nghĩa triết lý chuyện dại khôn trên đời. Tác giả Trần Tế Xương đã gói gọn trong tám câu thơ rất dễ hiểu về quan niệm dại khôn thế nào cho đúng và phải biết mình, biết người. Cần nhớ rằng, không thể chỉ biết mình khôn, còn người ta dại và ngược lại, không để mình cứ khôn mãi, còn người ta thì dại hoài!   Đồng thời mọi người phải biết đối nhân xử thế dại khôn cho hợp lý mới xứng đáng là người biết dại khôn. Điều này không phải dễ! Không phải ai cũng làm được! Phải chú ý rút kinh nghiệm và chịu khó học hỏi trong thực tế cuộc sống mới có thể vận dụng dại khôn thành công.

                                                       Nguyễn Hồng Trân sưu tầm & giới thiệu

 DẠI KHÔN

               
Tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm
             

 đời có dại mới nên khôn

Chớ dại ngu si, chớ quá khôn

Khôn được ích mình đừng để dại

Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn

Khôn mà hiểm độc là khôn dại

Dại ấy hiền lành, ấy dại khôn

Chớ cậy mình khôn cười kẻ dại

Gặp thời dại cũng hoá nên khôn .

      Và xin giới thiệu bài:  Luận về Dại – Khôn
Tôi đã từng đọc đâu đó câu nói: “cái khôn của con người không phải tính bằng việc hơn thua bao nhiêu tuổi mà nó nhìn xoáy vào chiều sâu cảm nhận của mỗi người, cách nhìn sự việc và xử sự nơi cuộc sống. Có những kẻ sống gần trăm năm mà tưởng chừng như đã chết từ thuở lọt lòng”. Tôi không nhớ chính xác câu châm ngôn này nhưng quả thật nó ám ảnh tôi rất  nhiều. Vì tôi cho rằng bất cứ ai cũng không muốn mình trở thành người dại. Nhưng để biết thế nào là “khôn” thì chẳng dễ dàng gì. Và sự ám ảnh trên không phải vì muốn thể hiện mình … “khôn” mà cốt chỉ cố tránh sao cho đừng có “dại” nghĩa là lại lấp lửng ở cái khoản “dại và khôn” .
          Khôn thì cũng có nhiều cái khôn. Mà tôi sợ nhất cái câu người ta “khen” … “mày khôn lõi lắm” nghe không biết là khen hay chê. Nói thật lòng hay mỉa mai bỡn cợt. Một kẻ đúng hai từ “khôn lõi” cứ làm tôi liên tưởng đến cái dáng vẻ nhỏ thót, loắt choắt với cái cười ranh mãnh ----> dạng này cũng cỡ ớt hiểm chứ chẳng chơi (ặc đang soi lại gương), nhỡ mà đụng vào có như ong chích thì khốn. Vì thế khi ai đó bảo tôi “khôn lõi” lại thấy sợ nổi da gà, lạy Chúa nếu có muốn khen chê con thì xin dùng lời vàng ngọc khác để con được nhờ và mát lòng mát dạ .
     Cái khôn nản hơn là …khôn dại, khôn vặt . Hình như ông Nguyễn Công Trứ có mấy câu thơ:
 Thế sự đua nhau nói dại khôn

Biết ai là dại biết ai khôn

…………………………

Mấy kẻ quá khôn thường giả dại

Mấy người còn dại cứ làm khôn.

