Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

QUẢ TÁO CẮN DỞ

Logo của hãng Apple là quả táo có một vết cắn dở, những người thực sự hiểu được hàm ý bên trong nó là rất ít! Tại sao biểu tượng của Apple là quả táo bị cắn dở một miếng, đến ngày hôm nay, tình cờ đọc thấy, mới hiểu, vết cắn trên quả táo, lại ẩn chứ một sự thực đáng buồn, rất đáng buồn
 
http://www.vnhot.net/uploads/76/d/128/14657870147643.jpg

Logo Apple xuất phát từ một câu chuyện trong chiến tranh thế giới II. Đó là một khởi đầu vĩ đaị: Các nước đồng minh phát ra một mã ULTRA hành động tuyệt mật, hao tổn tâm sức, đã dò ra mã tối cơ mật của máy mật mã Đức, bởi một thanh niên trẻ trường Đại học Cambridge đã sáng chế ra chiếc máy tính đầu tiên của thế giới, hơn nữa còn làm vỡ mật mã bí mật mà Đức luôn cho rằng bất khả xâm phạm, hoàn toàn làm chủ được các lực lượng tàu ngầm bí mật của Đức, và cuối cùng là tiêu diệt lực lượng hải quân Đức, thất bại đầu tiên của Đức, đã góp phần tạo ra tính quyết định
 
http://www.vnhot.net/uploads/76/d/128/14657870146353.jpg
Turing
Sau chiến tranh, Turing trở lại Cambridge, sống một cuộc sống đồng tính bí mật, khi đó đồng tính luyến ái được coi là một trọng tội ở Vương quốc Anh. Năm 1952, ông đã có quan hệ tình dục với một người đàn ông 19 tuổi tên Post và đã bị bắt. Chính phủ Anh đã cho ông hai lựa chọn ---- hoặc là ở tù hoặc là chấp nhận liệu pháp thí nghiệm hormon y học, để tiêu diệt 'những kết tinh đồng tính'. Ông đã chọn liệu pháp hormon, nhưng việc điều trị khiến ông đau đớn, hơn nữa vú tiếp tục sưng lên
 
Ngày 08 Tháng Sáu năm 1954, Turing 42 tuổi, là giai đoạn huy hoàng của sáng tạo đỉnh cao. Vào một buổi sáng, khi nữ quản gia đi vào phòng ngủ của ông phát hiện chiếc đèn bàn vẫn sáng, có một quả táo với một vết cắn dở trên đầu giường, Turing ngủ trên giường, tất cả mọi thứ đều rất đỗi bình thường. Nhưng lần này, Turing đã mãi ngủ thiết đi và không thức dậy nữa.....
 
Sau khi giải phẫu học, pháp y kết luận rằng cái chết là do nhiễm độc tính quá cao từ xyanua, rằng quả táo đã được ngâm trong dung dịch xyanua. Nhưng thế giới bên ngoài đồn đải rằng, cái chết là một sự tự sát khi Turing không còn chịu đựng được nổi đau đớn và nhục nhã khi ở trong phòng thí nghiệm một mình, nên đã tự bố trí cái chết cho mình bằng cách tiêm chất độc vào quả táo rồi cắn một miếng. Nổi đau chỉ vọn vẹn một vài phút, là ông đã qua đời. Chỉ có bốn người tham dự đám tang của ông, mẹ ông là một trong số họ, một thế hệ thiên tài, và cứ như thế kết thúc một cuộc đời. Ông qua đời khoảng 4 năm sau đó, Anh quốc đã bãi bỏ pháp lệnh định tội đồng tính luyến ái
 
Turing xứng đáng là cái tên luôn được lịch sử nhớ đến, không phải nhờ vào hành động giải mã ULTRA của ông mà quan trọng bởi vì ông là người tiên phòng cho công nghệ máy tính đóng góp xuất sắc để mở ra một thời đại thông tin. Khoảng 20 năm sau khi ông qua đời, Steve Jobs fan của Turing đã đặt cho công ty cái tên là Apple, và dùng biểu tượng trái táo bị cắn dở một miếng làm lô gô