Gần 30 năm tồn tại ở cái sự đời tôi nghĩ mình đã gặp nhiều người khôn và kẻ dại (riêng tôi thì miễn bàn rùi vì mình thuộc…ngả ba đường ) lắm lúc cũng thấy nhức đầu và rủa thầm “ui chao, cái thói ở đời sao mà lắm kẻ này nọ rứa’. Nói  thật là tôi đã nhiều lần bị những tên khôn vặt…chơi xỏ. Lẽ ra mình đủ bình tĩnh hơn để đối phó mấy cái tình huống oái ăm ấy nhưng cái đầu hơi bị thông minh mà chậm hiểu của mình lúc đó chẳng xử lý được gì ráo nên cứ nhắm mắt đưa chân ngậm ngùi. Tôi ghét nhất cái kiểu “thùng rỗng kêu to” cứ tỏ ra vẻ ta đây là nhà tiên tri hay “bách khoa toàn thư” vậy, đụng đến một chủ đề gì là thao thao bất tiệt với cái giọng khệnh khạng ra vẻ như một vĩ nhân mà bất giác khi ấy tôi lại liên tưởng họ giống hiện tượng UFO hơn (khà khà hình như đến thời điểm này thì tập đoàn Intel cũng đã phát minh ra máy tính đọc suy nghĩ con người rồi? mình phải tự kiểm soát bản thân lại chút kẻo chuốc họa vào thân thì rõ khổ .
 Trên lớp học ban đêm của tôi có mấy người lớn tuổi hơn cứ làm ra vẻ khiến tôi không nhịn được cười. Đúng là so tuổi thì tôi nhỏ hơn họ nhiều, và cái óc của tôi chắc chắc cũng nhỏ ở khối lượng 40 kg so với những tảng thịt di động kia , mà oái ăm đầu nhỏ thì óc mình chắc cũng như…trái nho nên nói năng phải tặc lưỡi tám lần rưỡi mới dám phát biểu ý kiến trước một vấn đề bàn luận nào đó. Mình hơi bị “thấp cổ bé họng” (tất nhiên rồi bị đẹc từ nhỏ mờ) nên ngôn ngữ mình nói ra cũng hơi bị…nhẹ ký làm các bậc tiền bói cứ phản bác mà mình phản công thì lại cho rằng… manh động quá nên cuối cùng vẫn giữ đúng vai trò nhe rằng cười khì khì như thế mới ngoan ;). Hic dường như các bác ấy tưởng mình là…bô lão ở “hội nghị diên hồng” hay sao ý nên một kẻ còn trẻ hơn này nói ra nhẹ tựa lông hồng chẳng đủ đô mà tranh luận. Thậm chí có lần tôi thấy hơi bị…quê quê nên tất nhiên là tắt đài , thế mới nói muốn ăn cái gì chắc chắn cũng sẽ dễ hơn nhiều lần so với nói cái gì cho đúng lẽ. Không sao, quân tử trả thù…khà khà Mười năm sau há chẳng phải mình cũng đã được xếp vào hàng… bô lão??? Chí ít cũng được đứng cạnh “bóng quan lớn” thôi thì ráng mà đợi kẻo hỏng hết việc
    Tôi nhớ lúc học năm 3 Đại học tôi thật sự khoái bác tiến sĩ dạy môn Tiền Tệ Ngân Hàng. Nếu tôi nhớ không nhầm thì tôi được liệt kê vào danh sách đen “trùm cúp học” , nhưng đến môn của tiến sĩ thì tôi chưa vắng mặt nửa buổi. Và tất nhiên không phải tôi mà bất cứ Sinh Viên nào dự thính thì cũng khoái môn học này. Nói nó hay cũng không hẳn (chắc chắn nhiều môn học hay nữa chứ) mà nó hấp dẫn ở chỗ người truyền đạt. Cái thú vị ở bác tiến sĩ là biết làm người khác cười thoải mái mà “nuốt” kiến thức một cách trơn tru và nhớ dai. Khi ấy tôi mới hiểu ra cái chân lý “chỉ những kẻ thông minh mới có óc hài hước hoặc những người hài hước là những người thông minh” và tất nhiên người thông minh họ biết cách lôi cuốn người khác hướng vào mình ấy cũng là một “cái khôn” tiềm ẩn cho những việc lớn .
     Đến lúc này cái khôn mới là khôn đúng nghĩa. Thường thì những người thông minh sẽ rất khôn, nói ngược lại cũng đúng và cái khôn của họ khiến mình tâm phục khẩu phục. Nhiều khi khôn quá lại làm người ta ganh ghét  (vi họ không bằng mình đó mờ). Nhưng nhắc đến kẻ khôn do thông minh cũng có nhiều dạng. Nếu anh nhận biết anh rất thông minh, tài giỏi hơn người, có tư chất làm nên việc lớn và anh tự hào về điều đó thì đúng là hiển nhiên rồi. Cái vấn đề ở chỗ người thông minh rất tự tin mà ranh giới giữa tự tin và tự cao nó mong manh quá…anh không để ý thì sẽ lẫn lộn mất khi ấy người ngoài nhìn vào vẫn thấy anh khôn đấy, thông minh đấy nhưng tôi thì chẳng thấy vậy…tôi thấy được tư chất anh thông minh, sáng dạ nhưng …chưa được khôn khéo lắm . Hình như dạng này gặp nhiều thì phải?
   “Những kẻ quá khôn thường giả dại” tôi thật sự tâm đắc câu này. Có nhiều người phát ngôn tưởng chừng ngô nghê lắm nhưng nếu để ý kỹ mới thấy lời nói của họ thâm thúy và sâu sắc đến cỡ  nào. Dạng này tôi bái phục, ngưỡng mộ lắm  nha. Tôi có đọc một câu chuyện nhỏ ở đâu đó thế này: có cậu bé là một học sinh rất giản dị, chất phác, đã có lần đội mũ rách đi trên phố, gặp một người qua đường muốn trêu ghẹo cậu: “Thứ đồ chơi bọc bên ngoài cái đầu của cậu là gì vậy? Có thể gọi là mũ được không?”. Cậu liền đáp lại ngay một cách nhã nhặn: “Thế thứ đồ chơi dưới mũ của anh là gì vậy? Có thể gọi đó là cái đầu được không?”.  Bạn nhớ nhé nếu sau này muốn trêu ai thì cũng nên cẩn thận ..
    Khôn dại - dại khôn cứ  hư hư thực thực chẳng biết đâu mà lần. Nếu chúng ta đã sinh là con người bình thường (nhân tài thì tôi không biết) thì tất nhiên sẽ có lúc khôn lẫn dại. Tôi cũng chỉ mong mình biết khôn đúng nơi và dại đúng chỗ là được . “Khôn nghề cờ bạc là khôn dại - dại chốn văn chương ấy dại khôn” há há đúng là bậc tiền bối dạy chí phải .
                       BBT sưu tầm & giới thiệu  để cùng tham khảo .

Nguồn trên Net

Bảy Hiền

NGÔN NGỮ TRUNG HOA

Thầy Chạy Sydney

中 華 語 言 文 字 與 文 化 典 籍
TRUNG HOA NGỮ NGÔN VĂN TỰ DỮ VĂN HÓA ĐIỂN TỊCH
Ngôn Ngữ Chữ Viết và Sách Cổ văn Hóa Trung Hoa
                  
[Nguồn Gốc Phát Khởi Chữ Hán] 漢字的起源
 
  Chữ Hán là một trong những loại chữ xưa nhất, tính đến nay cũng được khoảng sáu nghìn năm. Bắt nguồn do phương pháp ký sự (phương pháp để ghi nhớ sự việc) ở thời cổ xưa, như thắt gút dây ký sự (ghi nhớ sự việc bằng ký hiệu thắt gút dây), đồ vật ký sự (ghi nhớ sự việc bằng cách dùng đồ vật làm ký hiệu), khắc họa ký sự (ghi nhớ sự việc bằng cách khắc vẽ hình lên một vật thể nào đó) v.v...

  Trước khi chế ra chữ viết, cổ nhân dùng cách thắt gút dây ký sự, để giúp cho ký ức. Ngày nay, mặc dù chúng ta không thể thấy được những di tích ký sự bằng cách thắt gút dây, nhưng mà chúng ta có thể tìm thấy loại thắt gút dây ký sự này ở một vài bộ tộc dân thiểu số. Như trong quá khứ Nộ Tộc, Oa Tộc ở Vân Nam, họ dùng nhiều hình thức thắt gút dây nhỏ hoặc lớn để tượng trưng cho số lượng, hoặc những sự việc. Thắt gút dây ký sự không thể diễn biến thành chữ viết. Nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sự phát sinh ra chữ viết.

  Đồ vật ký sự là dùng sự vật thực đễ diễn tả tư tưởng, truyền đạt tin tức. Tỷ như dùng một miếng sườn bò tượng trưng cho tình hữu nghị và hy vọng sự liên hiệp; dùng một thẻ sườn bò bị cắt đứt tượng trưng cho sự đoạn giao. Có một vài bộ tộc dân thiểu số, họ dùng cây cỏ lá hoa, cùng với trái của nó để tượng trưng cho sự hài hòa, hoặc ngụ ý về một sự việc nào đó. như trái đắng biểu thị cho đồng cam cộng khổ, đằng diệp (lá mây) biểu thị không bao giờ xa nhau. Phương cách mượn ý nghĩa của sự vật thực để diễn đạt ý nghĩ và tình cảm, dần dà biến thành "hội ý", hoặc "giả mượn" v.v... để sáng tạo ra chữ viết.  Người xưa lại cũng dùng cách Khắc Họa phù hiệu ký sự, do bởi Khắc Họa trên những đồ vật khác nhau, có thể sáng tạo ra rất nhiều loại phù hiệu, bởi vậy phương pháp ký sự này đã được phát triển mạnh và trải rộng ra trên nhiều lãnh vực. Người ta cũng đã phát hiện được rất nhiều di tích Khắc Họa ký sự, như ở địa khu Quan Trung tỉnh Thiểm Tây, người ta đào lên được số lượng lớn Khắc Họa ký sự phù hiệu trông giống như là chữ viết trên đồ gốm. Những loại Khắc Họa ký sự này đều là riêng lẻ từng "chữ" một, cụ bị cho chữ Hán ở bước sơ khai, lại cũng hình thành được sự cố định cho phù hiệu số tự.

  Lấy Khắc Họa phù hiệu, cùng đồ vật ký sự kết hợp lại với nhau, sản sinh được sự hình thành của chữ Hán. Có rất nhiều chữ tuợng hình đã được phát sinh từ Đồ Họa ký sự. Như chữ "dương" 羊 và chữ "ngư" 魚 thì là đồ hình (hình vẽ) của đầu con dê và con cá. Đồ Họa, ngoại trừ biểu thị được sự vật cụ thể, lại còn biểu thị được hành vi và tư tưởng, như dùng "qua"  戈 (cái mác) để chặt đầu người là chữ "phạt" 伐.

  Tóm lại, trên cái cơ sở của phương pháp Ký Sự của người xưa, được bắt đầu là từ không đến có, từ ít đến nhiều, từ đa dạng đến thống nhứt, sáng tạo được một hệ thống Hán Tự thật đặc sắc và cụ thể.

[Diễn Biến Của Hán Tự] 漢字的演變  Từ lúc hình thành hệ thống so sánh của Hán Tự đến nay, sự kết cấu hình thể của chữ Hán phát sinh qua những thay đổi dưới đây:
Giáp cốt văn 甲骨文
  Chỉ những chữ được khắc trên cái mai rùa và xương thú, là loại Hán Tự cổ xưa nhứt mà ngày nay người ta có thể biết được, được tìm thấy vào cuối thế kỷ 19 ở thôn Tiểu Đồn (di chỉ kinh đô của vương triều nhà Ân), thuộc huyện An Dương, tỉnh Hà Nam. Hình thể giáp cốt văn thường không nhất định, nét chữ nhiều ít luôn bất nhất. Do bởi dùng dao mà khắc lên trên giáp cốt, nên nét chữ cứng và ốm nhỏ, thường đa số được viết theo lối "phương bút" 方筆 (loại thư pháp chữ vuông); còn viết theo lối "viên bút" 圓筆 (loại thư pháp chữ tròn) thì rất ít khi được dùng đến.
Kim Văn 金文 - Chữ viết được khắc trên kim loại
  Chủ yếu chỉ những văn tự được đúc, hoặc khắc trên những loại đồ làm bằng đồng, Kim Văn được hình thành là do ảnh hưởng từ sự phát triển của giáp cốt văn mà ra. Bút họa (hình vẽ của chữ viết) và kết cấu thì Kim Văn đơn giản hơn Giáp Cốt Văn một ít, khúc bút của một chữ có hơi nhiều, tuyến nét lại thô hơn, hình thể của chữ viết cũng không nhất định, một chữ có nhiều cách viết khác nhau... Tuy nhiên họa hình của chữ viết thì ngược lại rất công phu và sắc xảo, 

Triện Thư 篆書

  Tiếng gọi chung cho Đại Triện 大篆Tiểu Triện 小篆. Theo ý kiến của Quách Mạt Nhược, Triện Thư là loại văn tự được dùng trong chốn quan trường. Đường nét chữ của Đại Triện đồng đều nhu uyển, kết cấu chỉnh tề, xu hướng thể chữ thống nhứt, nhưng bút họa lại quá phức tạp, bất tiện cho việc ghi chép. Tiểu Triện là do Đại Triện đơn giản hóa mà thành, đây là loại văn tự rất được thông dụng ở thời nhà Tần, thể chữ tròn đều ngay ngắn, nét chữ trông rất ưu mỹ.

Lệ Thư 隸書
  Do Thảo Triện [lối viết tháo (hoặc viết tắt) của Triện Thư] diễn biến mà thành, phát khởi từ thời nhà Tần, nhưng lại thịnh hành ở thời nhà Hán, vì vậy lại đươc gọi là "Hán Lệ". So với Tiểu Triện, hình chữ của Lệ Thư được cải biến từ tròn thành vuông, nét huyền tuyến được biến thành nét trực tuyến, hình chữ viết cũng giản dị hóa từ nhiều nét thành ít nét hơn, về sau, hình Bút Họa của Hán Lệ lại xuất hiện thêm Ba Trạch (còn gọi là Nại Bút, là n
ét phẩy trong chữ Hán). Lệ Thư thoát ly khỏi Đồ Họa (hình vẽ), màu sắc tượng hình, tiện cho việc ghi chép, giúp cho cơ sở phát triển của Khải Thư được thêm vững vàng, đó là một khúc quanh diễn biến điểm của Hán Tự. 

Thảo Thư 草 書
  Là một loại thư thể cùng với Hán Lệ đồng hành, cách viết phải nhanh, thế bút tiếp nối liên hoàn, dính liền với nhau, chữ trên và dưới luôn tương thông kết hợp, họa hình của chữ thay đổi rất nhiều, một chữ có rất nhiều cách viết khác nhau, Thảo Thư sau này được trở thành một loại Thư Pháp rất có giá trị về nghệ thuật, tuy mhiên cũng có một số người khó mà biện nhận được.