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

KHOA HỌC VÀ THIÊN CHÚA

Khoa học dẫn đến Thiên Chúa
Tiến sĩ Phan Như Ngọc, bị nhồi nhét tà thuyết vô thần từ nhỏ và lớn lên trong lòng Xã Hội Chủ Nghĩa. Nhân một chuyến công tác ở nước ngoài, ông xin tị nạn và gia nhập Đạo Chúa. Ông viết: “Sức mạnh nào khiến cho hàng tỷ người trên thế giới, trong đó có hầu hết các nhà khoa học vĩ đại mà tôi từng ngưỡng mộ, tin Kinh thánh?
Tính muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên, tính di truyền kỳ diệu: hạt giống nào sinh cây trái đó, vẻ đẹp tuyệt vời của những nàng hoa, sự hài hòa và hoàn thiện của cơ thể con người, sự hùng vĩ của bầu trời sao; tất cả những cái đó, cộng với những ý kiến các vĩ nhân mà tôi hằng kính phục, chính là sự chứng minh tuyệt vời và làm cho tôi tin rằng phải có Đấng Sáng Tạo. Đó chính là Thượng Đế toàn năng, toàn tri, toàn trí và toàn tại.

Bác học Pasteur: "Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Thượng Đế." ;   "Mĩa mai cho lòng dạ con người, nếu chết là hêt hoặc chết là trở về với hư vô."
Bác học Becquerel: "Nhờ nghiên cứu khoa học đã dẫn tôi đến Thượng Đế và tôi có đưc tin."
Bác học Isaac Newton, vì nhìn thấy sự kỳ diệu và trật tự của bầu trời đã thôt lên:  "Tôi thấy Thượng Đế qua viễn vọng kính" ;   “Kinh Thánh có nhiều biểu hiện chăc chắn về tính có thực hơn bât cứ một câu chuyện nào chống lại sách đó.”
Bác học Bourgeois:  "Không có gì cản trở tinh thần khoa học hòa hợp với tín ngưỡng đã được suy nghĩ sáng suốt. Trái lại, khoa học càng được đào sâu, thì tôn giáo lại càng được tăng thêm sức mạnh và bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, Đấng Tạo hóa, lại càng được sáng to hơn."
Bác học Duclaux: "Nếu sự sống đầu tiên xuât hiện trên mặt đât do tình cờ, nơi mà (vũ trụ này) mọi sự đều có luật, thì sự xuât hiện kia nó kỳ dị như hòn đá tự bò lên sườn núi."
Bác học Albert Einstein: “Khoa học không tôn giáo là mù lòa, tôn giáo thiếu khoa học là qùe quặt.”;  "Tôi chưa hề gặp điều gì trong Khoa học của tôi mà lại đi ngược với Tôn giáo." ;  “Sự ác là do vắng bóng Thượng Đế trong tâm hồn.” ;  “Thượngđế không chơi trò may rủi.”
Giáo sư Edwin Carlson, nhà Sinh vật học Trường Đại Học Princeton, Hoa Kỳ:  "Sự sống phát xuất từ sự tình cờ, thì cũng giống như một quyển từ điển, xuất hiện do kết quả của một vụ nổ xảy ra ở một nhà máy in."
Giáo sư James Simpson, người phát minh ra phương pháp gây mê trong phẩu thuật, khi được hỏi về những phat minh của ông, đã trả lời: “Phát minh quan trọng nhất của đời tôi là tìm được Chúa Cứu Thế Giêsu.”
Bác học Ampere.   Một hôm, có người nói với nhà bác học câu này: “Ngài thật là vĩ đại vì đã phát minh nhiều điều hữu ich cho nhân loại”
Ampere trả lời:  “Con người chỉ vĩ đại khi quỳ xuống cầu nguyện với Thiên Chúa.”
(Trong tất cả câu nói đặt niềm tin vào Thiên Chúa, của các nhà bác học lừng danh trên thế giới, thì mỗi vị có cái hay của họ, rất đáng kính phục. Nhưng tôi thích nhất là câu nói của nhà bác học này; bởi câu nói này bộc lộ thái độ của một nhà thông thái. Càng thông thái, càng khiêm tốn. Càng hiểu biết, càng thấy mình dốt. Thánh Kinh:  kẻ ngu si bảo rằng không có Đấng Tạo Hóa.)
Bác học Edison, đã ghi vào sổ vàng khi ông đến viếng thap Eiffel:  “Edison hêt sức khâm phục và ca ngợi tât cả kỷ sư, trong đó gồm cả Thiên Chúa."
Giáo sĩ Moreux, giám đôc đài thiên văn Bourges:  "Tôi liên lạc với cac vị giám đốc thuộc hêt mọi đài thiên văn trên thế giới, tât cả đều tin có Thiên Chúa."
Charles Nicolle, người đoạt giải Nobel Y học, năm 1928:  “May mắn thay trong tôn giáo có những bí nhiệm. Nếu không tôi sẽ hoài nghi nó, vì cho rằng tôn giáo là do trí loài người tạo ra. Bí nhiệm làm tôi vững tâm. Đó là dấu ấn của Thiên Chúa.”