Khải Thư 楷書
  Do Lệ Thư diễn biến mà hình thành, Lại cũng được gọi là "Chính Thư", "Chân Thư". Đặc điểm của Khải Thư là bút họa bình dị, kết cấu vuông vắn, cách viết dễ dàng, lại cũng dễ dàng biện nhận. Vừa tiết giảm được Ba Trạch (nét phẩy) của Lệ Thư, lại vừa tránh được lối không tiêu chuẩn của Thảo Thư, Khải Thư đã được bắt đầu dùng từ thời Đông Hán cho đến ngày hôm nay. 

Hành Thư 行書
  Một thể chữ nằm giữa Khải Thư và Thảo Thư. Hành Thư bút họa tiếp nối nhau, so với Khải thư thì cách viết dễ hơn, so với Thảo Thư cũng dễ biện nhận hơn, đồng thời cũng giữ được tính độc lập của thể chữ. Tương truyền Hành Thư được phát khởi từ thời Ngụy Tấn, hiện tại vẫn được dùng rất phổ thông trong dân gian. 

[Giáp Cốt Văn] 甲骨文
  Văn tự khắc trên mai rùa và xương thú ở thời đại Ân Thương (chủ yếu là xương bả vai của con trâu.
  Giai cấp thống trị của Ân Triều thường mê tín quỷ thần, cho nên những việc như: chinh chiến, điền liệp (săn bắn), tế tự, xuất hành, tật bịnh, cho đến mưa gió, thu hoạch mùa màng v.v... đều dùng quy giáp thú cốt để chiêm bốc (bói) kiết hung. Giáp Cốt Văn là những Ký Lục chiêm bốc được khắc viết trên giáp cốt. Do đó, lại được gọi là "Bốc Từ".
  Trong những năm trị vì của vua Quang Tự triều Thanh, nông dân ở thôn Tiểu Đồn, huyện An Dương, thuộc tỉnh Hà Nam, cày xới đất ruộng, đào lên được những mai rùa và xương bả vai của con trâu, ở vào thời điểm đó, người ta cho rằng đó là xương của con rồng, cho nên họ đã lấy nó làm vị thuốc, và cũng lấy đem đi bán. Năm 1898, Vương Tương phát hiện những khắc văn bên trên mai rùa là cổ văn tự, năm 1899, Vương Ý Vinh là người yêu thích đồ cổ đã thu mua hết số lượng Giáp Cốt đó, điều này đã làm dẫn đến sự trọng thị của nhiều học giả đương thời. Kinh qua những khai quật không ngừng nghỉ, người ta đã thu thập được trên một trăm sáu mươi ngàn (160,000) mảnh Giáp Cốt có khắc Văn Tự, tổng số đơn tự được trên 5000 chữ. Những Văn Tự này là những tài liệu khả tín cho việc nghiên cứu về tình trạng sinh hoạt của xã hội thời nhà Ân.

[Kim Văn] 金文
  Ở thời cổ đại, người ta gọi Đồng là "Kim", cho nên những Văn Tự được đúc, hoặc khắc trên những đồ vật làm bằng đồng thì được gọi là Kim Văn. Trong các loại lễ khí làm bằng đồng, thì Đỉnh (cái vạc) được xếp hàng "chủ" (hàng đầu), còn nhạc khí thì "chủ" là Chung (cái chuông), do đó Kim Văn cũng được gọi là "Chung Đỉnh Văn". Cuối thời nhà Ân đã có Kim Văn, thể chữ cùng với Giáp Cốt Văn gần giống nhau, số chữ có hơi ít hơn. Đến đời nhà Châu, thì số lượng Đồ Đồng đã gia tăng, số chữ được ghi khắc lên cũng nhiều, số chữ Kim Văn trên cái "Mao Công Đỉnh" dài đến 497 chữ. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, thể chữ của Kim Văn từ từ đi gần thể Tiểu Triện do nhà Tần sáng chế ra. Nội dung của Kim Văn đa phần là ký lục về nghi thức cúng tế, chinh phạt, phong tước, ban cấp, khế ước v.v... rất có giá trị về phương diện sử khoa. Thí dụ như "Đại Vu Đỉnh" minh văn 291 chữ, ký lục về kinh nghiệm khai quốc của nhà Châu,  cùng với giáo huấn về sự diệt vong của vương triều Ân Thương, đồng thời răn dạy thế nhân phải biết tận lực làm tròn trách nhiệm, cũng như không nên ghiền rượu v.v... 
 
[Tứ Thư] “四書
  Sách "Đại Học", "Trung Dung", "Luận Ngữ", "Mạnh Tử" gọi chung là Tứ Thư, đây là loại sách thánh hiền quan trọng nhất của nho gia.
  "Đại Học"
大學, nguyên là một trong những thiên của sách "Lễ Ký" 禮記, tương truyền, đó là tác phẫm của Tăng Sâm đệ tử của đức Khổng Tử, chủ yếu luận thuật về mục đích học của người lớn, đề ra phương pháp tự mình học hỏi, tự mình phản tỉnh, và tiến trình làm việc. Nhấn mạnh tu thân làm gốc, rồi đến trị quốc, và tiếp theo là việc bình thiên hạ.
  "Trung Dung" 中庸, lại cũng là một trong những thiên của sách "Lễ Ký", tương truyền, là do tôn tử Tư (cháu nội của Khổng Tử, tên là Tư) làm ra. Phát huy tư tưởng Trung Dung của Khổng Tử, lấy tư tưởng "Trung Thứ" của Khổng Tử và tư tưởng "Thành" của Mạnh Tử kết hợp lại, cho rằng "Thành" là quan niệm Đạo Đức của Thiên Phú, thông qua chí thành tận tính, có thể đạt đến cảnh giới người-trời hợp nhất.   
  "Luận Ngữ" 論語, là trước tác của môn đồ của Khổng Tử, ký lục về Ngôn Hạnh của ngài, bao gồm ngôn luận của Khổng Tử, những câu Vấn Đáp của Khổng Tử đề ra đối với môn sinh, cùng với những nghị luận giữa Khổng Tử và chúng đệ tử. Đại khái sách này được hoàn thành trong thời Chiến Quốc.
  Quyển Luận Ngữ được thông hành hiện nay cộng được hai mươi thiên. "Luận Ngữ", đã phản ảnh được tư tưởng chính trị, luân lý, giáo dục, triết học, cùng với nhân cách vĩ đại của Khổng Tử. Bắt đầu từ triều đại nhà Hán, sách này được liệt vào hàng kinh điển cho những người trong quan trường, từ triều Tống trở về sau, được định là Khải Mông Độc Bản (sách phải đọc để mở mang trí tuệ). Trong sách tràn ngập những câu triết lý cách ngôn răn đời, hiện thời vẫn đang được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
  "Mạnh Tử" 孟子, Ngôn Luận Hội Thiên của Mạnh Tử trong thời Chiến Quốc, do Mạnh Tử và đệ tử là Vạn Chương cùng với các môn sinh biên trước. Hiện còn tồn tại "Mạnh Tử" thất thiên (bảy thiên), chia đều thượng, hạ chương. Trong sách, Xiển thuật luận "Tính Thiện" và học thuyết "Nhân Chính" của Mạnh Tử. Nêu lên là con người, thì ai ai cũng đều có tâm Trắc Ẩn, tâm Tu Ác (tự xấu hổ vì chính mình làm quấy; ghét người vì họ làm bậy), tâm Cung Kính, tâm Thị Phi. Vì vậy, muốn thực hành "Nhân Chính", cần phân phối ruộng đất cố định cho nông dân, phản đối những hình phạt quá nặng nề nghiêm khắc, lấy Đức Trị để làm cho người dân vui mà thật lòng thuận phục.
  Nam Tống, Chu Hy tác "Tứ Thư Chương Cú Tập Chú", còn gọi "Tứ Thư Tập Chú", danh xưng của "Tứ Thư" từ đó được xác lập. Tống Triều trở về sau, "Tứ Thư" trở thành nội dung khảo thí cho khoa cử, vì vậy, người học trò bắt buộc phải học.

[Ngũ Kinh] 五經 

  "Dịch", "Thư", "Thi", "Lễ", "Xuân Thu"  là năm loại Kinh Điển của Nho Gia.
  "Dịch là "Châu Dịch". "Thư" là "Thượng Thư". "Thi" là "Thi Kinh", còn gọi là "Thi Tam Bách". "Lễ" ở Hán Triều gọi là "Nghi Lễ", người đời sau gọi là "Lễ Ký". "Nghi Lễ" là hội biên của bộ phận lễ chế ở vào thời đại Xuân Thu Chiến Quốc. "Lễ Ký" là tuyển tập của Lễ Nghi Luận Trước của thời Tần-Hán về trước. "Xuân Thu" là bộ Biên Niên Sử thứ nhất của Trung Hoa, ký Thuật lịch sử từ thời Lỗ Ẩn Công nguyên niên (năm 722 trước công nguyên) đến Lỗ Ai Công năm thứ 14 (năm 481 trước công nguyên). Tuy nhiên vì ký sự quá giản lược, cho nên đã sản sinh các loại truyện giải thích khác nhau về "Xuân Thu", chủ yếu là "Công Dương Truyện, "Cốc Lương Truyện", và tương truyền "Tả Thị Truyện" của Tả Khưu Minh biên soạn. Gộp lại gọi chung là "Xuân Thu Tam Truyện".

Ngũ Kinh Chi Nhứt 五經之一
  Châu Dịch 周易
  "Dịch" 易 - Có ba hàm nghĩa về: 1 - nghiên cứu sự vật đến tận cùng cỗi rễ, 2 - dùng đơn giản chế ngự phức tạp, 3 - Vĩnh Hằng Bất Biến.
  Tương truyền do người Châu trước tác, do đó mới đặt tên là Châu Dịch. Bao gồm Kinh, Truyện hai bộ phận, tức "Dịch Kinh""Dịch Truyện".
  "Dịch Kinh" 易經 do Bát Quái 八卦(8 quẻ), phù hiệu của 64 quẻ, cùng với lời thuyết minh cho những phù hiệu này, sự tổ thành tên Hào 爻.
Mỗi một loại quẻ đều do hai Hào âm dương (“⚋”, “⚊”) tổ thành. Mổi ba hào kết thành một quẻ, hình thành Bát Quái: Càn ☰, Khôn ☷, Chấn ☳, Tốn ☴, Khảm ☵, Ly ☲, Cấn ☶, Đoài . Tượng trưng cho: Thiên, Địa, Lôi, Phong, Thủy, Hỏa, Sơn, Trạch 8 loại hiện tượng tự nhiên. Bát Quái lưỡng lưỡng tương trùng (2 quẻ đặt chồng lên nhau), hình thành 64 quẻ. Mỗi một quẻ có tên của quẻ, nói rõ ý nghĩa của quẻ. Mỗi hào trong mỗi một quẻ có tên hào, nói rõ ý nghĩa của hào này. "Dịch Kinh" 易經 nguyên là dụng thư của Bốc Thệ 卜筮 (bói kiết hung), nhưng bên trong bao hàm triết lý rất sâu sắc. Tỷ như: những sự vật đối lập nhau cùng hổ tương chuyển hóa nhau, và ý nghĩa của vật cực tất phản.
  "Dịch Truyện"易傳 là giải thích của "Dịch Kinh", cộng 7 loại 10 thiên. "Dịch Truyện đem "Dịch Kinh" triết lý hóa ,tỷ như: trong "Phồn Từ Thượng" nói: "cương nhu tương thôi nhi sinh biến hóa", trong "Phồn Từ Hạ" nói: "dịch cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu" v.v...  
  "Dịch Kinh""Dịch Truyện" không là tác phẩm của cùng một thời kỳ. "Dịch Kinh" có thể được sáng tác ở thời Ân mạt Châu sơ, còn "Dịch Truyện" thì có thể được sáng tác ở vào thời Chiến Quốc hoặc thời Tần-Hán. "Kinh", "Truyện" nguyên vốn bị chia cắt ra, từ triều Hán, bắt đầu lấy "Truyện" đưa vào "Kinh" văn, do đó giá trị học thuật của "Dịch Truyện" đã đề cao được cho địa vị của "Kinh".