Alexis Carrel, tiến sĩ y khoa, giáo sư đại học Lyon, đoạt giải Nobel 1912. Ông là một nhà vô thần, nhưng sau khi chứng kiến phép lạ nhãn tiền tại Lộ Đưc (Lourdes , France), Marie Ferrand, từ một cô gái săp chêt, trở nên lành mạnh tưc khăc, ông nói:  “Thật là một chuyện không thể có nhưng có thực. Qủa là bât ngờ, một phep lạ mới xẩy ra.”  Không dám tin ở mình. Alexis Carrel mời hai bác sĩ bạn đến chứng kiến và cả hai đều xac nhận cô đã hoàn toàn bình phục. Alexis Carrel đã trở nên tín hữu Thiên Chúa giáo, trước khi về Nhà Cha trên trời.
Bác học Chevreul (1786-1889):  “Tôi không thấy Thiên Chúa vì Ngài thiêng liêng, nhưng tôi thấy công trình tạo dựng của Ngài”
Bác học Diderot:  “Chỉ cần con mắt và cái cánh của con bướm, cũng đủ diệt tan mọi lý lẽ của kẻ vô thần.”
Bác học John Eccles, người đoạt giải Nobel:  “Tôi chấp nhận tât cả những lý thuyêt khoa học, nhưng những lý thuyết này không giải thich một chút nào về sự kiện, làm thế nào, tôi, một sinh vật biêt suy nghĩ, đang hiện hữu và có thể làm nhiều điều… Sự sáng tạo linh hồn là một hành động thiêng liêng là điều khoa học không thể phủ nhận được, nó hoàn toàn nằm ngoài phạm vi của khoa học”
Ông nói thêm: “Niềm tin của những người chủ trương duy vật chất đang hao mòn; họ không dẫn chúng ta đến đâu cả. Thuyêt ‘khoa học duy vật’ đưa con nguòi đến tuyệt vọng, trống rỗng, vô giá trị. Giá trị thật là vấn đề tâm linh, tình yêu thương, can đảm, bác ái”.
D’Alembert “Cái tính hão huyền không muốn nghĩ tường như mọi người, là lýdo tạo nên kẻ vô thần hơn là chứng lý sáng tỏ.
Bác sĩ riêng của Lenine, lúc 83 tuổi, ông xuât bản hai cuốn sách: “Sự bí mật và sự khôn ngoan của thân xác (1958);  và  “Mầu nhiệm của sự sống” (1960). Ông nói: “Môn sinh vật học và môn phân tich tâm lý, đã làm cho tôi trở nên một kẻ hữu thần.”
Wernher Von Braun (1917-1977) thám hiểm Mặt Trăng thành công năm 1967. Ông cùng 3 phi hành gia bạn cắm cờ Hoakỳ và đặt ca vịnh trên cung trăng ngợi khen Đấng Tạo Hóa. Năm 1976 khi diễn thuyết tại Philadelphia , Bang Pennsylvania , Ông nói: "Sự bao la huy hoàng của vũ trụ đã làm cho đức tin vào Đấng Tạo Hóa của tôi tăng thêm. Khoa học và đạo không mâu thuẫn nhưng là chị em ruột. Khoa học tìm thấy sự huy hoàng của vạn vật, trong khi đạo thì tìm thấy Đấng Tạo Hóa đã dựng nên vạn vật tôt đẹp lạ lùng. Đạo không phải là di sản mà nguòi đời sau hưởng thụ và bảo vệ. Nhưng đạo cũng như khoa học phải thăng tiến. Nguòi tín hữu phải tìm hiểu đạo và nhà khoa học phải khổ công nghiên cứu mới thành bac học.”
Bác học T. Termier: "Cứ chung mà nói, mọi khoa học đều dọn trí khôn ta nhận biêt Thiên Chúa hiện hữu. Hơn mọi người khac, nhà bác học dù chuyên về khoa nào, bao giờ cũng dễ dàng nhận thấy mọi vật đều biến chuyển, bị tạo, hỗn hạp, khuyêt điểm, có cùng đich và rât phưc tạp. Do đó, hơn những người dôt nat, nhà khoa học dễ có ý hướng về một Đấng bât di bât dịch, tự hữu, cần thiêt, hoàn toàn và là Đấng duy nhât an bài mọi sự. Chính vì thế mà người ta bảo: khoa học dẫn đến Thiên Chúa; và cũng chính vì thế mà người ta có thể nói, vũ trụ vật lý là bí tích của Thiên Chúa."
A. Eynieu đã công bố bản thống kê: trong số 432 nhà bac học thuộc thế kỷ 19;  34 vị không biêt lập trường tôn giáo, còn 398 phân chia như sau: 15 vị dửng dưng, 16 vị vô thần, 367 vị tin; như vậy là 92% cac nhà bac học tin có Thiên Chúa.
Bác sĩ Dennert, người Đưc cũng tuyên bố kêt qủa tìm tòi của ông để biêt quan niệm tôn giáo của 300 nhà bac học, tìm hiểu trong những số lỗi lạc nhât thuộc 4 thế kỷ qua. "38 vị tôi không rõ cac ông quan niệm thế nào, còn 262 vị, thì 20 vị dửng dưng, 242 ông tin. Tưc cũng 92% tin có Thiên Chúa."
Nhà bác học người Mỹ, có ý mỉa mai và đánh giá những kẻ chủ trương vô thần như sau:
Trong con người có một số nước đủ giặt một cái khăn bàn.
 chứa chất săt, đủ làm 7 cái đinh đóng móng ngựa.
Có một số chất vôi đủ quet một bức tường nhỏ.
Đôt ra than, có thể làm được 65 cây viêt chì.
Chât phôt phat đủ làm được hộp diêm.
Và chât muối đủ hai muỗng nhỏ.
Bán những thứ đó được 95 xu, đó là giá trị của kẻ vô thần.
Kính tặng những tâm hồn khao khát chân lý.
NguyễnHyVọng,  sưu tầm