Ngũ Kinh Chi Nhị 五經之二
  Thượng Thư 尚書
  Văn Kiện Hội Biên sớm nhất của Trung Hoa, "Thượng" thông "Thượng" , do bởi ghi chép lại những sự việc ở thời Thượng Cổ, cho nên được gọi là "Thượng Thư", lại cũng gọi là "Thư", "Thư Kinh". Chia ra "Ngu Thư" , "Hạ Thư" 廈書, "Thương Thư" 商書, "Châu Thư" 周書 bốn bộ phận. Nội dung của Thượng Thư là những sự kiện bắt đầu từ thời Ngu Thuấn, đến thời Xuân Thu Tần Mục Công là chấm dứt."Ngu Thư" "Hạ Thư" là do người đời sau căn cứ vào truyền thuyết ký lục mà chỉnh lý lại, "Thương Thư""Châu Thư" là tác phẩm của đương thời, lại cũng có thiên cá biệt được viết sau thời Xuân Thu.
  "Thượng Thư" trong quá trình lưu truyền có hai bộ sách khác nhau là "Kim Văn Thượng Thư","Cổ Văn Thượng Thư". "Thượng Thư" của Phục Sinh Truyện thời Hán là dùng văn tự được thông hành thời bấy giờ mà viết, gọi là "Kim Văn THượng Thư", cộng 28 thiên. "Cổ Văn Thượng Thư" tương Truyền được phát hiện trong vách nơi nhà của Khổng Tử vào thời Hán Vũ Đế, dùng khoa đẩu văn  mà viết thành, so với "Kim Văn Thượng Thư" nhiều hơn 16 thiên.
  Hiện tại, bộ sách "Thượng Thư" được thông hành, trong có 28 thiên là được giới học thuật gia công nhận là tài liệu có giá trị khả tín. Các tác phẩm này nghiên cứu về lịch sử cổ đại, văn hiến trân quý của Trung Hoa. Như "Nghiêu Điển" ký thuật chuyện Nghiêu Thuấn nhường ngôi, "Vũ Cống" là văn hiến lịch sử địa lý sớm nhứt của Trung Hoa, "Bàn Canh" ký thuật tình huống thiên đô của triều Thương, "Mục Thệ" là thệ từ của Châu Vũ Vương phạt Trụ.

[Nhị Thập Tứ Sử] 二十四史
  Nhị Thập Tứ Sử là tên gọi chung cho 24 bộ Kỷ Truyện Thể Sử Thư của Trung Hoa, bao gồm "Sử Ký", "Hán Thư", "Hậu Hán Thư", "Tam Quốc Chí", "Tấn Thư", Tống Thư", "Nam Tề Thư", "Lương Thư", "Trần Thư", "Ngụy Thư", "Bắc Tề Thư", "Châu Thư", "Tùy Thư", "Nam Sử", "Bắc Sử", "Cựu Đường Thư", "Tân Đường Thư", "Ngũ Đại Sử" (còn gọi là "Cựu Ngũ Đại Sử"), "Tân Ngũ Đại Sử", "Tống Sử", "Liêu Sử", "Kim Sử", "Nguyên Sử, "Minh Sử". [Nhị Thập Tứ Sử] cộng thêm "Tân Nguyên Sử" gọi là [Nhị Thập Ngũ Sử].
 
Trong [Nhị Thập Tứ Sử] "Sử Ký"Kỷ Truyện Thể Thông Sử, kỳ dư là Đoạn Đại Sử. do Tư Mã Thiên thời Tây Hán biên soạn, ký tải theo truyền thuyết, từ thời Hoàng Đế đến thời kỳ Hán Vũ Đế gần 3000 năm lịch sử của Trung Hoa. Toàn thư chia Thập Nhị (12) Bổn Kỷ, Thập (10) Biểu, Bát (8) Thư, Tam Thập (30) Thế Gia, Thất Thập (70) Liệt Truyện, cộng 130 thiên, trên năm mươi hai vạn (trên 520,000) chữ. 
  "Bổn Kỷ" 本紀 - ký tải thời đại, hoặc lịch sử của đế vương. "Biểu" 表 - dùng hình thức biểu cách (trang giấy có gạch sẳn khung ô, hoặc chia cột) theo trình tự niên đại hoặc thời kỳ để ký tải lịch sử đại sự. "Thư" 書 - chuyên ký tải chế độ điển chương, cùng với lịch trình phát triển và thay đổi của sự vật. "Thế Gia" 世家- chuyên ký tải hoạt động của chư hầu và quý tộc v.v..."Liệt Truyện" 列傳 - ký tải hoạt động của những nhân vật lịch sử ngoài các đế vương và quý tộc.
  Dùng thể Bổn Kỷ, Liệt Truyện để biên soạn lịch sử, là sáng tạo của Tư Mã Thiên, về sau những người viết chính sử cũng đều dùng theo thể loại biên soạn này. "Sử Ký" 史記, tài liệu phong phú, nội dung tỉ mỉ trung thực, luận đoạn đột phá được cục hạn của sử gia chính thống, hơn nữa do văn từ sinh động, đã khắc họa được rất nhiều tính cách trong sáng của nhân vật. do đó nâng cao được giá trị sử học và giá trị văn học.
  "Hán Thư" 漢書 là bộ thứ nhứt Kỷ Truyện Thể Đoạn Đại Sử, do Ban Cố thời Đông Hán biên soạn, ký tải lịch sử triều đại Tây Hán từ thời Hán Cao Tổ nguyên niên (năm 206 trước công nguyên) cho đến thời Vương Mãn Địa Hoàng năm thứ tư (công nguyên 23). chia ra Thập Nhị Kỷ, Bát Biểu, Thập Chí, Thất Thập Liệt Truyện, cộng 100 thiên, 80 vạn chữ. "Hán Thư" 漢書 dùng thể lệ cũ của "Sử Ký" 史記, nhưng sửa Thư 書 thành ra Chí 志, loại bỏ "Thế Gia". "Chí" của "Hán Thư" so với "Thư" của "Sử Ký" hệ thống càng rõ ràng, nội dung mới được tăng thêm, như "Hình Pháp Chí", "Ngũ Hành Chí", "Địa Lý Chí", "Nghệ Thuật Chí". "Hán Thư" ký sự hệ thống tường tận, hơn nữa tổ chức lại nghiêm mật, thể lệ hoàn chỉnh, các sử gia sau này đua nhau bắt chước theo cách thức này mà biên soạn Đoạn Đại Sử.
[Tư Trị Thông Giám] 資治通鑒
 