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

THƠ TÌNH MÙA THU

THƠ TÌNH MÙA THU
Trăng thu vằng vặc sáng không gian,
Sao mảnh tình con phút lỡ làng,
Gió lay chiếc lá hồn rung nhẹ,
Đâu biết còn ai sống dỡ dang,
Ai bảo tôi ghi trang thơ lệ,
Đưa tiễn tình yêu bước sang ngang
NGUYÊN 04/09/2014



THƠ TÌNH MÙA THU
Gửi niềm đau theo lá thu rơi,
Lả tả cuốn theo gió cuối trời,
Bay nhớ bay thương, bay ân ái,
Sao còn đau xót vẫn chưa vơi,
Nếu biết lòng ai hay thay đổi,
Thì còn chờ đợi mất công thôi*
NGUYÊN 28/08/2014

***THƠ TÌNH MÙA THU***
Ai chẳng biết lửa thử vàng,
Nhưng lòng người, đâu phải vàng hay đá,
Tình nồng chấp cánh bay xa,
Như đem lửa đốt, xót xa cỏi lòng,
Tránh ai thay dạ đổi lòng?
Không không chỉ tiếc tơ hồng lỡ duyên,
Tình người thì vẫn còn nguyên,
Trời cho gặp gỡ, nợ duyên do mình,
Thuyền rời bến vắng lênh đênh,
Bến mong thuyền sẽ về bên bến chờ-
NGUYÊN 28/08/2014

 THƠ TÌNH MÙA THU
Em ngày xưa nói sẽ tròn chung thủy,
Dù đổi đời em không đổi không thay,
Trăng khuyết hay tròn tình cũng không phai,
Tinh em đó vẫn đầy như trăng tỏ,
Nay không còn nữa lời em nói đó,
Ân tình nay tan vỡ vụn mất rồi,
Anh giờ đây đếm từng bước đơn côi,
Anh giờ đây đếm từng phút giây trôi,
Nghe tim nát, theo từng cơn đau buốt,
Nghe hồn vỡ ôi sao mà buốt rát,
Chào biệt em không mong chi gặp lại,
Nếu kiếp này mình không chồng vợ,
Có còn thương xin đừng hẹn kiếp mai…..
NGUYÊN 18/08/2014




THƠ TÌNH MÙA THU
Chiều nay nắng tắt bên thềm,
Trời đêm ru gió dịu mềm dỗ trăng,
Từ khi xa cách dặm ngàn,
Chờ đêm đến ngắm chị Hằng nhớ nhung,
Ai còn xa biệt mông lung,
Thì còn có kẻ chờ trông đêm ngày,
Cuộc đời chua ngọt đắng cay,
Khổ đau đã trải, chông gai đã từng,
Thì xin ông tạo cho dừng,
Xin ơn mưa móc một vầng thái dương,
Ấm lòng cho kẻ tha phương,
Về đây kết nối tình thương suốt đời,
NGUYÊN 20/08/2014