Bộ Thông Sử lớn nhất của Trung Hoa Cổ Đại. Dùng hình thức Biên Niên Thể ký tải Châu Liệt Vương năm thứ 23 (năm 403 trước công nguyên) đến thời Hậu Châu vua Hiển Đức năm thứ 6 (công nguyên 959), tổng cộng 1362 năm lịch sử. Toàn thư cộng 294 quyển, trên 3 triệu chữ. Biên soạn giả Tư Mã Quang, chủ yếu phụ tá có Phạm Tổ Vũ, Lưu Thứ, Lưu Ban v.v... Đời vua Tống Anh Tông, niên hiệu Trị Bình, năm thứ 2 (công nguyên 1065) Tư Mã Quang thụ chiếu tu sử, đến đời vua Thần Tôn, niên hiệu Nguyên Phong năm thứ 7 (công nguyên 1084) mới hoàn thành, thời gian dùng để viết bộ sử này là 19 năm.
  "Tư Trị Thông Giám" là một tài liệu phong phú, khảo chứng tỉ mỉ trung thực, văn tự chất phác ưu mỹ. Ngoài việc dẫn dụng chính sử ra, còn thu thập thêm từ tạp sử, bút ký, bách gia phổ lục, chính tạp, biệt tạp, mộ chí, bi kiệt v.v... dẫn dụng đến trên 300 loại thư tịch. Ngoài việc dùng sử liệu khả tín để viết, còn lấy những ký tải khác nhau mà đưa vào "Khảo Dị", giúp cung cấp tài liệu để cho người đời sau nghiên cứu lịch sử. Nhờ vậy mà bộ sách này rất được giới học giả yêu thích, bởi thế cho nên "Tư Trị Thông Giám" đối với sự phát triển của sử học, thì ảnh hưởng của nó rất lớn.

[Vĩnh Lạc Đại Điển] 永樂大典
  
Bộ Loại Thư 類書 lớn nhứt Trung Hoa, tức "Vĩnh Lạc Đại Điển" (tập lục đủ các tài liệu thư tịch, dựa theo nội dung để phân loại thứ tự của sách). Vĩnh Lạc nguyên niên (công nguyên 1403), Minh Thành Tổ Chu Đệ truyền lệnh cho Giải Tấn tụ họp trên trăm vị học giả để biên soạn một bộ "Loại Thư" cực lớn, được hoàn thành vào mùa đông năm thứ hai, được tứ danh là "Văn Hiến Đại Thành". Do bởi thời gian biên soạn khá gấp rút, nội dung quá giản lược, Minh Thành Tổ lại truyền cho nhóm Giải Tấn, Diêu Quảng Hiếu, Lưu Quý Trì chủ trì trùng tu. Vĩnh Lạc năm thứ 6 (công nguyên 1408) mới hoàn tất, được cải danh lại là "Vĩnh Lạc Đại Điển".
  "Vĩnh Lạc Đại Điển" cộng 22,937 quyển, có khoảng 370 triệu chữ, đóng thành 11,095 sách (số quyển và số sách, người xưa ký tải luôn có sự khác biệt). Tập lục các loại cổ thư lên đến bảy tám ngàn loại, bao gồm 4 bộ thư Kinh, Sử, Tử, Tập Thiên Văn, Địa Chí, Âm Dương, Y Bốc, Tăng Đạo, Kỷ Nghệ, Hý Khúc, Tiểu Thuyết v.v..."Đại Điển" thu tập được rất nhiều cổ tịch bị thất truyền, và vẫn giữ nguyên gốc, không sửa đổi bất kỳ một chữ nào, chiếu theo nguyên tác toàn bộ, toàn thiên, hoặc toàn đoạn văn mà sao lục lại, vì vậy cho nên bộ "Vĩnh Lạc Đại Điển" mới có được giá trị lớn về mặt văn hiến. Về sau, các học giả cũng đã từ trong bộ sách này mà thu tập ra được trên 500 chủng loại cổ tịch thất truyền.      
  "Đại Điển" hoàn thành xong, vì khổ sách quá lớn, chưa được in ra, mà chỉ sao được chính bản và phó bản, mỗi thứ một bộ.
  "Đại Điển", bản chánh về sau bị thất lạc chẳng rõ đã về đâu? Rất có thể đã bị hủy hoại trong thời khói lửa Minh mạt, bản phó cũng nhiều lần vướng vận "ách tai", bị hư hại vô cùng nghiêm trọng. Đến đời vua Tuyên Thống nguyên niên (công nguyên 1909), trù kiến thư viện Kinh Sư chỉ còn lại có 64 sách. Hiện tại trong và ngoài nước, các thư viện cũng như tư nhân thu giữ và cất giấu được "Vĩnh Lạc Đại Điển" có khoảng trên 800 quyển, trên 400 sách, chẳng được 4 o/o của nguyên bản.

[Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành] 古今圖書集成
 
Trung Hoa hiện còn tồn tại b
Loại Thư 類書 lớn nhứt tức "Vĩnh Lạc Đại Điển" (tập lục đủ các tài liệu thư tịch, dựa theo nội dung để phân loại thứ tự của sách). Khang Hy năm thứ 40 (công nguyên 1701), con trai thứ ba của Khang Hy là thành thân vương Dận Chỉ truyền lệnh cho Trần Mộng Lôi biên soạn Loại Thư, Khang Hy năm thứ 45 (công nguyên 1706) hoàn thành sơ cảo, Khang Hy tứ danh là "Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành". Sau khi Khang Hy tạ thế, Ung Chính tức vị, truyền nhóm Tưởng Đình Tích làm lại từ đầu (biên hiệu), đến Ung Chính năm thứ 6 (công nguyên 1728), dùng "đồng hoạt tự" in thành 65 bộ (bao gồm bộ sách mẫu).
  "Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành" cộng 10,040 quyển, 5020 sách. Sao lục toàn bộ đều giữ đúng theo bản gốc, không có sửa đổi bất kỳ chi tiết hay bất kỳ một chữ nào, lại còn ghi rõ tên sách, tên thiên sách, tên tác giả, để tiện việc tra cứu và đối chiếu. Bộ sách này được trích lục từ trên 15,000 quyển sách tài liệu, lấy và loại bỏ rất nghiêm cẩn, phân loại tỉ mỉ trung thực, những sự lặp đi lặp lại của bộ "Loại Thư" trong quá khứ đều được chỉnh sửa lại, để cho bộ "Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành" được thêm hoàn hảo.

[Tứ Khố Toàn Thư] 四庫全書
Bộ Tùng Thư 叢書 lớn nhứt của Trung Hoa
  Càn Long năm thứ 37 (công nguyên 1772), Càn Long hoàng đế hạ chiếu các tỉnh phải trưng tập sách vở. Năm kế thành lập "Tứ Khố Toàn Thư Quán", do quan tổng biên tập là Kỷ Quân và quan tổng hiệu Lục Phí Trì phụ trách. Họ thu gom tất cả các sách vở, như: các khắc bản cũ được trữ tàng của hoàng cung, các bản sao cũ, các sách vở trong bộ "Vĩnh Lạc Đại Điển", các sách vở do các tỉnh trưng tập được, các sách vở do những nhà tàng thư hiến tặng, các sách vở được lưu hành trong xã hội đương thời, cùng với những bộ sách do các quan viên của Thanh Triều biên soạn.
  Biên soạn giả phân loại những bộ sách cần khắc ấn, những bộ sách cần sao chép lại, những bộ sách cần giữ lại, cùng với những bộ sách bị cấm và phá hủy.
  Chỉ có hai Loại Thư trước là được đưa vào "Tứ Khố Toàn Thư", cộng trên 3400 loại, có hơn 79,000 quyển. Loại Thư thứ ba thời được bảo tồn thư mục trong "Tứ Khố Toàn Thư Tổng Mục", có khoảng 6800 loại, trên 90,000 quyển. Tiểu thuyết, ca kịch không được đưa vào "Tứ Khố Toàn Thư". Đệ tứ Loại Thư thì bị cấm và bị phá hủy.   
  Thư tịch được đưa vào bộ "Tứ Khố Toàn Thư" do bởi dựa theo sự phân loại Kinh, Sử, Tử, Tập, cho nên được gọi là "Tứ Khố". Ngoài ra, còn có thêm "Tứ Khố Toàn Thư Tổng Mục Đề Yếu", cộng 200 quyển.
  "Tứ Khố Toàn Thư", sau khi hoàn tất tổng cộng sao chép được 7 bộ, 3 trong 7 bộ này đã bị tiêu hủy trong thời binh lửa, bốn bộ còn lại hiện được chia ra cất giữ trong thư viện Bắc Kinh, thư viện tỉnh Cam Túc, thư viện tỉnh Triết Giang, và "Cố Cung Bác Vật Viện" Đài Bắc.

[Đạo Tạng]
Tổng hối kinh sách của đạo giáo
  Đời Tống, niên hiệu Đại Trung Tường Phù năm thứ 3 đến năm thứ 6 (công nguyên 1010 đến 1013), Tống Chân Tông hạ chỉ truyền Vương Khâm Nhược chủ biên đạo giáo kinh điển, biên soạn được 4359 quyển, gọi là "Bảo Văn Thống Lục". Đến những năm thời vua Chánh Hòa (1111 đến 1118), số kinh sách tăng lên đến 5387 quyển, được mệnh danh là Chánh Hòa "Vạn Thọ Đạo Tạng". Đó là bộ "Đạo Tạng" được in ra lần thứ nhất, còn những bộ "Đạo Tạng" được in ra sau này chỉ là những bộ "sao y bản chánh" của bản gốc rồi bổ khuyết thêm mà thôi.
  Thư tịch của "Đạo Tạng" rất nhiều, nội dung rất phong phú, hiện tại, được thông dụng bao gồm 1476 loại kinh sách. Trong đó, ngoại trừ kinh sách đạo giáo, còn có nhiều trước tác có nội dung liên quan đến y học, hóa học, sinh vật, thể dục, bảo kiện (tập luyện cho sức khỏe tốt), thiên văn, địa lý v.v...

[Đại Tạng Kinh]
  Tên gọi chung cho tất cả kinh điển phật giáo. Nội dung phân chia ra Kinh (phật đà truyền dạy giáo nghĩa), Luật (giới luật), Luận (luận thuật hoặc chú thích) 3 bộ phận, gọi là "Tam Tạng", lại cũng được bao gồm nhiều trước tác phật giáo khác. Biên tập của Tạng Kinh, đã được bắt đầu từ thời Nam Bắc Triều. Kể từ thời Tùy Đường trở đi, phật giáo rất thịnh hành, lại có thêm nhiều kinh sách phật giáo được đưa vào Trunh Hoa. Bắc Tống đời vua Khai Bảo thứ tư (công nguyên 971), Tống Thái Tổ Triệu Khuôn Dẫn truyền lệnh cho Cao Phẩm, Trương Tòng Tín đi ích Châu (nay là Thành Đô Tứ Xuyên) giám sát việc khắc ấn "Đại Tạng Kinh" cộng 5048 quyển. Bộ "Đại Tạng Kinh" này được gọi là "Khai Bảo Tạng", hoặc "Thục Tạng", là bộ kinh tổng tập thứ nhất được in của Trung Hoa.
  Tự hậu, các triều đại cũng đều khắc in "Đại Tạng Kinh", kiểu mẫu kinh sách lên đến hơn 20 loại. Gần đây, bộ "Trung Hoa Hán Văn Đại Tạng Kinh" được xuất bản là dùng bản tẩy của "Triệu Thành Tạng" của triều nhà Kim mà in ra.

Thầy Chạy Sydney
Bổ túc phần đồ hình thư pháp Cổ Thư
     
篆書
Triện Thư


 


隸書 Lệ Thư



 

草書
Thảo Thư                              






      
楷書 Khải Thư :
Loại thư Pháp thông dụng hiện thời



行書 Hành Thư            
           






龜甲文 Quy Giáp Văn
(
Loại chữ được khắc trên mai rùa)        
  

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4f/OracleShell.png

獸骨文 Thú Cốt Văn
(Loại chữ được khác trên xương thú)
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/be/Shang-Orakelknochen_excerpt_adjusted_for_contrast.jpg

金文  (銘文)
(
Kim Văn, còn được gọi là Minh Văn) 
Loại chữ được đúc, hoặc khắc trên những đồ vật làm bằng đồng
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c0/JinwenShisongding.jpg   
   

鍾鼎文
 
Chung Đỉnh Văn
(
Loại chữ được khắc trên cái chuông và cái đỉnh)





甲骨文Giáp cốt văn
鐘鼎文─毛公鼎
Chung đỉnh văn
Mao Công Đỉnh
鐘鼎文─散式盤
Chung đỉnh văn
Tán Thức Bàn
鐘鼎文─大盂盤
chung đỉnh văn
Đại Vu Bàn


Phương Bút 方筆(trên) - Viên Bút 圓筆 (hình bên dưới)